Nền Giáo dục-Đào Tạo Việt Nam?!

Hôm nay đang phởn :p ko dám cãi nhau,, vào chúc mừng sinh nhật anh Nam thôi :x Chúc mừng sinh nhật anh nhá! ^_^

@ Phước : Này nhé [-x viết tên Nguyệt cho tử tế đi nhé [-x sao lại thành Nguyện thế kia :))

Còn theo Nguyệt, giáo dục từ khai thủy vốn là để tu dưỡng con người. Do con người có giáo dục được đề cao, nên quyền hạn và chức trách mới được bổ nhiệm dựa trên giáo dục.

Trong khi đấy tình trạng hiện tại, người ta đem giáo dục (đặc biệt là đại học) để coi như bước đệm cho lao động. Cắm đầu cắm cổ cố saocho 4 năm nó trôi thật nhanh, bon chen vỡ đầu vỡ trán để vào được cổng trường đại học, đầu ra ko chất lượng. Cái cầu lớn dẫn đến cái cung lớn, học đại học thành việc đại trà, thế nên mới sinh ra một đống sinh viên ăn học xong chả biết cái gì, nói gì là đi làm? là phát triển kinh tế? phát triển xã hội?

Nguyệt chả biết học xong có ra trò trống gì ko, nhưng ít ra thấy 4 năm đại học của mình có lẽ có ý nghiĩa và đáng đồng tiền bát gạo cho từng chữ học được, từng trang sách đọc qua ;) (và từng ngày party :-")

Tuy việc gia nhập thị trường lao động cần có bên cung cũng như cầu, nhưng mình thì mình nghĩ vẫn nên là firms đến recruit người có năng lực , hơn là tạp nham người có năng lực người chả có năng lực ồ ạt đi gõ cửa các firm. Sự quá và qua quít mới là dẫn đến trì trệ chứ ko hẳn là như Bách nói, ko có sự liên kết giữa nhà trường và các công ty.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tuy việc gia nhập thị trường lao động cần có bên cung cũng như cầu, nhưng mình thì mình nghĩ vẫn nên là firms đến recruit người có năng lực , hơn là tạp nham người có năng lực người chả có năng lực ồ ạt đi gõ cửa các firm. Sự quá và qua quít mới là dẫn đến trì trệ chứ ko hẳn là như Bách nói, ko có sự liên kết giữa nhà trường và các công ty.

Người ta đến trường là để học...nếu không biết thì cần phải tạo cơ hội đào tạo người ta...cho nên một sự liên kết giữa nhà trường và các công ty là rất quan trọng. Chứ nếu biết hết rồi, đi học làm chi cho tốn tiền.

Mình nghĩ có một số sinh viên thì có thể không siêng năng và kô có tính vương lên, tuy nhiên đó không phải là tất cả. Đám bạn của mình, rất chăm chỉ và có tính cầu tiến...tụi nó cũng muốn đi kiếm việc làm để mà năng cao kiến thức. Tuy nhiên, bởi vì không có một cơ chế cụ thể để mà chứng minh rằng những học sinh này có cố gắng, có tài năng (thông qua những chương trình trao đổi và học tập) thì học sinh có tài giỏi thì công ty cũng khó biết đến, đánh đồng họ với một số sinh viên yếu kém kia. Chính vì thế nên có một sự liên kết giữa nhà trường và các công ty, tạo ra một số cơ chế thích hợp để đào tạo sinh viên một cách hẳn hoi và công khai...để mà công ty biết người nào giỏi, người nào dở mà gì.

Một cái nữa, để công ty đến tuyển chọn cũng tốt, tuy nhiên, mình muốn học sinh tự nắm lấy thế chủ động. Tự sức mình tìm những chỗ làm việc mình muốn vào, rồi tự nỗ lực để vào đó, tự đi chứng minh tài năng của mình...thay vì là ngồi bị động chờ đợi người ta ngó xem mình giỏi chỗ nào. Mình nghĩ chắc Nguyệt không có ý này, tuy nhiên, cách nói của Nguyệt thì ám chỉ đường lối này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ko hiểu ý N rồi :|

Thôi ko tranh cãi nữa ;) cả nhà thảo luận vui vẻ :D
 
Đọc toét mắt, còn chơi cả tiếng anh vào, chả hiểu gì, giờ lên Hao mà lúc nào cũng phải mở trang từ điển ra tra, buồn cười:-?
Hoàng Bảo Long đã viết:
Em nghĩ, cái này không chỉ là thực trạng của trường Y mà còn của các trường khác. Học các môn cơ sở quá nhiều và dàn trải, không có liên thông đến các môn chuyên ngành hoặc lâm sàng nên xảy ra tình trạng "bỏ phí các năm học đầu tiên".
Em Long à, chả năm học nào bị bỏ phí hết đâu...Nói thế thấy buồn cười. Mà anh kô biết em bảo học các môn cơ sở quá nhiều trong 2 năm đầu là í làm sao...chứ anh thấy bình thường à, ở Pháp học cũng vậy thôi, 2 năm đầu cũng toàn giải phẫu, hóa sinh, sinh lí...rồi kinh tế, chính sách...chứ đã đụng chạm đến Glassgow với lại Glass liếc cái gì đâu. Em học thế học nữa các môn cơ sở thì cũng chắc gì đã nắm vững được hết nó. Mọi thứ thì phải từ từ thì khoai mới nhừ...đi đâu mà vội.
Học theo block thì hay đấy, nhưng mà sv học chắc gãy răng vì là kiến thức cơ sở nó có bao giờ chia theo Block đâu, đụng chạm thì nó đụng chạm đến toàn hệ thống chứ có theo cơ quan nhất định nào đâu. Em học tốt kiến thức cơ sở 2 năm đầu tiên, sau đó học triệu chứng, bệnh học sẽ thấy đơn giản và dễ vào hơn. Phải hiểu là có những bệnh kô thể nghiên cứu theo block được mà phải nghiên cứu tổng thể mới hiểu được ...nếu kô mà học theo block sẽ thành học gạo, học thuộc lòng mà chả hiểu cái gì cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ngoài lề chút vậy:

em bảo học các môn cơ sở quá nhiều trong 2 năm đầu là í làm sao
Thực ra em cũng định bảo là nó quá tải. Nhưng mà em thấy có một số môn nó ... cứ làm sao ý. Ví dụ như học môn Lý sinh. Kêu gọi quần chúng :D là môn này có rất nhiều ứng dụng này nọ, giải thích các hiện tượng của cơ thể sống này nọ. Nhưng mà em thấy Y2 cho đến tận Y6 đều bảo rằng môn này nó cũng chả có tác dụng gì đâu!!? Hơ, thế học làm gì? Rồi dạy Toán. Học Ma trận, giải hệ phương trình? Hình như cái này sau này không dùng đến. Cũng may là toán cũng chỉ có một học kì.

Còn nhiều môn, em thấy cũng khá hay, như là môn Nguyên lý Sinh học, có điều là sau này, nghe nói là nó cũng chả có ứng dụng gì trên lâm sàng, cho nên bị mọi người ... coi thường. Ai cũng bảo Lý sinh và Nguyên lý sinh học là 2 cái môn vớ vẩn nhất của Y1. Anh biết đấy, mới vào trường mà nghe mọi người ai cũng chê các môn học thế có nản không? Từ khi mới đặt chân vào trường, đã có ý thức rằng sẽ có những môn mình học xong rồi để đó, chả bao giờ dùng đến cả.

ở Pháp học cũng vậy thôi, 2 năm đầu cũng toàn giải phẫu, hóa sinh, sinh lí

Có lẽ cách đào tạo của Y Việt Nam giống với Y bên Pháp. Ngay cả sách giáo khoa viết cũng viết theo lối viết của sách giáo khoa Pháp.

Em nói là bỏ phí ở một số trường, không phải trường Y, vì bản thân em cũng thấy những môn này rất quan trọng. Em chưa bao giờ dám nói là có thể đi khám và chẩn đoán mà không cần kiến thức của Sinh lý, Hóa sinh, Mô học, Giải phẫu ...

Cái mà em nói đến là với cách dạy như thế thì mấy môn này chóng bị quên lắm. Em thấy như khi đi thi USMLE, người ta đòi hỏi phải nhớ hết khối lượng kiến thức cơ sở này, thậm chí những cái trong môn Nguyên lý sinh học mà em ít quan tâm tới cũng đề cập rất kĩ. Nhưng em nói thật, với cách dạy này, có học 3, 5 năm nữa thì cũng chả nhớ hết được.

Còn cái chỉ số Glassgow mà em nói đến là ở bên Mỹ ngườii ta đào tạo như vậy. Ở Mỹ có thể đào tạo được mà ở các nước khác thì không thể, có nên đặt câu hỏi? Em có một số tài liệu của Mỹ. Em thấy rằng các môn cơ sở như Hóa sinh, Vi sinh, Mô phôi, Behavioural Science và Dược lý là những môn được tách riêng. Sinh lý cơ sở cũng dạy trước. Còn những cái có liên quan đến hệ thống thì học sau theo từng block.

Em nghe các anh chị ở trường nói rằng: Kiến thức các môn cơ sở rất có hữu ích đối với sinh viên. Nhưng mà không ai có thể nhớ được những kiến thức cơ sở đó cho đến tận những năm Y3, Y4 để mà đem nó đi vào viện cả. Vì thế, cuối cùng thì các thày cô vẫn phải nói lại một cách sơ lược để gợi nhớ cho sinh viên.

Em chỉ ước là các thày dạy làm sao đó để môn nào nó cũng có liên quan đến lâm sàng, cho sinh viên cảm nhận được đúng là mình đang học Y chứ không phải học cái gì đó thuộc lòng lý thuyết. Em nhớ câu nói của Richard S. Snell, viết trong cuốn Clinical Anatomy: Giải phẫu có thể là một môn học chán ngắt nhưng Giải phẫu Lâm sàng là một môn khoa học tuyệt vời. Điều đó cho thấy sự thú vị của Lâm sàng (mình còn chưa biết lâm sàng là cái gì :-??)

Chà, em cũng nói rồi, mỗi cách dạy đều có ưu điểm riêng. Và suy cho cùng thì hàng năm, trường Y vẫn đào tạo ra hàng trăm bác sĩ. Cũng có rất nhiều người học Nội trú, thành bác sĩ giỏi. Phản đối cách dạy đó mà làm gì, phải không?

Cảm ơn anh Khánh rất nhiều.

PS: Anh cũng học về Y ạ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng mà em thấy Y2 cho đến tận Y6 đều bảo rằng môn này nó cũng chả có tác dụng gì đâu!!?
Cái đó dễ hiểu thôi vì người học cao nhất cũng chỉ đến Y6, chứ em hỏi một nội trú về y học hạt nhân câu "Lí sinh dùng để làm gì?" thì thể nào người ta cũng cười cho:) Em có thể sẽ đặt câu hỏi là thế thì tại sao kô đến lúc đó mới học: còn mấy thời gian nữa đâu lúc đấy để nghiên cứu kiến thức cơ sở?
Theo mình hiểu, mục đích đào tạo giáo dục là để "biết và hiểu" chứ kô phải để "nhớ cho hết"...Học càng cao càng quên cái đã học, với y lại càng đúng, nhưng quan trọng là "đã học qua rồi" và khi cần, xem lại thì nó trở lại nhanh chóng chứ nó kô hề mất đi đâu. Đến nội trú còn phải giở sách xem lại môn cơ sở Y1, Y2 chứ Y3, Y4 thì nói làm gì ?
Các thầy cô nói lại kiến thức một cách sơ lược kô phải vì sinh viên học nhiều quá quên hết rồi, để "gợi nhớ" cũng ít mà chủ yếu là để nhấn mạnh những điểm cần xem lại để hiểu bài hơn thôi. Vì mỗi lần học tim mạch mà lại phải xem lại tất cả sinh lí tim thì có mà chết:D
Cái câu của ông gì gì đó mà Long trích ra mình hiểu thế này: Để có thể thấy Giải phẫu lâm sàng là môn học tuyệt vời thì phải cố gắng chịu đựng để học qua môn giải phẫu chán ngắt=))
Cuối cùng mình kô bít y HN học thế nào cụ thể mà phán bừa:p
Xin lỗi mọi người vì có phần hơi lệch tâm chủ đề một chút...Cứ coi như là một ví dụ đơn giản của cả chủ đề:p
Rất vui vì được thảo luận với Long:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là những kế hoạch xây dựng 1 trg đại học đẳng cấp qte^' ở VN:
http://vietnamnet.vn/dhqt/cangi/2005/07/470471/
http://vietnamnet.vn/bandocviet/2005/10/497673/
http://vietnamnet.vn/dhqt/

Nói về vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là higher education thì vấn đề cốt lõi chính có lẽ là ở khâu quản lý. Chính phủ dường như đang "trói buộc" các trường đại học quá chặt và ko cho họ quyền tự quyết định, tất cả các thứ từ giáo trình đến nhân sự quan trọng trong trường phải đc qua bộ duyệt (nếu đc thả rông, đảm bảo các trg sẽ ko ép học triết học Marx Lenin nữa :)) ). Chính sự "bao bọc" này làm giảm tính cạnh tranh của các trường và nói chung làm giảm cơ hội học tập của học sinh.

Việc bức thiết ngay bây h là ban hành 1 số đạo luật nhằm thúc đẩy sự canh tranh lành mạnh giữa các trường đại học & rút dần sự quản lý của Nhà nước khỏi giáo dục, và quan trọng hơn cả là xây dựng 1 trường đại học đc nước ngoài công nhận. (VN chưa từng có bất kì trg đại học nào trong các danh sách trường top kể cả ở Châu Á). Nhưng cũng thật may mắn là chúng ta ko cô đơn trong việc này, 1 nhóm cộng tác do giáo sư Thomas trg ĐH Harvard đã làm hẳn 1 project để xây dựng trg đại học top-tier này và chỉ chờ hồi âm của VN (nhưng hình như VN chưa mặn mà lắm với bản kế hoạch đầy hứa hẹn này thì phải :-?? khó hiểu thật)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói về vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam, đặc biệt là higher education thì vấn đề cốt lõi chính có lẽ là ở khâu quản lý. Chính phủ dường như đang "trói buộc" các trường đại học quá chặt và ko cho họ quyền tự quyết định, tất cả các thứ từ giáo trình đến nhân sự quan trọng trong trường phải đc qua bộ duyệt (nếu đc thả rông, đảm bảo các trg sẽ ko ép học triết học Marx Lenin nữa ). Chính sự "bao bọc" này làm giảm tính cạnh tranh của các trường và nói chung làm giảm cơ hội học tập của học sinh.
Cái này thả quá cũng ko được, tại vì em nghĩ xem, nếu như Bộ giáo dục để cho các trường tự quản lý, tự đào tạo thì sẽ 2 trường hợp có thể xảy ra:
- các trường cạnh tranh lành mạnh, tính giáo dục cao => nền giáo dục đi lên
- các trường thi nhau ăn tiền, cho học sinh vào dễ, ra dễ, tốt nghiệp đại học ko khác gì chưa đi học đại học cả => nền giáo dục đi xuống.

Để chắc chắn là trường hợp 1 sẽ xảy ra thì phải có ít nhiều sự "quan tâm" của bộ, nhưng "quan tâm" ở mức độ thế nào là vừa thì đây vẫn là vấn đề khó giải quyết. Hơn nữa, giáo dục ở VN còn bị ảnh hưởng rất nhiều ở vấn đề chính trị (đấy là tại sao mấy môn như Triết học, blah blah ko bỏ được), văn hóa (tại sao học sinh ko được quyền suy nghĩ khác với thầy cô), etc. Mà mấy cái này thì ko phải bảo thay đổi là thay đổi được.

Chị thì nghĩ là bậc học quan trọng nhất không phải là đại học, mà là cấp 3. Đây là lúc học sinh định hướng tương lai của mình, rất cần những người nhiệt huyết khuyến khích đam mê của các em. Có đam mê là có thể học được, đâu phải cái gì ở trường cũng dạy đâu, chủ yếu đam mê tự tìm tòi là chính.

Buồn cười, hôm nay ngồi nói chuyện với mấy đứa bạn (Columbia, Havard, Duke, toàn brandname schools hẳn hoi), thấy bọn nó cũng chê giáo dục Mỹ như ai
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trả lời một số ngộ nhận nhé. Tổng số các môn Mác-Lê khoảng 1 học kì, trong tổng số 8-10 học kì (tùy trường). Trong đó có những môn ko phải vứt đi đâu, theo anh đánh giá thì khoảng hơn 1 nửa chỗ đó dùng dc. Qua đấy để thấy cái này ko phải là 1 vấn đề lớn.

Các môn chuyên ngành thì nói thẳng bộ làm gì có khả năng mà duyệt, nói cái này thì chả hiểu gì rồi. Ko phải là các trường ko đổi mới chương trình, nhưng đúng là thiếu cạnh tranh. Thiếu cạnh tranh là vì quá ít trường. Tuy vậy cái này được thả rồi các em thân yêu ạ. Đã có một số trường xây gần xong, đang tuyển giảng viên, tất nhiên là ko thuộc nhà nước, chứng tỏ cái chủ trương này có từ lâu rồi.

Nếu đã học ĐH, em sẽ thấy thay đổi chương trình ko khó, thay một đội ngũ giảng viên ko khó. Ví dụ một cái như khoa CNTT của BK, chỗ anh vừa học. Chương trình có thể học tập nước ngoài, theo lời thầy trưởng khoa thì hoàn toàn có thể áp dụng nguyên chương trình của nước ngoài, các giảng viên trẻ đều dc đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Do đặc thù nên kiến thức phải cập nhật thường xuyên, chủ yếu có khá sẵn trên mạng. Các thiết bị cũng ko cần quá đắt tiền, lại khá dc quan tâm, cộng thêm có một số cty lớn tài trợ. Với tất cả những điều kiện đó, mọi ng đoán thử xem vì sao ko đạt đẳng cấp QT? Tất nhiên ko phải chỗ nào cũng dc như thế, nhưng xét một cái này để thấy còn một vài vấn đề quan trọng hàng đầu nhưng chưa ai đề cập cả ;) Cái này cũng có thể nhìn thấy qua một số chương trình đào tạo của ĐH QT ở VN.

Xin lỗi vì lại trêu các em, nhưng những cái nó đơn giản đến mức mình chỉ nhìn sơ cũng thấy thì đừng coi thường ng khác ;) Nhưng mặt khác thì cứ bàn đi Lộc ạ. Cái quan trọng nhất ko phải mình nói đúng hay sai, mà là mình sẵn sàng thay đổi ý kiến, biết đặt những nghi vấn về chính mình và luôn đặt ng khác cao hơn. Cái bản phân tích của bác gì đó Harvard đúng là còn nhiều vấn đề lắm.
 
Có thể nội tình các trường ĐH thế nào e chưa hiểu rõ thật, nhưng có 1 điều mà e tai nghe mắt thấy đấy là nhiều sinh viên sau khi đỗ ĐH ko thực sự coi trọng giáo trình. Có thể vì họ ... lười, có thể vì chương trình dở, nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì tính thu hút của các bài học là có vấn đề. Hiện nay em cũng biết 1 số trường và 1 số khoa của các trường đang dần thay đổi đc điều này bằng cách học tập từ nước ngoài như ĐH HN, Ngoại thương, các lớp SV tài năng ... nhưng nhìn chung là vẫn ở tình trạng "1 số môn đáng học, số còn lại bùng cũng chẳng sao" (cái này có thực chứ a c nhỉ? :-? :D ). Xét theo 1 phương diện nào đó, những ng biết bùng là những ng ... biết đánh giá vì họ biết là mình đang mất thời gian, nhưng sẽ là tốt hơn nếu sử dụng đc 100% khả năng của họ & ko để phí 1 tiết học nào làm họ buồn ngủ cả. Điều ấy thì e nghĩ chưa 1 trg ĐH hiện tại của VN làm đc, vì hsinh VN bản chất thông minh và nếu trg nào tận dụng đc sự thông minh này hẳn nó đã phải đc quốc tế công nhận. Đó là lí do vì sao phải xây dựng 1 trường mới chứ ko phải là tập trung phát triển 1 trường cũ- vốn đã đưa chân quá sâu vào hệ thống GD VN vốn đang rất lủng củng.

--->Chị Hạnh: Cấp 3 của VN khá đc đấy chứ chị :D đương nhiên còn vấn đề nhưng nói chung hsinh VN ko phải sợ "thằng nào" về vốn kiến thức tự nhiên của mình, thế theo em là khá rồi. Cái quan trọng nhất cần thay đổi chính là GD đại học-chìa khóa trực tiếp dẫn đến tương lai, chỗ ng ta dạy nghề chứ ko phải những kiến thức phổ thông cơ bản nữa. Với cả xây dựng 1 trường ĐH mới thì mình cũng sẽ thấy rõ hơn những điểm yếu ở hệ thống GD phổ thông để còn thay đổi, chứ cứ giữ cả hệ thống như hiện nay thì ... đc chăng hay chớ lắm. Nếu đặt ra giả thiết nên xây dựng 1 trg cấp 3 "Đẳng cấp quốc tế" hay ko thì thật sự ko nên, vì tốt nghiệp trg này xong chắc j thi đc ĐH VN? :)) chẳng lẽ du học hết cả trường? 1 số trường cấp 3 quốc tế hiện nay như UNIS hay YERSIN cũng đâu có đc đánh giá cao.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, đấy là với dân tự nhiên như chú, với bọn anh thì mỗi giờ lý, hoá, sinh là cực hình =)). Thôi những ngày tháng cấp 3 tươi đẹp cũng qua rồi ko muốn nhắc lại, chỉ muốn 10 năm nữa khi con mình đi học nó ko còn phải cày 13 môn (mà trong đó quá nửa nó ko hiểu) như con trâu, được học những j thực sự có ích vậy.

Chuyện ĐH thì em chưa dám bàn tới, đợi mấy tháng nữa thực sự thành sinh viên rồi mới hiểu dc :D.
 
Trong 3 lựa chọn của ông Thomas, anh cũng ủng hộ xây mới nếu muốn làm 1 cái như thế, tuy nhiên lý do ko phải tại GD mà nằm ở hs :p Ở VN mà muốn học tử tế thì đừng nghe theo bọn SV khóa trước, có nghe thì tìm đứa nào top, chứ nghe chung chung thì chỉ nản chí thôi. SV kiểu “ko thi lại ko phải SV”, nghe để làm gì :)) Thay đổi một cái khó hay dễ phụ thuộc sức ỳ, mà sức ỳ của vài chục giảng viên của một khoa nhỏ hơn 1000 SV nhiều lắm. Cản trở lớn nhất là nếu có cái ĐH đẳng cấp QT thì có đủ SV đẳng cấp QT cho nó ko nữa. Chính SV, mà bản thân nó là kết quả của 3 cấp học phía dưới mới là cái khiến dù VN có cái ĐH kia cũng khó có dc cái kết quả mong muốn. Ko chỉ có đoạn lười học đâu, còn những cái như đọc chép, ngại phát biểu ý kiến…. Cái này cũng một phần nguyên nhân quan trọng từ những nhà tuyển dụng, tức từ nền kinh tế và xã hội nói chung.

Còn chuyện bùng thì cũng nhiều nguyên nhân lắm. Một trong những nguyên nhân là học phí có 180 000/ tháng, thi lại 5000/ môn, học lại nói chung cũng ko đắt. Anh từng nghe nói Genetic BK khá sợ thi lại vì chúng nó tốn 5$. Anh cũng từng nghe có đứa giải thích với 1 ng Mĩ tại sao ng VN có ít tiền nhưng vẫn vui vẻ: vì vui mới là chính, làm vừa phải thôi, chứ cứ hùng hục làm thì cũng chả để làm gì. Cũng có nguyên nhân ko cần học, nhưng cái này chưa bao giờ là nguyên nhân chính, chỉ khoảng 10-20%.

Viết luôn vậy. Cái phân tích của ông T này chủ yếu mới nhìn nhận với góc độ bản thân GD, chưa có đánh giá về đầu vào và đầu ra của nó là SV và gia đình của họ, nền kinh tế sẽ sử dụng những lao động này. Tất nhiên họ ko thể hiểu những cái này như ng Việt, nhưng ko xét những cái này thì chả giải quyết dc cái gì. Các phân tích về hiện trạng ko khó để nhìn, nhưng khi giải thích nguyên nhân thì đổ tại vào hệ thống quản lý quá sớm nên ko phân tích dc những yếu tố khách quan mà bản thân ngành GD ko thể tác động. Một cái quan trọng nhất khi phân tích có cần ko thì thiếu: thời điểm. Nói cần một cái ĐH như thế thì ai chả nói dc, nhưng ngay bây giờ, 10 năm nữa, hay 30 năm nữa mới là vấn đề. Ngoài ra thì nên nhìn vào xu hướng chung, đó là nhà nước đứng ngoài những cái cụ thể. Việc xây dựng các trường ĐH như thế nào là do nền kinh tế đòi hỏi, chứ ko phải bằng cái tư duy kế hoạch cũ nữa, nếu BGD mặn mà với kế hoạch này mới chứng tỏ cái tư duy chưa hề thay đổi. Hiện có vài trường anh biết dc xây dựng khá gần với bản đề xuất đó, thậm chí thoáng hơn nếu xét góc độ quản lý nhà nước, là hoàn toàn chả có ng nào của bộ trong đó. (nói nghe huyền bí, chứ trường ĐH dân lập ở VN có hàng chục năm rồi :)))
 
@Anh Quang: Đấy là anh học ở trường anh. Ở trường em học 5 môn Khoa học Mác - Lênin, bao gồm: Triết học Mác - Lênin (Y1), Kinh tế Chính trị (Y2), Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Y4), Lịch sử Đảng (Y5), Tư tưởng Hồ Chí Minh (Y6). Mỗi năm học một học kỳ, mỗi học kỳ có 6 trình của 1 trong 5 môn này.

Anh bảo với khối lượng trình còn lớn hơn cả những môn chuyên ngành như Giải phẫu (3 trình Lý thuyết, 1 trình thực tập), Lý sinh (3 trình Lý thuyết) thì làm sao bọn em có thể chịu đựng nổi? Năm Y2 là một năm có rất nhiều các môn cơ sở, môn nào cũng quan trọng, quyển sách nào cũng dày hàng trăm trang mà chỉ học trong 1 học kỳ, những môn như Mô học rất khó hiểu chưa nói gì đến thuộc, làm sao bọn em có thể tải được 6 trình Kinh tế Chính trị nữa? Tất nhiên là rồi năm nào thì cũng qua, nhưng có điều là áp lực như thế quá lớn. Em nói thật, ở trường em, ai cũng mệt vì những môn này. Mỗi lần thi xong như một lần trút bỏ được gánh nặng. Vì điểm thấp thì nó nhân với 6, là cả một vấn đề lớn!

@Hưng: Nói chung, em lên ĐH rồi sẽ hiểu. Nếu em chăm chỉ học tất cả các môn thật tốt, thì sau 1 năm, em sẽ bị điên. Anh không nói đùa đâu. Trường anh năm nào cũng có người bị tâm thần, người tự vẫn vì áp lực học hành quá căng thẳng. Thà rằng coi nhẹ một số môn, còn hơn môn nào cũng coi trọng, xong rồi để đến lúc không chịu nổi áp lực. Cái quan trọng là môn nào cũng nắm được là mình đã học những cái gì, và ít nhất là cái sườn. Những môn nào sau này em sẽ còn sử dụng đến thì học kỹ hơn, còn những môn ít sử dụng hơn thì học vừa phải thôi. Không thể nói là có thể bỏ bất kì môn nào, nhưng không nên đầu tư quá nhiều cho những môn không xứng đáng.

Đó là những cái em nhìn thấy ở các trường (ít nhất là trường Y và các trường có bạn bè em học), còn những gì ngoài đó, em không dám lạm bàn.
 
@Anh Quang: Đấy là anh học ở trường anh. Ở trường em học 5 môn Khoa học Mác - Lênin, bao gồm: Triết học Mác - Lênin (Y1), Kinh tế Chính trị (Y2), Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Y4), Lịch sử Đảng (Y5), Tư tưởng Hồ Chí Minh (Y6). Mỗi năm học một học kỳ, mỗi học kỳ có 6 trình của 1 trong 5 môn này.

Anh bảo với khối lượng trình còn lớn hơn cả những môn chuyên ngành như Giải phẫu (3 trình Lý thuyết, 1 trình thực tập), Lý sinh (3 trình Lý thuyết) thì làm sao bọn em có thể chịu đựng nổi? Năm Y2 là một năm có rất nhiều các môn cơ sở, môn nào cũng quan trọng, quyển sách nào cũng dày hàng trăm trang mà chỉ học trong 1 học kỳ, những môn như Mô học rất khó hiểu chưa nói gì đến thuộc, làm sao bọn em có thể tải được 6 trình Kinh tế Chính trị nữa? Tất nhiên là rồi năm nào thì cũng qua, nhưng có điều là áp lực như thế quá lớn. Em nói thật, ở trường em, ai cũng mệt vì những môn này. Mỗi lần thi xong như một lần trút bỏ được gánh nặng. Vì điểm thấp thì nó nhân với 6, là cả một vấn đề lớn!

@Hưng: Nói chung, em lên ĐH rồi sẽ hiểu. Nếu em chăm chỉ học tất cả các môn thật tốt, thì sau 1 năm, em sẽ bị điên. Anh không nói đùa đâu. Trường anh năm nào cũng có người bị tâm thần, người tự vẫn vì áp lực học hành quá căng thẳng. Thà rằng coi nhẹ một số môn, còn hơn môn nào cũng coi trọng, xong rồi để đến lúc không chịu nổi áp lực. Cái quan trọng là môn nào cũng nắm được là mình đã học những cái gì, và ít nhất là cái sườn. Những môn nào sau này em sẽ còn sử dụng đến thì học kỹ hơn, còn những môn ít sử dụng hơn thì học vừa phải thôi. Không thể nói là có thể bỏ bất kì môn nào, nhưng không nên đầu tư quá nhiều cho những môn không xứng đáng.

Đó là những cái em nhìn thấy ở các trường (ít nhất là trường Y và các trường có bạn bè em học), còn những gì ngoài đó, em không dám lạm bàn.
Công nhận là chương trình học ở VN quá nặng, và expect người ta quá nhiều. Chính cái này làm nền giáo dục đi xuống, tại vì học sinh ko có thời gian sáng tạo hay tự mày mò khám phá.

Công nhận 2 năm đầu VN học nhiều thứ rờm rà, nhưng chị thấy những môn như toán, lịch sử/chính trị ở năm đầu đại học vẫn cần thiết. Toán là môn học cơ bản, em học bất kì ngành gì cũng cần đến nó. Lịch sử/chính trị thì ko biết nhiều cũng nên biết qua nền tảng xã hội mình đang sống, cái này ko học lúc đại học thì sau này đi làm rồi chả được sờ đến.
 
@Chị Hạnh: Thì em cũng có nói là bỏ hẳn đâu. Em chỉ ước là người ta giảm cho bọn em còn 3 trình chẳng hạn. Hoặc là học để hiểu chứ không phải để thuộc, và lấy điểm ít hoặc không lấy điểm. Sau này nghe nói vào Bác sĩ Nội trú rồi, cũng phải học Triết tiếp :( Mà lúc đấy là ko thi lại. Nếu thi lại Triết thì mất bằng bác sĩ nội trú luôn, hu hu :(( Sao phải ép nhau thế? Em không dám nói là em giỏi Triết, nhưng ít nhất thì nhìn nhận của em về các vấn đề triết học cũng có chứ ko phải là ko :(

@Phương: Anh thấy xây mới cũng được, nếu thực sự có một đội ngũ giảng viên tốt. Vì có trường mới mà giảng viên dạy không tốt thì cũng chả tận dụng được hết những gì sẵn có. Trong trường hợp đấy, đem tiền đầu tư vào các trường Đại học có sẵn có hơn không?

Có ai cho trường Y vài triệu USD để xây dựng bệnh viện thực hành 1.2 ha ở Linh Đàm cho sinh viên và học viên sau đại học không :D Có đất nhưng mà chưa có tiền. Giá mà cho được thì tốt. Bệnh nhân có nơi khám chữa bệnh, sinh viên có chỗ học hành :D
 
Trùi, thấy em Hưng phân tích hùng hồn sợ thiệt@-)
Như Long nói đó, việc bùng học là rất bình thường, em cứ nói ở việt nam chứ ở đâu cũng có hết ah, có khi còn ghê hơn vn:-? Mà phải hiểu là bùng học đâu có nghĩa là xấu. Nhiều người thích dành thời gian đó để tự học ở nhà, hoặc coi môn đó là kô quan trọng muốn dành thời gian cho những môn quan trọng hơn...Đó là kiểu học một cách chọn lựa, mình nghĩ rất hay. Đấy cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa học sinh và sinh viên, sinh viên là tự học, tự tìm hiểu là chính...làm gì còn kèm cặp nữa đâu.

Mà cũng phải nói rằng trường cũng có bắt buộc chứ kô dễ cho trường: phải đảm bảo việc cung cấp một lượng kiến thức đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực và chuyên ngành đâu tự í bỏ cái này cái kia được. Đấy là bắt buộc của mục tiêu đào tạo chứ kô phải là bộ này bộ kia bắt buộc...Để sau này sv ra trường bất chợt gặp một khái niệm gì kô biết kô thể quay ra đổ lỗi cho trường là...kô dạy cái đó.

Nếu thi lại Triết thì mất bằng bác sĩ nội trú luôn, hu hu
Cái này mới là vấn đề, mình thật sự quá quan trọng hóa cái bằng giỏi, kô những trường mà khi kiếm việc làm cũng thế vì thế kô thể trách mỗi nền giáo dục kô thôi. Chú trọng quá vào "lượng" mà quên cái "chất". Đùa chứ giữa một người có kô có bằng giỏi với 20/20 giải phẫu nhưng phải thi lại triết với một người có bằng giỏi mà 2 môn đều chỉ được 10 thì thà lấy người thứ nhất làm việc còn hơn.

Hoàn toàn đồng ý với anh Quang, có những cái mà chỉ có việt nam mới hiểu rõ được vấn đề của mình:)

@Anh Quang: Đấy là anh học ở trường anh. Ở trường em học 5 môn Khoa học Mác - Lênin, bao gồm: Triết học Mác - Lênin (Y1), Kinh tế Chính trị (Y2), Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Y4), Lịch sử Đảng (Y5), Tư tưởng Hồ Chí Minh (Y6). Mỗi năm học một học kỳ, mỗi học kỳ có 6 trình của 1 trong 5 môn này.
Sợ thật sợ thật:eek: Thảo nào Long nhà ta nói triết là cứ làu làu:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái vụ Mác-Lê này sao trường Y khủng khiếp thế :eek: Trường anh ngoài Triết thì các môn còn lại chỉ 4 trình, LSĐ 3 trình, tính ra tổng cộng 5 môn chưa đến 1 kì. Thực ra bọn em còn bị thiệt thòi vì trong xu hướng giảm các môn Mac-Lê, bọn em đã bị cắt mất môn Lịch Sử Triết. Nói qua cho thèm, môn đấy điểm 1 lượt các nét chính 3 trường phái triết cổ đại Hy Lạp (Aristot, Platon, với 1 ông nữa :-?), 3 trường phái triết cổ phương Đông (Nho, Đạo, Lão giáo), Phật giáo, 3 ông nữa của triết học cổ điển Đức (Decart, Heghen, Phơ Bách). Nó là một trong những môn rất đáng học nhưng vì cái xu hướng chung mà mọi ng phản đối nên bị cắt đầu tiên :))

Ông thầy anh giải thích VN học đủ thứ vì sau này lỡ ko tìm dc việc thì có thể tìm ngành khác. Vì thế nên thế giới chia Computer Science làm 5 phân ngành, BK cũng có 5 phân ngành nhưng 4 năm đầu giống nhau, chỉ khác kì 9 và tốt nghiệp =)) Đc cái thầy nói các SV sau này đi du học sau ĐH nói nếu học BK cẩn thận thì chả sợ bố con thằng nào (toàn loại học như trâu như bò để kiếm học bổng, lại dc dạy đủ thứ thì sợ gì bố con thằng nào thật =)))
 
@a.Quang: Triết học cổ điển Đức là Kant, Hegel và Feueurbach chứ.;))
Cái môn này thì đáng học rồi, nhưng ko có người quản lý.:-j Cái giáo trình sao chép của LX, cắt xén dần dần và đang tiếp tục cắt xén, cắt chỗ nào mà các ông muốn cắt.:))
Ah mà nói thêm, sinh viên VN chừng nào còn ko thik học, kêu ca về môn này thì chừng ấy GDVN vẫn còn ì ạch dài dài.:-j Nghề gì mà chả phải có cho mình 1 thế giới quan, 1 phương pháp luận chứ, dù gì cũng phải học, cho dù chỉ cần học lấy cái sườn.
Người dạy và người học đều thế thì có lẽ ko nên bình luận thêm.8-}
 
@Anh Quang: Bọn em vẫn học Lịch sử Triết ạ. Trong tài liệu Triết học Mác Lênin mà bọn em học, phần đầu của nó là Lịch sử Triết, gọi là giới thiệu qua về các trường phái Triết học trước Mác (Từ thời cổ đại cơ mà, he he). Câu nói nổi tiếng "Không ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông" của Heraclide hay câu nói nổi tiếng "Tôi nghĩ tức là tôi tồn tại" của Descartes em đều biết hết :D Sau đó mới học sâu vào Triết học Mác Lênin.

@Lộc: Muốn làm được điều đó thì phải thay đổi quan niệm về môn này trong giới học sinh sinh viên đã. Có thể em thấy nó là rất hay nhưng người khác lại coi nói là môn học của những ông "hâm đơ". Cho nên, muốn người ta tiếp nhận, dù là cái gì đi chăng nữa, cũng cần phải tạo cho người ta một sự thích thú, và đặc biệt là phải đánh đổ được cái thành kiến cố hữu của một bộ phận trong xã hội, thậm chí là cả xã hội về nó.

À quên, em xin đính chính lại một chút là "hình như ko phải môn nào cũng 6 trình đâu ạ, vì em thấy hình như Y4 học có 4 trình thôi" :D Nhưng dù sao, khối lượng kiến thức mà bọn em phải nhồi vẫn cứ là nhiều.

@Anh Khánh: Bằng Bác sĩ Nội trú quan trọng lắm. Ai chả biết là học thì rồi các bác sĩ nội trú đều giỏi, nhưng không có bằng bác sĩ nội trú, một là khó xin việc hơn người có bằng, hai là có vào được bệnh viện thì cũng dễ bị coi thường hơn là người có bằng. Mà chả ai muốn sau khi chật vật thi được vào nội trú lại bị mất cái bằng đó chỉ vì ... môn Triết.
 
@Lộc: Muốn làm được điều đó thì phải thay đổi quan niệm về môn này trong giới học sinh sinh viên đã. Có thể em thấy nó là rất hay nhưng người khác lại coi nói là môn học của những ông "hâm đơ". Cho nên, muốn người ta tiếp nhận, dù là cái gì đi chăng nữa, cũng cần phải tạo cho người ta một sự thích thú, và đặc biệt là phải đánh đổ được cái thành kiến cố hữu của một bộ phận trong xã hội, thậm chí là cả xã hội về nó.
Tất nhiên.:))
Nhưng có 1 điều thú vị là, chúng ta bới đâu cũng thấy sai sót nhưng ko bới đc cái nút để sửa.;))
Cải cách giáo dục mãi mà ko đc là vì thế đó.:-j Thế nên mới bảo ngay từ đầu, bàn luận cũng chưa chắc sáng sủa hơn.:p
 
Back
Bên trên