Ăn chay để bảo vệ môi trường sống
- Có rất nhiều người rất muốn bảo vệ môi trường, nhưng họ không biết làm thế nào là tốt nhất. Vì với người dân thì kêu gọi nhà máy ngừng thải khí nhà kính là không thể, mà cũng không thể làm cho xe trên đường ngừng chạy. Với nhiều người thì đi xe buýt hay xe đạp là rất khó vì lý do khoảng cách và công việc. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể làm gì đó thật thiết thực để bảo vệ hành tinh này. Trước hết chúng ta hãy xem tình hình cấp bách của Trái Đất chúng ta.
Tình hình Trái Đất
Việc nóng lên toàn cầu không còn là vấn đề của mấy trăm năm sau, mấy chục năm sau mà là vấn đề cấp bách ngay bây giờ. Quan niệm bảo vệ môi trường cho con cháu chúng ta đã lỗi thời, hãy lo cho chính bạn đi. Thiên tai xảy ra mọi nơi, ngày càng nhiều, ngày càng dữ dội. Không cần nói nhiều, chúng ta có thể dễ dàng biết được chỉ trong vài năm gần đây thôi đã có biết bao người chết, bao nhiêu thành phố bị phá hủy. Thiên tai liên tiếp xảy ra không ngừng. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì với tốc độ băng ở Bắc cực tan chảy nhanh chóng như hiện nay thì tới mùa hè năm 2012 sẽ không còn băng ở Bắc cực nữa. Nguyên nhân do khí CO2 làm nóng lên toàn cầu. 19% khí được thải ra từ ống khói nhà máy, so với tất cả khói xe, tàu, máy bay trên toàn thế giới này thải ra. 15,5% do khói xe hơi, tàu thủy, máy bay. 18% là do ngành sản xuất chăn nuôi. Ngành chăn nuôi thải ra nhiều khí CO2 hơn
Tác hại và sự lãng phí của ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi lãng phí nhiều nước nhất, thải ra khí nhà kính gần nhiếu nhất, ô nhiễm nhất, kém hiệu quả nhất. Để sản xuất 1kg thịt, cần phải tiêu hao 10kg thực phẩm, 15000 lít nước. Để có 1 lít sữa, cần 990 lít nước. Năng lượng để sản xuất 1kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100kW cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1kg thịt sẽ thảy ra 36,4kg CO2 bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155km. Mà trên thế giới có gần 20 tỉ gia súc. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn. Mỗi ngày có 25.000 người chết vì đói, và tình trạng này sẽ còn nhiều hơn nữa nếu thiên tai cứ xảy ra liên tục. Vậy mà chúng ta phải chia 38% lương thực của chúng ta cho gia súc ăn. 30% diện tích đất là cho gia súc. 33% ruộng đất dùng để sản xuất lương thực cho gia súc. Con người phải chia nguồn lương thực, nguồn nước, đất đai cho gia súc trong khi gần 1 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh nghèo đói, không đủ nước sạch sinh hoạt. Để có thêm nhiều diện tích chăn nuôi, con người đốt rừng, mở thêm nông trại. 18% khí nhà kính là do đốt rừng. 20% nông trại trên thế giới bị thoái hóa, không thể trồng trọt được nữa. Khi diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến rất rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa như phá hủy sinh thái, lũ lụt, hạn hán, nhiều động vật bị tuyệt chủng, xói mòn, …
Tại sao ăn thịt không tốt cho sức khỏe
Thịt mang tính axit, khi được hấp thụ vào cơ thể làm cơ thể mang tính axit. Để trung hòa tính axit của thịt, cơ thể lấy canxi trong xương dẫn đến bệnh loãng xương. Môi trường axit còn là môi trường sinh sống của tế bào ung thư. Hấp thụ nhiều thịt làm tăng cholesterol, dư thừa năng lượng dẫn đến bệnh tim mạch, béo phì. Theo điều tra trên thế giới thì những quốc gia có người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, béo phì nhiều nhất là những nước châu Âu và châu Mỹ. Những nước lấy thịt và sữa làm nguồn thực phẩm chủ yếu. Ở Trung Quốc, ngày trước người dân còn nghèo nên người dân lấy rau và ngũ cốc làm thức ăn chủ yếu, thức ăn thịt ít. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân ăn thịt nhiều hơn. Theo số liệu thì sức khỏe của người Trung Quốc không những không tăng lên mà tỉ lệ các bệnh như tiểu đường, ung thư, béo phì, tim mạch,… tăng lên nhanh chóng. Cũng do ăn thịt mà con người phải chết do ăn phải gà, vịt bị cúm, heo tai xanh, bò điên,… Còn nhiều, nhiều lắm những tác hại của thịt. Xét về nhân đạo thì con người nuôi dưỡng những con thú trong chuồng rồi giết đi để ăn thịt. Những con vật cũng là một sinh vật như chúng ta. Việc nuôi dưỡng cho lớn rồi giết thịt có khác gì bà phù thủy trong truyện dỗ béo con nít rồi ăn thịt. Con người chúng ta, ngay cả chính bạn có khác gì những kẻ ăn thịt độc ác, tàn nhẫn.
Tác dụng của việc ăn chay
Ăn chay có lợi gì? Trong những cách bảo vệ môi trường thì ăn chay là phương pháp đứng đầu. Là một người dân bình thường làm sao có thể làm các ống khói nhà máy ngưng thải khói, làm sao có thể giảm bớt xe trên đường. Việc ăn chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn chay. Nó còn là cách tốt nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Ăn chay tức là không còn ăn thịt. Mỗi 1kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4kg CO2. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người. Nếu không có cầu thì cung cũng biến mất. Chúng ta sẽ không phải tốn 38% lương thực của chúng ta. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi. Hãy ăn chay vì sức khỏe của bạn, gia đình bạn, tương lai con bạn, sự sống của bạn, cho hệ sinh thái, cho nguồn nước bạn đang dùng, cho bầu không khí bạn đang thở, cho mẹ Trái Đất thân yêu của chúng ta.
Your browser may not support display of this image.
Ăn chay đúng cánh rất có lợi cho sức khỏe
Việc ăn chay ở Việt Nam có những vấn đề khó khăn nào?
Rất khó!
Thứ nhất, rất nhiều người hiểu lầm rằng ăn chay là thiếu chất, là không đủ năng lượng làm việc. Điều này thật sai lầm. Khoa học chứng minh rằng nguồn dinh dưỡng thực vật không những không thua thịt về năng lượng, dinh dưỡng mà còn tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe. Vì nhiều người ăn chay ở VN ăn không đúng cách, chỉ ăn một vài loại thức ăn trong thời gian dài dẫn đến thiếu chất. Từ đó mà sức khỏe không tốt. Nếu chúng ta biết kết hợp hợp lý nhiều loại rau quả và ăn uống đầy đủ thì còn tốt hơn rất rất nhiều so với thịt.
Thứ hai, có nhiều thức ăn chay chế biến sẵn. Và để làm cho thức ăn chay ngon như thức ăn mặn, người ta thường để nhiều bột ngọt và dầu mỡ hơn. Điều này làm chúng ta không có thiện cảm tốt với thức ăn chay.
Thứ ba, đa số người dân chúng ta đều ăn thịt. Ra ngoài đường, rất nhiều nơi bán thức ăn. Nhưng số lượng tiệm bán đồ chay rất ít. Nguồn nguyên liệu để chế biến món chay và các món ăn cũng không phong phú và nhiều như thịt cá.
Thứ tư, dù nói thế nào đi nữa thì mùi vị của thịt cá vẫn ngon hơn. Ngoài ra, để chế biến món chay ngon như món mặn, chúng ta phải tốn nhiều công sức hơn.
Thứ năm, ai cũng nghĩ, tôi làm mà biết bao người không làm thì có tác dụng gì. Rất nhiều người biết đi ngủ đúng giờ, tập thể dục mỗi ngày đều rất tốt cho sức khỏe, nhưng họ không làm. Ngay cả những điều đó là tốt cho chính bản thân họ mà họ còn không làm. Thì làm sao người ta phải từ bỏ những sở thích ăn uống của người ta vì sức khỏe và môi trường.
Thứ sáu, xã hội chúng ta rất may mắn là rất yên bình, thiên tai cũng không quá nghiêm trọng như các nước khác nên mọi người vẫn rất không quan tâm tới vấn đề này. Ai cũng nghĩ rằng chuyện băng tan là ở tận Bắc cực, thay đổi khí hậu vẫn còn rất lâu mới đáng quan tâm.
Làm sao để thay đổi?
Khi đọc xong bài viết này, chúng ta đã có một số hiểu biết về tác dụng của việc ăn chay. Chúng ta cần tìm thêm nhiều tài liệu về môi trường, tác hại của thịt và lợi ích của việc ăn chay để làm tăng niềm tin trong bản thân chúng ta, để đủ lý lẽ và nghị lực cho việc ăn chay. Chúng ta có thói quen ăn thịt từ lâu rồi nên việc thay đổi là rất khó ngay cả khi chúng ta đã có đủ niềm tin và lý lẽ để ăn chay. Chúng ta hãy tập từ từ. Một năm ăn một tháng, một tuần ăn một ngày, mỗi ngày ăn một buổi. Chỉ hạn chế ăn thịt thôi là chúng ta cũng đã giúp ích rất nhiều rồi. Chúng ta cứ ăn và cảm nhận từ từ sức khỏe của chúng ta tốt hơn sau mỗi lần ăn chay và làm tăng niềm tin vào việc ăn chay. Cũng cần lưu ý là tìm hiểu kỹ về dinh dưỡng và ăn đầy đủ. Vì nếu ăn không đủ chất, sức khỏe mệt mỏi sẽ làm mất niềm tin nơi người ăn và những người xung quanh nữa. Khi chúng ta ăn chay mà ít bị bệnh, hiền hòa hơn, luôn khỏe mạnh thì mọi người cũng sẽ theo. Đó là cách tuyên truyền tốt nhất cho mọi người.
Chúng ta cần sức mạnh của nhiều người. Cần tuyên truyền hằng ngày cho người dân. Việc tuyên truyền thường xuyên mới có thể ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người. Nếu chỉ tổ chức tuyên truyền trong vài buổi hay vài lần thì không có tác dụng mấy. Nếu có sự giúp sức của nhà nước hay của những tổ chức lớn thì tốt hơn. Việc này cần một thời gian rất dài. Nhưng Trái Đất không thể đợi lâu được. Chúng ta cần kiên trì hành động và phải làm gương thì mới có thể ảnh hưởng được nhiều người. Chúng ta muốn sống, chúng ta muốn giàu có, chúng ta muốn sống yên bình lúc tuổi già. Nhưng nếu nước biển dâng lên không còn nơi sinh sống, xã hội bạo loạn thì làm sao thực hiện ước mơ được. Hãy hành động vì ước mơ của chúng ta!
Tháng 8 năm 2008, tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, người đã thay mặt Ủy ban nhận giải thưởng Nobel đã lên tiếng khuyên người ta nên ăn ít thịt để góp phần vào việc bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu.
>> Không lo thiếu chất khi ăn chay
Ăn chay cung cấp đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe:
Theo BS Nguyễn Thị Kim Hưng, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM “Một người chỉ cần tối đa 8-10% lượng đạm cho cơ thể mỗi ngày trong khi đó lượng chất đạm có trong rau quả, ngũ cốc chiếm 10-12%. Riêng đạm có trong gạo lên đến 10-20%. Vì thế mọi người không phải lo thiếu chất khi ăn chay, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách phối hợp và chế biến thực phẩm chay thế nào cho đúng”.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội tiết chế Mỹ (ADA) và Hiệp hội Y tế Anh (BMA) “Ăn chay đáp ứng tất cả nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và người lớn. Ngoài ra ăn chay còn có thể hạn chế được các bệnh béo phì, bệnh mạch vành, huyết áp cao, rối loạn ruột, ung thư, sỏi mật…”
Ngành chăn nuôi chịu trách nhiệm chính cho ô nhiễm môi trường:
Your browser may not support display of this image.
Ô nhiễm không khí : những chất khí như mêtan, ammôniác… bay ra từ các chất thải và phân súc vật gây ô nhiễm trầm trọng chung quanh các trại chăn nuôi lớn
Ô nhiễm nguồn nước: những chất thải ra từ các trại chăn nuôi vào các nguồn nước có thể là ni tơ (dưới dạng ammôniác, Nitơ phân tử, các nitrát,…). 64% lượng ammôniác do con người tạo nên là từ chăn nuôi.
Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết: “Bò chứ không phải xe hơi, là đe dọa hàng đầu cho môi trường”. Nếu để sản xuất 1kg bắp người ta chỉ cần 900 lít nước thì muốn có 1kg thịt bò, lượng nước cần dùng lên đến 15500 lít.
Các loại vi sinh vật và ký sinh trùng thải ra từ phân, rác chăn nuôi cũng là một hiểm họa lớn cho sức khỏe con người.
Khoảng 70% rừng vùng Amazon đã bị phá để dùng cho chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi – Thủ phạm chính tạo ra khí nhà kính gây biến đổi khí hậu:
Your browser may not support display of this image.
Khí Mê tan (CH4) sủi bọt– một hiện tượng đáng lo ngại đang diễn ra gần đây ở đáy Bắc Băng Dương
Năm 2006, tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) đã ước tính rằng chăn nuôi gia súc để lấy thịt và bơ sữa chịu trách nhiệm cho 18 % của nạn hâm nóng toàn cầu, nhiều hơn cả khí thải nhà kính có nguồn gốc từ mọi phương tiện giao thông trên thế giới (xe cộ đường bộ, hàng không …) chỉ là 14%.
Trong lượng khí thải này có 9% là CO2, 37% là mêtan và 65% là oxit nitrơ. Nếu mêtan mạnh gấp 21 lần CO2 trong việc gây ra biến đổi khí hậu thì oxit nitrơ còn mạnh gấp 296 lần. Năm 2007, một nhà nghiên cứu người Nhật đã tính rằng để có 1 kg thịt bò người ta đã cho thoát ra không trung 36,4 kg khí CO2 tức là tương đương với việc lái xe liên tục trong 3 tiếng đồng hồ đồng thời quên tắt đèn trong nhà hay cũng tương đương với việc thắp một bóng đèn 100 watt trong 20 ngày.
Phân súc vật khi phân hủy trong môi trường yếm khí cũng phát ra khí mê tan (18 triệu tấn mỗi năm) và một lượng lớn oxit nitrơ (khoảng 3,6 triệu tấn/năm).
Tháng 8 năm 2008, tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC, người đã thay mặt Ủy ban nhận giải thưởng Nobel đã lên tiếng khuyên người ta nên ăn ít thịt để góp phần vào việc bảo vệ môi trường và chống lại biến đổi khí hậu. Ông đưa ra những con số rất hùng hồn là một người ăn chay trong 70 năm đã giảm được 100 tấn khí CO2 tung ra không trung. Chính tiến sĩ Pachauri đã ăn chay từ 10 năm nay và cho là đã giảm được 12 tấn CO2.
Chuyển sang ăn thuần chay – Một giải pháp cho nạn đói trên thế giới:
Một nửa số nước, 80% đất làm ruộng tại Hoa Kỳ, 90% sản lượng đậu nành, và hơn một nửa số thóc gạo của thế giới được dùng để nuôi thú vật lấy thịt. Để có được 1kg thịt bò người ta cần 10 kg ngũ cốc làm thức ăn cho chăn nuôi, 1 kg thịt heo cần từ 4 đến 5,5 kg ngũ cốc, 1 kg thịt gia cầm cần 2,1 đến 3 kg ngũ cốc.
Phải sử dụng từ 7 đến 16 kg đậu nành để tạo ra 1 kg thịt do đó người ta đã lãng phí 90% prôtêin, 99% hydratcacbon và 100% chất xơ là những chất cần cho sức khỏe con người.
Trong khi chúng ta đang làm những việc này, 1 tỷ người đang bị nạn đói và thiếu dinh dưỡng, 24.000 trẻ em qua đời mỗi ngày bên cạnh những cánh đồng lúa dùng để nuôi súc vật. Tuy nhiên, nạn đói trên thế giới sẽ được xóa bỏ bằng cách chuyển đất đai trồng thóc lúa nuôi súc vật sang việc nuôi nhân loại.
Những người nổi tiếng ăn chay :
Từ Hy Viên :“Thú vật giống như anh chị em, bạn bè và gia đình chúng ta. Tôi yêu tất cả các con vật. Đó là lý do tôi không ăn thịt chúng”.
Lỹ Mỹ Kỳ : “Tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Tôi tràn trề nhựa sống và cực kỳ hài lòng khi biết rằng mình đang làm điều gì đó có ích để cùng ngăn chặn việc giết hại động vật”.
Paul McCartney, nhạc sĩ nổi tiếng của ban nhạc huyền thoại Beatles: “Điều thay đổi lớn lao nhất nhất mà ai cũng có thể thực hiện được là trở thành… người ăn chay. Tôi thiết tha kêu gọi mọi người hãy thực hiện điều đơn giản này để cứu lấy môi trường sinh sống của chúng ta”.
Ăn Chay – Sống Xanh – Để Cứu Trái Đất!
Ăn thuần chay để cứu địa cầu!
“Điều thay đổi lớn lao nhất nhất mà ai cũng có thể thực hiện được là trở thành… người ăn chay. Tôi thiết tha kêu gọi mọi người hãy thực hiện điều đơn giản này để cứu lấy môi trường sinh sống của chúng ta”.
Paul McCartney, nhạc sĩ nổi tiếng của ban nhạc huyền thoại The Beatles:
Your browser may not support display of this image.
“Điều thay đổi lớn lao nhất nhất mà ai cũng có thể thực hiện được là trở thành… người ăn chay. Tôi thiết tha kêu gọi mọi người hãy thực hiện điều đơn giản này để cứu lấy môi trường sinh sống của chúng ta”.
Ngành chăn nuôi – Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu:
Tường trình năm 2006 của tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), “Bóng Dài của Ngành Chăn nuôi” và những nghiên cứu tiếp theo vào năm 2009, cho thấy ngành chăn nuôi và sản phẩm phụ chịu trách nhiệm cho ít nhất 51% khí thải nhà kính gây ra bởi con người hoặc thậm chí cao hơn. Cũng xin ghi nhận rằng Kỹ nghệ chăn nuôi là nguồn khí Mê-tan và ni-tơ oxit lớn nhất do con người gây ra, là loại khí thải nhà kính độc hại gấp 72 lần và 300 lần nhiều hơn so với CO2. Khí Mê-tan, mặc dầu tệ hại hơn nhiều so với CO2, nhưng tan biến nhanh hơn rất nhiều lần (mất khoảng 12 năm, trong khi CO2 cần nhiều thế kỷ).
Ngành chăn nuôi chiếm toàn thể 70% mọi đất đai nông nghiệp và gần 1/3 toàn bề mặt đất đai trên Địa Cầu. Nhưng nếu chúng ta chỉ việc trả đất đai này lại cho thiên nhiên, như rừng và đồng cỏ, thì nó sẽ dễ dàng hấp thụ rất nhiều khí thải trong tương lai gần. Viện Rodale ở Hoa Kỳ xác định, nếu đất đai có thể trồng trọt trên thế giới được canh tác hữu cơ, thì 40% khí CO2 trong không khí tự động sẽ được đất đai hấp thụ. Ngoài ra, một nghiên cứu của Đức phát hiện rằng lối ăn thuần chay hữu cơ có thể giảm toàn bộ khí thải nhà kính lên đến 94%.
Các khoa học gia Hà Lan đã tính ra rằng việc đổi sang lối ăn thuần chay lành mạnh có tác động mạnh mẽ, không những giảm ngay hâm nóng toàn cầu, mà còn tiết kiệm 80% tổn phí làm dịu khí hậu cho tới năm 2050.
Thiếu hụt nước:
Ngoài việc là một ô nhiễm lớn cho nguồn nước, ngành chăn nuôi tiêu thụ số lượng khổng lồ tài nguyên quý báu này. Người ta đã tính phải cần 200.000 lít nước cho mỗi kí-lô thịt bò, trong khi chỉ cần 2.000 lít nước cho mỗi kí-lô đậu nành. Nói cách khác, một người ăn 4 chiếc ham-bơ-gơ sẽ tổn hao số lượng nước tương đương dùng để tắm gội mỗi ngày trong vòng một năm. Hãy thử nghĩ lại. Trong khi 1,1 tỷ người không có được nước sạch bao gồm 6.000 trẻ em chết mỗi ngày vì uống nước ô nhiễm thì khoảng 1.000 tỷ khối nước sạch bị lãng phí cho việc chăn nuôi mỗi ngày.
Khủng hoảng thực phẩm
Để đáp ứng nhu cầu dân số đang tăng, ngày càng nhiều khoa học gia và các chuyên gia ủng hộ tính hiệu quả của việc giảm chăn nuôi để thực phẩm có thể được đưa trực tiếp đến con người. Nhưng hiện nay, thú nuôi được cho ăn và nuôi dưỡng với gần một nửa nguồn ngũ cốc trên thế giới. Trong khi gần 11 triệu trẻ em, phần lớn sống trong các quốc gia nơi ngũ cốc được dùng cho việc chăn nuôi, trớ trêu thay, lại chết vì nạn đói mỗi năm. Mặt khác, ngũ cốc cung cấp trực tiếp có thể dễ dàng nuôi sống số người nhiều hơn dân số toàn thế giới.
Nạn phá rừng:
Ngài Stern (ở Brentford, Anh quốc) tác giả chính của “Stern – Lược Duyệt về kinh tế của Biến đổi khí hậu” đã đề xuất việc tránh phá rừng như một phương pháp ít tốn kém nhất để kiểm soát khí thải nhà kính. 91% rừng mưa Amazon, buồng phổi của Địa Cầu, bị đốn phá từ năm 1970, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp quy cho việc chăn nuôi thú vật. Thật vậy, FAO – Tổ Chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc cho biết chăn nuôi là động cơ chủ yếu của nạn phá rừng trên toàn cầu.
Sự hủy hoại đa dang dạ sinh thái trên thế giới:
Liên Hiệp Quốc gần đây tường trình rằng đánh cá liên tục có thể làm cạn kiệt mọi đời sống hải dương trên biển cả chỉ trong vòng vài thập niên. Nhưng vấn đề không chỉ là tiêu thụ cá, vấn đề cũng là tiêu thụ thịt. Bởi vì lên đến 50% số cá bị giết mỗi năm tương đương với 10 triệu tấn cá được dùng cho nông súc, không phải cho con người. Heo và gà tiêu thụ nhiều hơn 6 lần số lượng hải sản so với toàn thể dân số Hoa Kỳ, và nhiều hơn gấp đôi lượng tiêu thụ của toàn thể người Nhật.
Kỹ nghệ chăn nuôi còn là nguyên nhân hàng đầu gây sụt giảm đáng sợ của các loài hoang dã. Trong một nghiên cứu mới tháng 10 năm 2010, các nhà khảo cứu Hà Lan phát hiện rằng việc bảo vệ các vùng thiên nhiên không đủ để ngăn tình trạng diệt chủng mau lẹ này của thực vật và động vật; thay vào đó, một trong các chính sách hiệu quả nhất là đổi sang lối ăn không động vật, nghĩa là thực phẩm toàn thực vật.
Các khoa học gia nói gì?
Kinh tế gia Hoa Kỳ Jeremy Rifkin : “Đã từ lâu chúng ta rất cần một thảo luận toàn cầu về cách nào tốt nhất để cổ vũ một lối ăn thuần chay đa dạng, nhiều chất đạm cho nhân loại”
Cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore và Giám đốc Viện nghiên cứu Không gian Goddard Tiến sĩ James Hansen, cả hai đều viện dẫn việc loại bỏ thịt như “một điều hiệu quả nhất” chúng ta có thể làm để làm giảm thán khí thải trên thế giới.
Chuyên gia về khí hậu – Ngài Stern cũng công bố: “ Ăn chay là lối ăn tốt hơn.”
Cựu cố vấn Ngân hàng Thế giới Tiến sĩ Goodland đã gọi “Lối ăn cải thiện” là “Giải pháp khí hậu không được chú ý.”
Tiến sĩ Rajendra Pachauri – Giám đốc Liên Chính Phủ Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu : “Chuyển đổi chính yếu sang lối ăn toàn thực vật là cấp bách, nếu chúng ta còn muốn có một cơ hội để ngăn tai họa. Nếu nói về sự cấp bách để hành động… giảm tiêu thụ thịt rõ ràng là cơ hội hấp dẫn nhất”.