No, it won't be enough until we can beat the best of the world

Nguyễn Diệu Hương đã viết:
Trang, sure everything has to be more complicated than my 5 minute post. Now I have another 5 minutes free, let me comment on your view.

I don't think it's wrong (since who am I to decide something is wrong or right? :D ). However, it's purely materialistic. Darwin's theory, put forth by Marx, is interpreted as too pessimistic on human being's behavior. During Metternich's era, liberalism was not introduced or at least not publically. After Wilson, there has been a significant change. I strongly believe that naturally all citizens of the world want peace, not war. There are some leaders who don't follow this but if ordinary people given the chance, would choose peace. If they are influential enough on the leaders, there would be no war. I know, call me idealistic ;)
Now, Phuoc, I am not saying nationalism is totally dangerous. Some of it is necessary but oppositioanl nationalism turns people into enemies.

Make love, not war.
Build bridges, not borders! :)


Hon, what ppl want has nothing to do with what ppl have. Just like animals in the natural environment, us humans in the civilized world have to face conflict on the daily basis for it is a factor of life. Well, blame it on the restricted resource rather than the ppl, plz. For they have little to no choices over the matter, don't they? Moreover, if you choose to not join in the fight then it's very likely that the other guys just gonna jump rite in and take ur place in a blink of an eye for the sake of the cake.

Idealistic or Realistic alone is no good. The balance of the 2 is. ;) That's what I believe.
 
Hiền đã viết:
Bản sắc dân tộc là một thứ khó liệt kê, nhưng mà mình nghĩ thế này: Nếu chuyển sang đất nước công nghiệp, lối sống còn người sẽ khác nhiều đấy .... cái này thì tự nhiên nó thế, bảo CM thì tớ chịu . Tớ thử VD thế này: Nếu biến thành NIC, VN ta vốn từ đề cao nhân phẩm v.v. và v.v. sẽ chuyển sang đề cao lợi ích cá nhân ... Cái đấy mới gọi là mất bản sắc. Cái này thì cứ nhìn các nước phương Tây là rõ hà, nó là sản phẩm của lối sống công nghiệp mà. Cách nhìn nhận này chắc chắn sẽ có nhiều điểm sai lầm, nhưng mà mong mọi người nhìn cái gọi là " bản sắc dân tộc" một cách sâu hơn nữa, chứ ko phải là tà áo dài hay vài mớ thứ vớ vẩn khác ...
Phước đã viết:
Xin hỏi, nếu như bản sắc dân tộc không được miêu tả thông qua những cái tà áo dài, hay những cái "vớ vẩn" (không biết là vớ vẩn gì, nếu có thể xin bạn chỉ ra), thì theo bạn định nghĩa là cái gì?

Bản sắc dân tộc được phản ảnh trong lối sống, lối nghĩ của nhân dân: các hệ giá trị tinh thần.

Của VN ta là sự đề cao lợi ích tập thể; giá trị gia đình; tính cộng đồng, v.v


Phước đã viết:
Đó là về mặt giá trị văn hóa. Còn về giá trị kinh tế và xả hội, thì trong 1 thế giới cạnh tranh như hiện nay (it is a flat world now), thì điểm mạnh của 1 dân tộc không phải ở sự giàu có, phong phú của bản sắc dân tộc, mà chính là sự tiếp thu và học hỏi đối với những ý kiến mới, biết nó thành những công cụ để phát triển đất nước. Trong khi đó sự exclusiveness, sự dè chừng và e ngại (mình xin tạm dịch là vậy) đối với những nền văn hóa khác, ý tưởng mới là 1 điều trở ngại rất lớn cho sự phát triển của 1 quốc gia, 1 sai lầm mà ông cha ta ngày xưa đã mắc phải.

'Bản sắc dân tộc' chịu ảnh hưởng của yếu tố evolution (biology/psychology) hơn là culture. Chính vì thế thay đổi về chất không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Sự thận trọng, cẩn tắc là cần thiết.

Còn mình nghĩ trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, không còn nhà trí thức nào sở hữu cái quan niệm 'tẩy chay' con người, văn hóa các nước ngoại lai cả. Nói cái gì cũng phải đặt vào bối cảnh không gian, thời gian của nó mà nói chứ nhỉ?
 
Chính vì thế thay đổi về chất không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Sự thận trọng, cẩn tắc là cần thiết.

Có khi nào chúng ta quá cẩn tắc không? Đã bao nhiêu năm rồi từ khi Việt Nam tục hậu so với những đất nước khác?

Còn mình nghĩ trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay, không còn nhà trí thức nào sở hữu cái quan niệm 'tẩy chay' con người, văn hóa các nước ngoại lai cả.

Mình thật sự hy vọng điều đó là đúng. Tuy nhiên, kô tẩy chay không có nghĩa là tích cực học hỏi...
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Nếu bỏ qua các mặt khác như kinh tế, thì chuyện cân bằng quyền lực hiện nay là giữa siêu cường hiện tại Mĩ, EU và siêu cường đang phục hồi sau khi té như Trung Quốc, Ấn Độ (đoán chơi 1 tí) :D.
balance of power là một khái niệm hiện giờ đang bị loại khỏi cuộc chơi. hiện giờ không có cái gì gọi là balance of power trong quan hệ quốc tế cả. Việc cân bằng quyền lực có được tái thiết sớm hay không phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của Mỹ và hiện giờ điều cuối cùng mà Mỹ muốn là sự cân bằng này.
Ấn Độ thường không được xếp trong bức tranh này mặc dù thực ra có nhiều quan niệm cho rằng việc nghiên cứu Ấn Độ kỹ lưỡng hơn là điều nên làm. Nguyên do của việc này có lẽ là vì mục tiêu chính trị hiện nay và trong tương lai gần của Ấn Độ vẫn là ổn định và xác định vị thế trong khu vực chứ ko đặt nặng vào việc thiết lập vị thế quốc tế.
 
'Bản sắc dân tộc' chịu ảnh hưởng của yếu tố evolution (biology/psychology) hơn là culture. Chính vì thế thay đổi về chất không thể diễn ra trong một sớm một chiều. Sự thận trọng, cẩn tắc là cần thiết.

Có khi nào chúng ta quá cẩn tắc không? Đã bao nhiêu năm rồi từ khi Việt Nam tục hậu so với những đất nước khác?

Thảo luận như Phước, theo mình, là không xây dựng, không thuyết phục.

Hãy chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa sự cẩn tắc trong việc tiếp nhận văn hóa nước ngoài của VN với sự tụt hậu của nó so với những nước khác?

Mình thật sự hy vọng điều đó là đúng. Tuy nhiên, kô tẩy chay không có nghĩa là tích cực học hỏi...
 
Forum Việt Nam mà toàn tiếng ngoại quốc thế này thì đòi đánh bại ai đây.

Nhiều khi gặp Tàu Phù, Nhật Bổn và Hàn bên này, nó hỏi bọn Việt Nam sao không nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt mà mình ngại.

Thật tình mà nói thì đề tài và những gì mọi người bàn luận hình như cứ khang khác thế nào ấy. Cứ đọc một đoạn lại thấy một đôi cãi nhau về vấn đề khác.
 
Chuối vừa thôi em Duy thân méo ạ ;)

Đã nói là thế giới đã, đang, và sẽ trong nhịp toàn cầu hóa nên việc sử dụng đồng thời song ngữ, thậm chí tam ngữ là hoàn toàn hợp lí. :D

Duy không biết đấy thôi chứ ở Châu Âu người dân toàn vậy từ lâu rồi. :)
 
Có một đoạn trích này lấy từ email signature của một cậu bạn người Mỹ:

"Patriotism is proud of a country's virtues and eager to correct its deficiencies; it also acknowledges the legitimate patriotism of other countries, with their own specific virtues. The pride of nationalism, however, trumpets its country's virtues and denies its deficiencies, while it is contemptuous toward the virtues of other countries. It wants to be, and proclaims itself to be, "the greatest," but greatness is not required of a country; only goodness is." -Sydney J. Harris

Có lẽ nó cũng đáng để suy nghĩ khi mà chúng ta đang tranh luận về cái lợi và cái hại của tinh thần dân tộc. Có lẽ đoạn trích trên ta có thể thay "patriotism" bằng "tinh thần dân tộc chính đáng" và "nationalism" bằng "tinh thần dân tộc cực đoan".

Về bản sắc dân tộc, thì suy cho cùng không có nước nào ngày nay lại giữ gìn cái "bản sắc dân tộc nguyên thủy" của mình cả. Bất cứ dân tộc nào cũng phải thay đổi bản sắc của mình trong quá trình lịch sử cho phù hợp thời đại, đồng thời đón nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại xung quanh. Ngay như Trung Quốc, nền văn hóa ngày nay của họ cũng gồm nhiều nền văn hóa cổ xưa pha tạp với nhau, trong đó có những cái mà họ có lẽ là học được từ những nền văn minh ở Đông Nam Á. Hay Đạo Phật thì họ lại học từ Ấn Độ. Việt Nam mình cũng thế thôi. Ở đây phải nói là chuyện ăn bánh burger, nghe nhạc rốc thì có gì sai đâu? Cái mà có lẽ sẽ là sai là ở chỗ vì bánh burger mà không ăn bánh trưng nữa, hoặc là vì nghe nhạc rốc mà bỏ đi hoàn toàn chèo và cải lương.

Tuy thế tại sao nét văn hóa của một dân tộc lại mất đi? Có phải là vì dân tộc đó muốn giàu có lên không? Tại sao chúng ta lại không ăn trầu nữa? Chúng ta không ăn trầu nữa là vì sợ ăn trầu thì sẽ nhổ lung tung làm bẩn phố phường, mà răng thì sợ là sẽ không trắng. Thế nhưng cái sợ ấy nó lại bắt nguồn từ sự hèn yếu. Nếu chúng ta giàu, mạnh, thì có lẽ ta vẫn giữ được tục ăn trầu, bằng cách qui định rằng ăn trầu thì không được khạc nhổ bậy bạ mà phải nhổ vào nơi qui định chẳng hạn (ở xã hội nhà mình bây giờ thì hóa ra vì nghèo cho nên kém ý thức văn minh, vì trình độ văn minh kém hóa ra lại không thể dung hòa ăn trầu với nhu cầu sạch đẹp đường phố, từ đó cho nên người ta bỏ hẳn tục ăn trầu). Nếu chúng ta giàu thì ta sẽ có điều kiện chăm sóc răng miệng tốt, và vì thế thì ăn trầu cũng không ảnh hưởng gì đến răng miệng cả.

Vậy thì tại sao nghèo lại là tội ác? Cứ nghĩ theo bình diện văn hóa thôi cũng được. không cần phải nghĩ đến chuyện tranh đấu trên trường quốc tế làm gì. Vì chúng ta nghèo cho nên ko có tiền đầu tư, khiến cho cả Hà Nội (hay là cả Việt Nam?) rút cục chỉ còn có một đoàn rối nước duy nhất - trong khi đó là một nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Cũng tương tự là sự nghèo nàn và lay lắt của làn điệu chèo, tuồng, ví dặm... Hoặc cũng vì nghèo cho nên khi ta phát hiện ra thành cổ Thăng Long thì ta đã làm gì? Ta phải xin nước ngoài giúp chúng ta bảo vệ lịch sử của chính chúng ta. Còn nàng Tô Thị? Chẳng phải vì nghèo cho nên cá nhân mới nghĩ đến chuyện hủy núi lấy vôi, còn tập thể (mà đại diện là chính quyền trung ương + địa phương) đã không thể ngăn chặn chuyện này?

Trong các nước trên thế giới hiện nay, thì những nước nào giữ gìn được "bản sắc dân tộc" tốt nhất? Đó chính là các nước giàu mạnh như là Châu Âu, là Trung Quốc, là Nhật Bản (Mỹ thì có đặc thù riêng vì nó ra đời cách đây có 300 năm cho nên văn hóa dân tộc của nó không có gì là đặc sắc lắm - tuy thế mới có 300 năm là cả thế giới hiện nay đã run sợ vì sự xâm chiếm của "văn hóa Mỹ"). Thứ đến nữa là các con rồng Châu Á như là Hàn Quốc, rồi Indonesia, cho tời Thái Lan xem ra cũng giữ gìn và phát huy được bản sắc tốt hơn chúng ta nữa. Chính vì Nhật Bản giàu cho nên họ có tiền để mang shushi, mang trà đạo đi quản bá khắp thế giới. Chính vì Trung Quốc có nhiều tiền nên họ thành lập nhiều đoàn ca nhạc, múa, võ dân tộc mang đi biểu diễn khắp nơi. Chính vì Thái Lan có nhiều tiền cho nên họ có thể đầu tư mạnh vào việc giữ gìn bản sắc, lại dùng chính cái bản sắc đó để mà phát triển du lịch nữa. Còn ta thì sao? Trong lịch sử chẳng phải là vì chúng ta nghèo, yếu cho nên phải học Trung Quốc trong 1000 năm, học Pháp trong khoảng 100 năm, học Nga học Mỹ trong mấy chục năm sao?

Cho nên đừng nói rằng giàu thì sẽ mất bản sắc. Ngược lại mới đúng! Càng giàu thì càng có điều kiện để giữ gìn và phát triển văn hóa cùng với bản sắc dân tộc. Càng nghèo thì nền văn hóa lại càng lụi tàn mà thôi.

P.S. Về chuyện ngôn ngữ lại càng thấy rõ.Mỹ giàu cho nên ai cũng phải nói tiếng Anh. Nhật, Tàu (cho tới thậm cả Hàn) giàu cho nên chúng ta phải đi học ngôn ngữ của họ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hay, bài của anh Trung đọc thấy rất có lí. Hi vọng Việt Nam mình sẽ giàu lên nhanh chóng để còn giữ được nhiều bản sắc dân tộc. Chỉ sợ đến lúc có tiền thì lại chẳng còn gì nữa để mà tu sửa thôi.
 
anh Trung đã viết:
Cho nên đừng nói rằng giàu thì sẽ mất bản sắc. Ngược lại mới đúng! Càng giàu thì càng có điều kiện để giữ gìn và phát triển văn hóa cùng với bản sắc dân tộc. Càng nghèo thì nền văn hóa lại càng lụi tàn mà thôi.

Cám ơn bác Trung đã làm cho quả topic sáng tỏ, và liên kết hơn rất nhiều bằng việc chỉ ra cái link giữa 2 sự giàu, nghèo với bản sắc dân tộc. ;)




Có một đoạn trích này lấy từ email signature của một cậu bạn người Mỹ:

"Patriotism is proud of a country's virtues and eager to correct its deficiencies; it also acknowledges the legitimate patriotism of other countries, with their own specific virtues. The pride of nationalism, however, trumpets its country's virtues and denies its deficiencies, while it is contemptuous toward the virtues of other countries. It wants to be, and proclaims itself to be, "the greatest," but greatness is not required of a country; only goodness is." -Sydney J. Harris

Có lẽ nó cũng đáng để suy nghĩ khi mà chúng ta đang tranh luận về cái lợi và cái hại của tinh thần dân tộc. Có lẽ đoạn trích trên ta có thể thay "patriotism" bằng "tinh thần dân tộc chính đáng" và "nationalism" bằng "tinh thần dân tộc cực đoan".

Đọc lại cái response 1, 2, 3 của ông Hoanh tác giả bài viết đầu đi bác ơi. Em chả thấy ông ý cực đoan chỗ nào cả.




Về bản sắc dân tộc, thì suy cho cùng không có nước nào ngày nay lại giữ gìn cái "bản sắc dân tộc nguyên thủy" của mình cả. Bất cứ dân tộc nào cũng phải thay đổi bản sắc của mình trong quá trình lịch sử cho phù hợp thời đại, đồng thời đón nhận những giá trị văn hóa tiến bộ của nhân loại xung quanh. Ngay như Trung Quốc, nền văn hóa ngày nay của họ cũng gồm nhiều nền văn hóa cổ xưa pha tạp với nhau, trong đó có những cái mà họ có lẽ là học được từ những nền văn minh ở Đông Nam Á. Hay Đạo Phật thì họ lại học từ Ấn Độ. Việt Nam mình cũng thế thôi. Ở đây phải nói là chuyện ăn bánh burger, nghe nhạc rốc thì có gì sai đâu? Cái mà có lẽ sẽ là sai là ở chỗ vì bánh burger mà không ăn bánh trưng nữa, hoặc là vì nghe nhạc rốc mà bỏ đi hoàn toàn chèo và cải lương.

Bàn đến khía cạnh 'bản sắc dân tộc' thì phải giao hẹn cho thống nhất trước là ở đây chúng ta đang nói tới 2 loại: thứ 1 là các giá trị tinh thần (tập tục, tập quán, lối sống, lối nghĩ v.v); thứ 2 là các giá trị vật chất (danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, nghệ thuật v.v).

Ở đây em chỉ bàn tới loại 1.


Em không đồng ý với bác Trung. Em đồng ý với Phước về việc ta nên học hỏi văn hóa nước ngoài, em chỉ không đồng ý về việc học hỏi quá nhanh, quá vội do thiếu sự cẩn trọng: nhanh nhẩu đoảng.

Em mạn phép hỏi bác Trung là: Văn hóa phục vụ Con người hay Con người phục vụ Văn hóa?

Mượn lời của nhà thơ Ugresic luận về ngôn ngữ để nói về văn hóa ở đây, em xin nói như sau: “Một nhà văn hóa học chân chính sẽ nói với bạn rằng cuộc chiến bảo tồn văn hóa là một cuộc chiến nghiêng về phía thất bại. Bởi bạn không thể ‘ứng xử’ với văn hóa một cách giáo điều máy móc. Văn hóa là một thực thể sống, nên hãy để chúng tự nhiên tồn tại”.



TB. Mà bác viết có vài đoạn rõ hóm. Thí dụ như đoạn lập luận 'tại sao nghèo là tội ác' rồi đoạn 'tại sao tục ăn trầu bị thui chột'. :mrgreen: 8-}
 
Đoàn Trang đã viết:
Bàn đến khía cạnh 'bản sắc dân tộc' thì phải giao hẹn cho thống nhất trước là ở đây chúng ta đang nói tới 2 loại: thứ 1 là các giá trị tinh thần (tập tục, tập quán, lối sống, lối nghĩ v.v); thứ 2 là các giá trị vật chất (danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, nghệ thuật v.v).

Nghệ thuật là giá trị vật chất???

L.
 
chắc ý bạn ấy là các giá trị thuộc về mặt tinh thần và các giá trị tồn tại thực ( trời mình ngu văn quá không biết giải thik thế nào )

Nghệ thuật ở đây có lẽ là các tác phẩm nghệ thuật, nó thuộc về phạm trù vật chất ( có thực ) chứ không phải thuộc về mặt tư tưởng .

Chứ nếu hiểu theo cách vật chất >< tinh thần thì đâu chỉ riêng nghệ thuật mà cả di tik lịch sử hay danh lam thắng cảnh cũng đâu có phải :D
 
Khẩu hiệu Việt Nam cứ: "từ từ mà tiến," vậy mình xin hỏi những đất nước khác trên thế giới làm gì khi mà mình đang "từ từ" để tiến kia.

Bây giờ, 1 đất nước muốn phát triển phải không ngừng học hỏi thêm kiến thức (không phải bắt chước kiểu học thuộc lòng), rồi áp dụng vào phát triển KT, XH.

Nước Việt Nam mình giống như thằng vừa học xong cái căn bản của tiểu học, đang bập bẹ vào middle school trong khi Mỹ, Tây Âu, Nhật nói có bằng PhD, còn Hàn Quốc, Đài Loan nói ít nhất cũng có bằng Master, còn Ấn Độ và Trung Quốc thì cũng đã lên High School rồi. Nếu không đi học suốt 8 tiếng, về nhà thì đọc sách thêm 3, 4 tiếng, rồi đi học thêm 3, 4 tiếng nữa thì chừng nào mới đuổi kịp được người ta?

Mà thằng PhD như Mỹ còn đang chết lên chết xuống để mà trao dồi, bổ sung kiến thức của nó, không thì bị mấy thằng khác vượt qua. Tuy nhiên vẫn rất chậm, cho nên nền KT Mỹ bây giờ đang bị cạnh tranh rất khốc liệt, có thể sẽ bị thay thế trong 1 tương lai gần nếu như không tăng tốc độ học hỏi và thích nghi.

Còn Việt Nam, nếu học hỏi còn chậm hơn thì đừng có hi vọng ngóc đầu lên.

Hay, bài của anh Trung đọc thấy rất có lí. Hi vọng Việt Nam mình sẽ giàu lên nhanh chóng để còn giữ được nhiều bản sắc dân tộc. Chỉ sợ đến lúc có tiền thì lại chẳng còn gì nữa để mà tu sửa thôi.

Đừng lo, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản vv đều giữ được bản sắc dân tộc của họ cả...chỉ có cái đám nghèo như Cambodia hay VN mới kô giữ được thôi.
 
To Đoàn Trang: Theo ý kiến của riêng anh thì ông Hoanh tác giả bài viết đầu nghiêng nhiều hơn về "tinh thần dân tộc chính đáng" chứ ko phải là "tinh thần dân tộc cực đoan". Anh chỉ nêu cái trích dẫn vì các em ở đây đang tranh cãi về sự lợi và hại của tinh thần dân tộc. Theo anh thì nó có cả lợi và cả hại. Cái chính là ta phân biệt rõ cái nào lợi và cái nào hại, chứ nếu vơ đũa cả nắm thì kiểu gì cũng nguy hiểm vì một phe sẽ cho tất cả các loại lòng yêu nước và tinh thần dân tộc vào cái rỏ "độc hại", còn phe kia thì ko khéo sẽ đi đến chỗ tuyên dương Hittler. Riêng ông Hoanh thì anh nhắc lại rằng cái tinh thần dân tộc mà ông ý nói đến nó thuộc nhiều hơn về phía "tích cực".

Còn về bản sắc dân tộc thì anh đồng ý với em là phải học và nên học một cách từ từ hơn là vội vã vất bỏ mọi nét của nền văn hóa. Trong bài của anh cũng ko có nói ngược lại mà. Chẳng hạn anh cho rằng ko có lý do gì mà chúng ta lại ko ăn bánh burger, không nghe nhạc rock, chỉ có điều đừng vì thế mà bỏ rơi bánh trưng và tuồng chèo thôi. Đó là ẩn dụ. Còn về mặt "tinh thần" thì có nhiều cái đáng học lắm. Chẳng hạn thanh niên nên tự tin vào bản thân mình, nên học cách biểu đạt ý kiến của mình cho rõ ràng, mạch lạc và thuyết phục người nghe*, nên tập thói quen độc lập từ sớm, nên tập hoài nghi về những điều mình nghe và đọc, kể cả sách giáo khoa và kể cả lời cha mẹ. Tuy vậy không phải vì thế mà rời bỏ những giá trị đáng quí của chúng ta như sự gắn bó với gia đình, thói quen yêu thương và chăm sóc ông bà cha mẹ... Nói chung nhiều nhiều nhiều lắm

To Phước: học hỏi là tốt thôi, và Việt Nam ngày nay cũng ko thể nào nói là đang học chậm trong mọi vấn đề được. Hàng năm nhà nước lẫn các bạn trẻ tự đầu tư ra nước ngoài học cũng ko nhằm mục đích gì khác là học hỏi cả. Mà cụ thể thì theo chú chúng ta nên học cái gì nhanh nào?

*: Tiện đây anh cũng phải nói thêm là theo anh nên tập nói cách nào thuyết phục người nghe, chứ ko nên tập cứ nói như đấm vào tai người nghe - kiểu đặc thù của thăng long - khiến cho người nói thì rung đùi tự sướng còn người nghe cố đến mấy cũng chỉ thấy cái nghịch nhĩ mà ko thấy cái lý của mình)
 
anh Trung đã viết:
Còn về bản sắc dân tộc thì anh đồng ý với em là phải học và nên học một cách từ từ hơn là vội vã vất bỏ mọi nét của nền văn hóa. Trong bài của anh cũng ko có nói ngược lại mà. Chẳng hạn anh cho rằng ko có lý do gì mà chúng ta lại ko ăn bánh burger, không nghe nhạc rock, chỉ có điều đừng vì thế mà bỏ rơi bánh trưng và tuồng chèo thôi.

Vâng, em cũng thủng ý bác như thế.

Có điều điểm nhấn của em là ở chỗ: Nếu đến một thời điểm trong tương lai xa hay gần bản chất của chúng ta là thích bánh burger, nhạc rốc; mà không phải bánh trưng và tuồng chèo thì tại sao không bỏ rơi chúng? Khi chúng đã không còn là bản sắc của người dân ta.

(Còn việc giữ chúng lại cho lợi ích kinh tế hơn là/thay vì văn hóa thì miễn bàn)
 
Hàng năm nhà nước lẫn các bạn trẻ tự đầu tư ra nước ngoài học cũng ko nhằm mục đích gì khác là học hỏi cả

Anh nói đúng, nhưng những người trẻ này không phải là người nắm vận mệnh của quốc gia (có thì cùng lắm cũng vài chục năm tới, mà chắc gì đã có), có học và muốn thay đổi thì cũng chỉ hạn chế. Người em muốn nói học hỏi là những người lãnh đạo nói riêng và toàn thể người dân nói chung.

Mà cụ thể thì theo chú chúng ta nên học cái gì nhanh nào?

Globalization (wholesale reform, retail reform), thay đổi cơ cấu vận hành KT: từ free trade, đến giảm bớt các excessive rules và restrictions để tạo điều kiện tư nhân phát triển, từ bảo vệ intellectual rights đến tư nhân hóa nhiều ngành kinh tế (những ngành đã tư nhân hóa, thì cần tư nhân hóa nhiều hơn), rồi chú tâm tăng trưởng công nghệ kỹ thuật. Đó là về KT, còn về giáo dục thì cũng đã nói nhiều, giải pháp cũng không phải không có, rồi về phát luật chống tham nhũng, xóa bỏ hộ khẩu, rồi điều 31 CP (vốn trái với hiến pháp), chính trị vv

Tiện đây anh cũng phải nói thêm là theo anh nên tập nói cách nào thuyết phục người nghe, chứ ko nên tập cứ nói như đấm vào tai người nghe - kiểu đặc thù của thăng long - khiến cho người nói thì rung đùi tự sướng còn người nghe cố đến mấy cũng chỉ thấy cái nghịch nhĩ mà ko thấy cái lý của mình)

Cái này thì em nhận lỗi, em nóng giận quá nói bừa, tuy nhiên em thiết nghĩ những điều em nói đó không phải là không hợp lý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Thiên Phước đã viết:
Anh nói đúng, nhưng những người trẻ này không phải là người nắm vận mệnh của quốc gia (có thì cùng lắm cũng vài chục năm tới, mà chắc gì đã có), có học và muốn thay đổi thì cũng chỉ hạn chế. Người em muốn nói học hỏi là những người lãnh đạo nói riêng và toàn thể người dân nói chung.
Như em đã biết, để thay đổi xã hội thì cái đầu tiên phải thay đổi là con người - đó là cái khó thay đổi nhất. Vì thế phải đầu tư vào những người trẻ em ạ. Bản thân những người lãnh đạo thì rõ ràng là cũng có thay đổi. Tất nhiên chúng ta đều cảm thấy sốt ruột một chút.

Globalization (wholesale reform, retail reform), thay đổi cơ cấu vận hành KT: từ free trade, đến giảm bớt các excessive rules và restrictions để tạo điều kiện tư nhân phát triển, từ bảo vệ intellectual rights đến tư nhân hóa nhiều ngành kinh tế (những ngành đã tư nhân hóa, thì cần tư nhân hóa nhiều hơn), rồi chú tâm tăng trưởng công nghệ kỹ thuật. Đó là về KT, còn về giáo dục thì cũng đã nói nhiều, giải pháp cũng không phải không có, rồi về phát luật chống tham nhũng, xóa bỏ hộ khẩu, rồi điều 31 CP (vốn trái với hiến pháp), chính trị vv
Ừ, những cái này thì anh đồng ý, đều là những cái cần thay đổi, trừ cái 31 CP thì anh ko nhớ là cái gì nên ko có ý kiến.

Cái này thì em nhận lỗi, em nóng giận quá nói bừa, tuy nhiên em thiết nghĩ những điều em nói đó không phải là không hợp lý.
[/quote]

Oops :). Cái này vốn là đặc biệt không dành cho chú Phước. Trong số các bạn trẻ tranh luận ở HAO thì anh nghĩ Phước vốn là một trong số những người có tinh thận học hỏi nhất, tranh luận cũng là một trong số nhã nhặn nhất nữa. Anh học hỏi rất nhiều từ em trong tranh luận. Cám ơn em.
 
Có bài PV này bàn về xung quanh con người và văn hóa VN ta thời nay ĐT bốt lên đây để mọi người cùng tham khảo.

*****


Đỗ Lai Thúy
Mẫu người văn hoá - Bản sắc văn hoá


Tiến sĩ Ðỗ Lai Thuý là tác giả của nhiều tập chuyên luận, nghiên cứu, tiểu luận, chân dung: Mắt thơ, Hồ Xuân Hương - hoài niệm phồn thực, Từ cái nhìn văn hoá, Chân trời có người bay, đồng thời là chủ biên các cuốn sách: Nghệ thuật như là thủ pháp, Phân tâm học và văn hoá nghệ thuật, Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Phân tâm học và tình yêu, Sự đỏng đảnh của phương pháp.

Văn hoá Việt Nam - nhìn từ mẫu người văn hoá (Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội 2005, 493 tr.) là công trình mới nhất của ông vừa được xuất bản. Công trình được đánh giá là đã "sử dụng một mô thức mang tính phương pháp luận khá mới mẻ”, một “bước thử mang tính đột phá quan trọng" (PGS-TS Trần Ngọc Vương - Ðại học Quốc gia Hà Nội). Tác giả cuốn sách, có thể nói, là người đã “mở đầu cho hướng tiếp cận nhân cách học trong nghiên cứu lịch sử văn hoá” (GS-TS Hoàng Vinh- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Ông đã có buổi nói chuyện xung quanh tác phẩm này và những vấn đề liên quan đến văn hoá đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay.




Q: Lý do nào khiến ông chọn hướng tiếp cận nghiên cứu văn hoá Việt Nam thông qua mẫu người văn hoá?

A: Nghiên cứu văn hoá Việt Nam (VHVN) từ mẫu người văn hoá tránh cho tôi được hai cái khó: 1- Khỏi phải nghiên cứu theo kiểu biên niên sử - kiểu nghiên cứu gần như duy nhất ở ta hiện nay; 2- Tránh được cách hiểu văn hoá như là con số cộng của các thành tố của nó. Ví dụ, văn hoá Lý-Trần thì sẽ bao gồm kiến trúc Lý-Trần cộng với văn hoá Lý-Trần cộng với mỹ thuật Lý-Trần...

Văn hoá, theo tôi, là phần giao hội của tất cả mẫu người văn hoá chính. Nghiên cứu đối tượng này giúp ta có được chiếc chìa khoá để đi vào văn hoá.

Q: Nhìn từ mẫu người văn hoá để nghiên cứu, ông chia người Việt thành năm nhóm: con người làng xã, con người vô ngã, con người quân tử, con người tài tử và con người cá nhân. Trong xu thế phát triển của xã hội Việt Nam, mẫu người nào trong năm nhóm kể trên sẽ giảm và mẫu người nào sẽ tăng lên?

A: Các mẫu người văn hoá, như tôi đã trình bày, không phải là nối tiếp nhau trong lịch sử, mà là gối tiếp nhau. Trong xã hội Việt Nam, cho đến nay, vẫn còn tồn tại cả năm mẫu người văn hoá. Chỉ có điểm khác là, ở thời đại này, mẫu người văn hoá này nổi lên làm yếu tố chủ đạo, còn ở thời đại khác thì mẫu người văn hoá khác lại giữ địa vị chủ đạo. Cứ thế, nó thay thế nhau làm chủ đạo, chứ không phải thay thế nhau mà tồn tại. Khi xã hội Việt Nam phát triển, cũng không có mẫu người nào mất đi cả, hoặc nếu có mất đi thì cũng còn lâu, mà chỉ có những biến động nhất định. Ví dụ, mẫu người quân tử, tài tử có thể sẽ thu hẹp lại vì xã hội hiện đại cần chuyên môn sâu và cách làm việc nghiêm ngặt buộc anh phải điều chỉnh. Trong xã hội hiện nay, con người cá nhân tuy chiếm ngôi vị chủ đạo nhưng chưa thực sự vững chắc, nhưng tương lai chắc chắn thuộc về con người cá nhân.

Q: Văn hoá Việt Nam có tính cộng đồng rất cao. Có thể thấy điều này qua những câu thành ngữ phổ biến như: "Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ...". Xét trong quá khứ và hiện tại, ưu điểm và nhược điểm của tính cộng đồng là gì, thưa ông?

A: Ðúng vậy. Cho đến nay, tính cộng đồng trong văn hoá Việt Nam vẫn rất cao. Đấy là một nét đậm của văn hoá chúng ta. Trong quá khứ, tính cộng đồng là một yếu tố làm ổn định xã hội ở thời bình và động viên toàn dân khi có chiến tranh.

Tính cộng đồng làm cho con người thương yêu nhau, giúp đỡ nhau khi có hoạn nạn, yêu sự bình đẳng. Ðó là những ưu điểm. Nhưng khi Việt Nam bước vào xã hội hiện đại hoá thì tính cộng đồng cũng bộc lộ ra những nhược điểm của nó như kìm hãm sự phát triển của quá trình cá nhân hoá và xã hội hoá. Nó cũng đẻ ra tư tưởng cào bằng "cha chung không ai khóc", "của chung ai khéo vẫy vùng thành riêng". Đó là nguồn gốc của tệ nạn tham nhũng hiện nay. Ngoài ra, tính cộng đồng còn dung dưỡng thói duy tình, cản trở tinh thần pháp luật cũng như việc xây dựng một nhà nước pháp quyền và một xã hội dân sự.

Q: Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá, cơ tầng văn hoá Việt, ngoài lớp bản địa, còn có những lớp phủ văn hoá Trung Hoa, Ấn Độ, văn hoá phương Tây... Theo đánh giá của ông, trong tương lai, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nền văn hoá nào nhiều nhất?

A: Văn hoá Việt Nam tự thân là văn hoá mở. Và trong quá trình phát triển, nó lại tiếp thu nhiều nền văn hoá khu vực khác như Ấn Ðộ, Trung Hoa... và văn hoá phương Tây. Trong quá trình rời khỏi nền văn hoá khu vực để nhập vào nền văn hoá thế giới, kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay, chúng ta tiếp thu văn hoá phương Tây. Bởi lúc này, văn hoá phương Tây có tính hiện đại và tính thế giới, vì nó đã đi trước văn hoá Việt Nam một, hai thế kỷ. Hiện nay, tuy văn hoá phương Tây không phải là đại diện duy nhất cho thế giới hiện đại nữa nhưng nó vẫn là một đại diện tiêu biểu. Bởi vậy, trong tương lai, theo tôi, Việt Nam chúng ta vẫn phải tiếp thu, dĩ nhiên như chúng ta thường nói là tiếp thu có chọn lọc, nền văn hoá phương Tây.

Q: Phương Tây cũng không phải là tất cả. Trong mấy năm vừa qua, các đài truyền hình chiếu khá nhiều phim Hàn Quốc và điều này đã tác động khá rõ đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Người ta thấy trên đường phố, trong các thôn xã, nhiều người ăn mặc, nhuộm tóc, cử chỉ nói năng “nhái Hàn”. Vậy hiện tượng này là sự xáo trộn văn hoá hay du nhập văn hoá?

A: Ðúng. Phương Tây không phải là tất cả, nhưng là bội số chung lớn nhất với những chuẩn mà nhiều nước phải theo.

Trong quá trình giao lưu và mở cửa hiện nay, việc tiếp thu văn hoá nước ngoài là chuyện tất nhiên. Văn hoá Hàn Quốc đã đi trước chúng ta về việc hiện đại hoá và thế giới hoá, lại tương đối gần chúng ta về tâm lý và lối sống vì cùng thuộc mẫu văn minh Ðông Á. Bởi vậy, nó đã nhanh chóng xâm nhập vào Việt Nam, nhất là ở tầng lớp thanh niên, vì thanh niên là lớp người nhạy cảm và cởi mở nhất trong xã hội. Theo tôi, chúng ta cũng không nên quá ngại khi thấy trên đường phố có những hiện tượng "nhái Hàn". Ðây chỉ là hiện tượng quá khích, mà những hiện tượng quá khích bao giờ cũng chỉ mang tính nhất thời. Cơ chế tự điều chỉnh của văn hoá Việt Nam sẽ nhanh chóng xoá đi những hiện tượng quá khích như vậy để giữ lấy những cái gì tốt đẹp nhất. Nếu coi đây là xáo trộn thì sự xáo trộn này chỉ ở trên bề mặt, nên đừng làm gì để ảnh hưởng đến sự du nhập văn hoá, điều mà nền văn hoá một đất nước muốn phát triển không thể không thực hiện.

Q: Hội nhập, hoà nhập là khái niệm được nhắc khá nhiều trong thời gian qua, nhiều đến mức có cảm tưởng đôi khi người ta quá lạm dụng khái niệm đó, có nguy cơ làm mòn nghĩa của nó đi. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này? Theo ông nên dùng từ nào thì đúng hơn? "Hoà nhập chứ không hoà tan" - nó có bao nhiêu nghĩa và thể hiện căn tính người Việt ở cấp độ nào? Chúng ta đã hoà nhập chưa và "hoà tan được" liệu có phải là cách tốt hơn?

A: Ở ta, bất cứ một cái gì đúng đắn, có giá trị là tức khắc trở thành mốt. Ai ai cũng dùng. Dùng nhiều quá mà nhất là không đúng chỗ thì sẽ trở nên nhàm. Mà cái gì đã nhàm thì sẽ khiến người ta hoài nghi về sự đúng đắn của nó. Những khái niệm như hội nhập, hoà nhập cũng rơi vào tình trạng tương tự. Nhưng không vì thế mà chúng ta không dùng. Cái mốt sẽ tan đi và sự đúng đắn sẽ trở lại với nó.

Hội nhập, hoà nhập, theo tôi, từ nào cũng được, miễn là phải dùng những từ ấy với nghĩa thực của nó, chứ không phải như một sáo ngữ. Khái niệm “hội nhập” gợi ta nghĩ đến hình ảnh “trăm sông đều đổ ra biển”. Các nền văn hoá quốc gia dân tộc sớm muộn gì cũng phải hội nhập vào đại dương của văn hoá nhân loại. Nhưng hội nhập như thế nào? Hội nhập là hoà vào nhau, nhập với nhau mà vẫn không mất đi nét riêng của mình, thậm chí, càng giữ được nét riêng thì sự hoà nhập càng chặt chẽ bởi cái riêng sẽ bổ sung cho cái chung. Còn hoà nhập mà đánh mất cái riêng của mình thì là hoà tan. Hoà nhập giống như người quân tử "hoà mà không đồng", còn hoà tan giống như kẻ tiểu nhân "đồng mà không hoà".

Q: Thế giới càng nhất thể hoá bao nhiêu thì vấn đề sắc tộc càng nổi lên bấy nhiêu. Ðể bảo vệ cái riêng của mình, chúng ta phải làm gì?

A: Tôi muốn dùng chữ toàn cầu hoá thay cho chữ “nhất thể hoá”, mặc dù hai chữ này có phần trùng nhau. Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của sự phát triển. Bởi vậy, nếu chúng ta nhận thức được sự tất yếu ấy thì chúng ta phải chủ động chuẩn bị các điều kiện của mình để tham dự vào quá trình toàn cầu hoá. Còn nếu cưỡng lại nó, chúng ta sẽ bị nó cuốn đi một cách bị động. Ðúng là trong toàn cầu hoá, sẽ có một số cái riêng bị mất mát. Nhưng đó là cái riêng không bản chất, cái riêng bề ngoài. Còn cái riêng căn cốt, nhất là trong lĩnh vực văn hoá của chúng ta, thì sẽ không bị mất đi. Bởi một mặt, chúng ta chủ động và có ý thức giữ gìn nó; mặt khác, toàn cầu hoá còn gây ra xu hướng ngược lại là cá biệt hoá, tức là bảo vệ lấy cái riêng của văn hoá tộc người, văn hoá dân tộc để bảo vệ sự đa dạng văn hoá nhân loại.

Q: Ðọc cuốn sách của ông, đặc biệt ở những phần nói về các mẫu nhà văn, có cảm tưởng ông nghiêng về phía phê bình văn học, mà phương pháp nghiên cứu văn hoá xưa nay ít người làm thế. Vậy, theo ông, như vậy đã khách quan chưa?

A: Trong văn hoá Việt Nam cổ truyền, văn học bao giờ cũng là yếu tố trội. Nghiên cứu mẫu người văn hoá tức là nghiên cứu thứ văn hoá đã trầm tích trong tâm thức của con người. Bởi thế, nếu tôi có lấy những nhà văn làm dẫn liệu thì cũng là chuyện bình thường. Hơn nữa, trong công trình này, văn học chỉ là điểm xuất phát chứ không phải là đích đến của tôi. Mong bạn đọc không hiểu lầm.

Q: Chỉ bằng ngần ấy mẫu người, liệu đã đủ để hình dung về bản sắc văn hoá Việt Nam?

A: Từng ấy mẫu người văn hoá là chưa đủ. Tôi còn muốn viết thêm về mẫu người huyền thoại mà ở Việt Nam, tiêu biểu là con người thần linh. Tôi hy vọng có thể bổ sung phần này nếu cuốn sách có cơ hội được tái bản.



2006 talawas​
 
Đoàn Trang đã viết:
Vâng, em cũng thủng ý bác như thế.

Có điều điểm nhấn của em là ở chỗ: Nếu đến một thời điểm trong tương lai xa hay gần bản chất của chúng ta là thích bánh burger, nhạc rốc; mà không phải bánh trưng và tuồng chèo thì tại sao không bỏ rơi chúng? Khi chúng đã không còn là bản sắc của người dân ta.

(Còn việc giữ chúng lại cho lợi ích kinh tế hơn là/thay vì văn hóa thì miễn bàn)

Bánh chưng chứ Trang nhỉ? Ko hiểu sao bây giờ ở nhà hay viết là bánh trưng nhỉ?

Cá nhân anh, nghĩ là giữ bánh chưng và tuồng chèo đâu có vấn đề gì? Vẫn là bản sắc truyền thống của dân tộc mình (cho dù người thích ăn, hay xem/coi nó không còn nhiều như xưa). Cứ để nó tồn tại song song với những cái hiện hữu thời này đi (burger, rock...)

Nhưng có 1 điểm anh dị ứng, là các bác nhà mình cứ hơi tí lại hô hào "giữ gìn bản sắc dân tộc", khi đụng đến cái mới. Trong chuyện ăn uống, nhạc nhẽo.. thì chưa có vấn đề gì thật lớn. Nhưng đến một số thứ khác mà thiên hạ đã theo từ lâu, và họ đã chứng tỏ là rất hợp lý... thì nhà mình lại viện cái "bản sắc dân tộc" của mình để khước từ chúng.

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1 điểm đáng lưu ý ở đây với ông ĐLT là:

Q: Lý do nào khiến ông chọn hướng tiếp cận nghiên cứu văn hoá Việt Nam thông qua mẫu người văn hoá?

A: Nghiên cứu văn hoá Việt Nam (VHVN) từ mẫu người văn hoá tránh cho tôi được hai cái khó: 1- Khỏi phải nghiên cứu theo kiểu biên niên sử - kiểu nghiên cứu gần như duy nhất ở ta hiện nay; 2- Tránh được cách hiểu văn hoá như là con số cộng của các thành tố của nó. Ví dụ, văn hoá Lý-Trần thì sẽ bao gồm kiến trúc Lý-Trần cộng với văn hoá Lý-Trần cộng với mỹ thuật Lý-Trần...

Văn hoá, theo tôi, là phần giao hội của tất cả mẫu người văn hoá chính. Nghiên cứu đối tượng này giúp ta có được chiếc chìa khoá để đi vào văn hoá.

Con người tạo Văn hóa hay Văn hóa tạo Con người?

Theo mình thì mối quan hệ giữa con người và văn hóa là tương quan (correlation) thay vì nhân quả (causation).

Nên công trình nghiên cứu lý luận của ông ĐLT như vậy là thiếu 1 vế thứ 2 còn lại của phương trình.
 
Back
Bên trên