Những tài năng trẻ - niềm tự hào dân tộc

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Mình muốn đăng ở đây các phóng sự về các tài năng trẻ để chúng ta cùng học tập.

Trần Minh Triết - Tuổi 23 sánh tầm quốc tế

Năm 2001, trong thời điểm các nhà khoa học Mỹ vẫn còn đang xét duyệt một nghiên cứu mới về một chuẩn mã hóa áp dụng vào việc bảo mật thông tin thì tại việt Nam, Trần Minh Triết và Lương Hán Cơ - sinh viên tin học năm cuối của trường đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh - cũng bắt tay vào nghiên cứu lĩnh vực này.

Triết và Cơ đã mở rộng và chứng minh thành công những phiên bản mở rộng. Xuất sắc hơn là họ đã ứng dụng để tạo ra phần mềm Smart Security hướng dẫn cho người sử dụng.

Được tuyển thẳng vào đại học khoa học tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh từ thành tích thủ khoa tú tài toàn thành điểm 9,8/10, Trần Minh Triết quyết định sẽ đi đến tương lai bằng phương pháp học hiện đại hơn: học có nghiên cứu.

Năm thứ hai, Triết đã được hướng dẫn làm đề tài "Ứng dụng GIS vectơ hóa bản đồ" gọi là dượt thử, rèn luyện những thao tác đơn giản từ đọc tài liệu đến cách trình bày, sử dụng công cụ Winword. Trong chương trình đại học có khái niệm "bài miễn thi", thầy giáo các bộ môn giao những "dự án nho nhỏ" cho sinh viên làm, nếu đạt kết quả xuất sắc thì được miễn thi môn đó. Thường những "dự án" lại chẳng nhỏ chút nào so với sinh viên, kể cả thời gian và khối lượng kiến thức. Chỉ trong vòng học kỳ 1 của năm thứ 3, muốn củng cố thêm lý thuyết về môi trường lập trình quan trọng Visual C++, Minh Triết đã nhận sáu bài tập miễn thi một lượt. Ví dụ ở đề tài yêu cầu làm chương trình giống Norton Commander (môi trường DOS), Triết nhận thấy tất cả các ứng dụng hiện nay không còn làm trên DOS, bạn liều chọn môi trường mới là Windows dù tài liệu rất hiếm, mày mò cả tháng rồi cũng tìm ra công cụ. Sự cố gắng lần đó quá sức tưởng tượng khi chỉ còn vài ngày xảy ra sự cố Y2K, vậy mà Triết đã đạt cả... 6 điểm 10, điểm trung bình của học kỳ năm đó là 9,69.

Các ứng dụng mã hóa và bảo mật thông tin đang ngày càng sử dụng phổ biến hơn trong đời sống hiện đại, từ an ninh quân sự đến thương mại. Thạc sỹ Dương Anh Đức hỏi hai cậu học trò Trần Minh Triết và Lương Hán Cơ: "Thích không thì vào cuộc?". Tự tin vào khối kiến thức toán có sẵn rất vững, Triết và Cơ đã nghiên cứu chung toàn bộ mật mã ứng dụng, khó nhất là phân tích điểm mạnh, yếu, kết hợp được những phương pháp đã tìm được. Họ áp dụng thành công phương pháp mã hóa có sẵn vào việc bảo mật đề thi, gửi đề thi từ nơi ra đề đến hội đồng thi qua mạng máy tính đảm bảo an toàn. Khoá để giải mã đề thi được giữ bí mật đến phút chót và chỉ cung cấp cho các đơn vị vào thời gian thích hợp trước khi thi. Thêm một sự kiện xảy ra là việc viện tiêu chuẩn và công nghệ Mỹ quyết định chọn một chuẩn mã hóa mới - phương pháp Rijndeal theo chuẩn AES cho phép mã hóa thông tin theo khối, độ an toàn cao gấp nhiều lần so với phương pháp mã hóa theo chuẩn DES được áp dụng từ thập niên 70-80 không còn hiệu quả. Chỉ có 45 trang tài liệu thầy Đức giao cho, Triết và Cơ đã "bám riết'' nghiên cứu mới này. Nếu như nghiên cứu của Mỹ chỉ nghiên cứu ứng dụng chuẩn mã hóa mới này cho mã khóa thay đổi với các giá trị 128, 192 hay 256 bite, thì nhóm Triết - Cơ nghiên cứu phiên bản mở rộng thứ nhất với các giá trị 256, 384 hay 512 bite và phiên bản mở rộng thứ hai với các giá trị 512, 768 hay 1024 bite, hai phiên bản này cho phép xử lý các khóa và khối dữ liệu lớn hơn gấp nhiều lần phiên bản nguyên thủy, độ an toàn cao hơn.

Thờì khắc mở đầu cho những nghiên cứu thực thụ đó thật đáng nhớ, có những ngày máy tính phải chạy ba ngày ba đêm mới ra kết quả, vừa lo bảo vệ luận văn tốt nghiệp vừa phải lo hoàn thành đề tài để kịp ba cuộc thi nghiên cứu khoa học của thành đoàn, cấp bộ và giải thưởng "Sáng tạo kỹ thuật Vifotec" của các cơ quan trung ương tổ chức... Đôi bạn kết luận phải áp dụng nghiên cứu mới của mình cho một lĩnh vực bao quát hơn cả bảo mật đề thi. Đó chính là bảo mật thông tin về thương mại điện tử chưa được chú ý tại Việt Nam. Chưa hết, họ còn nghĩ được việc tạo ra phần mềm bảo mật để phục vụ trong thương mại, hướng dẫn người sử dụng, đảm bảo các mục tiêu an toàn cao, tiện dụng (hướng đến khách hàng không chuyên tin học), hiệu quả trong tốc độ, chương trình nhỏ gọn, khả năng triển khai trong thực tế. Tháng 12/2001, bộ thương mại Mỹ mới công bố chính thức quyết định Rijndeal theo chuẩn AES là phương pháp bảo mật chuẩn của họ và chưa có phần mềm nào thì tháng bảy trước đó Triết và Cơ đã hoàn thành phần mềm Smart Security Agent 2.0, sau hoàn chỉnh thêm phiên bản 2.1.

Cuối năm học Trần Minh Triết không chỉ tốt nghiệp thủ khoa với số điểm 9,58, cao nhất trường trong tám năm qua, mà đề tài của Triết và Cơ còn đoạt ba giải nhất của cả ba cuộc thi. Ba thầy trò đã có mười bài báo về vấn đề này được phản biện và chọn báo cáo tại các hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Tại hội nghị mật mã ứng dụng tại Singapore, đại diện nhóm tham dự Triết đã trở thành báo cáo viên trẻ nhất hội nghị khi tròn 22 tuổi.

Nếu đọc bản thành tích gồm 33 giải thưởng và danh hiệu xuất sắc cấp trung ưong, cấp thành và đại học khoa học tự nhiên của Trần Minh Triết, sẽ dễ dàng hiểu vì sao hôm nay Triết xứng đáng được chọn là "Gương mặt trẻ Việt Nam 2001". Những kết quả đạt được, Triết bảo đó là quà tặng mẹ - người đã đơn độc dạy dỗ Triết nên người. Triết đã được giữ lại giảng dạy tại khoa và được chuyển tiếp cao học trong năm, tiếp tục làm chủ một số đề tài khoa học khác.

Theo Lao Động
 
Phan Thị Hà Dương: Tiến sĩ ở tuổi 26

Trong cuộc dự tuyển vào vị trí Phó giáo sư Ðại học Paris 7 có hơn 100 tiến sĩ cùng nộp hồ sơ và có nhiều người đã qua vài năm "sau tiến sĩ" . Nhưng ít ai ngờ cuộc đua tài công khai ấy đã xếp người con gái Việt Nam mảnh mai có đôi mắt đen láy và mái tóc mượt mà ở vị trí cao nhất.

Ngay ở cấp học phổ thông, Phan Thị Hà Dương học rất giỏi và khá toàn diện. Hiện tượng "học gạo, học tủ" rất xa lạ đối với Dương. Trong lúc nhiều học sinh bị cuốn vào dòng xoáy học thêm, luyện thi thì Hà Dương chỉ ung dung lên lớp những giờ chính thức và tự học ở nhà. Dương học giỏi toán nhưng vẫn rất say mê học văn và đã đoạt giải nhất học sinh giỏi văn toàn quốc năm 1990. Và chính năm ấy Dương được cử đi thi toán quốc tế tại Bắc Kinh một cách bất ngờ (không hề được chuẩn bị, không được báo trước); thế mà vẫn đoạt được Huy chương đồng.

Năm 1990, khi Hà Dương học xong trung học (trường Hà Nội - Amsterdam), Dương vào khoa toán Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau khi học xong năm thứ ba, Hà Dương mới có điều kiện sang Paris học tiếp. Chị tốt nghiệp thạc sĩ ở Ðại học Paris 6, nhưng khi chọn đề tài làm luận án tiến sĩ thì xin chuyển sang Ðại học Paris 7 và được Giáo sư M. Morvan hướng dẫn. Cả hai trường này đều gần bến xe điện ngầm Jussieu ở vùng trung tâm thủ đô nước Pháp. Vừa học toán, vừa trau dồi tiếng Pháp, Hà Dương phải làm việc rất nhiều, nhưng chị vẫn không bỏ qua một cơ hội nào đi du lịch để biết đó biết đây, để học thêm nhiều điều khác, ngoài toán học. Trong lần sang Ðại học Chile làm việc với Giáo sư Eric Goles, Hà Dương đi xe hơi một mạch từ thủ đô Santiago dọc theo bờ Thái Bình Dương hơn hai nghìn km đến tận vùng sa mạc phía bắc.

Các nghiên cứu của Hà Dương về hệ động lực rời rạc có ứng dụng trong vật lý hạt cơ bản, do đó chị có dịp sang Mỹ, tới Trung tâm Nghiên cứu hạt nhân Los Alamos ở bang New Mexico, nơi người Mỹ chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên. Chị cũng đã đến Budapest, thành phố xinh đẹp bên bờ sông Danube trong xanh, làm việc một thời gian tại Viện tính toán tự động thuộc Viện hàn lâm khoa học Hungary trao đổi ý kiến với các đồng nghiệp chung quanh các kết quả nghiên cứu mới về thuật toán, về hệ song song nhiều máy tính và việc phân chia công việc cho các máy con - bài toán phân hoạch mà chị đang tìm cách mô hình hóa.

Anh Lê Minh Hà, người yêu của Hà Dương, vốn là bạn cùng học với chị ở Hà Nội, lúc đó đang viết luận án tại Ðại học Wayne ở bang Michigan. Hai người cách nhau cả một đại dương, họa hoằn mới gặp nhau trong những dịp đi dự hội nghị quốc tế hoặc vào lễ Giáng sinh, vào kỳ nghỉ hè. Một số anh chị học sinh chuyên toán các khóa trước như Phạm Lê Kiên, Phạm Hữu Tiệp, Lê Tự Quốc Thắng, Ðàm Thanh Sơn, v.v. cũng đang có mặt tại Mỹ, nhưng nước Mỹ là một liên bang bao la, Hà Dương không thể tìm gặp.

Thành công trong khoa học của các anh, các chị lớp trước thôi thúc Hà Dương.

Ngày 08/01/1999, Phan Thị Hà Dương bảo vệ luận án tiến sĩ tại Ðại học Paris 7, được Hội đồng chấm luận án xếp vào loại rất xuất sắc (mention Très honorable). Bản kết luận của Hội đồng nêu rõ các kết quả nghiên cứu của chị đã mang lại lời giải cho nhiều bài toán khó, đồng thời cung cấp phương pháp để giải hàng loạt bài toán khác, mang lại một cái nhìn hình học đối với các giàn (treillis) thuộc các mô hình khác nhau được khảo sát, và xác lập một cách tài tình mối liên hệ giữa các giàn đó.

Ngay sau khi đỗ tiến sĩ, Hà Dương nộp hồ sơ dự tuyển Phó giáo sư Ðại học Paris 7. Có hơn 100 tiến sĩ cùng nộp hồ sơ, nhưng nhà trường chỉ khuyết 3 ghế Phó giáo sư. Hội đồng quốc gia chọn ra 24 người có hồ sơ tốt nhất để tiến hành phỏng vấn. Ngoài một số Giáo sư trong trường, còn mời nhiều Giáo sư từ các trường khác đến tham gia "truy hỏi". Trong cuộc đua tài công khai giữa hơn 100 tiến sĩ ấy, cô gái Việt Nam lại được xếp ở vị trí cao nhất.

Theo chỗ chúng tôi biết, Phan Thị Hà Dương là một trong số rất ít Phó giáo sư người Việt Nam tuổi còn rất trẻ. Và là con gái của Giáo sư Phan Đình Diệu.

Theo Sức khỏe và Đời sống
 
Phan Bách Thắng: 22 tuổi, chế tạo thành công màng chắn bức xạ từ kẽm

Ra trường mới năm tháng, trong khi bạn bè cùng trang lứa còn vất vả chạy đôn chạy đáo tìm việc thì chàng trai 22 tuổi Phan Bách Thắng (Ðại học Khoa học tự nhiên - Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã có công trình sáng tạo gây tiếng vang trong giới vật lý ứng dụng: nghiên cứu chế tạo thành công màng dẫn điện trong suốt ô-xit kẽm (ZnO) để chế tạo điện cực làm linh kiện cao cấp cho công nghiệp điện tử hoặc màng chắn bức xạ, hấp thụ tĩnh điện dùng bảo vệ mắt cho người sử dụng máy vi tính...

Hướng nghiên cứu này cũng đã giúp Thắng bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp với số điểm tuyệt đối 10/10. Vừa tốt nghiệp đại học, anh được giữ lại trường làm công tác giảng dạy và nghiên cứu ngành vật lý.

Chỉ cần chọn vật liệu kẽm (Zn) đem pha với tỷ lệ ô-xy thích hợp để tạo thành ô-xít kẽm (ZnO), rồi dùng các trang thiết bị chuyên dụng có thể sản xuất được nhiều loại sản phẩm từ vật liệu này. Nhưng để tìm một tỷ lệ thích hợp tạo ra ô-xit kẽm có thể dùng sản xuất các loại sản phẩm có tác dụng chắn bức xạ hay sản xuất các loại điện cực trong suốt... quả không đơn giản, Thắng phải mất 70 lần làm thí nghiệm khác nhau mới tìm ra được một tỷ lệ thích hợp.

Thắng cũng cho biết kết quả nghiên cứu của anh được anh Phạm Thành Lũy (học viên cao học Ðại học Khoa học tự nhiên) tiếp tục phát triển lên để tạo ra vật liệu ô-xit kẽm pha nhôm (ZnO:Al) dùng làm màng chống lắng đọng hơi nước cho kính của các phương tiện giao thông, kính điều hòa trong các tòa nhà, chống ánh nắng xâm nhập tiết kiệm năng lượng... với giá thành rẻ hơn giá nhập ngoại đến 100 lần.

Theo Nhân Dân
 
Võ Minh Trí và công trình nghiên cứu

Người trực tiếp nghiên cứu và thực hiện đề tài khoa học trên là Võ Minh Trí, sinh viên khoa sinh học trường đại học khoa học tự nhiên - đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những ngày ngồi trên ghế nhà trường, các vấn đề về vi sinh luôn hấp dẫn Trí. Chính vì niềm say mê này mà vào năm học cuối, chàng sinh viên trẻ quyết định đăng ký nội dung đề tài luận văn tốt nghiệp của mình xoay quanh việc tìm phương pháp định lượng nhanh vi sinh vật và sự hiện diện của chúng trên các nguyên liệu chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm... Theo lý giải của Trí, chọn đề tài này là cách tốt nhất góp phần giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của vi sinh vật đến chất lượng thực phẩm.

Từ trước đến nay, để phát hiện vi sinh vật trong thực phẩm, các đơn vị trong nước đang sử dụng các phương pháp rất cổ điển như: đếm trực tiếp dưới kính hiển vi, đếm khuẩn lạc... Nhược điểm lớn nhất của các phương pháp này là thời gian cho kết quả chậm, không đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất nhanh sản phẩm trong thị trường. Trong khi đó, việc sản xuất hiện đại lại thường sử dụng các dây chuyền lớn, nên không thể dừng lại để chờ kết quả phân tích trong vài ngày theo các phương pháp cổ điển nói trên. Do đó, khi các phòng thí nghiệm xác định được nguyên liệu hoặc bán thành phẩm không đạt chất lượng về vi sinh từ các mẫu kiểm nghiệm thì trên thực tế các nguyên liệu, bán thành phẩm đó đã trở thành thực phẩm cho con người!

Thông qua mạng Internet, Trí nắm được một thông tin quan trọng: hiện nay một số phòng thí nghiệm hiện đại trên thế giới đang nghiên cứu sử dụng phản ứng ôxy hóa luciferin dưới xúc tác của enzyme luciferase để phát hiện nhanh vi sinh trong thực phẩm. Thông tin này đã hấp dẫn Trí, khiến Trí chọn ngay phương pháp này làm mục tiêu nghiên cứu. Nhưng Trí vấp phải ngay một trở ngại to lớn là ở Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được luciferin, trong khi đó giá của luciferin nhập từ nước ngoài lên tới 200 USD/1 hộp 50mg. Vì thế Trí đành phải "đóng hộp" ý tưởng của mình...

Tình cờ trong một chuyến đi thực tế tại huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh, ban đêm cùng bạn bè chống xuồng dạo chơi len lỏi vào các con lạch nhỏ nằm trong rừng đước, Trí chợt trông thấy hàng đàn đom đóm lập lòe tỏa sáng quanh thuyền. Nhìn thấy ánh sáng từ bầy đom đóm, trong đầu Trí chợt lóa lên suy nghĩ: đom đóm phát sáng nhờ có luciferin, mình có thể dùng đom đóm tách chiết luciferin để phục vụ thí nghiệm định lượng nhanh vi sinh vật.

Nghĩ là làm, suốt thời gian còn lại của chuyến thực tế, đêm nào Trí cũng chăm chăm bắt đom đóm. Kết thúc chuyến đi, trở về thành phố, trong chiếc ba lô của Võ Minh Trí là hàng trăm con đom đóm lập lòe phát sáng.


... đến kết quả nghiên cứu và triển vọng ứng dụng

Dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Trần Linh Thước (trưởng khoa sinh học trường đại học khoa học tự nhiên - đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Võ Minh Trí đã giam mình suốt 6 tháng trong phòng thí nghiệm, tách chiết được chất luciferin từ đom đóm, đồng thời còn xác định được một nguyên tắc mới để phát hiện nhanh vi sinh vật, đó là: trích ly ATP (Aderosine triphosphate - năng lượng dự trữ trong tế bào sống của vi sinh vật) từ vi sinh vật, sau đó cho ATP tham gia phản ứng với chất D-luciferin (luciferin tách chiết từ đom đóm). Phản ứng này sẽ phát sáng tương tự hiện tượng xảy ra trên cơ thể đom đóm về đêm. Chỉ cần đo lượng ánh sáng phát ra bằng một máy đo quang thông thì biết được ngay tổng số vi sinh vật hiện diện trong mẫu thực phẩm xét nghiệm.

Trí đã thực hiện tổng cộng hơn 100 phản ứng nhằm xác định độ tin cậy của kết quả. Cuối cùng, bài toán xác định nhanh sự hiện diện của vi sinh vật trong mẫu thực phẩm đã được giải quyết. Chỉ cần đưa mẫu thử vào phòng thí nghiệm trong vòng không quá 5 phút bằng phương pháp cho ATP tác dụng với D-luciferin chiết xuất từ đom dóm, phòng thí nghiệm sẽ cho ra ngay kết quả tổng hợp số vi sinh vật hiện diện nơi mẫu thử.

Kết quả nghiên cứu thành công của sinh viên Võ Minh Trí nếu được ứng dụng vào thực tế sẽ giúp cho phòng kỹ thuật của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất thực phẩm từ các mẫu thử tiêu biểu trên một dây chuyền có thể quyết định tức khắc nên hay không nên khởi động dây chuyền sản xuất đối với nguyên liệu vừa xuất kho có mẫu thử này, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vi sinh vật gây ra từ các sản phẩm kém chất lượng.

Tiến sĩ Trần Linh Thước cho biết: thành công của công trình tách chiết luciferin từ đóm đóm sẽ mở ra một triển vọng mới cho ngành sinh học phân tử của Việt Nam, đó là ứng dụng những nguyên liệu có sẵn trong nước (như con đom đóm chẳng hạn)... để xây dựng những quy trình công nghệ hiện đại nhằm giúp các đơn vị kinh doanh sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm... đánh giá kịp thời tình trạng vi sinh vật hiện diện trên nguyên vật liệu của mình trước khi quyết định tung sản phẩm ra thị trường, ngăn ngừa ảnh hưởng của vi sinh vật gây ra đối với con người.

Riêng với Võ Minh Trí, thành công này là một phần thưởng vô giá cho quá trình hơn 4 năm cặm cụi nghiên cứu vi sinh vật của mình. Trí đã được giữ lại trường để tiếp tục công trình nghiên cứu. Anh cho biết: đây mới chỉ là bước thành công đầu tiên của công trình trong phòng thí nghiệm. Hy vọng thời gian tới, phương pháp này sẽ nhanh chóng được triển khai và ứng dụng trong các đơn vị sản xuất.

Theo Tạp chí thế giới mới
 
Tăng Hà Nam Anh, con đường đến ý tưởng đúng

Ngày đó, anh chàng học sinh chuyên lý của trường năng khiếu Lê Quý Ðôn (Khánh Hòa) vừa thi khối A vào đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, vừa thi khối B vào đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Ở trường y, anh đã dám chứng minh đề thi sai và bị mất trắng hai điểm! Suýt trượt, chỉ đỗ diện đóng học phí. Nhưng mười năm sau, Tăng Hà Nam Anh đã tốt nghiệp bác sĩ nội trú, tác giả đoạt giải nhì nghiên cứu khoa học đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh 2001 với đề tài "Ðóng kín vết thương bằng phương pháp kéo da cải tiến và dụng cụ tự chế".

Ðỗ diện học bổng đại học bách khoa thành phố Hồ Chí Minh nhưng Nam Anh quyết định chọn nghề y. Trong chuyện học, anh mang quyết tâm xóa mờ món nợ cũ không vui; năm năm còn lại của chương trình đại học Nam Anh đều đạt học bổng toàn phần. Không chỉ tốt nghiệp đại học loại giỏi, anh còn xếp hạng 3/18 sinh viên đậu kỳ thi tuyển đào tạo bác sĩ nội trú trong số 350 sinh viên y toàn khóa.

Chuyện kể trong một lần khám tình nguyện cho trẻ em Trà Vinh, khi đoàn sắp về thì nhận được trường hợp một thiếu nhi Khmer bị gãy trên hai lồi cầu xương cánh tay. Em đã di chuyển từ thôn ra mất năm tiếng đồng hồ, liệu tiếp tục thêm bốn tiếng về thành phố Hồ Chí Minh thì tay sẽ chết không? Hội chẩn với trưởng khoa bệnh viện Trà Vinh, thám sát động mạch và thấy được đầu xương gãy đè động mạch làm mất mạch quay, Nam Anh đã quyết đoán nắn lại đầu xương, găm kim cố định ổ gãy và giải phóng động mạch. Bệnh viện tiếp tục chữa trị và thông báo trường hợp của em phục hồi tốt.

Ðối với những vết thương bị chảy máu bên trong sưng đè ép cơ, muốn cơ không chết phải rạch giải ép khoang. Sau khi rạch da thường không kín, bệnh nhân phải nằm lâu, chờ lấy da ở một vùng khác ghép vào và phải chấp nhận những vết sẹo lớn xấu ở cả vùng bị lấy da và vùng ghép. Một bác sĩ Mỹ năm 1988 đã sử dụng phương pháp tiến bộ là dùng dây thun y khoa luồn vào kim bấm hai bên mép da, khi vết thương lạnh dần, dây thun đàn hồi sẽ từ từ kéo da liền lại, tránh được giải phẫu ghép da. Bệnh viện Chợ Rẫy đã từng có một ít dụng cụ thử nghiệm phương pháp này nhưng đã hết từ lâu. Từ một gợi ý của thầy, chỉ vì tò mò Nam Anh vừa thực hiện đề tài tốt nghiệp nội trú về khâu da sớm trong gãy hở thân xương dài, vừa âm thầm theo đuổi một đề tài nữa về việc cải tiến phương pháp kéo da trong rạch giải ép khoang. Suy nghĩ và bị động sáu tháng vì không tìm được dụng cụ, kim bấm rất mắc, còn dây thun y khoa không mua được, anh thử dùng đuôi của găng tay y khoa nhưng chỉ khả thi ở vết thương ngắn. Anh lại nghĩ về sợi dây thun, liệu có thể thay thế bằng chỉ nylon không độc sản xuất trong nước thường để khâu vết thương, hay kim bấm bằng việc luồn chỉ này vào hai mép vết thương theo kiểu mũi khâu thẩm mỹ. Chỉ nylon không tự co giãn được thì mỗi ngày bác sĩ sẽ... tự kéo, mà muốn kéo thì sợi chỉ phải chạy, kim cong bẻ cho thẳng, vết thương dài phải khâu từng phần để không đứt chỉ. Bác sĩ Nam Anh xin khoa chấn thương chỉnh hình Chợ Rẫy cho mình được giải quyết những ca đầu tiên và thành công, từ 4 - 5 ngày thì vết thương kín, hai tháng sau để lại vết sẹo thẳng, nhỏ, bệnh nhân tránh tốn kém do giải phẫu ghép da vùng khác.

Nhưng đối với những vết thương bị mất nhiều da do gãy xương hở hoặc do những lý do khác thì sao? Nhận định đặc điểm da con người có khả năng giãn nhiều (điển hình như trong trường hợp phụ nữ có thai), nối đề tài tốt nghiệp, Nam Anh thử nghiệm luôn việc kéo da trên những vết thương mất da. Ca đầu tiên anh thất bại, vết thương nằm trước xương chày, mỗi ngày anh kéo dây năm lần nhưng vẫn còn diện tích 6 cm2 bị hở phải dùng da khác ghép. Anh lại thuyết phục khoa và bệnh nhân khác, ca thứ hai rất nặng, mất 16 cm da bề ngang chu vi, Nam Anh cũng run, đến lần thứ ba kéo da thì vết thương đã kín hoàn toàn.

Một loạt cải tiến nữa như cố định bằng nút cao su, khâu hai chỉ xen kẽ thay vì một chỉ theo kiểu dây giày để tránh quá căng làm hoại tử da. Và một sáng kiến xuất sắc là chế tạo dụng cụ thanh nẹp sắt dùng để nẹp da ở những vết thương trước xương chày rất khó lành, vặn ốc kéo da vào mỗi ngày, canh sao cho da đủ còn mầu hồng không bị hoại tử vì thiếu máu. Anh đã kéo da cho một trường hợp đặc biệt bị dập nát phải tháo bàn chân, phần mỏm cụt còn lại muốn hoạt động về sau phải có da chịu lực nhưng da lại thiếu 4 cm mà vị trí này lại không thay da mỏng được. Khả năng sẽ cắt cụt 1/3 cẳng chân hoặc phải trải qua phẫu thuật lớn để ghép vạt da. Nam Anh đã xin được thử, anh đã kéo trong tám ngày và kín. Ba tháng sau bệnh nhân đã đi được bằng mỏm cụt mà không bị loét.

Ðề tài của anh đã thực nghiệm qua 32 vết thương trên 31 bệnh nhân, số bệnh nhân thực của anh hoàn toàn thuyết phục hội đồng khoa học đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh. Phó tiến sĩ Lương Ðình Lâm - trưởng khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Chợ Rẫy, nhận xét: "Ðó là một đề tài được bệnh viện áp dụng khả thi và tác giả là một bác sĩ làm việc nghiêm túc, sáng tạo".

Theo Tuổi trẻ
 
Nguyễn Viết Luân: biến cám thành dầu ăn!

Đề tài "nghiên cứu công nghệ tinh luyện dầu cám" của một sinh viên đang mở ra triển vọng lớn cho ngành sản xuất dầu nước ta. Theo đó, với gần 5 triệu tấn cám thải ra từ quá trình xay xát mỗi năm, nếu khai thác dầu sẽ có được 200.000 tấn. Đặc biệt, loại dầu này chứa axit béo không bão hòa đến 82,5%, cao hơn khá nhiều so với những loại dầu khác.

Đề tài đoạt giải nhì giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2001, do Nguyễn Viết Luân, sinh viên khoa công nghệ may và dinh dưỡng, đại học dân lập kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Một lần, tình cờ Luân đọc được tài liệu nói dầu cám có rất nhiều ưu điểm. Các nước có nền nông nghiệp mạnh như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan... đều phát triển rất mạnh về công nghiệp dầu cám. Vốn lớn lên ở vựa lúa lớn nhất đất nước (quê ở Cần Thơ), trước giờ chỉ thấy người ta dùng cám… nuôi heo, chứ có ai làm dầu đâu nên Luân rất thích thú với đề tài này.

Bước đầu, Luân thử nghiệm theo một quy trình tinh luyện đã được nghiên cứu trước đó thì thấy phương pháp này giá thành rất cao, đến gần 13.000 đ/kg (chưa tính bao bì, tiền lãi), không thể cạnh tranh với một số loại dầu trên thị trường. Vậy là phải đi tìm một công nghệ khác.

Cuối cùng, sau hơn 2 tháng trong phòng thí nghiệm, Luân đã xây dựng thành công quy trình tinh luyện dầu cám thô có chỉ số axit cao thành dầu thực phẩm, trên cơ sở kết hợp hai phương pháp tinh luyện vật lý và hóa học. Theo đó, dầu cám thô sau khi đi qua các khâu như khử sáp, khử gum, khử axit béo, tẩy màu, khử mùi sẽ cho ra thành phẩm có chỉ số kiềm (mgKOH/g) chỉ còn 0,1 so với 40 trước khi tinh luyện, dầu có màu vàng lục đẹp mắt. Với quy trình công nghệ này, số dầu thu hồi đạt 59,72%. Tính ra tổng chi phí 1 kg dầu ăn từ cám chỉ khoảng 7.000 đồng, so với giá một số loại dầu khác trên thị trường như dầu cọ (9.000 đồng /kg), dầu dừa (6.000 đồng/kg) thì dầu cám hoàn toàn có khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, thành phần axit béo không bão hòa (một chất mà cơ thể chúng ta không có, phải bổ sung từ bên ngoài) trong dầu cám chiếm đến 82,5%, cao hơn khá nhiều so với những loại dầu khác. Các chỉ số và hàm lượng khác trong dầu đều đạt yêu cầu.

Luân cho biết ngoài dầu, chúng ta còn có thể thu lợi thêm từ các phụ phẩm khác sau chế biến như bã cám dùng làm thức ăn gia súc, sáp thực vật là một nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất văn phòng phẩm, hóa trang, sản xuất chất cách điện… Một tiện ích khác là nếu sản xuất dầu ăn từ cám, chúng ta không cần đầu tư thiết bị và chi phí sản xuất vào các khâu như bóc, tách vỏ, nghiền, sấy như đối với các nguyên liệu dầu khác.

Theo hội đồng khoa học đại học dân lập kỹ thuật công nghệ, công nghệ này đã mở ra một triển vọng sáng sủa cho công nghiệp sản xuất dầu ở nước ta, ngoài ra còn có thể áp dụng cho các loại dầu thô chất lượng kém khác. Nếu được ứng dụng vào thực tế sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho một lượng nhất định ở nông thôn.

Theo Tuổi Trẻ
 
Cái đáng quý là với điều kiện trong nước, những người trên đã làm được những việc như vây, nghiên cứu ứng dụng vào thực tế những công nghệ có-thể-được-gọi-là-mới. Em học về IT, các ngành khác em ko biết.

Ở nhà mình có thể đã hơi thậm xưng quá, các thuật toán Mã Hóa kiểu RSA hay DES thì open anywhere. Việc tạo ra key với độ dài hàng triệu bits ko còn là vấn đề để giải quyết. Cái lí do khiến việc tạo các key dài ko phổ cập là vì ko cần thiết, và vi phạm luật bảo mật của Mĩ. Nếu bảo Mĩ mới chỉ nghiên cứu key có độ dài 512 bits thì thật nực cười. Nó đã tiến xa hơn cái trò mã hóa bằng phần mềm rất nhiều rồi.
Về bác Lưu Quang Hưng với mấy cái website. Nếu việc làm mấy cái website mà đã trở thàng "tài năng trẻ" rồi "niềm tự hào dân tộc" thì em thấy xấu hổ vì cái tự hào đấy quá. Cũng giống như cái giải TTVN 2001. Giải nhất là một cái website, em ko hiểu cái "trí tuệ" gì qua những cái website như thế.
---
 
Hoàng Việt đã viết:
Về bác Lưu Quang Hưng với mấy cái website. Nếu việc làm mấy cái website mà đã trở thàng "tài năng trẻ" rồi "niềm tự hào dân tộc" thì em thấy xấu hổ vì cái tự hào đấy quá. Cũng giống như cái giải TTVN 2001. Giải nhất là một cái website, em ko hiểu cái "trí tuệ" gì qua những cái website như thế.
---

Việt nói thế sai rồi, những người làm ra một cái gì đó dù là thật nhỏ, nhưng họ làm bằng khả năng và nhiệt huyết của mình đều đáng khâm phục. Càng đáng khâm phục hơn là điều kiện họ không có vậy mà vượt lên trên những khó khăn quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn.

Cái "trí tuệ" VN nó thấp, bởi vì những thàng "trí tuệ" cao không chịu về, hoặc tự cho rằng cái này dễ, không cần làm nữa.

Anh thấy lời bác Trung nói đáng để anh em du học suy nghĩ và rút kinh nghiệm.

" Hết sức tránh thái đồ trịnh thượng, kiêu ngạo, cho rằng mình mới là tài. Đơn giản là vì kiêu căng thì khó hòa nhập và dễ bỏ qua ý kiến quí giá của người khác, ko nhận ra được cái sai của mình (nói cho cùng chắc gì các bác đã tài hơn ai???). "

P.s: Anh Thành post tiếp đi ;) , những câu truyện thế này rất hay cho những ai chưa làm được cái gì như em.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Việt đã viết:
Cái đáng quý là với điều kiện trong nước, những người trên đã làm được những việc như vây, nghiên cứu ứng dụng vào thực tế những công nghệ có-thể-được-gọi-là-mới. Em học về IT, các ngành khác em ko biết.

Ở nhà mình có thể đã hơi thậm xưng quá, các thuật toán Mã Hóa kiểu RSA hay DES thì open anywhere. Việc tạo ra key với độ dài hàng triệu bits ko còn là vấn đề để giải quyết. Cái lí do khiến việc tạo các key dài ko phổ cập là vì ko cần thiết, và vi phạm luật bảo mật của Mĩ. Nếu bảo Mĩ mới chỉ nghiên cứu key có độ dài 512 bits thì thật nực cười. Nó đã tiến xa hơn cái trò mã hóa bằng phần mềm rất nhiều rồi.
Về bác Lưu Quang Hưng với mấy cái website. Nếu việc làm mấy cái website mà đã trở thàng "tài năng trẻ" rồi "niềm tự hào dân tộc" thì em thấy xấu hổ vì cái tự hào đấy quá. Cũng giống như cái giải TTVN 2001. Giải nhất là một cái website, em ko hiểu cái "trí tuệ" gì qua những cái website như thế.
---

Ờ nhỉ, anh không đọc kỹ - đã loại một bài về website (www.vietbiotech.com) vì nó có ghi ngay trong title rồi! Đúng là VN mình đôi lúc phóng đại sự việc quá, về kinh tế học thì mình thấy cũng có nhiều chuyện đáng nói, không phải về người Việt mình mà là về một vị giáo sư nước ngoài sang VN ấy, nhưng mà để khi khác.
 
Pham Quang Minh đã viết:
Chú Việt nói thế là sai rồi, những người làm ra một cái gì đó dù là thật nhỏ, nhưng họ làm bằng khả năng và nhiệt huyết của mình đều đáng khâm phục. Càng đáng khâm phục hơn là điều kiện họ không có vậy mà vượt lên trên những khó khăn quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn.
---

bác đọc bài em chưa kĩ rồi :) Em tôn trọng những cố gắng của họ. Nhưng bên cạnh đó em nói lên cách nghĩ của em. Làm website rất đáng ghi nhận vì họ làm bằng khả năng và nhiệt huyết của mình. Nhưng cái em muốn nói là tự hào dân tộctrí tuệ VN nếu dựa trên những cái đó thì chuối quá

Hoàng Việt đã viết:
Cái đáng quý là với điều kiện trong nước, những người trên đã làm được những việc như vây, nghiên cứu ứng dụng vào thực tế những công nghệ có-thể-được-gọi-là-mới....
 
uh cái chú Việt chửi là bọn nhà báo ngu dốt chứ không phải các tài năng trẻ. Xã hội Việt Nam có phân cấp rất rõ ràng, những thằng giỏi thường học các môn tự nhiên, chỉ có gái và những thằng dốt mới đi học xã hội, trong đó có nghề làm báo. Còn nhớ cách đây vài tháng chúng nó hết lời ca ngợi giải nhất cuộc thi Robocon, trong khi sự thật thì không phải trí tuệ gì cao siêu cho lắm, mà chỉ là nhờ chơi điện tử giỏi và ăn rùa. Các đồng chí đừng vội cho rằng đấy là chê bai các cậu sinh viên chế tạo robot, họ làm được thế là tốt, nhưng cái tội rất lớn của bọn nhà báo là khiến người dân tưởng robot của chúng ta hơn cả Nhật Bản, Trung Quốc. Còn rất nhiều dẫn chứng để minh họa cho cái sự ngu dốt trầm trọng của bọn chúng. Và có lẽ vẫn còn rất nhiều người Việt ở cả trong và ngoài nước đang tự thủ dâm tinh thần mà không hay biết, mà công đầu chính là do bọn nhà báo.
 
Thế theo Việt thì "trí tuệ" Việtnam và tự hào dựa vào cái gì nếu không phải cái đó. Đ/s em không thấy có có mỗi cái giải robot bé tẹo ở Nhật mà ở nhà mình làm ầm ĩ, mấy cái giải Toán, Tin quốc tế...mình tự háo suốt. Mấy cái anh Thành đưa ở nhà là tự hào lăm rồi, có khi còn được sao đỏ, sao vàng ấy chứ ;)
 
Chết cười ,đọc bài đồng chí Châu cứ phải ngả mũ ra chào cụ Vũ , cụ Kiu với chị Vìu liên tục :). Tớ chỉ nghĩ thằng giỏi là thằng chẳng bao giờ thừa thời gian ngồi so sánh tự nhiên với xã hội ,mỗi ngành vươn tới những achievement khác nhau ,mọi sự so sánh đều khập khiễng ,phải không ạ .
 
Đồng chí Kiên, chứng tỏ khả năng đọc hiểu tiếng Việt và suy luận của đồng chí rất kém. Quan niệm ở Việt Nam là đa phần bọn dốt mới đi học xã hội, chứ không phải xã hội là ngành dành cho bọn dốt, đồng chí hiểu chưa ạ? Chứ đồng chí không thấy nhiều người học tự nhiên vẫn giỏi xã hội hơn ối thằng à, cái này khỏi phải dẫn chứng nhé (nhưng chắc chẳng có thằng mẹ nào học xã hội lại giỏi tự nhiên đâu nhỉ.) Đồng chí phát biểu được câu hay là mọi sự so sánh đều khập khiễng, mỗi tội nó lại chả liên quan gì ở đây cả. Lần sau xin đồng chí đọc kỹ lại giùm.

Chỉ có hợp cạ nhau về suy nghĩ mới chơi được với nhau, cũng chả trách đồng chí ở TL bao lâu mà vẫn không tiếp thu được gì là phải.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
cac bac co the tu hao tren cai giai robocon nhung em thi khong. Gia ma VN minh ko duoc giai, the gioi cha dua nao biet VN minh cung tham gia, nhu vay tot hon :(
Cai giai do no tuong tu nhu mot anh nha giau xuat it tien de lam cai giai tu thien cho khu nha o chuot ngay canh toa lau dai anh ta dang song i ma. Noi trang ra thi robocon la giai robo danh cho cac nuoc dang phat trien, robo dieu khien tu xa chu ko phai AI <= chuoi vat
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Việt đã viết:
robo dieu khien tu xa chu ko phai AI <= chuoi vat

đã gọi là robot thì không có người điểu khiển, nó chạy theo chương trình có sẵn, nếu mà điều khiển thì xa hay gần nó vẫn là cái máy.
 
Những người ấy được khen là vì họ làm ra những cái "mới" đối với Việt Nam mình. Với lại phần lớn những nghiên cúu của họ đều có một ứng dụng thiết thực. Nói chung đấy là việc động viên tinh thần cũng đáng quan tâm. Phải nói là mình đọc thấy nhiều đề tài cũng đáng khâm phục, vì hồi mài đũng quần ở ghế nhà trường chưa hề làm được một cái gì gần gần như thế. Riêng về chuyện TTVN thì đúng là ko phục chút nào hết :).
 
Đồng chí Châu , nếu đồng chí thấy câu mọi sự so sánh đều khập khiễng là hay ,thì còn đi so cái sự giỏi dốt làm gì ,nhỉ.

Còn về TL thì tớ cảm thấy không hợp cạ các bác trong đấy thì rõ rồi ,nhưng hợp cạ với tiếp thu thì lại là khác nhau chứ .Tiếp thu không có nghĩa là phải giống ,đúng không ạ :)
 
Back
Bên trên