Nguyễn Tiến Trung - "Phản động" mới :D

Hoàng Long đã viết:
Chú không thấy trong phần ý kiến người đọc có vô khối chú chỉ thẳng mặt ông Chính chửi mà bọn BBC nó vẫn đăng à? Còn chuyện Hà Nội Mới trích BBC mà BBC không trích HNM là quyền của từng báo. BBC ko có nghĩa vụ phải trích HNM khi đưa tin và ko trích cũng ko chứng tỏ là BBC không khách quan. giả như nó trích HNM xong chú lại hiỏi là sao không trích Lao Động, sao không trích Nhân Dân nữa cho đủ bộ thì đến bố nó cũng chịu.
Còn chuyện ông Bùi Tín tiếp nhận SG từ tay Dương Văn Minh là chuyện xưa nay ai cũng biết. Chú Sơn khá sử thế mà lại không rõ chuyện này à? Anh nghĩ là Vn mặc dù ghét ông Tín nhưng cũng chả đến mức bưng bít được chuyện này nên anh có tìm thử qua net. làm phát VnExpress cho chú xem nhé:
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2001/08/3B9B3413/

Trích lại cái link của anh Long:
Tướng Dương Văn Minh đã chết
Ông Dương Văn Minh.

Cựu tổng thống cuối cùng của chính quyền miền Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh, đã qua đời tối 6/8 tại Bệnh viện Huntington Memorial, bang California (Mỹ), ở tuổi 86, sau nhiều năm bị bệnh phải ngồi xe lăn. Bà Mai Dương, con gái tướng Minh, cho biết ông chết do bị ngã tại nhà riêng hôm chủ nhật. ...

.....\Trưa ngày 30/4/1975, tại Dinh Độc lập, ông Dương Văn Minh gặp đại tá Bùi Tín, khi đó là phó tổng biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam. Vị tổng thống thất thế uể oải: “Tôi đã đợi từ lâu để chuyển giao quyền lực cho ông”. Đáp lại, Bùi Tín nhấn mạnh: “Không có vấn đề chuyển giao quyền lực ở đây. Chế độ của ông đã sụp đổ. Người ta không thể chuyển giao cái mà người ta không có được”....
.....tướng Minh có ba con, một gái hai trai, và vài cháu nhỏ. Hiện con trai ông sống ở Paris. Con gái sống cùng cha tại California.

Tác giả:
Đoan Trang (theo The Star, Reuters) =)) đây là bài dịch lại của Reuters à:-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Thiên Phước đã viết:
http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War#Fall_of_Saigon

"...The presidential palace was captured and the NLF flag waved victoriously over it. President Dương Văn Minh surrendered Saigon to PAVN colonel Bùi Tín. The surrender came over the radio as Minh ordered South Vietnamese forces to lay down their weapons..."

http://www.answers.com/topic/bui-tin

"He enlisted in the Vietnamese Peoples Army at the age of eighteen. He served on the general staff of the North Vietnamese army. He accepted the unconditional surrender of South Vietnam on April 30, 1975, from President Dương Văn Minh."

http://www.marine-family.org/vva/jane2.htm

"...He was one of the first high-ranking communists to enter Saigon when the government of South Vietnam collapsed in 1975. That probably was the high point of his career..."

Xin lỗi nhưng mình kô thể tìm được "tài liệu (sách, báo, phim ảnh) nào của VN từ trước đến giờ nói rằng Bùi Tín tiếp nhận sự bàn giao của ông Dương Văn Minh" bởi vì những nguyên nhân rất rõ ràng nhưng ít ai nói ra...chắc bạn cũng hiểu.

Nói đi thì cũng phải nói lại...những trang web của VN thật sự hoàn toàn không có "đá đểu xuyên tạc" và có nhiều "thông tin có chứng thực rõ ràng"?


Nếu bạn Phước thích dùng Wikipedia để làm Ref trong essays thì tôi không nghĩ là prof sẽ coi trọng bài bạn. Cá nhân tôi đã gặp phải trường hợp trường tôi đang học bị đưa thông tin sai trên Wikipedia - thông tin bị đưa sai ấy không phải là cái vớ vẩn đến mức không ai biết cả, thế mà vẫn sai, và tương đối nhiều học sinh đã tin vào thông tin ấy cho đến khi có người trích dẫn nguồn tin chính thức từ website của trường.

Về Answers.com thì khỏi nói chắc bạn nhìn cách hồi đáp của website này đối với một yêu cầu tìm kiếm bất kỳ chắc cũng thấy nó thực ra chỉ là một search engine.

Cái trích dẫn thứ 3 là vô nghĩa vì không có liên quan trực tiếp đến ý bạn muốn bảo vệ.

Qua cách tôi viết, chắc bạn nghĩ tôi không ưa online Ref. Điều ấy không đúng, vì tôi có dùng Ref trên mạng cho các bài luận của mình, có điều các site tôi dùng đều là các site dám đứng ra thừa nhận trách nhiệm với việc đưa tin của họ, ví dụ như www.m-w.com hay www.oed.com

Bạn học về Chính trị sẽ còn phải viết luận nhiều, mong bạn cố gắng thay đổi cách đưa Ref để bài có giá trị hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Tuấn Anh đã viết:
Nếu bạn Phước thích dùng Wikipedia để làm Ref trong essays thì tôi không nghĩ là prof sẽ coi trọng bài bạn. Cá nhân tôi đã gặp phải trường hợp trường tôi đang học bị đưa thông tin sai trên Wikipedia - thông tin bị đưa sai ấy không phải là cái vớ vẩn đến mức không ai biết cả, thế mà vẫn sai, và tương đối nhiều học sinh đã tin vào thông tin ấy cho đến khi có người trích dẫn nguồn tin chính thức từ website của trường.

Về Answers.com thì khỏi nói chắc bạn nhìn cách hồi đáp của website này đối với một yêu cầu tìm kiếm bất kỳ chắc cũng thấy nó thực ra chỉ là một search engine.

Cái trích dẫn thứ 3 là vô nghĩa vì không có liên quan trực tiếp đến ý bạn muốn bảo vệ.

Qua cách tôi viết, chắc bạn nghĩ tôi không ưa online Ref. Điều ấy không đúng, vì tôi có dùng Ref trên mạng cho các bài luận của mình, có điều các site tôi dùng đều là các site dám đứng ra thừa nhận trách nhiệm với việc đưa tin của họ, ví dụ như www.m-w.com hay www.oed.com

Bạn học về Chính trị sẽ còn phải viết luận nhiều, mong bạn cố gắng thay đổi cách đưa Ref để bài có giá trị hơn.

Mình rất ngạc nhiên, và cũng cám ơn Anh vì đã nhắc nhở sai lầm này.
 
--Wikipedia là nơi mọi người chia sẻ thông tin, ai cũng có quyền sửa nên chuyện sai sót là khó tránh. :D
--Mà cám ơn anh Tuấn Anh, em cũng hay dùng wikipedia :))
 
Ôi, đọc cái bài siêu dài của ông Trung này nhức đầu quá
đọc xong có cảm giác lão hâm này viết bài trong tâm trạng khó chịu tức tối (về cái gì đó chứ hông phải về cái vấn đề lão ý đang viết)
nói chung ông ý cũng có chút ít kiến thức, nhưng nhiều người trên BBC phản hồi khen ổng dũng cảm vì dám nói ra những điều mình nghĩ thì thật là ...
thế mà cũng gọi dũng cảm, chả biết hồi ở VN ông ấy thế nào chứ sang Pháp rồi mới post bài về thì có quái gì mà oai... chả biết họ hàng người thân của ổng ở VN sẽ bị mọi người nhìn bằng con mắt thế nào đây (thương thay!)

điều thắc mắc lớn nhất của tui lúc này là bài này hông biết có phải do "ảnh" viết hông
dễ là được người khác chắp bút lắm
có khi cả bài này là của người khác, ổng ý chỉ đứng tên thôi
Thật thú vị khi trên BBC có người nói: "Phải chăng bạn Chung viết bài này để được ở lại Pháp" (he he, giống cái ông sếp của viện triết học hồi gì sang Mỹ chữa bệnh rồi phát biểu ở Havard phê phán VN mình ý) :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy bài viết này cũng khá là hợp lý ở một số điểm, nhưng mà hình như bài viết này cũng chỉ mang tính chất kích bác ,kể lể , bới móc chứ có tính đóng góp nhiều!Phải hông ạ?
 
hehe đọc bài của ông trung nay` rồi , nói chung là hắn cũng có cái đúng , nhưng cái chưa đúng thi` nhiều quá .Xét trên phương diện 1 bài viết để góp ý cho bộ GDDT thi` hơi thừa , thừa ở chỗ có quá nhiều ý kiến phản ánh đến Đảng cộng sản ( nghe giọng viết thì đúng là muốn làm phản , mặc dù ai cũng bít là đảng của ta như thế nào ) còn đứng trên phương diện góp ý cho quốc hội thì bác Trung này còn non lắm hehe , lí luận còn yếu , dẫn chứng chưa thuyết phục...
 
Em cũng vừa đọc cái newsletter đó xong - những tưởng vào đây thảo luận mở mang kiến thức, thì hóa ra chẳng đúng là "Thảo luận nghiêm túc" gì cả. Dân Ams vừa phải là những người biết học, biết chơi, nhưng cũng phải biết quan tâm đến thế giới bên ngoài chứ, mà phải quan tâm với cái nhìn đúng đắn của riêng mình. Rõ ràng em biết một HS phổ thông đọc cái newsletter kia sẽ chỉ hiểu được một phần, nhưng ít ra thì ta hãy tự hiểu - đừng để những luồng tư tưởng bên ngoài làm mình mất phương hướng. Thế rồi không biết đi về đâu, theo ai?

Sau khi đọc xong em có xem qua mấy cái feed back, và đến cái này thì khá là bực mình:
Bình Minh, Hà Nội
Trước hết anh khâm phục chú vì chú cũng chịu khó ngồi mà nghiên cứu những điều mà ở lứa tuổi của chú chỉ nên ngậm bình sữa cô gái "Pháp" mà thôi.

Anh đọc và nhận thấy xuyên suốt bài viết của chú ngoài luận điệu muốn đa đảng ra thì chẳng có nội dung nào khác.

Chú thấy đa Đảng sẽ dân chủ hơn ư? Ấu trĩ, nước Mỹ có bao nhiêu Đảng và bao nhiêu Đảng được cầm quyền? Đa là con số bao nhiêu vậy chú, phải chăng chú theo phong cách "Tây" nên chú nghĩ rằng 2 đảng cầm quyền tức là "đa".

Anh nhắc cho chú nhớ câu nói mà người Việt ta vẫn thường nói nhé: "Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe".
Rõ ràng đây mới là cái kiểu reply lúc bực dọc khó chịu khi đọc bài của Tiến Trung. Mà em cũng đoán chắc rằng Mr Bình Minh này hiểu biết cũng ko hơn được chính chúng ta. Nên thôi sẽ không bàn nữa.
Đây cũng là một cái phản hồi tương tự, nhưng có khá hơn là do hắn cũng có lí luận khá chắc chắn và quan điểm của mình:
Minh Khoa, TP. HCM
Em thì cũng không có gì là giỏi giang đến nỗi có thể đi du học được nước ngoaì như anh. Cũng không có "con mắt" để nhìn thấy những cái gì tốt đẹp ở bên xứ người như anh đã nhìn thấy , nhưng em dám chắc 1 điều rằng cái gọi là "thắc mắc" của anh đã đủ cho em hiểu được câu trả lời lí do mà những người du học sinh VN thì 10 người đi thì 9 người quay đầu lại với đất nước.

Anh bảo rằng chúng ta ko có dân chủ khi mà đất nước chỉ do 1 đảng lãnh đạo, ha ha, anh ko có học lịch sử khi mà Mỹ đã dùng cách gì để làm cho Liên Xô sụp đổ sao ? hay anh đã ko hề biết rằng khi ông "tống thống ôn hoà" Bill Clinton qua VN đã đề nghị VN nên đa đảng để dễ dàng cho sự phát triển vược bực và đã gặp được sự từ chối thằng thừng của nhà nước ta.

Anh ko hề biết rằng Pháp ngoài mặt thì quan hệ bình thường với VN nhưng mà trong lòng luôn đã thủ sẵn những điệp báo để mò tung ra những người nghi ngờ Đảng như anh để khi có chuyện thì 1 nhà nước với lá cờ 3 sọc sẽ laị xuất hiện ỏ VN nữa sao?

Dân VN mình kì lắm, mở mắt ra đâu đâu cũng thấy chuyện xấu , đi đâu cũng nghi ngờ bị lừa lọc , miện mở ra thì than là bất công.

Nhưng hỏi ra thì núi Tản Viên bắt nguồn từ đâu thì tịt, sông Cửu Long chảy qua VN sẽ đi về đâu và gây ra bao khó khăn cho đồng bào thì laị ko biết, cái cần biết thì ko biết.

Trong khi SV cơ khí BK thì 99,99% là dân tỉnh thì lại ko chế ra nổi 1 cái máy gặt lúc để cho bác nông dân thất học lớp 2 chế ra cái maý gặp lúa = tay làm cho bao SV cơ khí cơ hồ mà nhục.

Sv khoa công nghệ thông tin thì tạo ra những chương trình kì diệu và cao siêu cho mấy cô mấy chú tiến sĩ, biết những cái xa vời như 100 năm nữa con cháu mình chết vì tầng ozone hỏng hay như mực nước biển dâng cao vaì trăm mét mà ko biết rằng ngay trong lòng Tp Hồ Chí Minh này có những con người chỉ biết lầm! lũi mưu sinh.

Em ko biết anh học như thế nào, có thể là giỏi lắm mới có thể đi du học hoặc là giỏi quá nên ở VN ko còn gì cho anh học nữa nên anh mới đi tới chân trời mới tìm kiến thức ho mình. Nhưng mà em chắc chắn là anh chăng biết gì về đât nước mình đâu.

Anh có cần chứng minh ko, chắc anh cần lắm, em ko biết nhiều nhưng mỗi ý kiến của anh, nói thật nhé, em mà là nhân viên của CIA hay FBI gì gì đó thì sẽ nắm lấy anh liền. Lý do vô cùng đơn giản, anh là 1 hạt nhân gần phản động rồi .

Anh nói rằng chúng ta dạy học kiểu AQ mà không biết rằng ngay chính tầng lớp SV HS chúng ta đã chấp nhận cách dạy đó từ vô thức rồi anh ạ .

Anh tìm đâu ra có 1 trường học naò mà đa số SV HS muốn tự học theo phương pháp mới nhưng chính bản thân họ lại "chịu học" ko anh. Nếu cứ nghe lời "thế hệ mới" thì vài năm nữa thì VN sẽ chẳng còn caí gọi là thế hệ nhân tài đất nước đâu.

Anh nói rằng dân ta còn nghèo mà ngửa tay xin viện trợ ? vậy anh có bao giờ nghĩ ra cách để giúp cho đất nước thành hùng cường hay không? hay anh quên rằng Mỹ đã cho ta nhiều tiền hòng phá hoại ta nhưng rốt cuộc đành biến số tiền đó thành " tiền viện trợ" vì dân VN ko phải là ngu muội như bọn chúng nghĩ vậy.

Anh có học LS để biết rằng đế quốc Anh, Mỹ đã dùng chính trị để làm vũ khí và là sức đỡ để có thể dễ dàng lừa lọc và thao túng dân chúng sao.

Một xã hội mà do 1 Đảng lãnh đạo thì sao có thể xuyên tạc và phá hỏng được? phải nhiều đảng vào rồi cho tay sai của ta để dễ dàng biến chất Đảng ấy, cho Đảng ấy lên lãnh đạo coi như là gần xong cái đất nước VN ko chịu khuất phục Mỹ ta.

Anh quả nhiên đã hiến kế hay, cho Mỹ để phả hỏng đất nước VN này. Ý , mà em nhớ là Mỹ đã luôn luôn dùng chiêu "đa đảng " này mà.


Anh có thể nói ở VN không có quyền tự do ngôn luận sao?


Anh có thể nói ở VN không có quyền tự do ngôn luận sao, vậy thì khi mà cơ quan báo chí nếu như có sự tự do ngôn luận mà vượt quá cái giới hạn được gọi là tự do thì phải gọi là gì nhỉ : xin nói cho anh nghe , nó là 1 công cụ hữu hiệu nhất để xuyên tạc và phá hoại cái nhìn tự do và dân chủ.

Anh có từng bao giờ so sánh chưa , so sánh xem ở những nước phát triển vượt bực như Pháp kìa khi mà sự "tự do ngôn luận" có đảm bảo rằng nhân dân họ sẽ sống nhân ái ko? Nếu ko thì năm ngoaí chắc anh mắc đi Mỹ hay đi đâu đó để ko thấy nhân dân Pháp phải "đốt xe" để đòi được 1 cái mà anh nói là họ luôn có : "sự công bằng" .

Còn nhiều caí anh không hiểu biết, mà nói chung anh cũng không cần hiểu, vì anh so với những kẻ bán nước kia đã gần giống nhau lắm rồi.

Anh tưởng rằng anh yêu nước nên mới "trăn trở" để mà viết vài dòng tâm huyết sao? Anh ko hề biết rằng không bao giờ có con đường hạnh phúc chung cho tất cả mọi người, vì anh chắc là đòi hỏi cái gì củng thập toàn thập mĩ.

Cố gắng đọc lại đi rồi coi em nói đúng hay sai , và dù cho anh đi hay anh ở , VN dù tuy cần nhân tài , tuy lo sợ chảy máu chất xám, nhưng mà VN ko cần những nhân tài chỉ biết tư lợi mà ko biết cội nguồn.

Còn rất nhiều phản hồi khác, tốt xấu có cả, mọi người muốn xem thì lên BBC Vietnam.

Em cũng hơi bất ngờ khi vào bõ thấy cái title khá lạ mắt " Nguyễn Tiến Trung - "Phản động" mới :D". Nói chung ko nên để cái icon : D vào làm gì vì đây là vẫn đề không đáng cười. Những vấn đề thảo luận về sau bài viết này trở đi nên đổi title hoặc đổi topic khác.
Nếu mọi người đồng ý thì hãy làm như vậy và tiếp tục nói về cái này với cách nhìn của riêng mình. Tuy em còn rất nhiều điều muốn đề cập nhưng với cací cách nhìn nhận kiểu ơ hờ thế này thì em cũng chán! Nhớ một điều này thôi. Trường chúng ta có rất nhiều HS du học, tỉ lệ cao nhất nước. Và rồi một ngày nào đó ta cũng sẽ vào hoàn cảnh của Nguyễn Tiến Trung - chắc chắn như vậy! Hồ nghi và chán nản - nhưng liệu sẽ còn những ai nữa dám/có khă năng viết một bản đóng góp báo cáo dự thảo báo cáo xây dựng ĐH Đảng như vậy?

Be a REAL Amser!!! :)
 
--Em có 3 hòm thư điện tử thì cả 3 hòm hôm nay đều nhận được bức thư của anh Nguyễn Tiến Trung :)) :)).
 
Nguyễn Kim Vũ đã viết:
Nếu mọi người đồng ý thì hãy làm như vậy và tiếp tục nói về cái này với cách nhìn của riêng mình. Tuy em còn rất nhiều điều muốn đề cập nhưng với cací cách nhìn nhận kiểu ơ hờ thế này thì em cũng chán! Nhớ một điều này thôi. Trường chúng ta có rất nhiều HS du học, tỉ lệ cao nhất nước. Và rồi một ngày nào đó ta cũng sẽ vào hoàn cảnh của Nguyễn Tiến Trung - chắc chắn như vậy! Hồ nghi và chán nản - nhưng liệu sẽ còn những ai nữa dám/có khă năng viết một bản đóng góp báo cáo dự thảo báo cáo xây dựng ĐH Đảng như vậy?

Be a REAL Amser!!! :)

Chắc chắn nếu em đi du học thì em sẽ nghĩ vậy sao? Không thể có nối chính kiến cho bản thân mình, để cho bên ngoài lung lạc thế này sao?

Em có từ tâm nhưng chưa có đủ trí lực để nhận biết những cái mà người ta coi là bình thường, em ạ.
 
Nguyen Thi Huong Giang đã viết:
Em thấy bài viết này cũng khá là hợp lý ở một số điểm, nhưng mà hình như bài viết này cũng chỉ mang tính chất kích bác ,kể lể , bới móc chứ có tính đóng góp nhiều!Phải hông ạ?

chị 0 thấy bài này có gì là bới móc cả...những gì anh trung nói hầu hết rất thiết thực...đúng những cái đang xảy ra từng ngày từng h trước mắt bọn mình !! tất nhiên chị 0 bảo lập luận của anh í cái nào cũng đúng...giải pháp cái nào cũng hợp lí...chẳng hạn như chuyện đa đảng trong bối cảnh nước mình bh sẽ làm cho đất nước hết sức rối ren !! cái chính là đảng phải thay đổi đường lối và chính sách của mình. hay như anh í bảo nên bỏ tất cả các môn triết học Mac-lenin và các môn chính trị...chị cũng 0 nghĩ nhất thiết phải thư thế...học sinh vẫn nên và cần có kiến thức về những tư tưởng chính trị đã tác động lên việt nam bao năm qua...quan trọng là cách dạy các môn đấy...0 nhằm áp đặt cái đúng cái sai vào đầu học sinh màh để cho học sinh tự nhận biết tư zuy cái gì đúng cái gì sai theo quan đểim từng người !! vì tư tưởng thuyết lí chỉ là 1 phần...0 thể nói nó sai hay đúng...cái chính là áp dụng như thế nào để fat huy tác dụng của nó !!

nhưng có 1 điều !! chị rất phục anh í khi dám gửi cả 1 bức thư kiến nghị và góp í lên nhà nước !! có người lên tiếng thì mới có người phản hồi...có phản hồi thì mới tìm ra được giải pháp...có thể 1 bức thư của anh trung hay cộng với cả 1 số bức thư tương tự trước đây chưa làm cho nhà nước mình thay đổi thực sự theo chiều hướng tốt hơn...nhưng thực sự chắc chắn là làm cho nhiều người phải suy nghĩ hơn!!

tại sao có nhiều người cứ thấy người ta lên tiếng thì lại ngồi đấy màh bảo người ta "phản động" này nọ, rồi bảo người ta hèn nhát!! màh tất cả những người như thees...chị chưa thấy ai nói có căn cứ..có bằng chứng hay thậm chí là chỉ 1 tí lí luận logic nào cả !! hoàn toàn ngồi suy đoán áp đặt !! rất nhiều người bảo anh trung sao 17 năm ở vn 0 dám lên tiếng...sang fap 1 cái thì chổng mông về nước màh "SỦA" !! sao mọi người 0 nghĩ thoáng ra...có thể khi ở vn người ta mới chỉ là 1 học sinh phổ thông...kiến thức có thể còn hạn hẹp...và tư tưởng cũng chưa sâu...đến bây h tầm mắt được mở ra...người ta mới lên tiếng...hay còn nhiều lí do khác nữa...!! nói chung là cái gì thì cũng chỉ là giả thiết...màh mọi người cứ ngồi nói như thể mình biết rõ cái loại thằng này rồi !! như thế rất xúc phạm người khác !!

chị chưa thể khẳng định cái gì...nhưng chị thấy đây là 1 bức thư mang tính xây dựng...0 chỉ đưa ra khuyết điểm 1 cách thẳng thắn màh còn để ra giải pháp cho vấn đề đấy !!
 
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Em có 3 hòm thư điện tử thì cả 3 hòm hôm nay đều nhận được bức thư của anh Nguyễn Tiến Trung :)) :)).

Sao chậm thế:D:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chắc chắn nếu em đi du học thì em sẽ nghĩ vậy sao? Không thể có nối chính kiến cho bản thân mình, để cho bên ngoài lung lạc thế này sao?

Có thể tác giả trong một tâm trạng bức xúc trước những cái không nên có, cho nên dùng từ không được chuẩn xác và tạo ra chỗ yếu để dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc (bởi vì nếu kô có chính kiến thì đã kô nói như vậy), tuy nhiên, về hàm ý thì chắc mọi người cũng hiểu?


Em có từ tâm nhưng chưa có đủ trí lực để nhận biết những cái mà người ta coi là bình thường, em ạ.

Thật là kích thích sự tò mò, cái bình thường đó là gì vậy?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hehe hơi bị hay!
Hum nay em in cái thư của Mr Trung ra, papa đọc được và tỏ thái độ hết sức gay gắt. Ổng bảo em thì biết gì về chính trị, lo học đi chứ những thứ như thế này đầy rẫy trên mạng - và bị cấm in sao, tuyên truyền. Em biết papa em là 1 Đảng viên mẫu mực, lại là thành phần cốt cán ở bộ môn Marx-Lenin ở trường ĐH , thế nên thấm nhuần tư tưởng Marx và phản ứng gay gắt là cũng đúng thôi. Mấu chốt vấn đề ở đây là: papa em cũng như khá nhiều vị khác, khi mới đọc cái này thì trong đầu đã có ý nghĩ về một tài liệu tuyên truyền phản động rồi, cho nên ko chịu đọc kĩ. Và cũng vì cái định kiến như vậy nên bài viết của Nguyễn Tiến Trung rồi cũng sẽ chẳng thấm vào đâu, và hầu như cũng chẳng có tác dụng rõ rệt gì.
Đồng ý rằng thời gian gần đây khá nhiều tổ chức nước ngoài (ở Pháp, Nga, Đức và nhất là Mỹ) giả bút danh sinh viên để tuyên truyền. Và nếu bài của NTT đúng là của anh ta thật thì quả là đáng quí. Bởi có ai muốn chống phá đất nước lại đề ra những ý kiến về giáo dục - ở đây em chỉ nói về giáo dục thôi, mà đọc lên dù nghĩ gần hay nghĩ xa ta vẫn thấy đúng. Còn cái điệp khúc về "Đảng ta" thì đã có cực nhiều bài viết khác nói rồi, mà nói từ lâu rồi!
Nên em nghĩ những gì anh ta nói về nên giáo dục hiện nay là khá chuẩn xác, mặc dù - tất nhiên - vẫn có những điểm không ổn. Bởi khi ngta được đặt trong một nền giáo dục khác, mà nền giáo dục đó tiến bộ hơn cái cũ, chắc chắn sẽ có những so sánh. Nhưng chỉ so sánh không thôi thì ko đủ. Người biết nghĩ thì sẽ tìm xem trong nền giáo dục kia có những hạn chế gì, cần học hỏi gì. Và đặc biệt đối với những con người học tập tiếp thu tinh hoa khắp thế giới sẽ bắt tay vào "làm" thực sự. Vậy nên những trăn trở của NTT nói riêng và của hàng triệu lưu học sinh Việt Nam nói chung sẽ có lúc phải được nói ra, mà là nói trước công chúng. Thế nên nếu chưa nâng cấp được, và nếu như chưa xây mới được, thì việc đi từ những ý kiến đóng góp theo em là hoàn toàn tích cực và đáng khen.

Chắc chắn nếu em đi du học thì em sẽ nghĩ vậy sao? Không thể có nối chính kiến cho bản thân mình, để cho bên ngoài lung lạc thế này sao?

Em có từ tâm nhưng chưa có đủ trí lực để nhận biết những cái mà người ta coi là bình thường, em ạ.

Có lẽ chỗ này em diễn đạt chưa thoát được ý, nhưng mà em đã giải trình kỹ hơn ở phần trên rồi.
Còn về phần anh nói "chính kiến" - đây là cái có được và kiểm soát được chỉ khi nào người ta thực sự trưởng thành. Mà cái lằn ranh giữa trưởng thành hay chưa cũng rất khó xác định. Em nghĩ nên mở một topic nữa để thu thập ý kiến về "chính kiến của người Việt trẻ" - phải biết xây dựng, bảo vệ chính kiến; nhưng cũng phải biết tạo nên trào lưu và đi theo trào lưu. Cái này em nhớ năm ngoái ở mấy cái High school bên US tụi nó cũng discuss máu me lắm.
Cảm ơn các anh luôn vì đọc và sửa bài cho em, gia tăng XP trong viết essay. :D
 
Nguyễn Tiến Trung gửi Bộ trưởng Giáo dục


Nguyễn Tiến Trung, sinh năm 1983, cựu học sinh trường Lê Hồng Phong, TPHCM
Kính gửi : thầy Nguyễn Minh Hiển – Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
Đồng kính gửi : các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan báo chí, truyền thông

Sao gửi : các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh


Trước hết, em xin được gọi thầy Nguyễn Minh Hiển là thầy, mặc dù thầy chưa hề dạy dỗ em một ngày nào. Là cựu sinh viên năm thứ nhất của Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và hiện đang du học tại Pháp, em muốn gửi đến thầy lá thư này để nói lên những suy nghĩ về tình trạng giáo dục, đặc biệt là giáo dục chính trị ở Việt Nam, với mong muốn rằng nó sẽ góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới giáo dục, và rộng hơn là đổi mới chính trị ở Việt Nam.
Có rất nhiều điều vô lý và không đúng với thực tế trong việc giảng dạy môn giáo dục công dân và các môn chính trị ở Việt Nam. Em xin nêu ra ở đây một vài sự việc mắt em thấy, tai em nghe ở các nước tư bản, thực dân, đế quốc như trong sách vở nhà trường. Mong là thầy sẽ giải đáp những những câu hỏi của em trong bài viết, và cũng chỉ ra cho em thấy suy nghĩ của em sai lầm hay đúng đắn ở chỗ nào.

Tại Việt Nam, chương trình giáo dục công dân cấp II và cấp III dạy rằng ở các nước tư bản, nhân dân lao động bị bóc lột đến cùng cực. Những người công nhân phụ trách công đoàn thì bị « mua chuộc » bằng cách được trả lương cao hơn. Điều này hoàn toàn sai và ngược lại, công đoàn ở Pháp rất mạnh và tập hợp được nhiều người lao động. Khi có tranh chấp với giới chủ, các cuộc đình công được tổ chức chặt chẽ và gây ảnh hưởng rất rộng. Mọi người đều có quyền đình công, chỉ cần đăng kí ngày giờ sẽ có cảnh sát theo bảo vệ. Bất kì ai khi làm việc cũng đều được trả mức lương cơ bản thấp nhất khoảng 7 euros / 1h, trung bình một tháng khoảng 1000 euros, đủ để trả tiền nhà và tiền ăn. Nhìn lại Việt Nam, mức lương cơ bản quá thấp (khoảng 400 000 VNĐ) không đủ để công nhân trả tiền nhà và phục hồi khả năng lao động, sản xuất. Các cuộc đình công của công nhân đã và hiện đang diễn ra để đòi quyền lợi cho mình lại bị Nhà nước lên án là phạm pháp, cho là họ bị kích động, xúi giục. Đối với em, đó là thái độ không đúng đắn của một Nhà nước đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Trong môn học kinh tế chính trị, sách giáo khoa nói rằng kinh tế là hạ tầng kiến trúc, còn chính trị là thượng tầng kiến trúc, và kinh tế quyết định chính trị. Thế nhưng ở nước ta, thực tế là chính trị quyết định kinh tế. Ngay sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Đảng và Nhà nước đã thi hành chính sách kinh tế ngăn sông cấm chợ để tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội. Khi nhận ra sai lầm để tiến hành công cuộc đổi mới thì vẫn lại là « kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội », với kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, còn thành phần kinh tế tư nhân thì yếu và thiếu. Chính vì lý do đó mà Việt Nam không theo kịp đà tiến của các nước láng giềng như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, v.v… Kể cả với nhịp độ tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững hiện nay, Việt Nam cũng không thể bắt kịp các nước khác. Không bền vững ở đây có nghĩa là phá hoại môi trường, bán tài nguyên thô, tham nhũng, vay nợ nước ngoài chồng chất và sử dụng kém hiệu quả. Như thế, chính Đảng và Nhà nước đã không làm đúng những gì mình dạy là « kinh tế quyết định chính trị », mà vẫn luôn « chủ quan, duy ý chí ».

Trong môn học Chủ nghĩa Mác Lênin, phần chủ nghĩa duy vật biện chứng, em được dạy là « vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức », và « con người có khả năng hiểu được tự nhiên ». Đây là những điều đến bây giờ khoa học vẫn còn tranh cãi. Nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận, một bộ óc lớn của Việt Nam đang làm việc tại Mỹ, trong quyển sách « Giai điệu bí ẩn » đã được phát hành ở trong nước lại cho rằng con người không bao giờ hiểu được tự nhiên. Nếu thế giới quan khoa học của ông sai thì làm sao ông có thể trở thành một nhà khoa học tên tuổi tầm cỡ thế giới. Trong khi những nhà khoa học trong nước được trang bị chủ nghĩa Mác Lênin lại không thể tìm ra hoặc tìm ra rất ít những cái mới. Vậy thì theo thầy, chúng ta có nên dạy và áp đặt cho học sinh, sinh viên những điều vẫn còn đang tranh cãi hay không ? Ngoài ra, Mác đã nói « Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, cần phải hủy diệt », Lênin coi tôn giáo là « một trong những thứ đê tiện nhất đã từng có trên trái đất này », điều 4 Hiến pháp cũng ghi là chúng ta « theo chủ nghĩa Mác Lênin », nhưng hiện nay báo chí nói nhiều về cán bộ Đảng viên cao cấp dùng xe công để đi chùa, chính những người Đảng viên còn không tin vào « vô thần » như vậy thì làm sao lại bắt sinh viên tin được. Hơn nữa, khi chúng ta thực hiện điều 4 Hiến pháp thì làm sao có thể thực hiện điều 70 Hiến pháp về tự do tôn giáo. Theo em, cần phải xem xét lại nghiêm túc vấn đề này. Không thể có chuyện văn bản pháp luật cao nhất nước lại chồng chéo như vậy được, và cũng không thể dạy một đằng lại đi làm một nẻo.

Trở lại môn giáo dục công dân, thầy cô dạy là « Đảng Cộng sản là đại diện cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội », điều 4 Hiến pháp cũng ghi như vậy. Đối với em, đây là một tiên đề vì nó không có gì để chứng minh. Em đã tìm khắp các web site của Đảng và Nhà nước nhưng không thể tìm thấy một tí thông tin gì liên quan đến giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Họ gồm bao nhiêu phần trăm dân số, tỉ lệ nam nữ thế nào, trình độ học vấn trung bình đến đâu, lương trung bình là bao nhiêu, ước mơ, nguyện vọng của họ là gì, đã có những cuộc điều tra toàn diện nào về công nhân Việt Nam hay chưa ? Như vậy, Đảng không hiểu và không biết gì về giai cấp công nhân lại tự cho mình là đại diện trung thành của giai cấp đó. Ngoài ra, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc (UNDP) về Việt Nam, 74% dân số sống ở nông thôn, như vậy giai cấp công nhân không thể chiếm hơn 20% dân số, và đại diện của giai cấp công nhân có thể đại diện cho cả dân tộc Việt Nam hay không ? Mặt khác, theo em, điều 4 Hiến pháp lại mâu thuẫn với ngay điều 2 và điều 3 Hiến pháp, vì điều 2 ghi là « tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân » và điều 3 ghi là Nhà nước « bảo đảm thực hiện công bằng xã hội », còn điều 4 lại ghi Đảng « là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội ». Thưa thầy, làm sao có công bằng xã hội khi chỉ có một Đảng độc quyền lãnh đạo ? Trên thực tế, tổng bí thư là người có quyền lực cao nhất nước, cao hơn cả chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội, nhưng trong Hiến pháp lại không có một dòng nào quy định quyền và nghĩa vụ của ông đối với nhân dân ! Nhân dân không bầu ra Tổng bí thư thì việc ông không có trách nhiệm với dân cũng là điều dễ hiểu. Ngay cả Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp cũng có tới gần 100% là Đảng viên, điều này có bình thường không khi chỉ có 2 triệu Đảng viên trên 84 triệu dân Việt Nam ? Tất nhiên chúng ta có thể nói vì Đảng viên là những người ưu tú nhất của dân tộc nên họ được bầu, nếu sự thật là như vậy thì Việt Nam đã trở thành con rồng châu Á từ lâu rồi, và chắc chắn bây giờ chúng ta không thể thua các nước láng giềng Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… , xa hơn nữa là Hàn Quốc. Em không tin trí tuệ Việt Nam lại thua kém trí tuệ các dân tộc khác.

Bất kì một nền giáo dục nào cũng phải dạy cho học sinh, sinh viên tinh thần sáng tạo, óc phê phán và đổi mới. Nhưng theo em, nền giáo dục Việt Nam đã thực hiện rất tồi chức năng này, thể hiện qua việc nhồi nhét những kiến thức không đúng và không hợp thời. Chúng em chỉ được học cách nhớ và vâng lời, hoàn toàn không thể nói trái lại sách giáo khoa và có ý kiến khác với thầy cô, chính vì vậy nên bài viết của Phi Thanh lại trở thành một hiện tượng, trong khi đó là một điều bình thường ở một đất nước bình thường. Chúng em được học những tư tưởng thù hận và nghi kị đối với các nước tư bản, phải tiêu diệt, đào mồ chôn họ chứ không được học cách sống chung trong hòa bình, hợp tác và phát triển. Ngày 11/09/2001, khi cả thế giới bàng hoàng và đau đớn khi hai tòa nhà WTC ở New York bị tấn công, em đã nhảy lên vui mừng vì « đế quốc Mỹ » bị trừng phạt. Tính « ác » trong người em trỗi dậy nhưng em lại cho đó là suy nghĩ đúng đắn, theo những gì được dạy dỗ. Đến bây giờ em vẫn không hiểu tại sao lúc đó em có thể suy nghĩ như vậy. Hiện nay, khi các nước tư bản đầu tư vào Việt Nam, bạn bè của em có những người trong các lớp cảm tình Đảng, có những người là sinh viên xuất sắc, họ lúc nào cũng nghĩ rằng tư bản muốn làm « diễn biến hòa bình » để lật đổ chính quyền nhân dân, bóc lột, đô hộ dân mình. Họ không biết rằng thời đại tư bản nguyên thủy man rợ đã qua lâu rồi và bây giờ là kinh tế thị trường văn minh. Hợp tác với nhau là hai bên cùng có lợi chứ không hề có chuyện bên nào bóc lột bên nào. Nếu anh dở thì anh được lợi ít hơn hoặc thiệt thòi hơn. Như vậy, nền giáo dục đang dạy cho học sinh, sinh viên những điều sai lầm : cứ nghĩ rằng « đất nước ta giàu đẹp, nhân dân ta anh hùng », còn tư bản là bóc lột, man rợ, chống phá chúng ta. Khi vào WTO, Việt Nam sẽ đương đầu với nền kinh tế hùng mạnh của các nước như thế nào khi thế hệ trẻ không hiểu gì về mình, không hiểu gì về người ? Điều đó làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam và em cho rằng đó là có tội đối với Tổ quốc.

Trong giảng đường đại học, sinh viên không được bày tỏ công khai những suy nghĩ của mình về chính trị nếu ý kiến đó trái với đường lối của Đảng, ngay cả khi Đảng đã chứng minh rằng mình cũng có thể sai lầm qua việc cải cách ruộng đất hoặc chủ trương ngăn sông cấm chợ. Các diễn đàn của thanh niên Việt Nam, lớn nhất là Trái Tim Việt Nam online (www.ttvnol.com) bị cấm bàn về chuyện chính trị « nhạy cảm ». Tại sao thế hệ trẻ quan tâm đến vận mệnh đất nước thì lại bị cấm đoán ? Ở đây, em cho rằng Đảng và Nhà nước đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng khi hạn chế quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Điều 69 Hiến pháp ghi là « công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí », « có quyền hội họp, lập hội » nhưng thực tế hoàn toàn không đúng như vậy. Đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có báo chí tư nhân, báo đài đều thuộc Nhà nước và chịu sự kiểm soát của ban tư tưởng văn hóa trung ương, như vậy làm sao bảo đảm được quyền tự do ngôn luận của dân ? Làm sao có thể dạy cho chúng em Đảng mang lại tự do cho nhân dân trong khi chính chúng em thấy chúng em không có quyền được tự do nói ? Xã hội sống trong sợ sệt, ai muốn yên thân thì cứ tụng những điều được học và được tuyên truyền. Thế hệ trẻ trở nên thờ ơ với vận mệnh đất nước vì có quan tâm cũng không được nói, có nói thì cũng không được lắng nghe. Bây giờ chỉ còn các cựu chiến binh, các vị lão thành cách mạng góp ý cho Đảng và Nhà nước. Khi thế hệ này mất đi đất nước sẽ ra sao ? Thưa thầy, em cho rằng tình hình hết sức nghiêm trọng rồi. Nếu cứ tiếp tục kiểu giáo dục và cấm đoán này, Việt Nam sẽ ngày càng tụt hậu.

Trong chương trình học cũng dạy chúng em là chủ nghĩa xã hội đi vào giai đoạn thoái trào do phạm một số sai lầm cũng như do sự chống phá của « các thế lực thù địch ». Thế nhưng người bạn của em đang du học ở Nga đã hỏi chính những người Nga và họ không cho là như vậy. Không có thế lực thù địch nào ở đây cả. Khi dân đói khổ quá thì phải vùng lên để xây dựng một chính quyền mới tốt đẹp hơn, hoàn toàn không đúng như sách giáo khoa đã ghi là « nhân dân Liên Xô đã bước đầu xây dựng được chủ nghĩa xã hội ». Những người bạn Rumani trong trường em cũng kể lại cho em nghe những tội ác man rợ do chủ tịch Đảng cộng sản Rumani Xô-xếc-cút gây ra. Những người bạn Cuba kể cho em nghe về việc mất tự do dân chủ ở đất nước mình khi chỉ có một chủ tịch Đảng cộng sản cầm quyền hàng chục năm và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Ở nước Bắc Triều Tiên, những người cộng sản thực chất là gia đình trị theo kiểu phong kiến, cha truyền con nối. Ở Campuchia, những người cộng sản Khmer Đỏ đã phạm phải tội ác diệt chủng. Ở Trung Quốc, trong thời kì « cách mạng văn hóa », Mao Trạch Đông đã cho giết hàng chục triệu người. Còn ở Nga, chính những người trong Đảng cộng sản Liên Xô đã nói rằng Stalin là một tên bạo chúa, giết đồng đội, đồng chí và nhân dân để thỏa mãn tham vọng của mình. Thế nhưng em được học trong sách giáo khoa là :

« …Việt Nam có Bác Hồ
Thế giới có Stalin
Việt Nam có tự do
Thế giới có hòa bình… »

(Tố Hữu)


Khi nghị quyết 1481 của châu Âu ra đời, thực chất là do những nước đã từng sống dưới chế độ cộng sản đề nghị như Hungary, Cộng hòa Séc và các nước vùng Baltic, trong đó có cả cựu đảng viên cộng sản các nước đó. Hoàn toàn không phải là các thế lực cực hữu làm chuyện này như báo chí trong nước miêu tả. Đây không phải là một cuộc chiến ý thức hệ như tuyên truyền mà đây là lẽ phải, là luật pháp, vì giết người nghĩa là vi phạm pháp luật và phải bị trừng trị. Ở nước ta, sau cải cách ruộng đất chiếm đoạt tài sản của dân và gây nên cái chết của bao nhiêu người, những người chịu trách nhiệm chỉ việc lên tiếng xin lỗi là xong, không hề bị trừng trị theo pháp luật, dù những người chứng kiến sự kiện đó vẫn còn sống đến bây giờ. Thầy ơi, liệu sinh viên chúng em còn tin vào những gì được học và dạy dỗ không khi thực tế toàn chứng minh những điều ngược lại ? Và làm sao chúng em có thể tin vào một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa khi những người vi phạm pháp luật không bị đem ra tòa ? Một nền giáo dục không trung thực sẽ không thể đào tạo ra những con người trung thực.


Chúng em cũng được dặn dò phải « xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc » nhưng cũng lại phải « trung thành với chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa xã hội ». Đối với em đây là việc rất khó vì truyền thống dân tộc ta là nhân nghĩa, khoan dung. Văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa tinh hoa của ba hệ tư tưởng lớn : Phật, Nho, Lão và sau này có thêm đạo Thiên Chúa. Đạo Phật với tư tưởng từ bi, hỉ xả. Đạo Nho với Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và suy nghĩ xả thân cho đất nước. Đạo Lão với tinh thần trung dung, coi thường danh lợi. Đạo Thiên Chúa với tình yêu bao la cho con người. Nhưng chủ nghĩa Mác Lênin lại là « bạo lực cách mạng », phải đào mồ chôn người khác, và phải luôn nuôi trong đầu những ý nghĩ hận thù. Chúng ta đâu có xứng đáng là con cháu Nguyễn Trãi với việc sử dụng bạo lực để đàn áp người trái ý kiến với mình. Nguyễn Trãi dạy rằng :

« Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo. »

(Bình Ngô đại cáo)

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, đồng bào miền Nam bị kềm kẹp, áp bức quá nên phải bỏ nước ra đi, gây nên sự kiện « thuyền nhân » gây xúc động và căm phẫn cho toàn thế giới, đến nỗi có cả một từ riêng để chỉ về sự kiện này là « boat people ». Điều này hoàn toàn trái với tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và lòng nhân đạo, tình yêu nước thương nòi được dạy trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Di chúc của Bác cũng dặn dò phải miến thuế nông nghiệp cho dân một năm nhưng những người lãnh đạo lại giấu đi, không làm theo lời Bác. Ngay cả những người lãnh đạo cao nhất của Đảng đã không làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì làm sao có thể bắt chúng em tin theo và thực hành theo tư tưởng ấy ?


Với tư cách là công dân của nước Việt Nam, một người sinh viên vẫn đang là một thành viên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, em có những kiến nghị như sau để cho thầy và các vị lãnh đạo xem xét :

Về mặt giáo dục :

1. Bỏ lối dạy học theo kiểu AQ , chúng ta không thể nói chúng ta là « cái mới, cái tiến bộ » khi chúng ta là một trong những nước nghèo nhất, tham nhũng nhất thế giới, vẫn đang phải ngửa tay xin tiền viện trợ từ chính các nước tư bản. Cần dạy cho thế hệ trẻ biết vị trí đúng đắn của nước mình đối với quốc tế để thấy được cái nhục của nghèo khó và lạc hậu và từ đó biết vươn lên.

2. Bãi bỏ các môn học chính trị không thiết thực và không đúng đắn nữa trong bối cảnh hiện nay. Đó là các môn Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu có dạy Triết học thì nên chỉ ra cái hay, cái chưa hay của tam giáo Nho, Phật, Lão, đạo Thiên Chúa, chủ nghĩa Mác Lênin và các triết gia phương Tây để tránh cho thế hệ trẻ cái nhìn phiến diện, một chiều. Nếu muốn dạy tư tưởng Hồ Chí Minh thì trước hết phải thực hiện những gì trong tư tưởng Hồ Chí Minh như tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Không thể nói mà không làm, không thực hiện nhưng bắt người khác phải nghe theo.

3. Tôn trọng những ý kiến khác biệt của học sinh, sinh viên, không áp đặt, không bắt học thuộc lòng những thứ không cần thiết, gây hại như chủ nghĩa Mác Lênin vì điều đó giết chết sự sáng tạo và óc suy nghĩ độc lập của thế hệ trẻ.

4. Học tập cách làm sách giáo khoa và hệ thống phân ban của các nước tiên tiến. Sau bao nhiêu năm đến giờ này nước ta vẫn chưa có một bộ sách giáo khoa tốt, vẫn phải sửa đi sửa lại. Còn phân ban thì lúc bỏ lúc làm, gây lãng phí rất lớn tài sản và sức lực của nhân dân.

Về mặt chính trị, xã hội :

1. Một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không thể chỉ có một Đảng lãnh đạo vì như thế rõ ràng là bất công, độc tài và lạm dụng quyền lực. Đảng cộng sản cần phải chứng tỏ mình là sự lựa chọn của nhân dân qua bầu cử thật sự tự do, thật sự công bằng, thật sự dân chủ. « Vàng thật không sợ lửa », nếu « ý Đảng » chính là « lòng dân » thì dân sẽ bầu cho Đảng lãnh đạo. Khi đó Đảng sẽ có cơ hội đập tan cáo buộc là độc tài, và « các thế lực thù địch » sẽ không thể « lợi dụng chiêu bài nhân quyền, dân chủ » để chống phá.

2. Xây dựng Nhà nước Pháp quyền thật sự chứ không phải Đảng quyền như từ bấy lâu nay. Đừng chỉ có nói mà phải thực sự tôn trọng các quyền căn bản của con người, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận. Phải lắng nghe và tiếp thu ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Chấm dứt việc bưng bít thông tin một cách có hệ thống. Ngừng ngay việc kiềm chế báo chí thông qua Ban tư tưởng văn hóa trung ương.

3. Nghiêm chỉnh thi hành việc chống tham nhũng, lãng phí, cửa quyền để khôi phục lại lòng tin của nhân dân, bắt đầu bằng việc kê khai tài sản. Phải để có tự do báo chí và tự do thành lập hội như đã quy định trong Hiến pháp nhằm hỗ trợ hiệu quả việc chống « quốc nạn » này.

Trên đây là những suy nghĩ và kiến nghị của em, sau khi đã hiểu trọn vẹn lời dạy của Bác Hồ «Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào» và «thật thà, dũng cảm». Khi đọc những bài báo của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, bác Nguyễn Trung, anh Phan Thế Hải và các vị lão thành cách mạng khác, em cũng muốn bày tỏ cho thầy và các vị lãnh đạo thấy suy nghĩ của mình, vì thế hệ sinh viên du học chúng em phải mang kiến thức, tư tưởng tiến bộ ở phương Tây về để xây dựng đất nước. Em hi vọng rằng dân tộc chúng ta lại làm được điều thần kỳ như Nhật Bản và Hàn Quốc, cả một dân tộc vì cái nghèo, cái hèn mà đứng lên, chứ không tự ru ngủ mình vì quá khứ oanh liệt đã qua.

Cuối thư, em chúc thầy sức khỏe và sự tỉnh thức. Rất mong nhận được phúc đáp của thầy trong thời gian nhanh nhất.



Ngày 22 tháng 02 năm 2006

Sinh viên năm thứ tư – ngành công nghệ thông tin

Nguyễn Tiến Trung
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hoàng Long đã viết:
Chú không thấy trong phần ý kiến người đọc có vô khối chú chỉ thẳng mặt ông Chính chửi mà bọn BBC nó vẫn đăng à? Còn chuyện Hà Nội Mới trích BBC mà BBC không trích HNM là quyền của từng báo. BBC ko có nghĩa vụ phải trích HNM khi đưa tin và ko trích cũng ko chứng tỏ là BBC không khách quan. giả như nó trích HNM xong chú lại hiỏi là sao không trích Lao Động, sao không trích Nhân Dân nữa cho đủ bộ thì đến bố nó cũng chịu.
Còn chuyện ông Bùi Tín tiếp nhận SG từ tay Dương Văn Minh là chuyện xưa nay ai cũng biết. Chú Sơn khá sử thế mà lại không rõ chuyện này à? Anh nghĩ là Vn mặc dù ghét ông Tín nhưng cũng chả đến mức bưng bít được chuyện này nên anh có tìm thử qua net. làm phát VnExpress cho chú xem nhé:
http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2001/08/3B9B3413/

Chú Long nhìn kỹ một chút. Bài này là do vnexpress trích lược The Star, Reuters. Đó không thể kể là một "tài liệu Việt Nam". Qua đây thấy rõ rằng chuyện "Bùi Tín tiếp nhận SG" hóa ra lại không phải là chuyện "xưa nay ai cũng biết nhỉ"? Cẩn thận vô cùng để tránh bị "nhồi sọ" chú ạ :D.

Về Stanley mà nói, thì quyển đó phải nói là rất có giá trị đấy. Nó giá trị ở chỗ là Stanley thường nói rất rõ ràng là thông tin này ông ta có từ đâu, thông tin kia ông ta có từ đâu... Chính vì thế nên mọi người mới có thể dể dàng đặt nghi vấn cho các vấn đề có thể là không đúng lắm trong tài liệu của ông ta, bao gồm chi tiết Bùi Tín nhận đầu hàng. Ngoài ra theo chú Long thì ông Tín bắt đầu từ năm nào mới thành người "có vết" hả? Từ năm 75 cho đến ngày ông ta "có vết" thì các tài liệu viết ra sao? Cứ thế mà tìm hiểu thôi chú ạ.

Nói thêm là chuyện ai tiếp nhận đầu hàng của ông Minh hiện còn nhiều nghi vấn. Ngoài ông Tín ra, ở Việt Nam hiện nay còn ít nhất hai người khẳng định mình đã nói câu "ông ko có gì để bàn giao". Đáng tiếc nhất là nhân vật chính hiện nay là ông Minh thì đã mất. Mà nói cho cùng nếu ông ấy còn sống, cũng chưa chắc đã nhớ chính xác là ai đã nói ra câu nói đáng nhớ đó (một số nhân chứng khác trong nước có mặt ở đó, đại diện cho VNCH nói họ có nhớ là có cán bộ nói câu đó nhưng ko thể nhớ chính xác là ai nói. Một là vì lúc đó ai cũng "cà cuống". Hai là chỉ huy của nhà mình thời đó ko đeo quân hàm quân hiệu mà chỉ mặc như lính nên khó biết cấp bậc của từng người.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
bác Trung ăn nói cẩn thận tí nhỉ. em nghĩ chắc em học cũng chả thấp hơn bác, đọc cũng chả ít hơn bác, thế nào mà bác dám gọi em là bị nhồi sọ?

chuyện Bùi Tín có tiếp nhận Sài Gòn không thì em đã bàn với chú Sơn rồi. Có rất nhiều nguồn tin vào Bùi Tín, lại có rất nhiều nguồn phản bác lại nhưng chủ yếu là nguồn mang tính chất ý kiến cá nhân. thông tin chính thức, được nghiên cứu cẩn thận là không có. ừ thì em tin Bùi Tín tiếp nhận SG là vì em đọc các thứ ở bên này đi nhưng khi đã có kiểm chứng thì em cũng đã bảo là không biết có đáng tin không nữa (tất nhiên những tranh cãi kiểu như bên TTVN em thấy cũng ko tin được hoàn toàn. để phủ nhận hoàn toàn chuyện đó, Vn cần có một người đứng ra viết một nghiên cứu hoàn chỉnh, có sử dụngn tài liệu chính thức, trích dẫn đàng hoàn ra.
VnExpress không phải là tài liệu Vn thì là gì? ừ thì nó dịch Reuters, nhưng nó cũng là một tờ báo của một bộ nào đấy. viết ra cái gì cũng phải có kiểm duyệt về đường lối. nó không kiểm như Nhân Dân nhưng nếu nó có viết sai cái gì trầm trọng, đi ngược đường lối của Đảng và nhà nước thì bác nghĩ nó thoát được Bộ Văn hóa thông tin à? Giả như bây giờ nó dịch bài của các chú việt kiều bên này rồi bảo là ông Mạnh là con cụ Hồ xong đem đăng, bác nghĩ là nó có tồn tại được không? bản thân chuyện VnExpress - một tờ báo lớn của Vn - đăng bài này và giữ được bài này trong archive không ít thì nhiều cũng chứng tỏ được là ở Vn, chuyện Bùi Tín tiếp nhận SG thực ra cũng là một chuyện mù mờ thôi. Suy luận thế có bị coi là "bị nhồi sọ" không?
 
báo cáo chú Sơn, trận tháng Giêng năm 54 anh không nhớ là có tên gì nữa, cũng không nghĩ là ông Khoa có đưa ra tên. nhưng đại để là ông Khoa nói là theo một cuốn của một thằng tên là Qiang Zhang (Qiang thì anh nghĩ là chính xác, Zhang thì anh không nhớ chắc lắm), cuốn này cũng khá popular ở đây, thì Trần Canh bảo là có một vụ như thế. đối chiếu sang với cụ Giáp thì ko thấy cụ Giáp nhắc đến. anh không có quyển của cụ Khoa ở đây vì cho mượn mất rồi. khi nào lấy về sẽ trích cả đoạn đấy ra cho chú xem.
 
Hoàng Long đã viết:
bác Trung ăn nói cẩn thận tí nhỉ. em nghĩ chắc em học cũng chả thấp hơn bác, đọc cũng chả ít hơn bác, thế nào mà bác dám gọi em là bị nhồi sọ?

chuyện Bùi Tín có tiếp nhận Sài Gòn không thì em đã bàn với chú Sơn rồi. Có rất nhiều nguồn tin vào Bùi Tín, lại có rất nhiều nguồn phản bác lại nhưng chủ yếu là nguồn mang tính chất ý kiến cá nhân. thông tin chính thức, được nghiên cứu cẩn thận là không có. ừ thì em tin Bùi Tín tiếp nhận SG là vì em đọc các thứ ở bên này đi nhưng khi đã có kiểm chứng thì em cũng đã bảo là không biết có đáng tin không nữa (tất nhiên những tranh cãi kiểu như bên TTVN em thấy cũng ko tin được hoàn toàn. để phủ nhận hoàn toàn chuyện đó, Vn cần có một người đứng ra viết một nghiên cứu hoàn chỉnh, có sử dụngn tài liệu chính thức, trích dẫn đàng hoàn ra.
VnExpress không phải là tài liệu Vn thì là gì? ừ thì nó dịch Reuters, nhưng nó cũng là một tờ báo của một bộ nào đấy. viết ra cái gì cũng phải có kiểm duyệt về đường lối. nó không kiểm như Nhân Dân nhưng nếu nó có viết sai cái gì trầm trọng, đi ngược đường lối của Đảng và nhà nước thì bác nghĩ nó thoát được Bộ Văn hóa thông tin à? Giả như bây giờ nó dịch bài của các chú việt kiều bên này rồi bảo là ông Mạnh là con cụ Hồ xong đem đăng, bác nghĩ là nó có tồn tại được không? bản thân chuyện VnExpress - một tờ báo lớn của Vn - đăng bài này và giữ được bài này trong archive không ít thì nhiều cũng chứng tỏ được là ở Vn, chuyện Bùi Tín tiếp nhận SG thực ra cũng là một chuyện mù mờ thôi. Suy luận thế có bị coi là "bị nhồi sọ" không?

Xin lỗi chú về chữ "nhồi sọ". Anh cũng ko có ý nói là chú bị nhồi sọ. Chỉ là nói vui như thế vì tâm lý người ta khi chê bai những người "bênh" thì hay nói là "bênh" do bị nhồi sọ, cho nên anh nhắc vui thế để nói chung cho mọi người thôi. Tuy vậy lại nói trong đoạn trả lời chú thì ko khỏi là giống như nói chú bị nhồi sọ. Vì thế anh xin lỗi chú về vụ đó. À mà cũng phải nói thêm là học thấp hay học cao thì ko liên quan đến vụ "nhồi sọ". Ở trong nước hiện nay "tiến sĩ như lợn con", ấy thế nhưng vẫn thường bị chụp cho cái mũ nhồi sọ. Còn "đọc ít hay đọc nhiều" thì quả là có liên quan. "Ít" hay "nhiều" ở đây ko phải số lượng chữ, mà là số lượng ý kiến khác nhau. Vẫn nói rõ thêm là anh phải xin lỗi chú vì vụ đó, anh ko có tư cách gì để nói chú bị nhồi sọ hay ko cả (nói chung thì ko ai có tư cách gì để mà nói người khác bị nhồi sọ cả), và thật ra anh cũng chưa có nói chú bị nhồi sọ, chỉ nói là cần cẩn thận kẻo bị nhồi sọ thôi - cái này thì ai cũng nên cẩn thận cả, bao gồm cả chú, cả chú Phước, chú Sơn, và anh nữa.

Chuyện Bùi Tín thì cả trong TTVNOL nữa, cảm nhận chung nếu đọc xong cả 9 trang, vẫn là chưa thể biết thực hư câu chuyện. Cần lưu ý là tất cả các ý kiến nước ngoài, tựu trung lại thì đều trích dẫn lẫn nhau rồi sau rốt là trích dẫn từ ông Bùi Tín ra. Trong nước thì là từ ông Bùi Tùng và một ông khác nữa, hai ông này đều khẳng định mình tiếp nhận đầu hàng. Riêng chuyện "bạch hóa", thì ngoài việc đến bao giờ mới bạch hóa, thì còn có mối nghi ngờ là các tài liệu gốc đó là do ai viết, theo chuyện kể của ai? Cho nên sự kiện nhỏ này thì còn là nhiều rối rắm, e ko thể dựa vào "bạch hóa tài liệu" mà truy ra đâu. Hi vọng nhất là đi hỏi các nhân chứng trước khi họ chết mất thôi.

Nói thêm vụ BBC: BBC họ nói là "Tài liệu VN trong nhiều năm". Một bài báo trích dịch nước ngoài thì ko thể gọi là "tài liệu Việt Nam trong nhiều năm" được chú ạ. Cho nên không cần thiết phải cố sống cố chết bênh vực cho BBC như thế. Nói cho cùng BBC, cũng như mọi loại báo trên đời này, đều ko tránh khỏi những sai sót có tính kỹ thuật như vậy. Bản thân anh thì thật ra tin rằng BBC đưa tinh tương đối khách quan. Khách quan hơn rất nhiều so với những nơi khác cũng cùng đăng các bản tin tương tự. Cũng vì muốn khách quan cho nên BBC luôn ở giữa hai làn đạn. Một mặt thì bên anti nói BBC thân +, bên + thì lại nói BBC chống, ...

Ngay như vụ vừa rồi thì BBC đưa ra khá nhiều ý kiến khác nhau từ trong và ngoài nước. Bao gồm cả ý kiến bênh vực lẫn kiến nghị sửa đổi, và cả nhưng kiến nghị sửa đổi "ko nhạy cảm" cho đến những kiến nghị "rất nhạy cảm" như trên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các bạn thực sự quan tâm đến vấn đề này thì nên đọc nhiều bài phân tích góp ý khác hay hơn hiều. Trên www.bbcvietnamese.com cũng có, mà cũng nên vào cả vietnamnet.vn nữa. Chả hạn trên vietnamnet có hai bài sau cũng khá hay:


http://vietnamnet.vn/vanhoimoi/ctdod/2006/03/549057/
Ý kiến của ông Nguyễn Bình, TS Kinh tế, ĐH Georgetown. Chuyên gia Kinh tế, Ngân hàng Phát triển Châu Á

http://vietnamnet.vn/bantrontructuyen/2006/03/548285/
Một cuộc nói chuyện của mấy người, bao gồm S Khoa học Lê Kiên Thành, Tổng giám đốc công ty TNHH Thiên Minh (con trai cựu Tổng bí thư Lê Duẩn); Kiến trúc sư Lê Thu Nga (con gái của một vị bí thư TW Đảng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn); GSTS Nguyễn Trường Tiến; ông Bạch Minh Sơn (nguyên cán bộ Ban đối ngoại TƯ, giám đốc Công ty cổ phần BEMES). Cá nhân tôi thấy ông "GSTS" Nguyễn Trường Tiến thì ăn nói rất vòng vo tam quốc mà ko thực tế mấy (ông này tự nói là xưa nay mỗi khi bị bỏ phiếu thì ông ấy bị ít phiếu nhất cho nên ông ấy có vẻ ko thích hình thức dân chủ qua bỏ phiếu tí nào, he he he). Còn ông Lê Kiên Thành, nguyên là một "COCC" cỡ bự, không ngờ lại ăn nói thẳng thắn như vậy. Ông ấy nói rất rõ là Đảng viên ngày nay vào Đảng là vì quyền lợi bản thân, vào Đảng là để hưởng thụ, khác với Đảng viên khi xưa, vào Đảng là để hi sinh....
 
Back
Bên trên