Nền Giáo dục-Đào Tạo Việt Nam?!

Nhưng có 1 điều thú vị là, chúng ta bới đâu cũng thấy sai sót nhưng ko bới đc cái nút để sửa.
Cải cách giáo dục mãi mà ko đc là vì thế đó. Thế nên mới bảo ngay từ đầu, bàn luận cũng chưa chắc sáng sủa hơn.

Lộc nói cũng có lý, không phải là lạ khi mà rất nhiều cuộc thảo luận không có đưa ra được một câu trả lời hoàn hảo cho một vấn đề - tuy nhiên mình nghĩ ngay cả những cuộc bàn luận đó đều có rất nhiều lợi ích:

1) Mình có thể biết thêm những vấn đề mới hay là có một cách nhìn nhận khác biệt hơn một chút, như sau khi bàn luận, mình biết thêm được một số điều về ngành y, rồi cách nhìn nhận của mình có thay đổi một chút về cách giáo dục không chỉ là đào tạo con người cho công việc. Đúng là nó không đưa ra được một câu trả lời hoàn thiện nào, nhưng nó giúp cho chúng ta có thêm một cách nhìn rộng rãi hơn về sự việc để mà có thể tìm được một câu trả lời dễ dàng hơn. Quả đúng là có người không đọc những bài viết của người khác, nhưng cũng có người đọc...chúng ta không nên nói châm chí để làm giảm đi tính sôi nổi của cuộc bàn luận

2) Mình nghĩ là không phải mỗi cuộc bàn luận nào cũng cần phải có một câu trả lời cho một vấn đề, để rồi hy vọng một số ông lớn nào đó trong chính phủ ngó đến để rồi mà thực hiện. Những cuộc bàn luận thế nào chính là mấu chốt để mà làm tăng social capital của xã hội; trong mỗi cuộc thảo luận, rất nhiều khi chúng ta được biết thêm một số người có cùng chung suy nghĩ như chúng ta, có cùng chung sự đòi hỏi muốn thay đổi như chúng ta, rồi chúng ta có thể tạo ra những sự quen biết - chính sư quen biết này (trong xã hội học gọi là collective acton, còn trong kinh doanh thì là networking) sẽ có những giá trị rất lớn trong tương lai. Thử lấy một ví dụ gần gụi, cũng từ rất nhiều cuộc thảo luận tào lao và không có kết quả, rất nhiều thành viên của vietabroader mới quen biết nhau, rồi khi mà tổ chức conference ở VN, thì từ cái sự quen biết đó, mọi người mới biết nhau và gọi cho nhau để mà hợp tác với nhau vào để mà cùng làm một cái project đó.

Nói tóm lại, có một suy nghĩ không chính xác ở Việt Nam đó là:"nếu mà thảo luận nhiều thì sẽ làm ít hơn," mình nghĩ ngược lại sẽ đúng hơn, chúng ta làm ít hơn bởi vì chúng ta thảo luận ít. Vấn để ở Việt Nam không phải là "chỉ bàn không mà không làm" mà là không có đủ người bàn về những vấn đề của xã hội. Việt Nam chúng ta làm ít bởi vì chí có một số nhỏ người dân thảo luận về những vấn đề của xã hội, thành ra chí có một số nhỏ người biết rằng xã hội có vấn đề, thành ra những cố gắng để mà sửa nó sẽ thu hút một số nhỏ của xã hội --> ít ý tưởng hơn, kết quả yếu hơn.

Sau một bài nói dài dòng, chỉ nói ngắn gọi một câu cuối là, mình phản đối những hành động có tính châm trích làm tắt đi một cuộc bàn luận thay vì dẫn dắt nó đi đúng hướng hoặc làm giàu thêm nó (có một sự khác biết lớn giữa biểu "bàn luận không có kết quả nên dừng" và "cách bàn luận hiện này không có kết quả, chúng ta nên quay lạy vấn đề chính hay bàn luận một kiểu khác), bởi vì mình nghĩ những hành động này (dù cố ý hay không) thiệt hại đến social capital của một xã hội và làm chậm tiến cho xã hội đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ah mà nói thêm, sinh viên VN chừng nào còn ko thik học, kêu ca về môn này thì chừng ấy GDVN vẫn còn ì ạch dài dài.
Sv ở đâu cũng kêu ca hết, có người thích có người kô, cái đó phụ thuộc vào cái sở thích của mỗi người...Nếu suy luận như thế thì GD ở đâu cũng ì ạch hết.
nghề gì mà chả phải có cho mình 1 thế giới quan, 1 phương pháp luận chứ, dù gì cũng phải học, cho dù chỉ cần học lấy cái sườn.
Chính xác, nhưng cái mà mọi người nói đến ở đây là cái sườn đó là bao nhiêu, nặng nhẹ thế nào. Chứ nói "cho dù chỉ cần học lấy cái sườn" thì ai chả biết, ai chả cần. Mà có ai nói là kô thích triết trong cái topic này đâu, người hiểu triết một chút cũng chả thiếu..
Nhưng có 1 điều thú vị là, chúng ta bới đâu cũng thấy sai sót nhưng ko bới đc cái nút để sửa.
Ừ để mình đi tìm cái nút để cho Lộc gỡ:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra lúc đầu cũng chả thích bàn tán đâu, nhưng anh thấy em hưng kêu nhiều quá đấy
@Anh Quang: Đấy là anh học ở trường anh. Ở trường em học 5 môn Khoa học Mác - Lênin, bao gồm: Triết học Mác - Lênin (Y1), Kinh tế Chính trị (Y2), Chủ nghĩa Xã hội Khoa học (Y4), Lịch sử Đảng (Y5), Tư tưởng Hồ Chí Minh (Y6). Mỗi năm học một học kỳ, mỗi học kỳ có 6 trình của 1 trong 5 môn này.

Anh bảo với khối lượng trình còn lớn hơn cả những môn chuyên ngành như Giải phẫu (3 trình Lý thuyết, 1 trình thực tập), Lý sinh (3 trình Lý thuyết) thì làm sao bọn em có thể chịu đựng nổi? Năm Y2 là một năm có rất nhiều các môn cơ sở, môn nào cũng quan trọng, quyển sách nào cũng dày hàng trăm trang mà chỉ học trong 1 học kỳ, những môn như Mô học rất khó hiểu chưa nói gì đến thuộc, làm sao bọn em có thể tải được 6 trình Kinh tế Chính trị nữa? Tất nhiên là rồi năm nào thì cũng qua, nhưng có điều là áp lực như thế quá lớn. Em nói thật, ở trường em, ai cũng mệt vì những môn này. Mỗi lần thi xong như một lần trút bỏ được gánh nặng. Vì điểm thấp thì nó nhân với 6, là cả một vấn đề lớn!
Anh học dược,nói thật là trường anh cũng học y như trường em, xét về cái áp lực và vân vân thì cũng là chị em một nhà nên chả có cái gì khác nhau, em mới Y1 thì đâu đã có áp lực gì, em cứ lên năm sau với vi sinh, mô học, nội khoa cơ sở, bệnh học thì em mới biết thế nào là địa ngục trên mặt đất. Anh học đúng 5 môn mac day y hệt như em, anh thấy anh chả phải thiên tài, bọn ams tổng hợp vào cũng thế, đều okie.5 môn mac như em nói, thì 2 môn đầu em học là triết và ktct chính là 2 môn hay nhất và khách quan nhất rồi, chưa gì em đã kêu tán loạn lên thì đến khi học tư tưởng chắc em khóc cạn nước mắt. Các anh bk học thuộc ít hơn em đem ra lòe các anh ý làm gì, đọ thuộc lòng thì các em còn thua trường anh 1 bậc, năm nay anh 7 môn thuộc lòng, môn nào cũng bằng quyển danh bạ điện thoại, lại khó mù, toàn dược liệu với công thức thuốc anh thấy cũng chả chê gì. Công nhận y mệt nhất là cái trực chiếc linh tinh, thế nhưng cái đấy Y1 không phải làm, thế nên xét cho cùng, Y1 cũng chả khác gì so với trường khác mà phải gào lên như em cả. Em nên nhớ ngành nghề của em là giữ lấy sinh mạng cho mọi người, Đào tạo bác sĩ ở nước ta lại là một trong những môi trường tốt nhất vì bệnh học ở nước ta rất phong phú. Đáng lẽ em phải sung sướng thì phải, đằng này mới Y1 đã kêu thế, post ở đây còn được, sang diễn đàn Y mà hát thì chẳng ai thương em đâu
 
Sv ở đâu cũng kêu ca hết, có người thích có người kô, cái đó phụ thuộc vào cái sở thích của mỗi người...Nếu suy luận như thế thì GD ở đâu cũng ì ạch hết.
Vấn đề của mọi nền giáo dục là làm thế nào để cho sinh viên thích học cái gì mình học, không phải bất học sinh nhồi sọ những thứ họ không thích, không thì ra trường họ ặt quên.Vì dù sao thì đam mê cũng tốt hơn chăm chỉ.Người chăm chỉ thì vẫn học cho người ta, còn người đam mê học cho chính mình
Trải qua hàng ngàn năm giáo dục phong kiến, hàng chục năm hệ thống giáo dục cũ lạc hậu, việc cải cách giáo dục chẳng phải là đơn giản tí nào.
Thực ra, trong thời buổi hiện nay khi mà kinh tế và văn hóa đã được thoát khỏi lề thói cũ thì nhiều vấn đề xã hội khác, đặc biệt là giáo dục, vẫn chưa thoát khỏi cái cũ.
Trường ta dạy không tốt là do thầy dở.trò lười, cơ chế giảng dạy vô dụng, thiều hiệu quả--->chung quy là phân bổ trách nhiệm quản lý ,giảng dạy,thực tập,các vấn đề xã hội(như vãn đề tổ chức kinh tế nhà nước lạc hậu ảnh hưởng đến tư tưởng sinh viên và giáo dục đại học)Sinh viên họ ra trường ai làm việc nấy,học ngành nào làm ngành ấy, còn sinh viên ta ra trường thì có mấy ai làm đúng việc?Giáo dục thế có khác nào bỏ đi?Đại học họ sống bằng tình cảm và tiền quyên góp của cựu sinh, thế nên danh tiếng và giảng dạy họ chăm từng ly từng tí ; Còn đại học ta sống nhờ ngân sách, chất lượng giảng dạy phụ thuộc điểm chuẩn bộ giao và giáo viên được cấp trên sắp xếp, thế thì giảng dạy hay dở thế nào, sinh viên ra trường giỏi hay dốt, tốt hay xấu ai lo?
Cái cội rễ của nhiều vấn đề , trong đó có tham nhũng và giáo dục, chính là cái trách nhiệm của mỗi thành phần tham gia. Vì sự quản lý nhà nước võ đoán, nên tất cả nên giáo dục đều vô hình chung bị hạn chế.
Chắc không có nguyên tắc nào căn bản hơn là "mỗi người đều có xu hướng làm việc cho lợi ích của chính mình, và người ta đều làm tốt hơn cho chính mình.Cho nên đến chừng nào người ta còn học cho người khác, còn dạy cho người khác(mà ở đây là hệ thống giáo dục và thành tích) thì người ta sẽ dạy và học không tốt.
Cái nút anh khánh nói là cái trách nhiệm và cái lề thói vô trách nhiệm đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề của mọi nền giáo dục là làm thế nào để cho sinh viên thích học cái gì mình học, không phải bất học sinh nhồi sọ những thứ họ không thích, không thì ra trường họ ặt quên.Vì dù sao thì đam mê cũng tốt hơn chăm chỉ.Người chăm chỉ thì vẫn học cho người ta, còn người đam mê học cho chính mình.
Ái chà, thế này thì mời anh về nhà tự học thôi , đến trường để làm cái gì . Chỉ có tự học thì mình thích học cái gì thì học , còn cái gì ko thích thì thôi, không cần học . Nhà trường không phải nơi như vậy .
Còn về việc quên kiến thức : nói thật, muốn biết nhiều thì phải quên nhiều , cái đầu nó chỉ chứa được hữu hạn kiến thức thôi, nhét đầy đầu thì sao mà học được thêm cái mới .
Giáo dục nước ta làm sao cho học sinh bớt nói những câu xáo rỗng và bớt hô khẩu hiệu đi là tiến bộ rồi đấy ;)
 
Ái chà, thế này thì mời anh về nhà tự học thôi , đến trường để làm cái gì . Chỉ có tự học thì mình thích học cái gì thì học , còn cái gì ko thích thì thôi, không cần học . Nhà trường không phải nơi như vậy .

Ý của Toàn theo mình nghĩ là, bên cạnh một số môn học cần thiết được giảng dạy ở một mức hợp lý, nền giáo dục nên tạo điều kiện cho học sinh theo đuổi những gì mình thích, không nên dùng một khuân khổ cứng nhắc cho tất cả học sinh

Ví dụ nếu một số học sinh thích học văn thì nền giáo dục nên tạo điều kiện cho những học sinh đó theo học môn mình thích hơn. Cụ thể như học sinh phải học những môn căn bản như toán, lý, hóa văn ở một mức căn bản thôi. Mình nghĩ không nhất thiết là phải biết làm calculus(tích phân?) hay quantum physics thì mới là một học sinh giỏi hay công dân gương mẫu.

Thay vào đó, nền giáo dục có thể tạo điền kiện như tăng giờ học văn, tạo ra những lớp liên quan tới văn học dành cho những học sinh này. Bởi vì, thời gian là một nguồn tài nguyên có hạn, nếu dùng nó vào việc này, nghĩa là nếu học sinh dành thời gian học tích phân hay quantum physics, thì học sinh sẽ có ích thời gian để mà theo đuổi cái mình thích (ví dụ ở đây là văn). Một nguyên lý của kinh doanh là nên dùng tài nguyên vào cái mà có tính năng suất cao nhất.

Tính năng suất cao nhất trong giáo dục, theo ý kiến của mình, không ở đâu khác hơn là được học nhiều và học sâu cái mình yêu thích. Cái này không những giúp cho học sinh giành được một competitive edge mà còn giúp cho học sinh có một cảm giác self-fulfillment (từ này mình tra từ điển kô ra, có ai biết TV là gì thì xin chỉ dùng mình, mình xin cảm ơn), cũng là một điều rất quan trọng trong giáo dục.
 
Ý của Toàn theo mình nghĩ là, bên cạnh một số môn học cần thiết được giảng dạy ở một mức hợp lý, nền giáo dục nên tạo điều kiện cho học sinh theo đuổi những gì mình thích, không nên dùng một khuân khổ cứng nhắc cho tất cả học sinh

Ví dụ nếu một số học sinh thích học văn thì nền giáo dục nên tạo điều kiện cho những học sinh đó theo học môn mình thích hơn. Cụ thể như học sinh phải học những môn căn bản như toán, lý, hóa văn ở một mức căn bản thôi. Mình nghĩ không nhất thiết là phải biết làm calculus(tích phân?) hay quantum physics thì mới là một học sinh giỏi hay công dân gương mẫu.

Thay vào đó, nền giáo dục có thể tạo điền kiện như tăng giờ học văn, tạo ra những lớp liên quan tới văn học dành cho những học sinh này. Bởi vì, thời gian là một nguồn tài nguyên có hạn, nếu dùng nó vào việc này, nghĩa là nếu học sinh dành thời gian học tích phân hay quantum physics, thì học sinh sẽ có ích thời gian để mà theo đuổi cái mình thích (ví dụ ở đây là văn). Một nguyên lý của kinh doanh là nên dùng tài nguyên vào cái mà có tính năng suất cao nhất.

Tính năng suất cao nhất trong giáo dục, theo ý kiến của mình, không ở đâu khác hơn là được học nhiều và học sâu cái mình yêu thích. Cái này không những giúp cho học sinh giành được một competitive edge mà còn giúp cho học sinh có một cảm giác self-fulfillment (từ này mình tra từ điển kô ra, có ai biết TV là gì thì xin chỉ dùng mình, mình xin cảm ơn), cũng là một điều rất quan trọng trong giáo dục.
Phước nói vậy thì mình cũng nói luôn là : trong tranh luận cần nói rõ ràng ý kiến . Còn việc Phước hiểu Toàn nói gì là việc của P , đó không phải ý của Toàn . Mình coi đây là quan điểm của P .

Ý đầu của P : cái đó thì là suy nghĩ chung rồi .

Ý 2 : thế thì phải hiểu thế nào là căn bản . Cái này phải cần những người có trình độ mới có thể giải quyết được .

Ý 4 : cái đó hiển nhiên rồi . Nhưng mình cũng muốn nói thêm là trước khi học sâu bất cứ thứ gì, cũng cần có nền tảng, những kiến thức cơ sở , cái mà hiếm có ai thích đấy .
Ví dụ : chắc chả mấy ai thích học đại số tuyến tính nhỉ ? cái mà sinh viên nào cũng phải học .
 
@Quang: trường mày nhẹ nhỉ, trường tao có 7 môn Mac Lênin: Triết, Lịch sử Triết, Lịch Sử Đảng, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị, tư tưởng HCM, Pháp luật đại cương.

trong 7 môn này chỉ có Triết và Kinh tế chính trị là mình đáng giá cao, còn lại học cho đủ số học trình.

theo quan niệm của mình, những năm học đại học, chủ yếu dậy cho mình cách để tiếp thu kiến thức mới, cách để nắm bắt kiến thức, chứ ko phải là truyền đạt cho mình toàn bộ những cái mình cần biết trong môi trường làm việc của mình. vì hiện nay thế giới thay đổi hàng ngày, ta cần biết cách tiếp thu nhanh những tiến bộ của xã hội chứ ko phải là perfect ở 1 thời điểm sẽ lùi dần vào quá khứ.

tuy nhiên hệ thống giáo dục của VN hiện nay đúng là khá lỗi thời. chương trình đào tạo ở VN có vẻ như thế giới đã áp dụng cách đây 30-40 năm rồi. việc học lại ko gắn liền với thực tế, do đó sau khi học hết khối lượng lý thuyết ở trong trường, khi đối mặt với thực tế, các sinh viên mới ra trường bỡ ngỡ, thật sự đúng là họ chưa đc đào tạo. giống như là 30 năm trc ng ta đánh máy chữ, nhưng bây giờ ng ta dùng Microsoft office 2k7.

ở các nước trên thế giới, ng ta phổ cập giáo dục ở cấp 3, sau cấp 3 ng ta có thể có định hướng riêng, họ có thể về trang trại của mình lái máy cầy, vắt sữa bò mà vẫn có được một cuộc sống đủ ăn. ng khác thik đi học nghề và làm một thợ trong nhà máy, cuộc sống cũng ko đến nỗi nào. có ng ham mê nghiên cứu, họ muốn học tiếp để có điều kiện nghiên cứu và phát minh, họ sẽ thi vào các trường đại học về chuyên ngành đó. tức là ng ta ko nhất thiết phải học đại học để có thể có một cuộc sống bthường.

nhưng ở VN thì sao, nếu ko có bằng đại học, làm thế nào bạn kiếm đc việc làm. cái suy nghĩ đấy chắc chắn ai cũng từng đc ấn vào đầu. vì thế nên đầu vào của các trường đại học cực lớn, việc đào tạo là đại trà, đầu ra chất lượng thấp. cũng vì thế sinh viên thi đc vào đại học là coi như họ đã làm xong nhiệm vụ với gia đình, đạt đc kì vọng của pama. họ thi đại học vì bố mẹ muốn thế, vì cơm áo gạo tiền chứ ko phải thực sự họ muốn đc học. nếu ng ta ko muốn học thì có cải cách đến thế nào đi nữa, cũng vẫn như vậy thôi.

việc thảo luận ở đây, thực tế là cũng chẳng giúp đc gì nhiều để thay đổi cả. vì có lẽ những ng có thể thay đổi nền giáo dục Vn sẽ chẳng bao giờ vào đây đọc và tham gia tranh luận đâu. còn nếu một trong những ng đã tham gia tranh luận ở đây mà có thể làm đc điều đó thì cho mình biết nhé :D

tranh luận là để diễn đạt đc ý kiến của mình, để đưa ra lí lẽ bảo vệ lập trường của mình trước những ý kiến phản đối. tranh luận giựa trên cơ sở là logic, do đó là rất cần thiết. thường các sinh viên VN yếu ở khoản này
 
Ví dụ : chắc chả mấy ai thích học đại số tuyến tính nhỉ ? cái mà sinh viên nào cũng phải học .
cái đấy hay mà em. ko biết có phải là cái môn học về ma trận, không gian Niutơn, số phức ko nhỉ. tất cả những cái này đều rất hay, mặc gì khó hiểu, nó là nền tảng của sự sáng tạo, của sự phá bỏ những quan niệm cũ và đưa ra một lí thuyết mới, lúc đầu sẽ khó đc chấp nhận nhưng thời gian sẽ khẳng định sự đúng đắng. trong vật lí thì có lẽ thuyết Tương đối của Anhxtanh là ví dụ rõ rệt, còn trong Hóa học thì đó là công nghệ xúc tác :D
 
Hồi xưa em học qua về Đại số tuyến tính để làm vài bài tập của đội tuyển Tin. Sau đó thấy nó phức tạp quá nên nản, không học nữa. Cho đến bây giờ, em vẫn chỉ học với một trình độ xoàng xĩnh. Nhưng em thấy phần Ma trận thú vị đấy chứ. Hồi xưa em mà học tốt phần đấy, đi thi Tin chả sợ thằng nào.

Em thấy ứng dụng của Toán vào khoa học thì nhiều, ở đủ mọi lĩnh vực và mức độ luôn. Ai học sâu về Hóa cấu tạo thì đều biết đến phương trình Schrodinger. Giải phương trình này dùng một tá toán cao cấp. Em chỉ dám nhìn qua, thậm chí đến học thuộc cái phương trình này còn không dám.

Nhìn chung, mỗi chương trình đều có những cái hay và những cái dở của nó. Chả biết thế nào, thôi thì cứ học. Biết đâu trong cái dở lại tìm ra được điểm tốt. Chả thế mà nhờ bài giảng về Quan hệ sản xuất của thày Chủ nhiệm Bộ môn Triết, bây giờ em mới hiểu ra nhiều điều.

Kêu ca chương trình? Có thể các thày chậm tiến so với thế giới, mà cũng có thể là các thày có kinh nghiệm, thấy thế nó mới phù hợp. Cho đến bây giờ, mới học xong 1 năm. Em nghĩ lại rồi, không nên kêu ca nữa. Tốt nhất là cứ học tốt đi vậy.

Em xin rút lui khỏi chủ đề này (sau một hồi nói ra những điều ngu xuẩn).
 
Ví dụ nếu một số học sinh thích học văn thì nền giáo dục nên tạo điều kiện cho những học sinh đó theo học môn mình thích hơn. Cụ thể như học sinh phải học những môn căn bản như toán, lý, hóa văn ở một mức căn bản thôi. Mình nghĩ không nhất thiết là phải biết làm calculus(tích phân?) hay quantum physics thì mới là một học sinh giỏi hay công dân gương mẫu.

Thay vào đó, nền giáo dục có thể tạo điền kiện như tăng giờ học văn, tạo ra những lớp liên quan tới văn học dành cho những học sinh này. Bởi vì, thời gian là một nguồn tài nguyên có hạn, nếu dùng nó vào việc này, nghĩa là nếu học sinh dành thời gian học tích phân hay quantum physics, thì học sinh sẽ có ích thời gian để mà theo đuổi cái mình thích (ví dụ ở đây là văn). Một nguyên lý của kinh doanh là nên dùng tài nguyên vào cái mà có tính năng suất cao nhất.
Cái mà anh nói thưc ra đơn giản chỉ là lớp chuyên văn :D bây h nhiều người vẫn kêu là cần phải bỏ hệ thống trường chuyên lớp chọn ầm ầm ra đấy, nếu như theo ý kiến của anh thì chẳng phải bộ GD đã làm tốt quá rồi sao? còn cần phải cải cách cải lùi j` nữa :D

Dạo này thấy nhiều người chơi chứng khoán bị thua lỗ nhiều quá, bởi chắc đa phần những người thua lỗ là vì họ ko đc trang bị kiến thức j` cả, thấy người quen mua cái j` thì bắt chước mua cái đấy.Thế nên em thấy là ở thpt bây h ngoài các môn tự nhiên và xã hội thì cần phải thêm môn kinh tế nữa.Ý em Toàn nói cũng đúng, nếu sau này người ta đi làm chẳng cần dung đến mấy kiến thức lí hóa.. thì học cũng bằng thừa, kết thúc thcs là nên stop lại đc rồi.Cứ để cho học sinh tự chọn lựa môn học và số môn học mình thích, ko ép buộc j` cả, nếu có học dốt thì cũng chỉ biết đổ tại bản thân chứ ko lên mấy diễn đàn than thở là nên GD ko ra j` :D

Giáo dục nước ta làm sao cho học sinh bớt nói những câu xáo rỗng và bớt hô khẩu hiệu đi là tiến bộ rồi đấy
chuân chuẩn :D em thấy các bac nói văn hoa quá, cứ thà nói thẳng ý ra hoặc là chỉ cần cái gạch đầu dòng vào thì đọc có phải rõ nghĩa ko ạ

self-fulfillment (từ này mình tra từ điển kô ra, có ai biết TV là gì thì xin chỉ dùng mình, mình xin cảm ơn)
có phải là "tự sướng" ko ạ?
 
Ái chà, thế này thì mời anh về nhà tự học thôi , đến trường để làm cái gì . Chỉ có tự học thì mình thích học cái gì thì học , còn cái gì ko thích thì thôi, không cần học . Nhà trường không phải nơi như vậy .
Còn về việc quên kiến thức : nói thật, muốn biết nhiều thì phải quên nhiều , cái đầu nó chỉ chứa được hữu hạn kiến thức thôi, nhét đầy đầu thì sao mà học được thêm cái mới .
Giáo dục nước ta làm sao cho học sinh bớt nói những câu xáo rỗng và bớt hô khẩu hiệu đi là tiến bộ rồi đấy ;)
Em nói:"Thích gì mình học" chứ không phải là" học gì mình thích"
Vì nguyên tắc căn bản của giáo dục là đến một trình độ nào đó thì không ai có thể tự dạy người ta, mà người ta phải dạy chính mình,
Và chỉ khi người ta dạy chính mình người ta mới có thể xây dựng cái mới cho học thuật, khác hẳn với kiểu học của ta hiện nay là nhồi đầu học sinh chứ không để họ tự học.Họ không tự học-->:họ nhớ máy móc--->họ không tự học, tự nghĩ ra gì mới--->họ quên.
 
Em nói:"Thích gì mình học" chứ không phải là" học gì mình thích"
Vì nguyên tắc căn bản của giáo dục là đến một trình độ nào đó thì không ai có thể tự dạy người ta, mà người ta phải dạy chính mình,
Và chỉ khi người ta dạy chính mình người ta mới có thể xây dựng cái mới cho học thuật, khác hẳn với kiểu học của ta hiện nay là nhồi đầu học sinh chứ không để họ tự học.Họ không tự học-->:họ nhớ máy móc--->họ không tự học, tự nghĩ ra gì mới--->họ quên.
Đúng đấy, việc có cách dạy hay là cần thiết...để sv có thể tiếp thu tốt hơn. Nhưng cách dạy hay có thể làm hài lòng đa số, nhưng chưa chắc đã làm hài lòng được tất cả, theo kiểu đẽo cày giữa đường. Đến lúc đó, cái "gu" của mỗi người là mang tính quyết định.
Mình nghĩ nên suy nghĩ theo cái gì là quan trọng, cái gì là cần thiết...chứ thích học hay kô thích học có mà đến tối:(
 
Em nói:"Thích gì mình học" chứ không phải là" học gì mình thích"
Vì nguyên tắc căn bản của giáo dục là đến một trình độ nào đó thì không ai có thể tự dạy người ta, mà người ta phải dạy chính mình,
Và chỉ khi người ta dạy chính mình người ta mới có thể xây dựng cái mới cho học thuật, khác hẳn với kiểu học của ta hiện nay là nhồi đầu học sinh chứ không để họ tự học.Họ không tự học-->:họ nhớ máy móc--->họ không tự học, tự nghĩ ra gì mới--->họ quên.
Hì hì, hỏi vui phát . "Nguyên tắc căn bản của giáo dục" mà bạn đề cập là nó ở đâu vậy :D:D:D .
May mà hồi thi Giáo dục học, họ không hỏi câu này, không thì chắc mình chết :D :D
 
đống ý với em toàn là ở cấp 3 có thể cách học của các em hơi thụ động, một phần là để kết quả ngon để thi đại học, hoặc giả là kiếm bảng điểm đẹp để xin học bổng. Cá nhân anh ngu muội nên thực ra anh không hiểu cái qui tắc cơ bản của giáo dục của em là ntn: phải chăng là theo em không nên áp đặt cách học mà để người ta tự nghiên cứu sẽ hay hơn. Cái đấy hẳn nhiên đúng, vì nếu thế hệ sau mà chỉ rập khuôn theo thế hệ trước thì không bao giờ có cái gì phát triển được cả. Theo anh hiện nay sinh viên mình cũng đã chủ động nhiều, em không nên lấy cá thể, hoặc thế hệ trước để so sánh với sinh viên mình bây giờ. Anh thấy vào đại học mới thấy cách học của mọi người sáng tạo đến như thế nào, và nói thẳng nói thật, nếu chỉ là dạy gì học nấy, đừng nói đến điểm cao, lên lớp còn khó em ạ, vì chương trình học rất nặng. Cơ bản mà nói thì mình không hài lòng mấy với những suy nghĩ của em toàn và bạn phước, hình như hai người theo trường phái phát biểu nhờ nghe kể và đọc báo thì phải. Em toàn chưa học đại học, anh cũng không có comment gì cả. Còn bạn phước thì quả thật tớ phải nói là tớ thấy mấy ý kiến của ấy nó lạ tai đến nỗi tớ tưởng như nghe ấy kể về lớp học của chúng ta từ những năm 80 rồi, chắc ấy nghe ba mẹ kể à, xin lỗi vì bây giờ nó khác rồi. Theo mình thích hay không thích nó phụ thuộc vào từng bạn, từng cá thể một, bạn bảo là nên lập câu lạc bộ, lớp riêng, ở đây cũng có rồi, hoạt động có tốt hay không, cũng đã đi vào nền nếp. Ấy bảo là chỉ ở mức căn bản, theo tớ hiện nay, việc làm được đề thi tốt nghiệp tạm gọi là căn bản chứ gì, tớ không thể hài lòng nếu một học sinh cứ vỗ ngực bảo là ta chỉ chuyên sâu về một môn nên không làm được đề tốt nghiệp. Nếu ấy đồng ý là nó ở mức căn bản thì tớ bảo cho ấy một tin là nó có tích phân ấy ah.
 
Nam ơi, viết thỉnh thoảng xuống dòng cái nhé, cho dễ nhìn :D
 
Có lẽ đúng thật. Phổ thông học là để thi lên ĐH. Lên ĐH mới là học để vào đời.:)) Nhưng cũng mở ngoặc là ko học tốt PT thì đừng mơ học tốt ĐH.:D
 
ĐH đâu phải cách duy nhất để vào đời.
 
Theo em thì vấn đề chính không phải ở chất lượng của nền giáo dục tại Việt Nam mà cần phải nhìn toàn cảnh hơn:

- Đồng ý với ý kiến của anh Nghĩa bên trên: thực tại xã hội ở Việt Nam đang khiến cho tất cả mọi người đâm đầu vào cố kiếm cho được 1 chỗ để học đại học và 1 tấm bằng đại học với suy nghĩ là nếu không có bằng đại học thì không kiếm được 1 công việc đủ sống. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước phát triển khác, để có một công việc đủ sống không nhất thiết phải có bằng đại học. Thanh niên do đó có nhiều sự lựa chọn hơn.

- Căn bệnh thành tích (vâng, cái này gần đây nói nhiều rồi): Khi chọn trường, yếu tố "nổi tiếng" khá quan trọng. Tất nhiên cũng có những người chọn trường theo ngành mình thích, nhưng một bộ phận không nhỏ luôn vẫn thích vào một trường "nổi tiếng" hơn, mặc dù có thể cái trường đó không đào tạo cái ngành mà họ thích học "nhất". Cao đẳng khó có thể là sự lựa chọn đầu tiên cho bất kỳ sinh viên nào, mặc dù có khi ở đó cũng có những ngành học hữu dụng và thậm chí là có thể ra trường, đi làm sớm hơn so với học đại học.

Vẫn là căn bệnh thành tích: tốt nghiệp đại học mà không phải loại giỏi, điểm phẩy không thật cao thì sinh viên vẫn cứ "chán" như thường. Nói đùa chứ em biết nhiều đứa, điểm tổng kết cứ toàn cỡ 7,8 phẩy mà lúc nào mặt cũng nhăn nhó, kêu ca là điểm thấp như thể nó sắp bị đúp đến nơi ý :( Cũng không thể hoàn toàn trách sinh viên được, vì nếu các công ty tuyển dụng không phải lúc nào cũng đòi hỏi một tấm bằng đẹp thì chắc là sinh viên 7,8 phẩy cũng không phải kêu nhiều thế. Vậy là cuối cùng ai cũng cố "tìm cách" để có cài bằng đẹp mặc dù năng lực chưa đến mức đó, đây là vấn đề của "chất lượng bằng" nhưng "chất lượng giáo dục" bị đánh đồng và mang tiếng oan.

- Chất lượng giáo dục (vâng, cuối cùng em mới nói đến chất lượng): Em có cái may mắn được học ở nước ngoài, nhưng thực sự em không nghĩ chất lượng giáo dục Việt Nam thấp. Không thể nói là quá tốt gì, nhưng nếu chất lượng giáo dục Việt Nam mà thấp (và đáng kêu ca đến thế) thì những học sinh, sinh viên đi du học khó mà theo nổi chương trình của các nước bạn. Cứ cho là đối với nhiều môn cần thực hành, giáo dục Việt Nam chưa thể theo được so với nhiều nước tiên tiến khác nhưng bù lại thì những cái mà nhiều người gọi là "mớ lý thuyết suông" thực sự cũng rất là hữu dụng. Em xin kết lại với 1 ý mà mấy ông thầy em nói với sinh viên kỹ thuật bọn em (vâng, 1 ngành rất cần thực hành) lúc mới vào trường (lâu rồi nên em không nhớ chính xác từng từ nên chỉ nói ý thôi): cách thực hành (thí nghiệm) tốt nhất không phải là cứ tiến hành thực hành, ta có thể tiết kiệm được phần lớn thời gian "vô bổ đó" nếu như ta có thể sử dụng lý thuyêt để xây dựng và ước lượng kết quả trước khi cắm đầu cắm cổ vào tiến hành thí nghiệm.

Vậy trên một khía cạnh nào đó, thực hành không quan trọng bằng lý thuyết :p

Ngay cả những môn mà mọi người cho là vô bổ và gây áp lực không cần thiết cho sinh viên thì em cũng không đồng tình lắm. Theo em, đã là kiến thức thì không có gì là vô bổ cả, những môn như chính trị, triết v.v... là những môn quan trọng để dạy các sinh viên biết làm "Người". Nếu giỏi chuyên môn mà không có đạo đức thì cũng không giúp ích được nhiều cho xã hội, vì vậy em nghĩ những môn kia cũng khá quan trọng :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Tuấn ui theo em các bác hay chửi chất lượng GV VN là chửi cái chất lượng GV bậc ĐH í ạ, bố mẹ em trước đây đều làm giáo viên và CB CNV ở ĐH rùi và các cụ cũng đều đồng ý là GD ĐH ở VN lạc hậu một cách đáng kinh ngạc :) ( trích nhời mấy bác chuyên gia ở US sang khảo sát tình hình GD VN ). Thế nên cả lò Amsers mới mấu đi du học chứ k thì ở nhà ăn cơm thầy u lại chả sướng hơn à :p nói thế thôi e k có ý chê bai gì các anh chị đang học ĐH VN đâu nhé :"> no offense :">
GD PT của VN nói là được cũng chỉ là được ở HN và 1 số nơi khác thôi. Mình học Ams thì thấy GD PTTH vẫn ngon nhg thử hỏi có nơi cả trường trượt tốt nghiệp thì sao bảo GD PT cả nước nói chung là tốt đc :)
 
Back
Bên trên