Mỹ thuật Việt Nam thiếu sinh khí

Thứ tư, 21/5/2003, 15:23 GMT+7

Hoạ sĩ gallery: Cốt sao bán được hàn

205-Me-va-con-phong-Ngo-Don.jpg
"Mẹ và con"-Gallery Ngô Đồng(t.p HCM)"

Nhiều họa sĩ gallery lắp ghép những linh kiện có sẵn: tiền cổ, cờ phướn, tay Phật, đài sen, chữ tượng hình... một cách dễ dãi vào góc tranh. Vẽ nông thôn thì phải có bát sành, giỏ cua, ấm đất... miễn sao bán được hàng", nhà phê bình mỹ thuật Lương Xuân Đoàn nhận định.

Tâm lý của các họa sĩ gallery là cốt sao bán được hàng, nên họ không chú ý nhiều đến sự sáng tạo nghệ thuật. Các họa sĩ Lê Quảng Hà, Thành Chương, Lê Thiết Cương vẽ tranh không kịp bán, mà bức nào cũng trên 1.000 USD. Thế nhưng, lối tranh biểu hiện kiểu Đức và Anh mà họ sử dụng không phải là những tìm tòi nghệ thuật mới mà đã có ở châu Âu hàng thế kỷ trước. "Phần lớn các họa sĩ gallery không tạo ra được khuynh hướng sáng tác cho mỹ thuật đương đại. Tranh bán được nhiều không có nghĩa là phong cách thẩm mỹ đã được nâng lên", ông Nguyễn Đỗ Bảo, Trưởng ban lý luận phê bình Hội Mỹ thuật VN bức xúc.

Cũng theo ông Đỗ Bảo, các họa sĩ gallery hiện nay chưa phải là những gương mặt tiêu biểu cho mỹ thuật đương đại VN. Việc đặt hàng với họa sĩ nào phụ thuộc mối quan hệ cá nhân của chủ gallery với người đó. Bởi thế, nhóm họa sĩ chủ lực của gallery Apricot (Hà Nội) là Lê Quảng Hà, Lê Thanh Sơn, Trần Lưu Hậu, Lê Thiết Cương, Nguyễn Quốc Huy, Võ Tạ Hùng, Thành Chương, Hồng Việt Dzung, Lê Quân, Bùi Nguyên Trường, Đào Hải Phong, Đinh Quân, Bùi Hữu Hùng, Đặng Xuân Hòa, Đinh Dzung... Trong khi đó, gallery Vietfineart (Hà Nội) thường xuyên sử dụng tranh của nhóm Đỗ Quang Em, Nguyễn Tư Nghiêm, Trịnh Thanh Tùng, Trần Hoàng Sơn... Do đó, mỗi gallery có một "gu" thẩm mỹ riêng. Chẳng hạn, gallery của họa sĩ Đức Trí chủ yếu là phong cảnh. Còn 15 bức sơn dầu trưng bày tại gallery Tự Do (TP HCM) của họa sĩ Bửu Chí lại là tranh tự họa với những Trăng thiên cổ, Tuổi đá buồn, Một cõi đi về, Chân dung vô thường, Tưởng niệm mang nặng nỗi ám ảnh thời gian và biểu hiện phần đời bị bóng tối khuất lấp.

Cũng vì chú trọng quá nhiều đến tính thương mại mà nhiều phòng tranh bày bán phần lớn tranh dễ ăn khách như tranh chép hoặc tả thực, tĩnh vật... Theo anh Trần Văn Đoàn (chủ phòng tranh Kim Đô, Hàng Trống, Hà Nội), thì loại tranh này giá cả tương đối thấp. Giá một bức tranh chép của Picasso, Leonardo De Vinci, Van Gogh... hay Bùi Xuân Phái, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí... chỉ bằng 1/10 so với mua ở nước ngoài. Ví dụ, bức Thiếu nữ bên hoa huệ chỉ 500.000 đồng, Mona Lisa (60 x 90 cm) chỉ khoảng 900.000 đồng. Trong khi đó, nếu mua tranh chép ở Thụy Sĩ, giá sẽ gấp 10 lần.

Sản xuất hàng loạt theo kiểu "mì ăn liền" là phương thức làm việc của họa sĩ gallery. Họa sĩ Trần Ngọc Hải (Hội Mỹ thuật VN) cho biết: "Để chuẩn bị cho một phòng tranh, họa sĩ chỉ mất vài tháng. Vấn đề quan tâm đầu tiên là có đủ tiền thuê phòng triển lãm và mua toan, màu vẽ hay không chứ không phải ý tưởng sáng tạo". Còn đối với họa sĩ chép tranh, số đông không coi nghề của mình là lâu dài nên không chịu khó tìm tòi, học hỏi. Anh Trần Thế Vân làm ở phòng tranh Ngô An, cho biết: “Đây chỉ là công việc tạm thời giúp tôi trang trải học phí ở Đại học Kiến trúc”.

Bên cạnh đó, VN cũng chưa có văn bản pháp quy quản lý hoạt động của gallery. Nếu như trên thế giới, giám đốc gallery phải là những nhà phê bình mỹ thuật am tường thì ở VN, đa số chủ phòng tranh chỉ cần biết loại tranh nào đang hợp mốt, họa sĩ nào bán chạy hàng. Trường hợp anh Trần Văn Đoàn, chủ phòng tranh Kim Đô là ví dụ. Anh không phân biệt khái niệm "gallery" và "gian hàng lưu niệm". Phòng tranh của anh trưng bày cả lịch, sổ lưu niệm. Hỏi tên tranh, anh phải giở sổ ra mới trả lời được cho khách. Anh thú nhận: "Tôi chẳng biết các trường phái nào mà cho họa sĩ chép tranh từ catalogue có hình chụp những bức họa nổi tiếng. Tranh nào dễ bán thì tôi nhập hàng loạt".


(st)
 
Thì ... đấy!
Nội dung: Các gallery ở Tràng Tiền em thấy thực sự là chẳng có gì đặc biệt, thậm chí có bức tranh quá mức tầm thường. Cực kì ít khách ra vào Không phải em chê mà là sự thật đúng như thế. Đề tài toàn là phong cảnh là chủ yếu, đề tài về chiến tranh cũng lắm. Nhìn những bức tranh đó chẳng có điều gì để bình phẩm.

Hình thức Tranh sơn dầu là chủ yếu, họa hoằn lâm mới gặp một bức sơn

Cảm nhận Chả có,nhưng em cứ có cảm giác thế nào ấy, cảm giác người họa sĩ vẽ những bức tranh ấy không phải bằng trái tim.
 
Back
Bên trên