nhạc cổ điển

Hồi trước tôi post thì ko ai thèm xem qua. Các bạn gửi file midi lên nhé.
 
Còn mấy bài hay của Chopin các bạn có thể tìm nghe ( ko hiểu sao không được gửi files nữa ) : nocturne op.9 ( 1,2 ), prelude op.28 ( 4,15,20 )
 
to Tú: post lời nhanh nhé ....cố gắng pls! ;)
Chưa có lời bản này đúng là hơi bức xúc thật, vì nghe nhạc hay quá( tớ cũng rất chú ý đến phức điệu của Bach dù có thể là không hiểu hết)
Hiện tớ thích nhất no.35........

To SayoriV: nghe midi không khoái lắm....
Nocturnes của Chopin :
- Các bản nocturnes của Chopin thường theo thể
A-B-A đơn giản. Phần A với phong cách belcalto kỳ ảo, trong khi phần B gây cảm xúc mạnh mẽ, đột ngột với sụ phong phú , độc đáo về cách hòa âm.

-Nổi tiếng nhất là OP 9-2 , nó gợi lên một cuộc triển lãm tranh ở Paris của tầng lớp quý tộc..
- Tớ khoái nhất bản NOcturnes op 27-1, thể hiện cảm xúc đau thương bi kịch, thậm chí vô vọng , nó được viết khi Chopin biết rằng ông mắc chứng lao phổi
 
nguyễn thị hằng nga đã viết:
ok làm nóng lại đi!tớ nghĩ về tiểu sử thì ai cũng biết rồi!
nói sâu về từng tác phẩm của beethoveen nhé!

về bản moonlight sonata đi!
có rất nhiều giả thiết quanh tiểu sử của bản sonata này
vd:
Chương 1: Beeth viết dành tặng một cô gái ông yêu ( đơn phương)
=> âm hưởng: vẻ cô đơn, lạnh lẽo của ánh trăng
Chương 3: Beeth viết trong một lần ông vô tình vào thăm nhà một cô gái nghèo
Lúc này ánh trăng đã tràn ngập, mọi vật nhảy múa trong ánh trăng...
không có giả thuyết nào về cái moonlight sonata này cả. hầu như ai nghe Beethoven và chú ý tới cái sonata này đều biết những điều sau:
1. tên mà Beethoven đặt cho bản sonata này là: Piano Sonata No. 14 in C sharp minor "Quasi una fantasia" (tiếng ý = like a fantasy.)
2. Moonlight Sonata không phải là tên mà Beethoven nghĩ ra. Ludwig Rellstab, một nhà thơ người (Phổ thì phải) nghe bản này và nhận xét là nó làm cho ông ấy liên tưởng tới anh trăng trên mặt hồ Lucerne (một hồ nổi tiếng ở Thụy Sĩ.) Những người nghe khác, hoặc là vì đồng tình với Rellstab, hoặc là vì thích cái sự thi vị hóa của cái tên Moonlight Sonata mà đặt cho nó cái tên đây.
3. Beethoven viết bản này để tặng cho nữ bá tước Giulietta Guicciardi, không có chuyện là ông ấy đi thăm nhà em nào nghèo cả :mrgreen:

mà các cô các chú bây giờ có cái kiểu viết tên tắt đọc buồn cười nhỉ. thằng Beckham các cô các chú gọi là Beck thì anh còn hiểu được, cho nó thân thiện tình tứ... chứ Beethoven mà có gọi là Beeth thì anh đến chịu cô. tên nghe cứ như là củ cải, chẳng ra cái thể thống gì cả. giống kiểu cô gọi Mozart là Moz, Chopin là Chop ý [-(
 
Hoàng Long => Ho Lo => Ho Lao =))
Cái truyện ấy người ta vẫn lôi ra để dạy "thế hệ trẻ" VN đấy ạ...
Còn về nhạc thì không dám lạm bàn,nghe thôi.
 
Em nhầm :không phải "cô gái nghèo" mà là "cô gái mù" :p
Giả thiết này em đưa ra là đọc từ các forum thôi........( đã nói là giả thiết mà)


Buổi tối nọ khi đi dạo ở một vùng đồng quê, Beethoven chợt đi ngang qua một ngôi nhà tồi tàn nơi phát ra âm thanh một trong những bản sonate của ông. Cửa sổ đang mở. Ông dừng lại, lắng nghe. Bản nhạc được chơi một cách vụng về, thế nhưng ông cảm nhận có một tâm hồn đang rung động. Bỗng nhiên ông nghe tiếng kêu lên của một cô gái trẻ:
"Ôi, phải chi chị nghe được một nghệ sĩ chơi bản này..."
Ông bước vào, và nhìn thấy một cô gái trẻ ngồi trước đàn piano. Một cậu thiếu niên, em cô gái, đang ngồi bên cạnh.
"Tôi ở ngoài đường và đã nghe được cô nói. Cô có vui lòng để tôi chơi đàn không?" nhạc sĩ hỏi nhưng không tự xưng danh tánh.
"Rất sẵn lòng, thưa ngài" cậu trai trẻ trả lời. "Nhưng cây đàn của chúng tôi không tốt lắm, và chúng tôi cũng không có bản nhạc của bản sonate này"
"Không có bản nhạc ư? Thế làm thế nào quý cô có thể chơi được?"
Câu nói chợt tắt trên môi của người nhạc sĩ thiên tài, ông vừa phát hiện cô gái đã bị mù. Ông ngồi xuống và bắt đầu chơi với cảm xúc đang dâng trào. Khi ông dừng lại, người em trai của cô gái hỏi:
"Vậy... ngài là ai?"
Beethoven không trả lời. Ông ngồi lại vào đàn piano và chơi bản sonate cô gái đang chơi dở dang, từ nốt đầu tiên cho đến nốt cuối cùng. Cô gái mù bỗng kêu lên thảng thốt:
"Nhưng ... đó là Beethoven!"
Cùng lúc đó, một ánh trăng len vào phòng, lướt nhẹ trên khuôn mặt của đôi mắt đã tắt.
"Tội nghiệp chị của em!" cậu con trai thì thầm.
"Vì cô ấy không thấy được ánh trăng, tôi sẽ tả cho cô ấy bằng tiếng đàn" người nhạc sĩ đáp lại.
Và ông đã sáng tác bản "SONATE ÁNH TRĂNG" ...



Riêng giả thiết beethoveen sáng tác bản moonlight sonata để tặng cho nữ bá tước thì em có đọc chính xác trong một cuốn sách của nhà xuất bản văn hóa thông tin.......

Còn việc gọi tắt tên của Beethoveen : thực ra đỡ phải đánh dài=> xin lỗi đúng là không nên gọi như vậy , sẽ sửa! [-x 8-|
 
Nguyễn Huy Thắng đã viết:
To chị Nga : Chính xác là bản Buồn của Chopin đấy chị ạ :D Em sợ nói tên tiếng Việt dễ nhầm lẫn nên phải lôi tên kia ra. Mà từ trước đến h, kể cả trong CD hay đi nghe nhạc, em đều thấy là cả piano và violin :-/ Ko hiểu thế nào :-?
To em Trang : anh học với thằng Hiệp từ hồi tiểu học, lên lớp 8 9 lại cùng lớp nữa nhưng dạo này nó học TH nên ko gặp từ lâu rồi, ko biết dạo này nó thế nào. :D
Còn Clair de lune ( dịch ra là "Dưới ánh trăng" ) thì quen là phải rồi, trên VTV3 thỉnh thoảng hồi trước giới thiệu tranh của Tô Ngọc Vân đưa bài này ra làm nhạc nền thì phải :)
Đợi chị Nga post xong về Chopin em sẽ có một chủ đề mới cho mọi nguời :D

To Thắng:Công nhận Thắng hoạt động năng nổ thật,mấy chủ đề âm nhạc hay xuất hiện quá,cậu thích nhạc cổ điển lâu chưa?
To everyone:Mọi người có ai hiểu về ranh giới giữa opera,giao hưởng thính phòng và nhạc cổ điển không?
 
Nói về bản sonata số 14 giọng Đô thăng thứ "Ánh trăng" thì có quá nhiều điều .
Có lẽ hầu hết trong chúng ta quen thuộc nhất là Chương I của bản sonata này .Chương này thực sự tĩnh lặng, giàu tính nội tâm, sâu sắc. Giai điệu dàn trải, thanh tĩnh, khắc họa thật rõ nét cảnh vật dưới ánh trăng mờ ảo vào buổi đêm. Thực ra, Beethoven có lẽ chẳng hề có hình ảnh Ánh trăng trong trí tưởng tượng khi ông viết bản sonata này, đây là cái tên mà mọi ngươi đặt và đều công nhận. " Moonlight" diễn tả âm hưởng của bản sonata này: "như ánh trăng rọi xuống mặt nước trong đêm tĩnh lặng".
Tốc độ ( tempo ) là một trong những yếu tố rất quan trọng khi thể hiện chương 1, quá chậm sẽ gây cảm giác rời rạc , thậm chí...buồn ngủ. Những âm thanh kỳ diệu đưa người nghe vào khoảng cảm xúc : "Mood" của tác giả. Mỗi người đều có những hình ảnh cho riêng mình liên quan đến " Moonlight" và có cảm giác về tốc độ chuẩn của bản sonata.
Tay trái ở phần mở đầu là những hợp âm, "harmonic-rhythm" ( sự chuyển của Hòa Âm ), ở 2 ô nhịp đầu, mỗi ô Beethoven đổi một harmony, đến ô nhịp thứ 3 : Beethoven nhân đôi tốc độ: 2 hợp âm (= 2 harmony ) trong một ô, đến ô thứ 4 lại nhân đôi tốc độ: 4 hợp âm ( = 4 harmony ) trong một ô nhịp.
Tay phải là những chùm 3, dùng pedal tăng độ legato, và làm nhòa đi âm thanh, giống như mặt nước vậy. Một giai điệu là những nốt giật ( ta---ta ta )thêm vào khung cảnh như một ánh sáng yếu ớt.
Chỉ trong 4 ô nhạc đầu tiên ...một cảnh tượng tuyệt vời....không thể diễn tả bằng lời được, sau đó chuyển sang giọng song song Mi trưởng ( đáng lẽ ra trong một sonata, giọng song song này sẽ được tập trung vào...Chương 2, có lẽ có thể gọi đây là một sonata " rút gọn " chăng? )
 
về Moolight sonata ,L.xinhiaver viết:
Renstap là người nghĩ ra tên sô nát ánh trăng
ông cho rằng : chương một miêu tả một chiêc thuyền đang bơi trên mặt hồ rực sáng dưới ánh trăng ; một bài hát mơ mộng vang lên trên mặt nước
Điều tưởng tượng đó đẹp đẽ nhưng ko đúng với sự thật. Hãy lắng nghe bản nhạc,người ta sẽ thấy một bỗi buồn sâu sắc đang cố bén lại , một sự trầm ngâm suy nghĩ khác thờng. Trái tim nặng trĩu nhưng lại không thể bộc lộ nỗi đau khổ của lòng mình.
Chương hai, ko hề có ánh trăng , trong chương allegretto nhẹ nhàng này, các tia sángvui vẻ của mặt trời như đang nô đùa. Một cảnh ngắn gọn trước khi sang cơn bão lốc của chương ba . Trong chương ba, gió nổi lên-bực tức, phẫn nộ, tuyệt vọng nhưng không yên phận
Câu chuyện ngắn đầy cảm xúc ấy đã được gọi là xô nát dưới ánh trăng , nhưng đúng hơn là một xô nát phăngtadi( fantasy) như Beethoven đã gọi
 
Anh vừa bắt từ Piano ra và tập Guitar bài này theo Am, thấy dễ phết. Để đánh thêm một vài đoạn rồi post lên cho mọi người nghe thử...
 
dua nao muon ngu nhanh cu nghe nhac classical la ngu tuot ý mà^^_^^
dying in this world
 
Điều tưởng tượng đó đẹp đẽ nhưng ko đúng với sự thật. Hãy lắng nghe bản nhạc,người ta sẽ thấy một bỗi buồn sâu sắc đang cố bén lại , một sự trầm ngâm suy nghĩ khác thờng. Trái tim nặng trĩu nhưng lại không thể bộc lộ nỗi đau khổ của lòng mình.
Chương hai, ko hề có ánh trăng , trong chương allegretto nhẹ nhàng này, các tia sángvui vẻ của mặt trời như đang nô đùa. Một cảnh ngắn gọn trước khi sang cơn bão lốc của chương ba . Trong chương ba, gió nổi lên-bực tức, phẫn nộ, tuyệt vọng nhưng không yên phận
thích nhất chương 3 , sự nổi dậy của con tim , còn chương đầu thì buồn quá
 
Kiều Trang Nhung đã viết:
dua nao muon ngu nhanh cu nghe nhac classical la ngu tuot ý mà^^_^^
dying in this world

Ngu hay ngủ vậy bạn ?
Bạn nói thế nào ấy chứ nghe nhạc thì rõ ràng khó ngủ hơn so với không nghe gì cả nhiều .
 
chị Chau thích bản đó ah?Nocturne in C minor cua chopin viết cho PIANO à
 
Thực ra, hiện nay, chỉ cần vào Google gõ từ classical music là bạn có thể lang thang vào hàng trăm ngàn trang web nhạc cổ điển tra cứu, tìm hiểu, tất nhiên các trang web này hoàn toàn sử dụng tiếng nước ngoài. Thuận tiện với người giỏi ngoại ngữ, nhưng không phải bất cứ ai giỏi ngoại ngữ cũng có thể dễ dàng "đột nhập" vào thế giới nhạc này. Chính vì thế, một nhóm những người trẻ tuổi có chung tình yêu với nhạc cổ điển đã thành lập một website về nhạc cổ điển bằng tiếng Việt đầu tiên tại địa chỉ www.classicalvietnam.info (địa chỉ dự phòng www.nhaccodien.info) với mong muốn thật đơn giản là phổ biến sâu rộng nhạc cổ điển với người Việt.
 
Brochure quảng cáo cho Classical Vietnam forum, tuyệt quá, cảm ơn chị đã giúp nhé ;)
 
Back
Bên trên