Nền Giáo dục-Đào Tạo Việt Nam?!

- Giáo dục bậc phổ thông (cấp 3 đổ xuống): Trong bối cảnh nước mình, mình không nghĩ là việc có nhiều người thi trượt là một vấn đề lớn trên khía cạnh giáo dục. Những trường có tỉ lệ trượt tốt nghiệp cao năm vừa rồi đều thuộc diện vùng xâu vùng xa, hoặc đối tượng gia đình hoàn cảnh khó khăn, họ còn lo chạy cơm từng bữa (cá biệt nữa thì là những trường hợp thích chơi hơn học), đa phần học sinh đâu có hoàn toàn tập trung vào mà học được. Nếu chưa có đủ khả năng tập trung vào học để đạt được một cái chuẩn nhất định, lẽ nào vẫn phải được đỗ? Nói như vậy không có nghĩa là học sinh nghèo không "đáng" được đỗ, nhưng đó không phải vấn đề riêng của giáo dục.

- Giáo dục bậc cao học (đại học trở lên): Uh, công nhận một thực tế là có nhiều giáo án của các trường đại học Việt Nam lạc hậu. Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, thời đại công nghệ thông tin, giáo án dù có cập nhật từng năm một đi chăng nữa thì cũng không theo kịp tốc độ đổi mới của xã hội và các kiến thức mới. Để học được những kiến thức mới, sinh viên phải biết tự tìm tòi, đây là việc hoàn toàn bình thường ở bất kỳ nước nào trên thế giới. Không có một trường nào trên thế giới có thể tuyên bố là "anh cứ học theo giáo án của chúng tôi, không cần biết thêm bất kỳ kiến thức ngoài nào" được cả. Vậy thì đây thuộc về phạm trù ý thức của mỗi người hơn là một vấn đề quá to tát cho giáo dục. Tất nhiên về lâu về dài thì phải đổi mới, mình hoàn toàn ủng hộ chuyện đó.

- Dân Ams thích đi du học: có nhiều lý do cho một người quyết định đi du học (thích được tự lập, muốn tìm hiểu một nền văn minh khác, thích "đi theo trào lưu" và đơn giản là gia đình có điều kiện để cho đi, nghe người khác "kêu" về giáo dục Việt Nam nhiều quá v.v... và tất nhiên là có cả lý do về chất lượng bằng cấp và chất lượng giáo dục của Việt Nam). Bản thân mình không nghĩ chất lượng giáo dục là một vấn đề lớn đến thế. Đối với mình, chất lượng của bằng cấp có thực sự phản ánh được năng lực của mình không, có thực sự được chấp nhận bởi các nhà tuyển dụng không có ý nghĩa quan trọng hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề giáo án thì em thấy ngay ở phổ thông nó cũng bất cập rồi. Ngay cả SGK mới cũng chưa update đc hết. Có thể giải thik là do:
- Chép lấy mấy quyển sách cũ vốn đc coi là mẫu mực.
- Soạn bởi các ông giáo sư già, già mà ko chịu tìm hiểu thêm í.
Thứ 2 nữa là, những gì đc dạy ở VN nó cao xa hơn những gì dạy ở nước ngoài với cùng cấp học. Em chả biết mấy đâu nhưng nghe nói là thi SAT, môn Vật lý chỉ hỏi cái Định luật Ohm, kiến thức của lớp 9 VN.8-} Em có ng` nhà đi học ở Sing, cấp 3 mới học Hóa ở mức cân bằng phương trình.
Vậy câu hỏi ở đây là, liệu dạy học kiểu lôi tuốt các kiến thức đại cương của ĐH, zip lại, rồi rải ra SGK các cấp học phổ thông như kiểu VN có hay hơn là của nước ngoài ko?
Nếu thế thì em thấy 2 chữ "phổ thông" nó cao sang quá.:-s
 
ở nước ngoài thì phổ cập giáo dục đc coi là hết cấp 3. ở VN phổ cập giáo dục là phải có bằng đại học :)
 
Đâu mà anh Nghĩa ơi :) ở VN mới hoàn thành phổ cập tiểu học thôi :)) đang phấn đấu phổ cập cấp 2 rồi thêm chục năm nữa phổ cập đc cấp 3 mới gọi là phổ cập xong GD :)
 
Phổ cập cấp 2 coi như xong rồi.:-j Bỏ thi TN rồi mà.:))
 
Back
Bên trên