Nền Giáo dục-Đào Tạo Việt Nam?!

Nguyễn Xuân Toàn
(topower)

New Member
Đây là một chủ đề không thể không bàn, bởi nó chính là chủ đề gần gũi nhất và quan trọng nhất với học sinh.
Cải cách giáo dục thế nào?Làm thế nào để chúng ta có một nền giáo dục phát triển và được nể trọng?
Chúng ta còn thiếu một đại học mang tầm cỡ quốc tế, nó phải được hình thành thế nào?
Đã có nhiều nỗ lực trong việc cải cách giáo dục, như vận động chống gian lận thay sách giáo khoa, thay đổi cách thi , kiểu thi,liệu nó có hiệu quả?
http://www.time.com/time/world/article/0,8599,1643014,00.html

TA PHẢI CẢI CÁCH GIÁO DỤC THẾ NÀO?
MỌI NGƯỜI ĐÁNH GIÁ THẾ NÀO VỀ CÁC THAY ĐỔI GẦN ĐÂY(THAY SGK....)
----quote:

"Vietnam drastically needs education reform,"

Vietnam needs a world-class flagship school — the equivalent of India's Institutes of Technology or Tsinghua University in China. Existing schools, he says, need autonomy to build their own curriculum and compete for students

Even the elite who make it into university find that the centrally controlled curriculum is steeped in "Ho Chi Minh Thought," and lags far behind other schools in Asia?!?!?!

only 10% of Vietnamese college-aged youths are enrolled in higher education, lagging behind India and China, and less than a quarter of the figure for Thailand. Those numbers don't bode well for Vietnam's ambitions to move into higher-end electronics and outsourcing.
Mọi người nghĩ sao?

Đánh giá tốt bài của em nhé:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em ơi hồi trc có topic bàn về GD VN rồi thì phải :)
 
:)) có j` mà tốt hả em :))

hồi trước có 1 topic tương tự ntn cũng ở TLNT rồi :-j bàn tán cũng xôn xao lắm rồi :-j ko cần nói thêm nữa :>
 
Ko phải ko bàn là vì hết việc để bàn mà là vì ko ai có đủ trình để bàn và để hiểu.=))
 
đúng, cách nhìn và tầm nhìn của mình hạn chế nên không thể bàn được sâu . Họ nhìn từ cái nhìn và tầm nhìn của nhà quản lý giáo dục, nhà thiết kế giáo dục, nhìn từ góc độ kinh tế, con người, từ góc độ văn hóa giáo dục còn chúng ta ở đây chỉ nhìn được từ "dưới lên" mà không mấy ai trong forum này có thể nhìn từ "ngang sang" hoặc từ "trên xuống" . Thế nên a vote cho em Lộc một phát, không uổng công em Lộc 3h35 sáng vẫn ngồi đăm chiêu suy nghĩ :D:D
 
Nền giáo dục Việt Nam là một vấn đề rất rộng, mình xin chỉ nói một phần nhỏ ở phần Đại Học. Mình chỉ biết về DH VN thông qua những lời kể của bạn mình, nên có chỗ nào thiếu xót, thì xin các bạn bỏ qua và nhắc mình.

Mình thấy chương trình dạy học của DH Việt Nam phần lớn không cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết để đương đầu với 1 nền kinh tế mới hiện nay. Chương trình giảng dạy không cập nhập với những thay đổi hiện tại (có một bạn học kinh tế có kể về những case study thì từ những năm 70s), thiếu rất nhiều môn quan trọng về finance hoặc là entrepreneurship. Không chỉ có chương trình, mà cách giảng dạy ở Việt Nam cũng có những khuyết điểm rất lớn, đặt biệt là hệ thống thầy nói trò chép một cách rất mấy móc. Kiến thức là rất quan trọng, nhưng một cái quan trọng không kém đó là làm sao để mà sử dụng những kiến thức đó. Hệ thống giáo dục Việt Nam hơi yếu kém ở phần áp dụng.

Không những thế hệ thống DH ở Việt Nam thiếu một sự phối hợp chặc chẽ với giới doanh nghiệp, chuyên môn. Cái này rất quan trọng bởi nó sẽ tạo cơ hội cho nhà trường thấu hiểu những nhu cầu nhân sự (đòi hỏi những kỹ năng gì, kiến thức gì) từ giới doanh nghiệp và chuyên môn để mà soạn thảo chương trình dạy cho phù hợp, giảnh dạy cho học sinh những kiến thức thực tế và chuẩn bị họ kỹ lưỡng hơn cho tương lai việc làm của mình.

Hơn nữa sự hợp tác của nhà trường và giới doanh nghiệp và chuyên môn còn có thể tạo điều kiện cho sinh viên thực tập trong những công ty hay tổ chức mà nhà trường phối hợp. Những kiến thức thực tập này rất là quan trọng và bổ ích. Đây là một thua thiệt rất lớn mình thấy sinh viên Việt Nam, khi mà bây giờ họ phải cạnh tranh với những sinh viên toàn cầu.

Nói đến đây thì phải quay về lại hệ thống giáo dục ở VN, những cải cách cần thiết để đáp ứng những nhu cầu mới của một nền kinh tế mới khó có thể đạt được nếu chúng ta sử dụng một hệ thống giáo dục lạc hậu, tập trung, không có mềm dẻo như hiện nay.

Chỉ xin đưa ra một số ý kiến nhỏ, ai có ý kiến gì khác thì nên post lên để mọi người cùng tham khảo.
 
I'm sorry Phước, but you're talking too sophisticated, We are not trying to point out the odds (since they are countless!) but how, why and what to do? And btw, you seem to be only taking about Economics ;)

Like others I feel too incompetent to talk more :) So please, enlighten us since you sound so interested ;)
 
mục đích đầu tiên (primary) của giáo dục đại học là cung cấp cho xã hội , có thị trường lao động những người có đủ năng lực , nhất là trong bối cảnh của một nước vừa thoát khỏi tình trạng thiếu lương thực mới chỉ 20 năm , nay lại phải cạnh tranh với nguồn nhân lực mang tính toàn cầu .

Chính vì thế , theo tớ nghĩ , việc anh Phước chú trọng vào mối liên hệ giữa giáo dục và kinh tế , cụ thể là giữa các doanh nghiệp , của thị trường với trường đại học , là đã gãi đúng chỗ ngứa rồi đó .



just kidding : bạn Nguyệt cho rằng "And btw, you seem to be only taking about Economics "
tớ nghĩ là , cứ nói đến thế thôi đã , ko bây giờ lại sa vào những yếu tố khác kiểu như tư duy giáo dục , văn hóa Nho GIáo vẫn còn hiện hữu trong giáo dục , sự can thiệp của chính trị , quan liêu vào giáo dục ... là topic lại quay trở về với những con đường đau khổ trước đây mà các topic khác đã lãnh đủ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Phước và tớ nói đến nhu cầu của nền kinh tế , của thị trường lao động , và kết hợp với nhu cầu đó , biến chúng thành tiêu chí trong việc đào tạo sinh viên .
tớ có nói gì về bộ môn kinh tế học hay là học làm kinh tế , kinh doanh gì đâu .
hình như bạn Long hiểu nhầm ý đó .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Phước, but you're talking too sophisticated

Mình xin lỗi, đây là tiếng việt mà mình biết..mình không có lợi thế ở Việt Nam ở cấp 3 để mà biết những ngôn ngữ dễ hiểu nên câu văn rất là bừa bộn và khó hiểu. Có gì xin Nguyệt và mọi người lượng thứ bỏ qua

but how, why and what to do?

Mình có một kế hoạch cho cái này hè năm sau. Chỉ là một đóng góp nho nhỏ, chứ không phải là câu trả lời cho cả một vấn đều. Mình đã viết xong bản nháp của Mission Statement, chỉ chờ người sửa văn phạm với ngôn ngữ thôi; còn business plan thì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nếu Nguyệt có hứng thú thì mình sẽ gửi cho.

Còn cho câu trả lời cho cả vấn đề này, mình thì quả thật không biết nhiều lắm, chỉ nói những gì mình biết...nếu ai có ý kiến khác hơn thì xin hãy nói lên để mọi người tham khảo

And btw, you seem to be only taking about Economics

Không nhất thiết phải là Economics. Cái đó chỉ là một ví dụ thôi.

Like others I feel too incompetent to talk more

Beating urself always at the end to avoid conflict huh^^...it actually works.

Đây là thảo luận, biết nhiều thì nói nhiều, biết ít thì nói ít, nhưng quan trọng là chúng ta nên nói, góp ý, thảo luận với nhau. Như thế thì mới có phát triển, không chỉ cho cá nhân ta, mà cả xã hội cũng phát triển nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em đọc lại bài của anh Phước một lần nữa. Em có câu hỏi ở đoạn này:

Mình thấy chương trình dạy học của DH Việt Nam phần lớn không cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết để đương đầu với 1 nền kinh tế mới hiện nay.

Vậy theo anh, cần phải thiết lập một chương trình như thế nào? Vì anh dùng từ "chương trình dạy đại học của đại học Việt Nam" - tức là nói chung cho các trường? Nhưng đặc thù đào tạo của mỗi trường lại khác nhau!
 
Vậy theo anh, cần phải thiết lập một chương trình như thế nào? Vì anh dùng từ "chương trình dạy đại học của đại học Việt Nam" - tức là nói chung cho các trường?

Không cái hệ thống "nói chung cho các trường" là mình phản đối. Có thể do mình diễn đạt khó hiểu. Mình đồng ý là nên có một guideline chung cho các trường tuân theo (như phải dạy một số môn cần thiết như toán, văn vv). Nhưng còn về dạy cách nào và nhưng môn còn lại thì nên để cho trường tự phát triển một chương trình riêng cho mình.

Chính sự tự lập này, kết hợp với sự phối hợp với giới chuyên môn và doanh nghiệp (employers), như mình nói ở bài trên, thì theo mình nghĩ mới có thể tạo ra một chương trình cập nhập với hiện tại, đi sát với thực tế, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích để mà có thể cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sự phối hợp giữa doanh nghiệp và trường đại học không những ở khâu "chương trình và phương pháp" giảng dạy mà còn ở chỗ " đầu tư " , trong đó , doanh nghiệp qua các khoản đầu tư vào trường đại học , thông qua dạng cho sinh viên vay nợ , sau khi tốt nghiệp , sinh viên sẽ đi làm cho doanh nghiệp để trả nợ .

Phương án này không những giúp giải quyết bài toán nhân lực cho các doanh nghiệp , mà hơn nữa , còn giảm bớt gánh nặng tài chính cho chính phủ , vì hiện nay nhà nước vẫn phải trợ cấp một lượng khá lớn cho sinh viên các trường .
Hơn nữa , chỉ khi giải tỏa được vai trò "chi tiền" từ tay chính phủ sang tay tư nhân , chúng ta mới có đủ sức mạnh để yêu cầu một sự độc lập , tự chủ hơn trong chương trình giảng dạy , nhân sự của các trường đại học .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mình không có lợi thế ở Việt Nam ở cấp 3 để mà biết những ngôn ngữ dễ hiểu nên câu văn rất là bừa bộn và khó hiểu.
:) Xem chừng Phước phải chiếu cố Nguyệt rồi, N là người ko hàn lâm, ngôn ngữ nó phải mộc mạc nông dân một tí mới hiểu được ;)

LOL I'm just kidding. You know how I talk :-j I was just in the mood for some bitching ^_^

Beating urself always at the end to avoid conflict huh^^...it actually works.
I guess it does :-?? I just should have chosen PRing or Diplomacy instead! :))

Còn như bạn Bách nói về chuyện "Bạn Bách và anh Phước" nói, :)) Nguyệt thấy thâm thúy quá bàn ko nổi. Chỉ là tớ thấy hai người associate giáo dục và lao động hơi nhiều, cả giáo dục và kinh tế nữa. Có lẽ mình là đàn bà con gái, tư tưởng thấp kém nhưng, thật sự mình nghĩ mục đích của giáo dục nằm ngay trong hai chữ "giáo dục" :)) (nghe ngu nhờ :p ko biết diễn đạt cách khác ^^)

[ No offense guys ;) it's 3 in the morning, and I'm being too hyper for my own good ;) peace ]
 
Xem chừng Phước phải chiếu cố Nguyệt rồi, N là người ko hàn lâm, ngôn ngữ nó phải mộc mạc nông dân một tí mới hiểu được

:)) ma lanh vừa thôi

Chỉ là tớ thấy hai người associate giáo dục và lao động hơi nhiều, cả giáo dục và kinh tế nữa. Có lẽ mình là đàn bà con gái, tư tưởng thấp kém nhưng, thật sự mình nghĩ mục đích của giáo dục nằm ngay trong hai chữ "giáo dục"

Mình thấy Nguyệt nêu lên một vấn đề rất quan trọng mà mình và những người khác thiếu xót. Đó là một nền giáo dục nên thỏa mãn hai như cầu, 1) chuẩn bị kiến thức cho học sinh để mà cạnh tranh trên thị trường, 2) dạy họ trở thành một công dân tốt, con người tốt.

Cái thứ hai thì mình dường như đã bỏ lờ đi. Về mặt này, thì kiến thức mình hạn hẹp không biết nhiều...không biết cải tổ thế nào cho hợp lý...hy vọng các bạn khác có thể góp ý kiến để mà mọi người thảo luận

Cảm ơn Nguyện đã chỉ ra cái sơ hở của mình, và hy vọng sẽ nghe thêm những ý kiến của bạn về vấn đề này.
 
Nhưng còn về dạy cách nào và nhưng môn còn lại thì nên để cho trường tự phát triển một chương trình riêng cho mình.
Cái này hiện nay đang là vấn đề đây. Theo em được biết thì bất kì một trường nào muốn dạy là phải đưa chương trình đào tạo cho bộ giáo dục xem qua. Không chỉ có vậy, bộ giáo dục có thể đưa chương trình đào tạo xuống để các trường chọn (cái này nghe các thày nói đầu năm). Thiết nghĩ, tại sao không để các trường tự phấn phối các môn học, sắp xếp những yếu tố cần thiết cho từng năm học, vì không ai rõ nội dung đào tạo bằng các giảng viên và sinh viên.

Còn về việc kết hợp 2 cái với nhau, em không dám có ý kiến, vì em không học về kinh tế, chả hiểu gì :-??
 
Thiết nghĩ, tại sao không để các trường tự phấn phối các môn học, sắp xếp những yếu tố cần thiết cho từng năm học, vì không ai rõ nội dung đào tạo bằng các giảng viên và sinh viên.

Mình nghĩ ý kiến này rất là đáng quan tâm, và mình rất đồng tình với nó. Hình như Long cũng đang là một sinh viên phải không? Mình có thể hỏi...nếu Long được quyền thay đổi một số chương trình trong trường hợp của mình...thì Long sẽ thay đổi những gì? Xin Long cụ thể một chút (cái này mình cũng xin hỏi những bạn sinh viên khác nữa).
 
1. Em nghĩ Bộ Giáo dục và đào tạo vẫn nên quản lý, nhưng chỉ một cách tương đối và ở mức tổng quát. Còn mức chi tiết như chương trình học cụ thể thì nên để các trường xây dựng.

Em hiện giờ đang là sinh viên Y. Nhưng mới học hết 1 năm ở Đại học Y thôi nên không dám nói gì về chương trình đào tạo tổng quát của trường. Nhưng em có tham khảo chương trình đào tạo của các trường Y ở nước ngoài, thấy họ đào tạo khác với Việt nam hiện nay. Cụ thể như sau:

- Ở Việt Nam đào tạo theo môn học, tức là mỗi môn học một năm, sau đó không ôn lại nữa.
+ Ưu điểm: Nội dung thống nhất trong một môn học, dễ biên soạn sách, dễ dạy, dứt điểm về mặt kiến thức.
+ Nhược điểm: Chương trình không liên thông, dễ trùng lặp giữa các môn học, sinh viên học xong rồi quên.

Điển hình ở trường Y, dạy các môn cơ sở trước, như vậy thì rất tốt vì học hết các môn cơ sở thì có nền tảng để đi lâm sàng. Nhưng mà trời ơi đất hỡi, Giải phẫu đã dài, Sinh lý, Vi sinh, Mô học, Hóa sinh còn dài hơn. Và kiến thức của môn này đè lên môn kia. Hậu quả là học xong thì quên. Sinh viên cũng chỉ học thụ động do khối lượng học thuộc quá nhiều. Đây là thực trạng.

- Ở nước ngoài, đào tạo theo block, mỗi một block bao gồm có các nội dung liên quan đến chủ đề chính của block đó. Chẳng hạn như học về Ổ bụng, thì học về Giải phẫu, Sinh lý, Bệnh học của ổ bụng. Họ học block này 2 lần, lần sau cao hơn lần trước.
+ Ưu điểm: Chương trình thống nhất trong một chủ đề, không có sự trùng lặp, xây dựng được một hệ thống nhất quán giúp sinh viên nắm được bài giảng. Suy cho cùng, cái đích cuối cùng của việc học các môn cơ sở là tạo cho sinh viên nền tảng để thăm khám và chẩn đoán được.
+ Nhược điểm: Chương trình như vậy đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ môn, cả cơ sở và lâm sàng, để tạo dựng một chương trình đào tạo nhât quán. Điều này khó thực hiện ở Việt Nam, do nhiều lí do (xin không nêu rõ).

Em tham khảo một anh đang học ở bên Mỹ. Anh ý cho biết: sinh viên Y2 ở bên đó đã có thể chấm chỉ số Glassglow thành thạo, bài bản. Trong khi điều đó chỉ làm được ở Y4, Y5 bên này. Còn chưa kể là sinh viên Y2 ở Việt nam chả biết gì ngoài đống kiến thức cơ sở khổng lồ, không có một tí lâm sàng nào. Nhiều anh chị còn nói, 2 năm đầu ở trường Y có ít ý nghĩa quá.

Em nghĩ, cái này không chỉ là thực trạng của trường Y mà còn của các trường khác. Học các môn cơ sở quá nhiều và dàn trải, không có liên thông đến các môn chuyên ngành hoặc lâm sàng nên xảy ra tình trạng "bỏ phí các năm học đầu tiên". Thiết nghĩ, các trường nếu được tự quyết chương trình, cần phải liên thông các bộ môn, xây dựng một chương trình đào tạo có hệ thống từ trên xuống dưới, theo từng khối chứ không phải theo từng môn học. Các sách vẫn có thể ra theo môn học, nhưng quá trình đào tạo thì nên theo từng phần.

Đơn cử là bộ môn Giải phẫu vẫn có thể ra sách Giải phẫu, bộ môn Sinh lý vẫn có thể ra sách Sinh lý, nhưng có điều là khi học về Ổ bụng, thì dạy phần Ổ bụng trong sách Giải phẫu và Sinh lý (ví dụ thế).

2. Hiện nay, trường nào cũng phải học các môn Khoa học Mác-Lênin. Thực ra, em không phản đối việc đào tạo những môn này vì bản thân em, khi tìm hiểu về những cái đó cũng rất thích thú. Có điều là đưa vào một nội dung khó, sâu và phức tạp như vậy quả là hơi thái quá với một số trường như trường Y. Em mệt mỏi vì những bài kiểm tra trên lớp, phải học thuộc và nói ra những điều mà người ta cho là "điên". Em không phải không hiểu những nội dung đó, nhưng để không bị trượt, thì không thể không học thuộc. Mà học thuộc là điều khó chịu nhất, nhất là khi học những môn như Triết học.

Em nghĩ là các trường nào không liên quan nhiều đến những môn này nên được giảm số lượng học trình của những môn này. Học những cái cơ bản thôi, nhẹ nhàng thôi. Và không tính vào điểm thành phần.

3. Em chợt nhớ ra một điều: Cần phải xác định rõ mục tiêu đạt được cho sinh viên trong từng năm học. Chẳng hạn, năm học thứ nhất, sinh viên phải nắm được A B C, năm thứ hai, sinh viên phải năm được D E và A nâng cao. Ví dụ như vậy. Bởi có xác định mục tiêu mới biết là cần đào tạo những cái gì trong năm đó. Không biết các trường làm việc này đến đâu, nhưng hình như ở một số trường, việc xác định mục tiêu cho các năm đầu bị bỏ quên. Cứ nhét các môn cơ sở vào xong rồi thôi, thế là hết một năm đời sinh viên.

Tóm lại, em có 3 ý kiến:
- Xây dựng một chương trình liên thông giữa các môn học, tạo ra một sự thống nhất, học đâu chắc đấy - tránh được việc học trước quên sau theo cách học cũ là học hết môn này thì sang môn khác.
- Xây dựng mục tiêu đào tạo cho từng năm học thật cụ thể. Dựa vào đó để xây dựng chương trình đào tạo, chỉ phục vụ cho mục tiêu đó mà thôi.
- Giảm nhẹ một số nội dung không thực sự cần thiết đối với các trường khác nhau. Điển hình là các môn Khoa học Mác - Lênin đối với một số trường ít có liên quan đến kinh tế, chính trị và xã hội.
 
Em long viết mệt quá, may có 3 dòng tóm tắt nên cũng dễ lanh chanh
mục 1: đang phấn đấu, cái này thì chẳng thằng nào dám nói là đã làm tốt được, vì môi trường nó cứ thay đổi thì xây xong lại đập ah, thế nên đằng nào cũng cũ thì khỏi xây cho mệt óc, chúng nó học chúng nó phải tự biết cái nào cần cái nào không cần
mục 2: thực ra có khi nó có mục tiêu mà không nhận ra thôi, mà không có thì cũng chả sao cả, học càng ít càng thích
mục 3: ê ê, đâu có được, nước xhcn là phải phổ cập mác lê nin toàn dân, tiến tới là cả cấp 2, cấp 3, bổ túc cũng phải học dần cho quen
 
Back
Bên trên