Những băn khoăn của người học Toán

Trần Đức Anh
(huvm)

New Member
Ai học Toán cũng có vài điều băn khoăn. Tôi xin được đưa ra một vài điều đó :
1.Tại sao nhiều người Việt Nam khi học phổ thông rất giỏi Toán , nhưng sau này rất ít người theo toán, nhất là lý thuyết...
2. Người nước ngoài họ học Toán có 'trâu ' không , tại sao họ giỏi thế.
3. GIáo trình toán (phổ thông) của nước ngoài có nặng không ,sao nhiều người bảo bên nước ngoài học nhẹ lắm , không như ở Việt Nam .
4. Tầm quan trọng của Toán là thế nào (ở Việt Nam và thế giới nói chung )
tại sao SGK Toán của Việt Nam dành cho phổ thông lại tệ hại thế nhỉ,hầu như không có gì để học cả, trong khi các đề thi nước ngoài thì họ cho kiến thức rộng lắm, đâu có vừa nông vừa hẹp như của nước ta.
5. Phong trào toán của VIệt Nam và thế giới nói chung thế nào(phổ thông thôi). Làm thế nào để thúc đẩy phong trào học toán ?
Cứ nhìn tình hình học toán của Ams thì chán đời . Hình như trường Ams không biết học khoa học tự nhiên trong khi đó là kiến thức cần thiết để cho chúng ta xây dựng đất nước.Tiện thể nói luôn:nhìn Ams thì thấy rõ Ams chỉ coi trọng ngoại ngữ và du học, và bây giờ lại còn học theo lối sống của Tây nữa(lối sống hưởng thụ ), không phù hợp tình hình đất nước ta hiện nay: đang thiếu người làm KHKT, cả đất nước đang làm việc hết mình để có đất nước giàu đẹp. Nhưng trường Ams thì nằm ngoài cái dòng nước đó.
6. Nếu toán học được phát triển rộng rãi trên Việt Nam ,có giúp được gì cho đất nước không?
7.Nếu giả sử ta theo toán cả đời thì có thiệt thòi gì nhiều không? Có phải hi sinh gì nhiều không?
8. Nếu theo toán thì ta có thể làm được gì khác không,chẳng hạn như chơi ghi ta , hay soạn một bản nhạc , hay học karatedo và cả yêu đương nữa chứ...Ôi cái gì cũng hay thế này
9.Nhiều người nói là học Toán ở Việt Nam là không sáng tạo, luyện gà nòi.
Thế thì thế nào là không luyện gà nòi, thế nào là sáng tạo. Điều này hình như không được đề cập đến ở Việt Nam thì phải , hoặc có thì cũng chỉ nêu ra , không hề có phương pháp giải quyết gì cả.
+ Nếu học hành sáng tạo như trong Báo THTT (trong mục học sinh tìm tòi chẳng hạn ) thì có ổn không . Dù sao đó cũng chỉ là mở rộng bài toán chứ có gì khác đâu, nói chung nó dễ và không có gì mới mẻ cả.
10. Thế học hành sáng tạo ở nước ngoài là như thế nào, khác nhau cơ bản với giáo dục Toán học ở Việt Nam là gì? Sao không thấy các bậc tiền bối nói lại cho đàn em gì cả .Hay là tại mình không tìm hiểu.
11.Giả sử rằng bạn học giỏi toán (ở phổ thông), bạn muốn theo toán , muốn làm tiến sĩ chẳng hạn, thế thì phải có công trình .Mà nghe nói là phải có ít nhất 2 công trình ở tạp chí nào ý , mới được coi là nhà toán học chân chính
. Nghe cũng thấy hãi rồi , làm sao mình làm được những điều đó nhỉ, trong khi ở phổ thông ,sáng tác ra một bài toán mới đã là không thể , mở rộng bài toán đã là khả năng tối đa của người học sinh, thật là không hiểu nổi
+ cũng có ý kiến cho rằng sau này khi tiếp xúc với toán học hiện đại thì có nhiều vấn đề mở để giải quyết lắm không thiếu gì công trình để làm đâu.
12.Tôi rất tâm đắc với câu nói của thầy Khải đen :"Học toán là học cái tư tưởng chứ không phải nhăm nhe vào làm bài tập khó".
Thật sự không thấy ai dạy các tư tưởng toán học cả , hay ít nhất là giới thiệu cũng không (hiếm lắm).
13. Có nên chăng có những giờ dạy tư tưởng toán học , cũng như có giờ thảo luận về các quan điểm học toán. Cái này người thầy rất quan trọng.
(....) Còn nhiều nhiều lắm , khi nào tôi nhớ ra thì sẽ post tiếp.
Mong các bạn các anh các chị ,các bậc tiền bối ,và các em nữa thảo luận về điều này.Đó cũng là những điều tôi day dứt rất nhiều năm qua .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Đức Anh đã viết:
Người nước ngoài họ học Toán có 'trâu ' không , tại sao họ giỏi thế

Trâu lắm em ạ!! Mà bọn nó toàn học trước chương trình thôi. Bọn nó làm mấy bài tổ hợp khó nhăn răng từ hồi lớp 7 lớp 8, lên lớp 9 lớp 10 thì chơi hết cả mấy môn như giải tích hay đại số trừu tượng rồi, mà vẫn tưng tửng lấy 3,4 HCV :D. Nhưng mà vấn đề không phải là chuyện thông minh hay là gì khác. Những đồng chí kiểu như Ngô Đắc Tuấn hay Lê Hùng Việt Bảo mà có thầy tốt hướng dẫn, được học trước chương trình thì chắc cũng the same ( chắc cũng tầm 4 HCV :D )!! Mà bây giờ Việt Nam ta cũng có Ngô Bảo Châu lừng danh thiên hạ đấy thôi. Vấn đề vẫn là do giáo dục!
Ví dụ ở bậc phổ thông , chương trình Toán , kể cả chương trình chuyên của mình thì dở là hơi nặng về tính toán, hạn chế khả năng tiếp thu ý tưởng của học sinh!! Cứ bảo là chương trình Toán ở các nước là nhẹ nhưng thực ra nội dung chương trình Toán ở Việt Nam chỉ phức tạp hơn thôi. Chẳng hạn bọn học sinh nước ngoài nó học tích phân vi phân là nó học kèm luôn với các vấn đề thực tế trong dân số, kinh tế...,---> hiểu ngay bản chất vấn đề. Trong khi đó học sinh VN loay hoay mãi với những tích phân rất là phức tạp mà vẫn không hiểu nổi người ta phát minh ra tích phân để làm gì ( giỏi lắm là nghĩ đến tính diện tích hình thang cong ) !! Sau này nếu anh có tiếng nói chút thì chắc thể nào cũng có ý kiến về vấn đề này!! :p
 
Anh thì thấy các bài toán của VN thường có về mặt biến đổi hình dáng biểu thức, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài tập. Còn các bài toán anh đọc trong sách nước ngoài thì khó về mặt trìu tượng, đòi hỏi hs phải hình dung và hiểu bản chất của phần lý thuyết đang học.
Còn chương trình học cấp 3 thì lại bị trói quá chặt vào cái vòng ôn thi ĐH. Nhất là môn Toán, cần có sự bay bổng, sự vô tư, tự nhiên, thì lại bị gò ép vào mấy đề thi ĐH. Nhất định phải học thế này, bài này, phần này..... mất hết cả sự tự do tu duy của học sinh.
 
anh nghe được như thế này, câu nhận xét của các thầy giáo: "Đào Hải Long là một học sinh xuất xắc,còn Ngô Đắc Tuấn là 1 học sinh chưa từng có"

anh có nghe nói rằng: anh Ngô Đắc Tuấn có nói rằng"tại X có ít nhất là 10 đứa bằng hoặc hơn tao, tại các trường khác cũng có ít nhất là 10 đứa như vậy, tại ENS (nơi mà giải thưởng Filtre-ktra lại chính tả tên giải thưởng này-cao quý của nghành toán chiếm gần một nửa) thì có ít nhất 10 đứa hơn hẳn tao.....đến bao h tao mới bằng được chúng nó....."===>>> rất hâm mộ :) :) :)

Hôm nọ có xem 1 bộ phim về John Nash-"a beautiful mind...tiếng Pháp là Un homme d'exception"-phải nói là tuyệt vời, em xem phim đó sẽ thấy người làm Mathématique pure như thế nào.....và tầm quan trọng của nó thì ít nhất đã đc Jonh Nash chứng minh qua giải Nobel kinh tế.....hoặc nói cách khác thì nhưng người đoạt giải Nobel kinh tế đều có cái đầu rất to về Toán.....đại trí thức.

Đó là chưa có nhiều thông tin về người bạn khổng lồ bên cạnh ta tên là Đại Tàu, hay các cường quốc về toán học khác...etc...

Các câu hỏi của em rồi thì em sẽ tự giải đáp được thôi, điều quan trọng là nếu có đam mê thật về nó thì đi theo, vậy thôi :) :) :)


.....màu nào ước muốn...màu nào đầy vơi.....
:) :) :) ttl2t :) :) :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tran Trung đã viết:
anh nghe được như thế này, câu nhận xét của các thầy giáo: "Đào Hải Long là một học sinh xuất xắc,còn Ngô Đắc Tuấn là 1 học sinh chưa từng có"



Ngô Đắc Tuấn thì khủng khiếp rồi .Nghe thấy Nguyễn Minh Đức kể thì hồi trước khi anh ý học lớp 10 , thầy dạy cho anh ý 4 buổi về đạo hàm ,anh ý làm được luôn bài toán mà thầy Đức bỏ 10 năm không làm được :((
 
Úi, hỏi nhiều thế, từ từ nào...
Trần Đức Anh đã viết:
-Tại sao nhiều người Việt Nam khi học phổ thông rất giỏi Toán , nhưng sau này rất ít người theo toán, nhất là lý thuyết...
Cái này đơn giản là vì theo nghề toán không giàu đựơc, nhất là trong hoàn cảnh nước ta mấy chục năm vừa qua thì đủ ăn cũng đã là khó. Bây giờ có được cải thiện hơn nên số người theo nghề toán cũng đang tăng lên.
Trần Đức Anh đã viết:
- Người nước ngoài họ học Toán có 'trâu ' không , tại sao họ giỏi thế.
- GIáo trình toán (phổ thông) của nước ngoài có nặng không ,sao nhiều người bảo bên nước ngoài học nhẹ lắm , không như ở Việt Nam .
Nền toán học của một nước cũng giống như nền văn hóa vậy, muốn phát triển được cần phải có một thời gian dài với các điều kiện phát triển thuận lợi. Để trở thành một nhà toán học giỏi ngoài tư chất thiên phú ra còn cần phải đựoc tiếp xúc với văn hóa toán học từ sớm, có được sự chăm nom hướng dẫn phù hợp. Cái này phụ thuộc nhiều vào chuyện dạy và học toán như thế nào.

Hỏi là chương trình toán của bọn nước ngoài có nặng không à? câu trả lời là vừa có vừa không. Phương châm của chúng nó là:" người nào dốt đến mấy vẫn học được, mà giỏi đến mấy cũng vẫn có cái để học". Chương trình của bọn nó rất linh hoạt, dựa vào việc phân loại học sinh từ sớm. Như ở trường anh đang học thì hầu hết các sinh viên năm thứ nhất đều phải học giải tích (calculus), chia làm 5-6 bậc. Giáo trình viết khá đơn giản, không đi sâu vào chứng minh định lý mà chủ yếu đưa ra các bài toán cụ thể để học sinh có hứng thú làm bài. VD như phần Đạo hàm chẳng hạn. Như ở nhà mình là tương định nghĩa chính xác vào, sau đó giới thiệu công thức tính, rồi cho học sinh ngồi tính ầm ầm. Bọn nó thì bắt đầu từ các bài toán tính xấp xỉ độ dốc đường cong, vận tốc, đưa ra bảng số liệu bắt học sinh ngồi dùng máy tính tính xấp xỉ chán chê, sau đó giảng rất kĩ về ý nghĩa của đạo hàm, rồi hương dẫn tính theo công thức.Các bài tập đều là dữ liệu thật, như là sự biến đổi của thị trường chứng khoán New York trong vòng 20 năm qua hay theo dõi biến đổi số lượng của đàn ong tại nông trường XYZ (bài tập nào cũng có trích dẫn nguồn thông tin rõ ràng) Như vậy là học sinh nó hiểu rất rõ về ý nghĩa, ứng dụng của đạo hàm chứ không học thuộc lòng công thức tính, hiểu rằng trong cuộc sống người ta đang dùng cái này để làm gì.. Bọn nó khuyến khích dùng các loại phương tiện có thể trợ giúp như Maple, Matlab để tính các đạo hàm phức tạp. Như vậy là quan điểm dạy của chúng nó rõ ràng: học toán để đi học các thứ khác. Nhưng đó là chuyện của các đứa học dốt và trung bình. Với một thằng sinh viên có tư chất tốt, ham học toán thì sẽ được giáo sư để ý ngay và cho làm thêm bài tập khó hơn. Nếu nó phát triển tốt thì lên năm thứ 2 nó đã có thể chấm bài giúp giáo sư dạy năm thứ nhất, năm thứ 3 đã có thể tham gia các lớp dành cho nghiên cứu sinh, tốt nghiệp undergraduate khoảng 2-3 năm có thể là Ph.D rồi. Những đứa này thì nó học rất thoải mái, không hề bị gò bó, vẫn học vẫn chơi mà vẫn siêu giỏi. Cái lợi lớn nhất là lúc nào nó cũng có những thử thách vừa sức để vượt qua, trưởng thành rất nhanh, ngoài ra được tiếp xúc với môi trường toán chuyên nghiệp sớm, tham gia nghiên cứu sớm, về sau tiến rất xa.

Trần Đức Anh đã viết:
Tầm quan trọng của Toán là thế nào (ở Việt Nam và thế giới nói chung)
Toán học là khoa học nền tảng cho các khoa học khác phát triển. Có những khi người ta nghĩ rằng toán chỉ là một sản phẩm đẹp của tư duy con người mà thôi, nhưng khi khoa học càng phát triển thì càng có nhiều lý thuyết toán được ứng dụng và mang lại kết quả tốt đẹp không ngờ. Bây giờ thì không có ngành khoa học nào không cần các công cụ toán học cả. Lý hóa thì khỏi nói, Sinh học bây giờ cũng ứng dụng rất nhiều thống kê và thuật toán (có hẳn một ngành Bio Statistics đang phát triển rầm rộ). Kĩ thuật cao thì ứng dụng toán nhiều kinh khủng: các sinh viên ngành kĩ thuật điện hiểu về giải tích Fourrier nhiều hơn cả các giáo sư toán không phải chuyên ngành. Để làm cho con rôbot chuyển động được trơn tru cần rất nhiều luận án tiến sĩ trong ngành giải tích số và tối ưu, hay như để mã hóa và truyền tải sóng điên thoại di động cần tới một lý thuyết vào loại sâu sắc nhất của đại số trừu tượng là lý thuyêt trường hữu hạn. Khoa học xã hội cũng sử dụng toán rất nhiều, đặc biệt là các công cụ thống kê. Kinh tế thì khỏi nói, toàn nhà toán học được giải Nobel kinh tế. Xã hội càng phát triển thì càng cần nhiều người học toán giỏi và làm nghề toán, cả về lý thuyết lẫn ứng dụng.

Trần Đức Anh đã viết:
Nếu giả sử ta theo toán cả đời thì có thiệt thòi gì nhiều không? Có phải hi sinh gì nhiều không?
-Nếu theo toán thì ta có thể làm được gì khác không,chẳng hạn như chơi ghi ta , hay soạn một bản nhạc , hay học karatedo và cả yêu đương nữa chứ...Ôi cái gì cũng hay thế này
Làm toán đơn giản chỉ là một nghề trong muôn vàn nghề nghiệp khác của xã hội. Nghề nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Nhược điểm của nghề toán là thu nhập không cao, chẳng ai trở thành tỉ phú chỉ nhờ nghề làm toán cả. Nhưng nó lại đem tới cho con người những hứng thú đặc biệt, đó là cảm giác được làm chủ những ý tưởng đặc sắc, phức tạp nhất nhưng cũng đẹp đẽ nhất mà trí óc con người có thể sáng tạo ra. Làm toán không phải bon chen, lừa lọc, giá trị của người làm toán chỉ được khẳng đinh bằng tài năng của anh ta mà thôi, không có gì giả dối được, nên người làm toán chân chính luôn có được sự thanh thản nhất định. Cộng đồng người làm toán cũng là một xã hội thu nhỏ, có người cao thượng có kẻ xấu xa, có người tài hoa có ông ngớ ngẩn. Những quan niệm về người làm toán như là khô khan, kém văn hóa, kém giao tiếp... chỉ là những điều vớ vẩn. Nhà toán học vẫn làm thơ tình, vẫn viết văn, vẫn vẽ tranh chụp ảnh và chơi đàn một cách thiện nghệ, đâu có gì là mâu thuẫn, (nhiều người lấy vợ xinh lắm nhé ;), ở Viện Toán VN có một giáo sư là võ sư,...). Thậm chí, khả năng tư duy tốt còn giúp ích rất nhiều trong việc cảm thụ các giá trị văn hóa nữa chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chắc bác Trung béo định nói đến giải thưởng Fields ;)

Trần Đức Anh đã viết:
Nếu theo toán thì ta có thể làm được gì khác không,chẳng hạn như chơi ghi ta , hay soạn một bản nhạc , hay học karatedo và cả yêu đương nữa chứ...Ôi cái gì cũng hay thế này

Được chứ, nhất là chuyện yêu đương. Đừng có xử sự " toán học " quá là được :D. Ví dụ như nói chuyện thì đừng có tương mấy câu kiểu logic vào, con gái nó có tư duy nhầm lẫn gì thì cũng đừng có mà vặn vẹo... Nó có hỏi là sở thích của anh là gì thì cũng nên bịa ra một cái chứ đừng có trả lời là " anh thích làm Toán " :)) ;). Nói đùa vậy thôi, ý của anh là trong giao tiếp với người khác, nhất là con gái thì tốt nhất đừng có tỏ thái độ Toán là nhất thế này nhất thế kia... một người say mê thể thao hay sưu tầm tem thì có thể thoải mái bảy tỏ niềm đam mê của mình chứ còn người say mê Toán thì không nên, và tốt nhất là giấu nó đi :)>-
Anh có mấy ông bạn khóa trên phát biểu rất hùng hồn : "Tao bỏ người yêu rồi, tại lúc tao đang học nó cứ rủ đi chơi" :-s :))

Như bác Linh cũng có nói là nhiều người làm Toán lấy vợ xinh ;), ví dụ điển hình là thầy Khoái, người mà thầy Đức hay mô tả là " cái thầy tròn tròn " :)) b-)
 
Ơ hay cái chú Dũng này, thích Toán có gì xấu đâu mà phải giấu nhỉ? Nếu ban gái chú thấy chú mồm nói không thích toán mà đâm đầu đi học Tổng hợp Toán thì chắc nó nghĩ một là chú bị dở hơi, hai là dốt quá không thi được vào mấy trường béo bở --> chú toi.
Miễn là chú đừng có bảo "anh yêu toán hơn yêu em" là được rồi :))
 
Tran Vinh Linh đã viết:
Ơ hay cái chú Dũng này, thích Toán có gì xấu đâu mà phải giấu nhỉ? Nếu ban gái chú thấy chú mồm nói không thích toán mà đâm đầu đi học Tổng hợp Toán thì chắc nó nghĩ một là chú bị dở hơi, hai là dốt quá không thi được vào mấy trường béo bở --> chú toi.
Miễn là chú đừng có bảo "anh yêu toán hơn yêu em" là được rồi :))

Thưa bác Linh, em nói là giấu đi chứ đâu có "mồm nói không thích Toán " :)). Ai lại đi phản bội chính mình thế chứ /:) [-x
Mà chú Đức Anh cứ như là David Hilbert vậy ( thực ra hơi ngược 1 chút ), đặt ra 20 câu hỏi thách thức các bậc tiền bối để định hướng cho việc nghiên cứu Toán học :D
 
Hì, xin lỗi Dũng anh nói hơi linh tinh, bỏ qua nhé :beerchug:
 
Đàn em đánh số lại câu hỏi rồi , mọi người có thể trả lời được rồi
 
Tran Vinh Linh đã viết:
Làm toán đơn giản chỉ là một nghề trong muôn vàn nghề nghiệp khác của xã hội. Nghề nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Nhược điểm của nghề toán là thu nhập không cao, chẳng ai trở thành tỉ phú chỉ nhờ nghề làm toán cả. Nhưng nó lại đem tới cho con người những hứng thú đặc biệt, đó là cảm giác được làm chủ những ý tưởng đặc sắc, phức tạp nhất nhưng cũng đẹp đẽ nhất mà trí óc con người có thể sáng tạo ra. Làm toán không phải bon chen, lừa lọc, giá trị của người làm toán chỉ được khẳng đinh bằng tài năng của anh ta mà thôi, không có gì giả dối được, nên người làm toán chân chính luôn có được sự thanh thản nhất định. Cộng đồng người làm toán cũng là một xã hội thu nhỏ, có người cao thượng có kẻ xấu xa, có người tài hoa có ông ngớ ngẩn. Những quan niệm về người làm toán như là khô khan, kém văn hóa, kém giao tiếp... chỉ là những điều vớ vẩn. Nhà toán học vẫn làm thơ tình, vẫn viết văn, vẫn vẽ tranh chụp ảnh và chơi đàn một cách thiện nghệ, đâu có gì là mâu thuẫn, (nhiều người lấy vợ xinh lắm nhé ;), ở Viện Toán VN có một giáo sư là võ sư,...). Thậm chí, khả năng tư duy tốt còn giúp ích rất nhiều trong việc cảm thụ các giá trị văn hóa nữa chứ.

Anh nói nghe không lọt tai gì cả.
-Đối với người học Toán thì toán là một nghề cực kì đặc biệt, cái mà những ai có khả năng học được mới cảm nhận được thôi.
-Nghề Toán nghèo: không đúng một tí nào đâu, nghề Toán giàu hay nghèo phụ thuộc vào cái tài năng của người đó thôi. Mà ai giỏi , mấy ai lại so đo xem nghề Toán giàu hay nghèo
- Anh không hiểu ý em nói rồi. Nếu vừa làm Toán , vừa làm thứ khác , nói chung chỉ là nhà Toán học tầm thường. Điều quan trọng là ta có thể làm được gì khác nhưng vẫn đảm bảo là Toán của ta vẫn phải ở mức độ xuất sắc.
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Mà chú Đức Anh cứ như là David Hilbert vậy ( thực ra hơi ngược 1 chút ), đặt ra 20 câu hỏi thách thức các bậc tiền bối để định hướng cho việc nghiên cứu Toán học :D

Anh cứ nói quá :)) , đó là những điều băn khoăn rất lớn đấy chứ.
Nếu mà những điều đó được trả lời sớm thì chắc chắn rằng học sinh Việt Nam sẽ học Toán giỏi lên nhiều , và bản thân em cũng rất muốn là một nhà Toán học giỏi... Phải giỏi hơn cả cậu em nữa chứ :D
Rõ ràng nếu có sự định hướng tốt trong học Toán , có thể giúp chúng ta học Toán tốt hơn ,và tiết kiệm nhiều thì giờ hơn nữa chứ
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Sau này nếu anh có tiếng nói chút thì chắc thể nào cũng có ý kiến về vấn đề này!! :p
Thế thì đến bao giờ, đến lúc đấy thì có khi tiếng nói của em đã có trọng lượng rồi :D
 
Sau khi post những bài trên và đọc lại , em thành thật xin lỗi vì có những lời nói hơi quá, mong các anh thứ lỗi và đừng để bụng. Thằng em thật sự vẫn chỉ là ngựa non háu đá thôi , mong các anh tiếp tục trao đổi
 
Lời kêu gọi:
Tôi mong muốn tất cả những ai yêu toán , ai có kinh nghiệm gì thì hãy trao đổi.
Tất cả vì một tương lai tươi sáng thôi. :D
 
Trần Đức Anh đã viết:
Sau khi post những bài trên và đọc lại , em thành thật xin lỗi vì có những lời nói hơi quá, mong các anh thứ lỗi và đừng để bụng. Thằng em thật sự vẫn chỉ là ngựa non háu đá thôi , mong các anh tiếp tục trao đổi
Cái tính này có khi nên giữ đấy, cần lắm đấy! Nhưng cần điềm tĩnh hơn, và ngầm hơn!
Trên kia có người học Toán mà dám cả gan nói rằng mấy chú kĩ sư điện mà lại hơn các ông GS không chuyên ngành về GT Fourier à? Kinh quá, thống kê ở đâu vậy, GS gì mà quái gở thế, đừng nói là GS rởm nhé! Mà hiểu ở đây là thế nào, cứ vận dụng trong vài trường hợp, tính toán bét nhè thì gào lên là hiểu à? Đừng hài hước thế chứ!
Trường mình các khóa trước nhiều anh chị giỏi lắm, có đủ tư cách để trả lời ĐA! Có thể các anh chị bận không vào (hiếm khi hoặc chẳng vào), hoặc với các câu hỏi của ĐA thì chưa chắc đã cần trả lời ngay, để tự tìm hiểu có khi là tốt nhất, hay nhất! Cứ bình tĩnh! Xây nhà phải xây từ móng chứ, tự mình hiểu mình là tốt nhất! Mơ ước là tốt nhưng đừng để trôi đi quá xa! Việc trước mắt chắc vẫn còn nhiều, cứ làm cho xong đã, cái gì đến sẽ đến! Thiên hạ đúng sai thế nào rồi tự mình cũng hiểu ra, tự mình cũng tìm được câu trả lời cho mình! Tương lai quá dài và quá xa, có điểm tựa gì thì mới nên nghĩ tiếp! Kéo mình về hiện tại cho thoải mái nhẹ nhàng! Chứ suy nghĩ thế này mãi cứ dồn dập như sóng đánh xa mãi những cái mà ta có thể làm được, có thể có được, có quyền có được, được trang bị để có được!
Đã hỏi một số điều về ĐA qua một số người, ĐA cứ yên tâm mà làm các việc hiện tại! Ngày hôm nay tốt chẳng cớ gì ta phải quá băn khoăn về ngày mai quá cả! Băn khoăn thế này cũng tùy vào hoàn cảnh và thời điểm! ĐA đang trong khoảng thời gian cần bình tâm, làm cho hết sức những việc cần làm trước mắt đã!
Chúc ĐA nhiều may mắn và sẽ dần dần tự giải đáp hết các băn khoăn hôm nay!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen minh cong đã viết:
Trên kia có người học Toán mà dám cả gan nói rằng mấy chú kĩ sư điện mà lại hơn các ông GS không chuyên ngành về GT Fourier à? Kinh quá, thống kê ở đâu vậy, GS gì mà quái gở thế, đừng nói là GS rởm nhé! Mà hiểu ở đây là thế nào, cứ vận dụng trong vài trường hợp, tính toán bét nhè thì gào lên là hiểu à? Đừng hài hước thế chứ!
Bạn nên đọc kĩ lại những gì mình nói rồi hãy đưa ra nhận định chứ. Mình nói là "các sinh viên ngành kĩ thuật điện hiểu về giải tích Fourrier nhiều hơn cả các giáo sư toán không phải chuyên ngành". Cái từ "kĩ thuật điện" do mình dịch nôm na ra thôi, thực ra nó là Electrical Engineering (EE), gần với ngành điện tử viễn thông theo cách gọi ở VN. Ngành này chủ yếu làm các vấn đề điện tử như thiết kế chip chẳng hạn, có sử dụng rất nhiều giải tích Fourrier. Mình có được xem giáo trình giải tích Fourrier của ngành này và thấy họ học rất sâu, không chỉ dừng ở mức vận dụng đâu. Có nhiều công trình toán do EE làm lắm, vì đó là những vấn đề họ gặp trong thực tế, được nghiên cứu rất cẩn thận. Những gì mà một sinh viên EE hiểu về giải tích Fourrier chắc chắn phải nhiều hơn một ông giáo sư toán nhưng làm về đại số giao hoán chẳng hạn, vì họ học sâu và nghiên cứu nó, có gì lạ đâu?
 
Tran Vinh Linh đã viết:
Nguyen minh cong đã viết:
Trên kia có người học Toán mà dám cả gan nói rằng mấy chú kĩ sư điện mà lại hơn các ông GS không chuyên ngành về GT Fourier à? Kinh quá, thống kê ở đâu vậy, GS gì mà quái gở thế, đừng nói là GS rởm nhé! Mà hiểu ở đây là thế nào, cứ vận dụng trong vài trường hợp, tính toán bét nhè thì gào lên là hiểu à? Đừng hài hước thế chứ!
Bạn nên đọc kĩ lại những gì mình nói rồi hãy đưa ra nhận định chứ. Mình nói là "các sinh viên ngành kĩ thuật điện hiểu về giải tích Fourrier nhiều hơn cả các giáo sư toán không phải chuyên ngành". Cái từ "kĩ thuật điện" do mình dịch nôm na ra thôi, thực ra nó là Electrical Engineering (EE), gần với ngành điện tử viễn thông theo cách gọi ở VN. Ngành này chủ yếu làm các vấn đề điện tử như thiết kế chip chẳng hạn, có sử dụng rất nhiều giải tích Fourrier. Mình có được xem giáo trình giải tích Fourrier của ngành này và thấy họ học rất sâu, không chỉ dừng ở mức vận dụng đâu. Có nhiều công trình toán do EE làm lắm, vì đó là những vấn đề họ gặp trong thực tế, được nghiên cứu rất cẩn thận. Những gì mà một sinh viên EE hiểu về giải tích Fourrier chắc chắn phải nhiều hơn một ông giáo sư toán nhưng làm về đại số giao hoán chẳng hạn, vì họ học sâu và nghiên cứu nó, có gì lạ đâu?
Ôi trời! Tôi hỏi bạn một câu thôi nhé! Bạn học Toán ứng dụng hả? Chứ người học Toán mà định nghĩa về "hiểu Toán" như bạn thì ôi thôi không có bình luận gì cả, không còn gì để bàn với tán cả!!! Các ông GS các ngành đại số như bạn nói ý, về chuyện "hiểu Toán", cụ thể ở đây là GT Fourier, theo tôi là hơn mấy anh chàng bạn mang ra làm ví dụ đấy! Có lẽ cái "hiểu Toán" của tôi và của bạn nó khác nhau xa qua! Bạn còn băn khoăn, lo nghĩ gì nữa không? Mà bạn làm cái giề mà nóng nảy thế, dám trách móc tôi không đọc kĩ bài bạn! Híc, bài của bạn nhiều thông tin lắm 0:) , tôi đọc kĩ đấy chứ, phần nóng nảy không kĩ thì nhường lại cho bạn vậy! Mà bạn đem mấy cái ngành kia ra để làm cái gì thế? Chẳng nhẽ mọi người không hiểu tôi định nói cái gì à? Bắt chiếc Ngọc Khuê phát nào: lạ lắm, ngại lắm! :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Đức Anh đã viết:
-Đối với người học Toán thì toán là một nghề cực kì đặc biệt, cái mà những ai có khả năng học được mới cảm nhận được thôi.

Nghề nào cũng vậy thôi, ai phải trong nghề mới cảm nhận được. Có lẽ vì số lượng người làm nghề toán không nhiều nên mọi người ít biết là có cái nghề như vậy. Đa số mọi người nghĩ học toán ra chỉ có nước đi dạy.

Trần Đức Anh đã viết:
-Nghề Toán nghèo: không đúng một tí nào đâu, nghề Toán giàu hay nghèo phụ thuộc vào cái tài năng của người đó thôi. Mà ai giỏi , mấy ai lại so đo xem nghề Toán giàu hay nghèo

Nghề toán nói là nghèo thì cũng không chính xác lắm, nói là không làm giàu được thì đúng hơn. Một ông giáo sư toán giỏi thường không có nhiều tiền bằng một ông làm kinh doanh giỏi, đúng không nào? Như ở các nước phát triển thì đúng là người ta không so đo làm gì, vì họ có đủ để sống thoải mái, nhưng ở nước mình đang còn nghèo lắm, không thể không so đo được, chẳng ai ngồi hít khí trời mà làm toán được đâu. Khi nào em lớn lên phải lo chuyện kinh tế thì em sẽ hiểu.

Trần Đức Anh đã viết:
- Anh không hiểu ý em nói rồi. Nếu vừa làm Toán , vừa làm thứ khác , nói chung chỉ là nhà Toán học tầm thường. Điều quan trọng là ta có thể làm được gì khác nhưng vẫn đảm bảo là Toán của ta vẫn phải ở mức độ xuất sắc.

Nếu anh không nhầm thì những điều em hỏi là những nhu cầu bình thường của một con người, là những vốn văn hóa cơ bản mà một người nên có. Không lẽ một nhà toán học xuất sắc không thể hiểu gì về hội họa, không thể biết chơi một loại nhạc cụ hay sao? tất nhiên là ở trình độ vừa phải thôi, không mở triển lãm riêng hoặc biểu diễn trong dàn nhạc giao hưởng được. Một người không thể làm toán 24/24 giờ được, không thể trong đầu lúc nào cũng chỉ có toán được, thế thì không bình thường chút nào. Phải có quan hệ xã hội, hiểu biết về văn hóa, con người mới sống cân bằng và làm việc tốt được chứ. Không nên tuyệt đối hóa mọi thứ em ạ.
 
Back
Bên trên