Mỹ thuật Việt Nam thiếu sinh khí

Đỗ Huyền My
(Sagittarius)

Điều hành viên
"789 tác phẩm đoạt giải của hơn 300 tác giả Bắc, Trung, Nam trong vòng 10 năm qua chưa tạo được ấn tượng nghệ thuật không có đỉnh cao" - ông Nguyễn Đỗ Bảo, Trưởng Ban lý luận phê bình Hội Mỹ thuật VN cho VnExpress biết sáng nay tại lễ tổng kết 10 năm mỹ thuật đương đại.

Điều dễ nhận thấy trước tiên là sự mất cân đối về đề tài, phong cách biểu hiện và chất liệu sử dụng. Nhiều họa sĩ vẫn đi theo lối mòn là khai thác đề tài chiến tranh cách mạng với motif quen thuộc là anh bộ đội, bà mẹ chiến sĩ, khói, thuốc súng, xe tăng... như Tình mẹ (Quách Mạnh Hùng, giải Nhì), Mẹ chiến sĩ (Lưu Thế Hân, giải Ba), Khủng bố (Lê Quảng Hà, giải Ba), Đêm rừng Trường Sơn (Hoàng Đình Tài, giải A khu vực), Chiến sĩ gỗ (Nguyễn Minh Thùy, giải B khu vực), Sau giờ trực chiến (Lê Biết, giải B khu vực), Gia đình người lính (Lưu Thanh Lan, giải B khu vực), Trẻ sơ sinh trong địa đạo Vĩnh Linh (Nguyễn Vinh, giải B khu vực), Hà Nội chiến thắng B52 (Đinh Lực, giải B khu vực)...

Cho dù Ban tổ chức đã nhấn mạnh sự đa dạng trong phong cách thể hiện như một tiêu chí xét giải, nhưng phần lớn tác phẩm đoạt giải lại vẽ theo phong cách tả thực trang trí (Ngày mùa của Bùi Văn Quang; Nhà người nông dân của Trần Thành; Công nghiệp Thái Nguyên của Lê Tuấn Anh), tả thực cổ điển kiểu Phục hưng (Không còn cá của Nguyễn Thanh Hòa; Những cô gái mở đường của Lê Văn Thìn), tả thực dân gian (Hà Nội chiến thắng B52 của Đinh Lực, Phút cuối của Hồ Thiết Tình). Các trường phái sắp đặt, trình diễn, trừu tượng, lập thể... đều vắng bóng. Giải thích tình trạng này, ông Trần Khánh Chương, Tổng Thư ký Hội Mỹ thuật VN, cho biết: "Các họa sĩ sắp đặt, trình diễn chưa phải là hội viên Hội Mỹ thuật VN. Mà chúng tôi chỉ trao giải cho những hội viên tiêu biểu, đại diện cho nền mỹ thuật VN mà thôi".

Về chất liệu, hội họa sơn dầu và sơn mài chiếm thế áp đảo với 252 tác phẩm sơn dầu và 118 tác phẩm sơn mài. Trong danh mục các tác phẩm đoạt giải, điêu khắc thì chỉ có vài chục bản; đồ họa có 51 bản khắc gỗ, kẽm, thạch cao... Nguyên do là "tác phẩm sơn mài và sơn dầu làm nhanh và rẻ hơn điêu khắc rất nhiều. Hơn nữa, sử dụng chất liệu này, họa sĩ có nhiều lợi thế về màu sắc và bố cục hơn", ông Lê Trọng Lân, giảng viên ĐH Mỹ thuật (Hà Nội) cho biết.

Phê bình lý luận mỹ thuật có lẽ là mảng yếu kém nhất hiện nay của mỹ thuật VN. Bởi trong vòng 10 năm chỉ có 5 tác phẩm phê bình được giải. Không có giải A.Giải B cho tác phẩm Cảm luận mỹ thuật (nhà phê bình Trần Duy). 1 giải C dành cho cuốn Mỹ thuật chèo truyền thống (Nguyễn Dân Quốc) và 3 giải khuyến khích cho Lược sử mỹ thuật VN (Trịnh Quang Vũ), Mỹ thuật với công chúng qua hoạt động báo chí (Nguyễn Đạm Thủy) và Nghệ thuật sơn mài VN (Đặng Trần Sơn). Phần nghiên cứu mỹ thuật thế giới vắng bóng. Ông Nguyễn Đỗ Bảo, Trưởng Ban lý luận phê bình, Hội Mỹ thuật VN thừa nhận: "Muốn viết một cuốn phê bình, phải tham khảo rất nhiều tư liệu, nhưng trong tình hình sách thiếu, tư liệu thiếu, ngoại ngữ yếu thì khó có thể làm tốt được. Viện Mỹ thuật hiện cũng chưa có ban nghiên cứu mỹ thuật hiện đại".

Một điểm nữa là không có nhiều gương mặt mới trong số những người đoạt giải. Với 300 tác giả nhận giải, có 1 tác giả được trao thưởng 7 lần, 7 họa sĩ được xét thưởng 6 lần và 14 người nhận thưởng 5 lần... Tuy nhiên, Tổng Thư ký Trần Khánh Chương lại tỏ ra lạc quan. Ông cho biết: "Đỉnh cao thì phải có thời gian. Nếu không có sáng tác đỉnh cao thì tôi không xấu hổ mà chỉ hơi buồn thôi. Bởi lẽ khi chúng ta chưa có những cái xuất sắc thì phải chấp nhận những cái tiên tiến". Cũng theo ông, với kinh phí được cấp 400 triệu đồng/năm, trong đó 80% dành cho giải thưởng, 20% dành cho việc tổ chức giải thì việc xét và trao thưởng lần này đã là một thành công lớn của Hội.

Hiền Hòa - VNexpress


Nguyên nhân chính của tình trạng này là ở đâu nhỉ?
:confused:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đỗ Huyền My đã viết:
Nguyên nhân chính của tình trạng này là ở đâu nhỉ?
:confused:


em ko hiểu câu hỏi này
chẳng phải ở bài viết từ vnexpress đó đã lần lượt phân tích hết rồi còn gì???:lol:
 
Trước tiên trả lời em Quỳnh Anh:
VnExpress phân tích nhiều, nhưng vẫn chưa đi đến một kết luận thực sự sâu sắc.

Vừa tìm thêm được một bài này, để ai quan tâm thì tham khảo:


Có một nền Mỹ thuật “oách đấy, nhưng...”

Từ "oách" được giới tạo hình dùng như một từ trung dung. Một trạng thái của người thổi cơm, khơi cho lửa cháy to lên mà cũng hơi dập bớt đi. Một thứ quy đồng mẫu số của mọi trạng thái bình thản, chơi vơi giữa khen và chê, giữa xấu và đẹp, dùng và không dùng, hắt hủi và trân trọng.

Oách đấy!

Khi nghe đến từ oách nhiều người hình dung tới một chú gà choai vừa tập gáy. Chú ta đã lớt phớt vài sợi lông đuôi, vổng lên, mào mới trổ nhọn hoắt. Chú ta vừa lập bập nửa bay nửa trèo lên đống rơm. Rồi thì sau khi hùng dũng nhìn một lượt đám gà mái đang nghển cổ dưới sân chú ta bắt đầu gân cổ gáy. Tuy còn hơi vấp nhưng dõng dạc chán. Ái chà chà, gáy oách đấy nhỉ?


Đấy là tượng hình. Còn tượng thanh của từ này hình dung như gần như một từ tượng thanh đúng nghĩa đoạch. Đó là một tiếng nổ chưa to hẳn, hơi đanh. Nhưng không phải là tiếng nổ của một khẩu súng, sau tiếng nổ ấy có thể một sinh mạng đi đời. Không phải tiếng mìn đã đành, cũng chả phải tiếng đổ vỡ. Đó là tiếng nổ của một khẩu súng phốc bằng tre mà bọn trẻ xóm vẫn dùng quả đay hay nhai giấy nhồi chắt để bắn nhau. Tiếng nổ rất oách!!


Trong tạo hình mỹ thuật, giới hoạ sỹ, điêu khắc vẫn hay nghe thấy từ oách này. Từ oách được giới mỹ thuật dùng từ lúc nào? Ta có thể nghe thấy một người làm nghề nói ở bất cứ đâu, với cái tần số thực đáng đội vương miện trong vô vàn từ mà những người vẽ tranh hay nặn tượng hay nói. Trong xưởng vẽ, ngoài quán nước, bên mâm rượu, trong phòng thầy hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật hay ở văn phòng Hội Mỹ thuật đều nghe thấy từ này cả. Oách đấy!


Một hoạ sỹ cao niên khen một tác phẩm của một học sỹ trẻ thường là: Trông oách đáy! Từ oách ở đây hơi giống từ được, với hàm ý ngợi khen, xuê xoa. Còn các hoạ sỹ, điêu khắc trẻ uống rượu hay uống trà với nhau thường tụng ca các bậc thầy (cả Tây lẫn ta) bằng từ oách thì giống như phục mà lại không phục, chủ yếu là bớt đi phần suy tôn, phần quan trọng. Có thể hiểu là đáng nể đấy, đáng học tập đấy! Khi nhà phê bình bình mồm (bình mồm thôi nhé vì khi họ bình viết thì toàn dùng những lời bình hoa mỹ léo lắt hoặc nửa nạc nửa mỡ khó hiểu lắm) tác phẩm của một hoạ sỹ, điêu khắc thì từ oách cốt là để người nghe mát lòng mát dạ. Đôi khi cũng còn là để giấu đi cái tăm tối của họ.


Một hoạ sỹ - điêu khắc gia xoa tay tự nói về tác phẩm mới làm ra của mình với bạn bè, thì từ oách lại hàm ý vừa tự kiêu, vừa tự giễu. Nếu bạn bè nghe cũng đáp lại bằng từ oách thì đó là cái mặt nạ tốt nhất để giấu đi cái ý trọng nhau hay là khinh nhau. Ừ, trông oách ra phết nhỉ?


Trong khi chấm giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc, khu vực hay triển lãm kỷ niệm, từ oách được dùng như pháo nổ. Một hội đồng giám khảo tay chắp sau đít đi cãi nhau, xem xét, phân tích và cuối cùng thống nhất với nhau bằng oách. Tất nhiên tác phẩm đoạt giải cao thì oách nhiều, giải thấp thì oách ít. Còn chỉ được treo mà không có giải thì cũng... oách. Các ông chủ gallery buôn tranh pháo học rất nhanh từ oách này từ các hoạ sỹ. Họ không nói đẹp – xấu như trước nữa mà chỉ nói oách.


Oách đấy, nhưng...


Cùng với sự tiến hoá của nghệ thuật, sự đắt đỏ quý báu của tranh pháo hơn chục năm nay, từ oách cũng được làng hoạ phát triển thành một tổ hợp từ khá hoàn chỉnh. Một tổ hợp từ đại khái có thể dùng cho diện mạo của cả một giới. Đó là tổ hợp từ Oách đấy, nhưng... Kết cấu đầy đủ của nó là Tuy oách đấy, nhưng... nhưng ta cứ dùng giản thể 3 chữ thôi. Đúng như thực tế. Thực tế là sao? Thực tế là với hoạt động sáng tạo, tức là hoạt động bôi tranh nặn tượng ấy thì ta có: tác phẩm oách đấy, nhưng... Nghĩa là các tác phẩm đường được nhưng còn có nhiều cái không được, còn nhiều tồn tại thiếu sót. Tranh pháo nhiều tình cảm đấy nhưng bàng bạc mỗi thứ một tí.


Ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại bắt đầu vào Việt Nam từ hội hoạ Tân cổ điển của Pháp. Từ đó đến chiều ngày 15/11 (tính đến thời điểm vừa có một đại hội “video art” do các nghệ sỹ nước ngoài khai hoá cho các nghệ sỹ trẻ VN tại trung tâm Mỹ thuật đương đại) đã có hàng chục loại ngôn ngữ, trường phái mới du nhập vào. Chỉ có điều trừ trường phái Tân cổ điển và bút pháp ấn tượng được các hoạ sỹ lớp đầu cày đến nhuần nhị, còn chẳng có thứ nào làm được đến nơi đến chốn...


Với hoạt động phê bình thì ta có Oách đấy, nhưng... Một nền phê bình mỹ thuật được đánh giá là chưa nhà phê bình nào sống nổi bằng nghề. Thế là ta có nhà phê bình kiêm hoạ sỹ, kiêm điêu khắc gia và kiêm nhiều thứ nữa... Ta có các bài phê bình định hướng, phát hiện oách đấy, nhưng đầy vòng vo.


Nghệ thuật là món ăn tinh thần. Phải có người ăn thì mới thúc đẩy người nấu. Nhiều người đua nhau ăn thì mới có nhiều người đua nhau nấu. Đó là quy luật bình thường. Ấy thế mà sự tiêu dùng mỹ thuật của ta bây giờ đang ở tình trạng Oách đấy, nhưng... nghĩa là oách đấy nhưng không có ai tiêu dùng. Nói không có ai thì không hẳn đúng. Có Tây dùng. Tức là tranh hay tượng đẹp thì đã có người nước ngoài mua với giá cao, cũng đồng nghĩa với việc những bảo vật quốc gia sẽ bị chảy ra nước ngoài. Các công sở, bảo tàng nhà nước cũng khá nhiều, nhưng toàn những tác phẩm hạng hai. Còn gần 80 triệu người Việt Nam thì đang tiêu dùng ở mức “ảnh Thái tranh thảm”. Sang hơn tí nữa thì là tranh chép, tranh Bờ Hồ.


Hoan hô nền mỹ thuật “oách đấy, nhưng...”


Giới trẻ, nhất là sinh viên, đáng lẽ phải là người tiêu dùng thưởng thức mỹ thuật mạnh mẽ nhất thì lại đổ xô vào thơ tình, nhạc trẻ. Về mỹ thuật thì đa phần không quan tâm vì hầu hết các trường từ phổ thông đến đại học đâu có (hoặc gần như không) môn học về nghệ thuật tạo hình. Thế giới thực ra vốn chỉ là hình khối và màu sắc mà thôi. Cho nên trong khi vẽ tranh nặn tượng, những người làm nghề tạo hình ở Việt Nam đã sáng tạo ra từ oách thật xuất sắc, thật biến hoá, phong phú ngang tầm chuyện Trang Chu mộng hoá bướm.


Hoan hô từ oách!

Hoan hô nền MỸ THUẬT CỦA CHÚNG TA.


Trác Nhã
 
Giới trẻ, nhất là sinh viên, đáng lẽ phải là người tiêu dùng thưởng thức mỹ thuật mạnh mẽ nhất thì lại đổ xô vào thơ tình, nhạc trẻ. Về mỹ thuật thì đa phần không quan tâm vì hầu hết các trường từ phổ thông đến đại học đâu có (hoặc gần như không) môn học về nghệ thuật tạo hình. Thế giới thực ra vốn chỉ là hình khối và màu sắc mà thôi. Cho nên trong khi vẽ tranh nặn tượng, những người làm nghề tạo hình ở Việt Nam đã sáng tạo ra từ oách thật xuất sắc, thật biến hoá, phong phú ngang tầm chuyện Trang Chu mộng hoá bướm.

Cứ nhìn số người đọc & trả lời cái thread này thì biết là người ta quan tâm đến mỹ thuật như thế nào :(
 
Ôi, sao Huyền My nói đúng thế...
Nhưng có mình đây này, mình rất quan tâm đến mỹ thuật nữa là đằng khác :)

Theo mình nghĩ, giới trẻ không quan tâm lắm đến tranh vẽ vì phải mất nhiều thời gian hơn để thưởng thức chúng...
Ngoài ra, nếu thích thì cũng khó mà mua được vì 1 bức tranh quá là đắt so với túi tiền SV.

Vả lại, phải đau xót khi nói thật ra là trong chương trình học phổ thông của Việt Nam, mỹ thuật gần như không được đả động đến. Như vậy, HS, SV đâu có cơ hội để tiếp xúc với mỹ thuật?? :(

Thế hệ cỡ tuổi mình quan tâm đến mỹ thuật hầu hết là do từ gia đình hoặc đang học về ngành đó thôi...

À, mà có ai ở đây thích vẽ (chỉ cần hobby thôi cũng được :D) không nhỉ? ;;-)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đỗ Huyền My đã viết:
Giới trẻ, nhất là sinh viên, đáng lẽ phải là người tiêu dùng thưởng thức mỹ thuật mạnh mẽ nhất thì lại đổ xô vào thơ tình, nhạc trẻ.
Thưa chị,trước hết em muốn khẳng định rằng điều này hoàn toàn ko chính xác .Nó khiến người nghe dễ dàng nghĩ rằng đây là nhận xét phiến diện xuất phát từ quan điểm của một người trong ngành hoặc quá đam mê lĩnh vực mà thậm xưng lên như thế .Bởi vì xã hội là tổng thể của nhiều cá nhân ko hề giống nhau.Mỗi người là một bản thể và vì thế họ có gu khác nhau.Có người yêu khoa học,có người thích thơ tình,có người thích nhạc trẻ(!) mà thậm chí có người chẳng biết mình thích cái gì hết...Tất nhiên trình độ của cái gọi là sở thích đó cũng khác nhau nhiều lắm ,chẳng hạn "đổ xô vào nhạc trẻ" thì ko thể sánh với"thưởng thức mỹ thuật",thế nên mới có chuyện bói cả cái bõ Nghệ thuật này cũng ko ra 1 chữ "nhạc trẻ".
Nhưng nếu vì thế,đem giới trẻ ra phê bình thì theo thiển nghĩ của em- cũng ko khách quan đâu ạ. Thứ nhất,Nghệ thuật ko có tuổi.Bản thân trong giới,có họa sĩ đến quá thập tam mới phát hiện ra cảm thụ và tài năng,lại cũng có người từ khi có nhận thức đã bước vào làng,hoặc giả vô số nghệ nhân của mình(tuy ko sinh ra nghệ thuật nhưng nuôi dưỡng nghệ thuật) thì những cống hiến của họ cho bản sắc dân tộc cũng phải mài giũa qua nhiều năm tháng mới có được .Quay trở về phía người cảm thụ, cũng như thế,chắc chắn những người yêu cái Đẹp thì ở mọi lứa tuổi Hưởng ứng (chứ ko phải"tiêu thụ") Nghệ thuật ko phải là của riêng lứa tuổi nào.Thế giới muôn màu của Mỹ thuật ko dung nạp những người ko có tố chất thực sự,ko phù hợp về trình độ bước vào.Đa số những người thuộc về Nghệ thuật là có tuổi đời nhất định,số còn trẻ thì ko phải ko có mà là ít hơn các lĩnh vực khác mà thôi. Thứ hai,tại sao lại ném vào "giới trẻ" cái nhìn thất vọng ,coi thường như tác giả Trác Nhã trên đây ,mà ko đề cập tới chuyện người ta đã hướng cho lớp trẻ ngày nay một thẩm mĩ quan nghèo nàn như thế nào?Liệu rằng có phải bất công bằng trong phê bình khách quan?Ai quan tâm đến môn phụ như "Mỹ thuật" kia chứ?(ở nhà trường Tiểu học còn có chuyện người ta vác bằng tốt nghiệp DHTM loại trung bình vào làm cô giáo nhạc họa vì ko xin nổi việc!) ... chứ đừng nói đến Trung Học!Cao hơn nữa,đến bậc DH,thì đa số dân mình cũng chỉ trầm trồ thằng ấy con ấy học BK/Y cơ đấy,mấy ai coi cái mác MT ra tấm ra món gì...Có biết bao nhiêu ông bố bà mẹ quát vào mặt con rằng"vẽ vời vớ vẩn",rồi"họa sĩ có mài ra mà ăn được ko?"..v..v..Và bao nhiêu nhìn những người làm Mỹ thuật một cách tôn trọng đúng mức vị thế xã hội của họ? Nói chung,xã hội mình thời buổi này thì có vô số bất cập,còn to tát bằng mấy cái gọi là Văn Hóa thường thức nghệ thuật cơ...mà đã đâu vào đâu??
Trên thực tế,Mỹ thuật nước mình đã và đang chưa( ko muốn nói là không) được coi trọng."cái chết của Mỹ thuật đương đại là ko có đất"(họa sĩ Ngô Cao Giang)
Vậy thì: Đừng nên hô hào giới trẻ" tiêu thụ những món ăn tinh thần"-theo cái cách của mr.Trúc Nhã- mà làm gì,nghe nó vừa kịch.lại vừa hao hao phong vị "thời đại Xuân tóc đỏ" ấy.Nghệ thuật là nghệ thuật,ko phải trào lưu,phong trào gì hết.Nghệ thuật đích thực cần chất-ko cần lượng.
 
Quỳnh Anh đã viết:
Nghệ thuật đích thực cần chất-ko cần lượng.
Lượng đổi thì chất đổi - Marx (hoặc sách giáo dục công dân lớp 10 gì đó)
Có thực mới vực được đạo - các cụ
:D :D :D
 
em cũng mới nhặt được cái này:
Chủ nhật, 11/5/2003, 08:00 GMT+7
Họa sĩ VN không hiểu lịch sử mỹ thuật


Tượng đài Quang Trung ở Thanh Hóa, công trình kiến trúc gây tranh cãi về kiến thức lịch sử.
"Họ không phân biệt được sự khác nhau giữa các họa tiết thời Lý và Trần. Ngay cả Viện Mỹ thuật VN cũng không hề có một công trình nghiên cứu nào về lịch sử mỹ thuật", ông Nguyễn Đỗ Bảo, nguyên Trưởng ban Lý luận phê bình, Hội Mỹ thuật VN than phiền với VnExpress.

Ông Bảo cho biết: "Các ĐH chuyên ngành không có giáo trình lịch sử mỹ thuật cho sinh viên. Thế hệ chúng tôi cũng chỉ được đào tạo theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa nên bây giờ, nghiên cứu lịch sử mỹ thuật thì giống như thầy bói xem voi. Thế mới có chuyện dựng tượng đài 4 ông Trần Hưng Đạo, 4 ông Quang Trung thì không ông nào giống ông nào".

Cũng theo ông Bảo, vì thiếu am hiểu tiến trình lịch sử VN nói chung và lịch sử mỹ thuật nói riêng nên đề án phác thảo bức tranh tường kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (do Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao cho nhóm họa sĩ Khoa Tạo dáng công nghiệp, Viện Đại học Mở (Hà Nội) thực hiện từ năm 2002 đến 2006) có nhiều sai sót. Cụ thể, các trận đánh trên sông Bạch Đằng, trận chém đầu Liễu Thăng ở ải Chi Lăng... không diễn ra trên mảnh đất Thăng Long cũng được đưa vào. Nhà cửa, cung điện của VN thì lại được thể hiện với nhiều lớp ngói, như cung điện Thái Lan. Còn phục trang thì giống vua quan Trung Quốc cổ đại. Thậm chí, nhóm họa sĩ khoa Tạo dáng công nghiệp còn đưa cả Khuê Văn Các (thế kỷ 18) vào Văn Miếu, trường đại học đầu tiên của VN được xây từ thời Lý (1057).

Bức tranh tường gồm 2 phần, mô tả toàn cảnh lịch sử phát triển Thăng Long - Hà Nội: từ thời tiền Thăng Long đến giai đoạn vua Quang Trung đánh thắng quân Thanh và từ sau triều đại Quang Trung đến nay. Phần đầu do họa sĩ Lê Trí Dũng thực hiện, còn phần sau do họa sĩ Lý Trực Sơn đảm nhiệm. Chất liệu được sử dụng là tranh ghép đá (mosaique). Thế nhưng, chính họa sĩ Lê Trí Dũng cũng phải thừa nhận, anh đã tham khảo quá nhiều tranh Trung Quốc và bị ảnh hưởng. Họa sĩ nói: "Ngay các nhà khoa học lịch sử cũng chưa xác định được là người Việt thời vua Hùng đội mũ gắn 2-3 chiếc lông chim trên đầu như những hình khắc trong hang Đồng Nội, hay gắn nhiều hơn hoặc không gắn lông chim".

Theo ông Trần Huy Oánh, Phó tổng thư ký Hội Mỹ thuật VN, hầu hết họa sĩ thiết kế tượng đài hoặc tranh tượng danh nhân lịch sử VN thường làm theo cảm tính hoặc kinh nghiệm cá nhân. Ông nói: "Các tượng đài lịch sử của ta cái nào cũng cũng giơ tay, giơ chân cầm súng, cầm kiếm giống nhau. Ý tưởng dựng tượng đài, làm tranh tượng là rất hay. Thế nhưng cái quan trọng là phải nói được bằng ngôn ngữ hình tượng của hội họa. Tất nhiên, không thể đòi hỏi bất cứ điều gì ở mức tuyệt đối, nhưng với một bức tranh phản ánh lịch sử thì cần phải có sự chính xác cao".

Hiền Hòa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Pham Vu Ngoc Ha đã viết:
Theo mình nghĩ, giới trẻ không quan tâm lắm đến tranh vẽ vì phải mất nhiều thời gian hơn để thưởng thức chúng...
Lại sai rồi,chị có phải vác tranh đi bán lại cho mấy gallery,ko loại trừ cửa hàng tranh cỡ góc hẻm phố Nguyễn Thái Học ý mà,chị mới biết sơn dầu vẽ tay ,nó bèo thế nào,chị ạ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dang Hoang Vu đã viết:
Quỳnh Anh đã viết:
Nghệ thuật đích thực cần chất-ko cần lượng.
Lượng đổi thì chất đổi - Marx (hoặc sách giáo dục công dân lớp 10 gì đó)
Có thực mới vực được đạo - các cụ
:D :D :D
Thế theo anh đổi theo hướng nào?
Nói như anh,chỉ mới là nêu dẫn chứng mà chưa có phân tích dẫn chứng,áp dụng triết lí mà ko suy xét đến sự phù hợp trong văn cảnh.Em nghĩ như thế là thiếu sức thuyết phục. Bởi vì ,trong phạm trù Mỹ Thuật mà nói,khi Chất đổi,tất yếu Lượng sẽ đổi -theo hướng tích cực,ngược lại ,nếu Lượng đổi trước thì ko chắc Chất sẽ suy biến đến đấu!
 
Quỳnh Anh đã viết:
Thứ hai,tại sao lại ném vào "giới trẻ" cái nhìn thất vọng ,coi thường như tác giả Trác Nhã trên đây ,mà ko đề cập tới chuyện người ta đã hướng cho lớp trẻ ngày nay một thẩm mĩ quan nghèo nàn như thế nào?Liệu rằng có phải bất công bằng trong phê bình khách quan?Ai quan tâm đến môn phụ như "Mỹ thuật" kia chứ?(ở nhà trường Tiểu học còn có chuyện người ta vác bằng tốt nghiệp DHTM loại trung bình vào làm cô giáo nhạc họa vì ko xin nổi việc!) ... chứ đừng nói đến Trung Học!Cao hơn nữa,đến bậc DH,thì đa số dân mình cũng chỉ trầm trồ thằng ấy con ấy học BK/Y cơ đấy,mấy ai coi cái mác MT ra tấm ra món gì...Có biết bao nhiêu ông bố bà mẹ quát vào mặt con rằng"vẽ vời vớ vẩn",rồi"họa sĩ có mài ra mà ăn được ko?"..v..v..Và bao nhiêu nhìn những người làm Mỹ thuật một cách tôn trọng đúng mức vị thế xã hội của họ? Nói chung,xã hội mình thời buổi này thì có vô số bất cập,còn to tát bằng mấy cái gọi là Văn Hóa thường thức nghệ thuật cơ...mà đã đâu vào đâu??

:)>-. Mình đồng ý với điểm này. Hồi đi học vẽ đầu lâu ở Yết Kiêu, có ông thầy ( trước ở Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương), nói rằng " Khi thiên hạ hùa nhau xây trần thấp để để đỡ tốn vật liệu thì mong gì trong nhà có chỗ treo tranh." Nói chung là vì lí do lịch sử (một số lượng ko nhỏ các nghệ sĩ trước kia không có cơ hội tiếp tục phục vụ đất nước), và lí do kinh tế nên mỹ thuật của mình chỉ ở mức fledgling là đúng rồi.

Bạn Hà: Ở đây có bạn My vẽ đẹp lắm đấy ;)
Em Quỳnh Anh có định thi Mỹ Thuật không? :)
 
Đây là nhận xét toàn diện và có vẻ đúng nhất :

'Màu rực rỡ của mỹ thuật đương đại VN chỉ là ảo ảnh'

Nhà phê bình Nguyên Hưng, tác giả cuốn "Họa sĩ - kẻ sáng tạo nên mình" được giới mỹ thuật quan tâm đến nhờ những bài viết trực diện vào vấn đề, với vốn kiến thức sâu rộng. Anh đã có cuộc trao đổi với VnExpress trước khi sang Mỹ nói chuyện về mỹ thuật Việt Nam đương đại.

- Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng, mỹ thuật VN đang khởi sắc?

- Nếu căn cứ trên phần lớn những thông tin trên báo chí, mọi người dễ có cảm tưởng mỹ thuật Việt Nam hiện nay rất rạng rỡ. Họa sĩ, ai cũng tài năng, ai cũng đầy cảm xúc; ai cũng ăm ắp tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cái đẹp; ai cũng sâu lắng thâm trầm hay an nhiên tự tại như những thiền sư, đạo sĩ; ai cũng tràn trề năng lực sáng tạo… Còn sinh hoạt mỹ thuật thì hết sức rộn ràng: triển lãm, giao lưu liên tục… Thị trường mua bán tranh, tượng cũng nhộn nhịp... nhưng đó không phải là cái nhìn chuyên nghiệp.

- Vậy cái nhìn chuyên nghiệp phải như thế nào?

- Về điểm, lấy tác phẩm làm đối tượng trung tâm, độc lập với tác giả. Về diện, nhìn nó như một chỉnh thể văn hóa mỹ thuật, bao gồm hệ thống giá trị, các mối quan hệ tương tác giữa nó với các thành phần công chúng v.v… Nếu nhìn đúng theo nguyên tắc này, ta sẽ có kết quả ngược lại. Tranh tượng nhiều, nhưng những công trình sáng tạo thực sự thì lại quá hiếm hoi. Họa sĩ đông, nhưng đến nay, vẫn không có ai xứng đáng được xem là người mở đầu hay ở vị trí đỉnh cao của một ý thức thẩm mỹ mới, một phương pháp sáng tác mới. Cái tên Mỹ thuật đương đại Việt Nam không chỉ mờ nhạt trên bản đồ nghệ thuật thế giới, mà cả trong tâm tưởng số đông người Việt cũng hết sức mơ hồ…Nói chung, cái vẻ rạng rỡ kia, thực chất, chỉ là một ảo ảnh.

- Vậy anh cho rằng mỹ thuật VN đang trong tình trạng bi quan?

- Điều bi quan không phải mỹ thuật Việt Nam đang tồn tại như một ảo ảnh. Mà bởi vì các nguyên nhân cũng như hậu quả của nó, không được nhận thức, không trở thành đối tượng của phê bình. Và khi còn chưa bị phê bình, nó vẫn còn gây ra những ảo ảnh.



to Chị Linh: QA sắp bỏ em đi học art ở Fr rồi chị ạ

:(
 
Đỗ Huyền My đã viết:
Cứ nhìn số người đọc & trả lời cái thread này thì biết là người ta quan tâm đến mỹ thuật như thế nào :(
Có vẻ như dân trường mình ko hâm mộ cái này lắm đâu
 
Đỗ Huyền My đã viết:
Có một nền Mỹ thuật “oách đấy, nhưng...”

........

Oách đấy, nhưng...


........

Hoan hô nền mỹ thuật “oách đấy, nhưng...”


.........

Hoan hô từ oách!

Hoan hô nền MỸ THUẬT CỦA CHÚNG TA.


Trác Nhã


Càng đọc càng thấy là ông này cố đánh bóng từ "Oách" (của ai ko biết:lol: )thì đúng hơn
 
Quỳnh Anh đã viết:
Thế theo anh đổi theo hướng nào?
Nói như anh,chỉ mới là nêu dẫn chứng mà chưa có phân tích dẫn chứng,áp dụng triết lí mà ko suy xét đến sự phù hợp trong văn cảnh.Em nghĩ như thế là thiếu sức thuyết phục. Bởi vì ,trong phạm trù Mỹ Thuật mà nói,khi Chất đổi,tất yếu Lượng sẽ đổi -theo hướng tích cực,ngược lại ,nếu Lượng đổi trước thì ko chắc Chất sẽ suy biến đến đấu!

Ý anh nói là đừng có đao to búa lớn quá, bạ đâu cũng phang triết lý vào.

Còn bàn về nghệ thuật VN thì:
Cứ như bây giờ mà nói, tự nhiên có thể xuất hiện một vài người rất giỏi, nhưng cũng có khi 10, 20 năm sau chả có ai nữa. Muốn vực dậy cả một nền nghệ thuật thì không thể dựa vào một vài trường hợp cá biệt mang tính ngẫu nhiên như thế được, mà phải có cách đào tạo và khuyến khích nhân tài theo hệ thống - cách tốt nhất là xã hội phải đánh giá đúng giá trị của nghệ thuật. Thêm nữa, điều kiện chung càng tốt thì thiên tài mới càng có cơ hội để bộc lộ. Chứ còn cứ ngồi đợi "chất" đổi trước thì cũng như "há miệng chờ sung" thôi. :lol:
 
QA sắp bỏ em đi học art ở Fr rồi chị ạ
Thật thế hả em? Chúc mừng QA (nhưng mà đi xa thì cũng đừng bỏ ai mà tội nghiệp :mrgreen:)

Hi vọng sẽ có nhiều người sau này có điều kiện theo học ngành này, để đem lại thêm một chút "sinh khí" cho mỹ thuật VN.

Đúng như Linh & mấy người khác nói: có thực mới vực được đạo. Trong khi người ta còn mải tất bật lo toan những chuyện cơm áo gạo tiền, thì chuyện vẽ tranh & thưởng thức nghệ thuật gần như là một thứ xa xỉ với số đông.

Tuy nhiên, liệu có phải nguyên nhân thực sự của sự kém phát triển của mỹ thuật hiện nay là do điều kiện kinh tế eo hẹp hay không? Đời sống mỹ thuật VN một thời (thời Pháp thuộc & một thời gian ngắn sau đó) cũng khá sôi động đấy chứ. Ngay cả những năm chiến tranh, điều kiện vật chất cũng đâu khấm khá gì, mà các họa sĩ vẫn cho ra đời khá nhiều tác phẩm đáng chú ý. Vậy mà ngay nay, khi đem so sánh sự phát triển của mỹ thuật với một số ngành nghệ thuật khác, vẫn không khỏi cảm thấy mỹ thuật còn thua kém về cả về lượng và chất.

Phải chăng vì dân ta không yêu mỹ thuật? Phải chăng vì xã hội chưa khuyến khích người ta tham gia vào hoạt động này? Nói rằng trẻ em được học mỹ thuật từ mẫu giáo, nhưng liệu có phải đấy là sự quan tâm của ngành giáo dục đối với môn mỹ thuật không? Em Quỳnh Anh nói sinh viên DHMT tôt nghiệp trung bình cũng được đi dạy, chị thấy thế còn đáng mừng, bởi như ngày chị đi học thì giáo viên không biết tí teo gì về mỹ thuật cũng được đi dạy cơ.

Nói đến chuyện dạy mỹ thuật ở VN, ngay cả ở bậc đại học, cũng đáng buồn. Ở nước ngoài, bài học đầu tiên mà người ta dạy người học vẽ là "drawing on the right side of the brain", trong khi ở VN người ta thường nhấn mạnh cái "left side" nhiều hơn thì phải, để nhìn vào nhiều tác phẩm đường nét rất điêu luyện, uyển chuyển mà chả thấy có tí teo cảm xúc nào...

Những người khác học vẽ ở nhà có nhận thấy thế không?
 
Ngày xưa thì chả cứ mỹ thuật, cả văn học, âm nhạc... cũng hơn bây giờ. Thứ nhất là có đề tài, cảm hứng thời sự để mà viết mà vẽ; thứ hai là nhiều cụ được học với bọn Pháp, mà trình độ mỹ thuật/nghệ thuật của bọn đấy thì khỏi nói rồi; thứ ba nữa là nhìn về quá khứ cái đẹp nào chả đẹp lên 1 ít :)
 
Đỗ Huyền My đã viết:
Phải chăng vì dân ta không yêu mỹ thuật? Phải chăng vì xã hội chưa khuyến khích người ta tham gia vào hoạt động này? Nói rằng trẻ em được học mỹ thuật từ mẫu giáo, nhưng liệu có phải đấy là sự quan tâm của ngành giáo dục đối với môn mỹ thuật không? Em Quỳnh Anh nói sinh viên DHMT tôt nghiệp trung bình cũng được đi dạy, chị thấy thế còn đáng mừng, bởi như ngày chị đi học thì giáo viên không biết tí teo gì về mỹ thuật cũng được đi dạy cơ.
:nono: em nói là cái bà đấy tốt nghiệp DH Thương Mại loại trung bình (nên mới ko kiếm được việc,"đành":cry: phải đi dạy vẽ cho trẻ con cấp một!!) đấy chứ chị My,em ko type nhầm tí nào:
Quỳnh Anh đã viết:
DHTM loại trung bình

Đỗ Huyền My đã viết:
Nói đến chuyện dạy mỹ thuật ở VN, ngay cả ở bậc đại học, cũng đáng buồn. Ở nước ngoài, bài học đầu tiên mà người ta dạy người học vẽ là "drawing on the right side of the brain", trong khi ở VN người ta thường nhấn mạnh cái "left side" nhiều hơn thì phải, để nhìn vào nhiều tác phẩm đường nét rất điêu luyện, uyển chuyển mà chả thấy có tí teo cảm xúc nào...

Những người khác học vẽ ở nhà có nhận thấy thế không?

Đúng đấy,ở VN mình,từ dạy vẽ nghiệp dư,luyện thi cho đến DH,nhiều khi người ta làm mất đi cái hay riêng trong Mỹ Thuật là sự thăng hoa của
cảm xúc.Em thấy học Hình họa thì ko nói,chứ Bố cục-màu thì thỉnh thoảng...khó chịu với mấy bác đó ghê...

to chị My: em ko chắc hiểu được những từ tiếng Anh đâu:(:oops:
 
Dang Hoang Vu đã viết:
Quỳnh Anh đã viết:
Thế theo anh đổi theo hướng nào?
Nói như anh,chỉ mới là nêu dẫn chứng mà chưa có phân tích dẫn chứng,áp dụng triết lí mà ko suy xét đến sự phù hợp trong văn cảnh.Em nghĩ như thế là thiếu sức thuyết phục. Bởi vì ,trong phạm trù Mỹ Thuật mà nói,khi Chất đổi,tất yếu Lượng sẽ đổi -theo hướng tích cực,ngược lại ,nếu Lượng đổi trước thì ko chắc Chất sẽ suy biến đến đấu!

Ý anh nói là đừng có đao to búa lớn quá, bạ đâu cũng phang triết lý vào.
Theo em thì chắc rằng anh chỉ lướt mắt ,đọc vài dòng cuối trong cái bài viết(hơi dài dòng)của em thôi ,có lẽ cái sự quan tâm của anh ko đủ độ kiên nhẫn chăng(xin lỗi nếu em có nói quá),và vì thế anh đâu đã hiểu hết ý em mà phản biện???
Còn bàn về nghệ thuật VN thì:
Muốn vực dậy cả một nền nghệ thuật thì không thể dựa vào một vài trường hợp cá biệt mang tính ngẫu nhiên như thế được
cái "chất đổi" trong ý kiến của em nghĩa là:nên khuyến khích,đào tạo 1 cách chuyên nghiệp cho lĩnh vực còn nhiều bỏ ngỏ này,ko nên vừa đả kích vừa hô hào hưởng ứng làm gì...---->chẳng liên quan gì đến "trường hợp cá biệt mang tính ngẫu nhiên" theo anh nói.
mà phải có cách đào tạo và khuyến khích nhân tài theo hệ thống - cách tốt nhất là xã hội phải đánh giá đúng giá trị của nghệ thuật. Thêm nữa, điều kiện chung càng tốt thì thiên tài mới càng có cơ hội để bộc lộ.

Anh am hiểu như vậy mà còn sợ đàn em múa rìu qua mắt thợ sao?:eek:

Chứ còn cứ ngồi đợi "chất" đổi trước thì cũng như "há miệng chờ sung" thôi. :lol:
nói ngồi đợi thì đúng là ko thể được ,nhưng mà hành động gì cũng phải có phương hướng đúng mới mong có hiệu quả được
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Buồn làm gì các em, cái gì nó cũng có quy luật phát triển khách quan của nó thôi mà. Mỹ thuật thì càng thế, nói chung bất cứ loại hình nghệ thuật nào nó cũng tuân theo nhu cầu thị hiếu, cách thưởng thức tự nhiên của xã hội. Ví dụ bây giờ bảo ai đó có buồn vì sự xuống dốc của cái lương, của tuồng, thì cũng chịu thôi. Mỹ thuật hay âm nhạc đều phản ánh xã hội, xã hội như thế nào thì nó phản ánh y chang vậy. Giống như ngay cả bọn nước ngoài, bây giờ bảo sao không có ra các bản nhạc cổ điển hay, hay các bản nhạc Pop trữ tình êm ái như thời các năm 80, cũng là ảnh hưởng bởi nhịp sống mà ra cả.
Anh thì không cho rằng Mỹ thuật Việt Nam đáng báo động lắm đâu, có chăng chỉ là vài họa sỹ nửa mùa xuất hiện trong cơ chế thị trường tranh thủ vẽ nhăng vẽ quậy vài bức ra vẻ có phong cách rồi làm quả triển lãm mục đích bán cho bọn nước ngoài thu tiền là chính, chứ các chú đấy thừa biết mình chả có tài xuất chúng gì trong cái cơ chế này. Tuy nhiên, không có cái gì gọi là quá báo động trong những điều mà VN express thỉnh thoảng lại lá cải bình luận. Nếu gọi cái đó là báo động thì còn nhiều thứ phải quan tâm hơn nhiều.
 
Back
Bên trên