Đã từ lâu, chúng ta được thưởng thức mức tăng trưởng ngoạn mục của nền kinh tế nước nhà (khoảng 8%/năm trong suốt một thời gian dài), GDP cứ 10 năm tăng 2 lần. Thực sự thì chúng ta cảm nhận được sự thay da đổi thịt của nền kinh tế, nhưng chúng ta không hề cảm nhận được một sự chuyển mình vượt bậc của nền kinh tế và nghèo vẫn cứ hoàn nghèo.
Có một điều mình thắc mắc thế này: liệu những con số về tăng trưởng trung thực đến mức nào? Vì nếu chúng ta nhìn vào Châu Âu sau thế chiến thứ 2 - là những nền kinh tế đổ nát, thì chẳng bao lâu sau - chừng 15 năm, nền kinh tế Châu Âu đã thực sự hưng thịnh trở lại.
Nếu nhìn gần hơn nữa, nước Nga sau khi LX sụp đổ, mỗi năm GDP giảm 30-40% và chỉ bắt đầu khởi sắc kể từ năm 1998. Thế mà đến bây giờ, mức lương trung bình của sinh viên ra trường tại Moscow đã là 1000$/tháng, trong khi đó ở HN là 100$/tháng - tức kém những 10 lần. Nếu ngoảnh lại 10 năm về trước, năm 1995 - mức thu nhập của sinh viên ra trường tại Moscow chỉ 200-300$, va lúc đó ở HN là không dưới 50$ - tức sự chênh lệch chỉ khoảng 5 lần gì đó. Điều đó cho thấy là trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của VN chỉ bằng 1/2 của Nga. Nhưng tại sao các báo cáo về tốc độ tăng trưởng của VN lại cao hơn Nga nhiều lần?
Nếu không nhìn vào nước Nga, vì Nga là một nước lớn và rất giàu về tài nguyên môi trường, đặc biệt là dầu mỏ, thì Ucraina có thể là một ví dụ. Mức sống của người dân Ucraina trong 5 năm trở lại đây tăng rõ rệt. Nếu như 5 năm trước, mức thu nhập của công nhân ở Ucraina ở các khu công nghiệp xa thủ đô là vào khoảng 50-70$/tháng, thì nay mức thu nhập đấy đã lên đến 100-200$/tháng, trong khi đó ở VN trong thời gian vừa rồi, mức thu nhập vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, hoặc tăng không đáng kể.
Vậy sự thật nằm ở đâu?
Sự thật là nền kinh tế VN đang phát triển thiếu tính chất bền vững một cách nguy hiểm, nếu không nói là đáng báo động. Có một số điểm yếu thấy rõ nhất như sau
1. Hệ thống ngân hàng yếu kém
Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh, hai khía cạnh nổi bật nhất là: số lượng nợ khó đòi là quá cao, thường xuyên cần đến sự can thiệp của Nhà nước thông qua việc khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ; một số lượng tiền lớn buộc phải gửi ngân hàng nước ngoài trong khi bản thân nền kinh tế VN rất khát vốn;
2. Nền tài chính yếu ớt
Gần đây ở VN xuất hiện rất nhiều người giàu có, và gây cảm giác như người VN chúng ta đã có khả năng tự đầu tư vào các dự án tầm cỡ. Sự thật thì lại không phải vậy. Phần lớn người VN là giàu trên giấy tờ, chứ không thực sự mạnh về tài chính. Kể cả người được coi là giàu nhất VN hiện nay như ông Đào Ngọc Tuyển, theo đồn thổi thì có đến những 4,6 tỷ USD. Nhưng một người có đền gần 5 tỷ USD mà thu nhập từ kinh doanh Tuần Châu không thể đạt được 10 triệu USD/tháng (tức chỉ có 0,2% tổng số vốn) thì quả là điều đáng e ngại. 10 triệu USd/tháng ở đây cũng là có phóng đại lên một chút, chứ thực tế có lẽ chỉ được 1/5-1/10 gì đấy. Vậy, theo các công thức tài chính của Phương Tây thì giá trị tài sản của ông Tuyển chỉ khoảng 100-200 triệu USD, mà giá trị này là thực hơn tất cả. Cũng tương tự như vậy, các ông chủ khác giá trị tài sản cũng phải giảm đi 40-50 lần theo cách họ tính toán.
Khi mà trong các quán nước người ta khoác lác với nhau rằng người này người kia có mấy tỷ mấy tỷ, nhưng khi bàn đến chuyện làm ăn đầu tư nghiêm chỉnh, động đến con số 100.000$ là thấy phần lớn tịt ngòi. Bởi vì sao? Đơn giản là họ làm gì có từng đấy tiền, mà tiền họ vẽ ra từ các khoản bất động sản khác nhau. Mà bất động sản phần lớn là đất, chứ không phải nhà - không cho thuê được, không canh tác được. Quả thực, ở VN có được số vốn 100.000$ không phải là dễ, vì mỗi một gia đình thu nhập khoảng 10 triệu VND/tháng là vào loại khá rồi (tất nhiên so với giới chủ thì vào loại xoàng), mà với mức thu nhập như thế để có được 100.000$ đòi hỏi phải mất 200 tháng lao động, tức khoảng 17 năm. Những gia đình như thế để có tiền thường là đầu tư bất động sản, mua những mảnh đất xa xa với giá bèo rồi chờ thời cơ lên giá rồi bán. Mà giá cả đôi lúc lên rất ngất ngưởng, nhờ đó mới có được những con số tiền tỷ VND. Những con số này là không thực, chẳng nhẽ sau 5 năm, mức sống hay mức thu nhập của người dân đã tăng mấy chục lần?
Loại trừ một bộ phận nhỏ có thu nhập thật (quan chức và giới buôn lậu, hay các đại gia), thì phần lớn là không có thu nhập đáng kể - tiền trong bất động sản chỉ là sự chuyển nhượng từ người này qua người kia (mua bán lòng vòng), còn số tiền thực đổ vào đầu tư bất động sản là không đáng kể (so với tổng giao dịch bất động sản), và nó được ngốn vào các khoản mua sắm đồ đạc, xe cộ và cả xây sửa nhà nữa. Nghĩa là khi tất cả mọi người cần tiền để đầu tư thì cũng chả còn tiền đâu nữa, vì tiền đã tiêu gần hết rồi!
Qua đó mới thấy được, và hiểu được, vì sao mọi người chỉ đua nhau đi mua đất, mua nhà, chứ không ai kinh doanh chúng cả - như xây rồi cho thuê hay kinh doanh - số này rất ít. Chúng ta có thể thấy công ty này công ty kia tranh nhau lấy đất, rồi lại chia lô bán chứ không xây rồi bán - vì lấy đâu ra tiền để xây? Và mới đây nhất là phong trào làm resorts - chúng ta chỉ thấy một lô các resorts ma, người ta tranh nhau lấy đất, chứ kô có tiền đầu tư, chủ yếu là găm đấy chờ thời. Không vì thế mà những resorts thực sự phần đa lại không phải của người VN, mà là của nước ngoài hoặc Việt Kiều.
Sự yếu kém về tài chính có thể được nhìn nhận qua việc đầu tư yếu ớt trong kinh doanh. Phần lớn kinh doanh ở VN mang tính chụp giật, không có đầu tư nghiêm túc. (Việc chúng ta làm ăn chụp giật, nguyên nhân chính vẫn là do thiếu vốn)
3. Lợi nhuận kinh doanh thấp
Mình dùng từ "lợi nhuận" ở đây có lẽ là chưa đúng lắm, nhưng nói thế thì dễ hiểu hơn. Lợi nhuận trong kinh doanh của các doanh nghiệp VN có thể được coi là vào loại siêu thấp, đôi lúc chỉ cần có 10% người ta cũng sẵn sàng lao vào làm. Đây là điều đáng báo động. Nếu như lợi nhuận một năm không đạt được 20%/năm thì có thể coi là kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao.
Vì sao lại nguy hiểm? Nguy hiểm ở chỗ là với mức lợi nhuận thấp, chỉ cần một sự biến động về giá, thị trường cũng có thể đẩy anh đến chỗ thua lỗ va cả khả năng phá sản. Lợi nhuận thấp, không cho phép chúng ta có nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào ngành kinh doanh để tiếp tục thu lợi nhuận.
Nguyên nhân của lợi nhuận kinh doanh thấp có lẽ vì trong kinh doanh các doanh nghiệp chúng ta không chịu khó đầu tư: đầu tư vào thương hiệu, quảng cáo, vào công nghệ, vào kênh phân phối v.v. và v.v..
4. Nạn thất nghiệp quá cao
Mặc dù các con số về nạn thất nghiệp (unemployment) của VN đưa ra khá thấp (không rõ là bao nhiêu, nhưng chưa bao giờ là điều báo động cả, tức chỉ khoảng 10% gì đấy). Nhưng nếu chúng ta coi người có thu nhập thấp, không đủ nuôi bản thân và gia đình cũng là thất nghiệp nữa (cái này gọi là hidden unemployment - tức là có việc để làm, nhưng nó kô xứng đáng được coi là công việc), thì con số thất nghiệp sẽ phải là con số 20-30% - tức là nhiều khủng khiếp. Nếu ai đó đã sống ở nước ngoài rồi về VN thì sẽ cảm nhận được ngay là xã hội VN đến giờ vẫn "đói" đến mức độ nào - người ta vẫn cứ tranh giành nhau từng đồng một, mặc dù có văn minh hơn thời kỳ bao cấp. Cạnh tranh là tốt, nhưng khi các basic instincts của người ta chưa được đáp ứng, thì khó lòng có được một sự cạnh tranh lành mạnh.
Với những tiềm ẩn về kinh tế nêu trên, chưa nói đến các vấn đề chính trị - xã hội, thì nền kinh tế VN đang cố rán sức chạy hết công suất có thể, sự tăng trưởng kinh tế thực sự nhờ FDI đến 99%, thiếu nó nền kinh tế không thể phát triển được.
Vậy đâu là lời giải cho sự bế tắc này? (nếu có FDI thì không có gì là bế tắc, nhưng nếu thiếu nó thì vô lối) Liệu có một cải cách kỳ diệu nào đấy có thể thay đổi được tình thế để cho phép VN có một sự nhảy vọt trong nền kinh tế (về chất)?
Có một điều mình thắc mắc thế này: liệu những con số về tăng trưởng trung thực đến mức nào? Vì nếu chúng ta nhìn vào Châu Âu sau thế chiến thứ 2 - là những nền kinh tế đổ nát, thì chẳng bao lâu sau - chừng 15 năm, nền kinh tế Châu Âu đã thực sự hưng thịnh trở lại.
Nếu nhìn gần hơn nữa, nước Nga sau khi LX sụp đổ, mỗi năm GDP giảm 30-40% và chỉ bắt đầu khởi sắc kể từ năm 1998. Thế mà đến bây giờ, mức lương trung bình của sinh viên ra trường tại Moscow đã là 1000$/tháng, trong khi đó ở HN là 100$/tháng - tức kém những 10 lần. Nếu ngoảnh lại 10 năm về trước, năm 1995 - mức thu nhập của sinh viên ra trường tại Moscow chỉ 200-300$, va lúc đó ở HN là không dưới 50$ - tức sự chênh lệch chỉ khoảng 5 lần gì đó. Điều đó cho thấy là trong 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của VN chỉ bằng 1/2 của Nga. Nhưng tại sao các báo cáo về tốc độ tăng trưởng của VN lại cao hơn Nga nhiều lần?
Nếu không nhìn vào nước Nga, vì Nga là một nước lớn và rất giàu về tài nguyên môi trường, đặc biệt là dầu mỏ, thì Ucraina có thể là một ví dụ. Mức sống của người dân Ucraina trong 5 năm trở lại đây tăng rõ rệt. Nếu như 5 năm trước, mức thu nhập của công nhân ở Ucraina ở các khu công nghiệp xa thủ đô là vào khoảng 50-70$/tháng, thì nay mức thu nhập đấy đã lên đến 100-200$/tháng, trong khi đó ở VN trong thời gian vừa rồi, mức thu nhập vẫn chỉ dậm chân tại chỗ, hoặc tăng không đáng kể.
Vậy sự thật nằm ở đâu?
Sự thật là nền kinh tế VN đang phát triển thiếu tính chất bền vững một cách nguy hiểm, nếu không nói là đáng báo động. Có một số điểm yếu thấy rõ nhất như sau
1. Hệ thống ngân hàng yếu kém
Nó được thể hiện ở nhiều khía cạnh, hai khía cạnh nổi bật nhất là: số lượng nợ khó đòi là quá cao, thường xuyên cần đến sự can thiệp của Nhà nước thông qua việc khoanh nợ, giãn nợ và xóa nợ; một số lượng tiền lớn buộc phải gửi ngân hàng nước ngoài trong khi bản thân nền kinh tế VN rất khát vốn;
2. Nền tài chính yếu ớt
Gần đây ở VN xuất hiện rất nhiều người giàu có, và gây cảm giác như người VN chúng ta đã có khả năng tự đầu tư vào các dự án tầm cỡ. Sự thật thì lại không phải vậy. Phần lớn người VN là giàu trên giấy tờ, chứ không thực sự mạnh về tài chính. Kể cả người được coi là giàu nhất VN hiện nay như ông Đào Ngọc Tuyển, theo đồn thổi thì có đến những 4,6 tỷ USD. Nhưng một người có đền gần 5 tỷ USD mà thu nhập từ kinh doanh Tuần Châu không thể đạt được 10 triệu USD/tháng (tức chỉ có 0,2% tổng số vốn) thì quả là điều đáng e ngại. 10 triệu USd/tháng ở đây cũng là có phóng đại lên một chút, chứ thực tế có lẽ chỉ được 1/5-1/10 gì đấy. Vậy, theo các công thức tài chính của Phương Tây thì giá trị tài sản của ông Tuyển chỉ khoảng 100-200 triệu USD, mà giá trị này là thực hơn tất cả. Cũng tương tự như vậy, các ông chủ khác giá trị tài sản cũng phải giảm đi 40-50 lần theo cách họ tính toán.
Khi mà trong các quán nước người ta khoác lác với nhau rằng người này người kia có mấy tỷ mấy tỷ, nhưng khi bàn đến chuyện làm ăn đầu tư nghiêm chỉnh, động đến con số 100.000$ là thấy phần lớn tịt ngòi. Bởi vì sao? Đơn giản là họ làm gì có từng đấy tiền, mà tiền họ vẽ ra từ các khoản bất động sản khác nhau. Mà bất động sản phần lớn là đất, chứ không phải nhà - không cho thuê được, không canh tác được. Quả thực, ở VN có được số vốn 100.000$ không phải là dễ, vì mỗi một gia đình thu nhập khoảng 10 triệu VND/tháng là vào loại khá rồi (tất nhiên so với giới chủ thì vào loại xoàng), mà với mức thu nhập như thế để có được 100.000$ đòi hỏi phải mất 200 tháng lao động, tức khoảng 17 năm. Những gia đình như thế để có tiền thường là đầu tư bất động sản, mua những mảnh đất xa xa với giá bèo rồi chờ thời cơ lên giá rồi bán. Mà giá cả đôi lúc lên rất ngất ngưởng, nhờ đó mới có được những con số tiền tỷ VND. Những con số này là không thực, chẳng nhẽ sau 5 năm, mức sống hay mức thu nhập của người dân đã tăng mấy chục lần?
Loại trừ một bộ phận nhỏ có thu nhập thật (quan chức và giới buôn lậu, hay các đại gia), thì phần lớn là không có thu nhập đáng kể - tiền trong bất động sản chỉ là sự chuyển nhượng từ người này qua người kia (mua bán lòng vòng), còn số tiền thực đổ vào đầu tư bất động sản là không đáng kể (so với tổng giao dịch bất động sản), và nó được ngốn vào các khoản mua sắm đồ đạc, xe cộ và cả xây sửa nhà nữa. Nghĩa là khi tất cả mọi người cần tiền để đầu tư thì cũng chả còn tiền đâu nữa, vì tiền đã tiêu gần hết rồi!
Qua đó mới thấy được, và hiểu được, vì sao mọi người chỉ đua nhau đi mua đất, mua nhà, chứ không ai kinh doanh chúng cả - như xây rồi cho thuê hay kinh doanh - số này rất ít. Chúng ta có thể thấy công ty này công ty kia tranh nhau lấy đất, rồi lại chia lô bán chứ không xây rồi bán - vì lấy đâu ra tiền để xây? Và mới đây nhất là phong trào làm resorts - chúng ta chỉ thấy một lô các resorts ma, người ta tranh nhau lấy đất, chứ kô có tiền đầu tư, chủ yếu là găm đấy chờ thời. Không vì thế mà những resorts thực sự phần đa lại không phải của người VN, mà là của nước ngoài hoặc Việt Kiều.
Sự yếu kém về tài chính có thể được nhìn nhận qua việc đầu tư yếu ớt trong kinh doanh. Phần lớn kinh doanh ở VN mang tính chụp giật, không có đầu tư nghiêm túc. (Việc chúng ta làm ăn chụp giật, nguyên nhân chính vẫn là do thiếu vốn)
3. Lợi nhuận kinh doanh thấp
Mình dùng từ "lợi nhuận" ở đây có lẽ là chưa đúng lắm, nhưng nói thế thì dễ hiểu hơn. Lợi nhuận trong kinh doanh của các doanh nghiệp VN có thể được coi là vào loại siêu thấp, đôi lúc chỉ cần có 10% người ta cũng sẵn sàng lao vào làm. Đây là điều đáng báo động. Nếu như lợi nhuận một năm không đạt được 20%/năm thì có thể coi là kinh doanh tiềm ẩn rủi ro cao.
Vì sao lại nguy hiểm? Nguy hiểm ở chỗ là với mức lợi nhuận thấp, chỉ cần một sự biến động về giá, thị trường cũng có thể đẩy anh đến chỗ thua lỗ va cả khả năng phá sản. Lợi nhuận thấp, không cho phép chúng ta có nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào ngành kinh doanh để tiếp tục thu lợi nhuận.
Nguyên nhân của lợi nhuận kinh doanh thấp có lẽ vì trong kinh doanh các doanh nghiệp chúng ta không chịu khó đầu tư: đầu tư vào thương hiệu, quảng cáo, vào công nghệ, vào kênh phân phối v.v. và v.v..
4. Nạn thất nghiệp quá cao
Mặc dù các con số về nạn thất nghiệp (unemployment) của VN đưa ra khá thấp (không rõ là bao nhiêu, nhưng chưa bao giờ là điều báo động cả, tức chỉ khoảng 10% gì đấy). Nhưng nếu chúng ta coi người có thu nhập thấp, không đủ nuôi bản thân và gia đình cũng là thất nghiệp nữa (cái này gọi là hidden unemployment - tức là có việc để làm, nhưng nó kô xứng đáng được coi là công việc), thì con số thất nghiệp sẽ phải là con số 20-30% - tức là nhiều khủng khiếp. Nếu ai đó đã sống ở nước ngoài rồi về VN thì sẽ cảm nhận được ngay là xã hội VN đến giờ vẫn "đói" đến mức độ nào - người ta vẫn cứ tranh giành nhau từng đồng một, mặc dù có văn minh hơn thời kỳ bao cấp. Cạnh tranh là tốt, nhưng khi các basic instincts của người ta chưa được đáp ứng, thì khó lòng có được một sự cạnh tranh lành mạnh.
Với những tiềm ẩn về kinh tế nêu trên, chưa nói đến các vấn đề chính trị - xã hội, thì nền kinh tế VN đang cố rán sức chạy hết công suất có thể, sự tăng trưởng kinh tế thực sự nhờ FDI đến 99%, thiếu nó nền kinh tế không thể phát triển được.
Vậy đâu là lời giải cho sự bế tắc này? (nếu có FDI thì không có gì là bế tắc, nhưng nếu thiếu nó thì vô lối) Liệu có một cải cách kỳ diệu nào đấy có thể thay đổi được tình thế để cho phép VN có một sự nhảy vọt trong nền kinh tế (về chất)?