Phạm Lê Huy đã viết:
Phạm Quỳnh Trang đã viết:
thế thánh ca co' phải nhạc cổ điển ko?
theo riêng em thi` sủe la` có
nhg mà nhạc cổ điển sẽ hay > nếu kết hợp thêm các thể loại khác(right?)
i think so
ví dụ như rock +cổ điển(dĩ nhiên là em thích)
nghe bài rock song có xen chút thánh canhư of Queen....(ko nhớ tên)
Rất là hay!
Theo mình thì thể loại thánh ca không được xếp vào âm nhạc cổ điển vì nó là loại nhạc được dùng trong nhà thờ và do các giáo dân sáng tác. Còn ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như của Haydn, Mozart, Chopin và nhiều nhạc sĩ cổ điển khác thì các bài thánh ca của họ được xếp vào âm nhạc cổ điển. Nhạc cổ điển theo mình được biết thì chia ra làm rất nhiều ngành, nhánh, phân nhánh, các họ và các chi khác nhau, chẳng hạn như giao hưởng thính phòng được phân ra làm nhiều loại khác nhau, kể cả nhạc kịch, opéra, v.v...
Ở đây chữ 'thánh ca' được dùng với những nghĩa khác nhau, nên mọi người hơi bất đồng ý kiến một chút. Ở đây có 4 phạm vi khác nhau của từ 'thánh ca':
- Theo ý của em Quỳnh Trang thì 'thánh ca' ở đây có nghĩa chỉ chung tất cả những cái gì trong đó có hợp xướng hát theo 'kiểu' nhà thờ. Khi dùng nó, thường người ta nghĩ đến một cảm giác hơi tôn nghiêm, thần bí, cao siêu [hơi ghê ghê]. Cách nói này chỉ người ngoài, chưa biết mới dùng. Tất nhiên gộp chung cả vào thế thì 'thánh ca' không hẳn và không thể thuộc về nhạc cổ điển.
- Theo ý của em Lê Huy thì 'thánh ca' lại có nghĩa là những bài hát dùng trong nhà thờ, do các giáo dân sáng tác. Họ không phải là nhạc sĩ cổ điển, nên tất nhiên không thuộc nhạc cổ điển. Mặc dù vậy điều này chỉ đúng với một số bài hát nhà thờ được sử dụng trong thời hiện đại ngày nay. Lí do sẽ được giải thích ở dưới.
- Theo ý của em Ariel thì còn một nghĩa hay nhầm lẫn nữa của 'thánh ca' là nghĩa mà người không biết cũng dùng để chỉ các tác phẩm thuộc dòng nhạc Celtic. Như em nói, đây là những bài hát theo kiểu thánh ca chứ không phải thánh ca. Những bài hát này [chẳng hạn như 'Silent Night', 'Jinger Bell',...] có rất lâu, và không có tác giả, được pop hóa một chút, và thành dòng nhạc Celtic. Vai trò của chúng đối với nhà thờ ở phương Tây giống như những bài dân ca đối với cuộc sống của người phương Tây vậy [ví dụ như bài '500 Miles' (Anh), 'O sole mio', 'Trở về Suriento' (Ý)...] vậy. Cũng giống như dân ca, chúng không được xếp vào nhạc cổ điển.
- Theo ý của bạn Nga, thì 'thánh ca' là chỉ các thể loại âm nhạc nhà thờ trong nhạc cổ điển [chúng tạo thành phần Âm nhạc tôn giáo của Nhạc cổ điển]. Tất nhiên chúng thuộc về nhạc cổ điển.
Đối với người VN, do đạo Thiên chúa không phải là tôn giáo truyền thống, nên người ta không biết nhiều về nó, do đó cũng không biết về âm nhạc có liên quan và hay dùng từ không chính xác. Xét về lịch sử, Âm nhạc cổ điển có hai nguồn gốc là Âm nhạc dùng trong nhà thờ thời Trung cổ và dân ca. Trong đó phần lớn các thể loại trong âm nhạc cổ điển hiện nay đều thừa hưởng cấu trúc của các tác phẩm Nhạc nhà thờ. Những nhạc sĩ đầu tiên của Nhạc cổ điển [cuối thời kì Trung cổ và thời kì Phục Hưng] đều là những giáo sĩ trong nhà thờ. Từ khoảng thế kỉ 13 đến khoảng thế kỉ 19, hầu như tất cả những tác phẩm âm nhạc nhà thờ đều được xếp vào nhạc cổ điển, người trong ngành gọi đó là âm nhạc nhà thờ [church music], hay âm nhạc tôn giáo [sacred music], âm nhạc tín ngưỡng [religious music]. Theo truyền thống đó, hầu hết các tác giả lớn của nhạc cổ điển đều viết tác phẩm âm nhạc nhà thờ. Vì vậy mà ý kiến của em Huy cho rằng thánh ca của các nhạc sĩ Bach, Mozart,... chỉ là ngoại lệ được xếp vào nhạc cổ điển không được chính xác cho lắm. Sau này, do sự phát triển của Nhạc cổ điển, những tác phẩm nhạc tôn giáo của nhạc sĩ lớn, nhất là thời kì Lãng mạn và về sau, do sức nặng về mặt âm nhạc và qui mô lớn, vượt quá khuôn khổ của âm nhạc dùng cho các nghi lễ của nhà thờ, nên cũng ít nhạc sĩ Cổ điển sáng tác hơn, và trong nhà thờ cũng có những giáo sĩ sáng tác ra những bài hát nhẹ nhàng hơn, đấy là nguồn gốc của những bài hát được dùng trong nhà thờ thời hiện đại ngày nay và dòng nhạc Celtic.
- Cũng vì lí do không phải tôn giáo truyền thống, nên ngay cả nhiều người biết về âm nhạc cổ điển cũng dùng chữ 'thánh ca' chỉ lẫn lộn nhiều thể loại khác nhau của nhạc nhà thờ. Ví dụ như đối với các thể loại Gregorian chant [thánh ca gregori thế kỉ 13], Motet [bài hát tôn giáo (cho nhiều giọng hát)thế kỉ 13-16], Chorale [một mục trong các tác phẩm nhạc tôn giáo có cấu trúc lớn hơn như Cantate, Oratorio, Passion, ...]. Một cách tốt nhất nên dùng chữ nguyên gốc thì sẽ tránh nhầm lẫn.