Một học sinh giỏi “chạy trốn” khỏi trường chuyên

Bạn Kiên ạ, vấn đề là những bài post trc của bạn toàn có giọng điệu đấy (kiểu khinh ng ý).
Với cả xin góp ý là trong lúc đưa ra dẫn chứng ko nên vô tình 1 cách cố ý tâng bốc mình lên. Nghe nó thối lắm. (Tớ ko nói riêng bạn Kiên nhé)
 
:( Tranh luận giải này giải kia làm gì chứ ? Kô cần biết được giải gì hết, chỉ cần biết sau này học xong ra ngoài có làm được cái gì hay kô ? Như anh Tâm nói ở trên đó:)

Nhân tài đi đến thành công bằng "thông mình" cực kì ít do làm việc và suy nghĩ là chính. Nếu ai đó đọc những cuốn sách về Galie hay Edison sẽ thấy đó là những người làm việc nhiều nhất trong số những người chăm chỉ(thông minh hay kô thông minh), nhiều khi gia đình của họ cũng phải chịu hậu quả, cuộc sống riêng tư cũng kô có mấy. Điển hình là Galie khi mắt sắp mù đến nơi rồi còn cố gắng viết nốt cái công trình thiên văn:(

Kô có cái giải trên quả đất khẳng định 100% ai đó giỏi hết chỉ có cái thành quả mà người ta làm ra là minh chứng thôi:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thấy mọi người rất ưng ý câu 1% trí tuệ, 99% cần cù, toàn bốc phét cả. Ít nhất cũng phải có 30% trí tuệ mới thành công được. Ai không may sinh trí não đã kém phát triển thì đành chấp nhận mấy công việc lặt vặt thôi.

Bản thân mình thì rất ghét mấy đứa giải thành phố, quốc gia, quốc tế lắm. Vì mình không được như bọn nó nên cay cú :D.
 
Công thức đó đúng đấy. Cần cù hoàn toàn có thể bù được thông minh. Như anh đây thuộc loại IQ thấp. Hồi cấp 3 test IQ một phát thấp nhất cả nhả, kiểu như mình bị dính gen lặn ý (Mặc dù sau đó anh cay cú luyện tất cả các dạng bài IQ, nên giờ test lên 150-160 là bình thường :p). Ví dụ anh không có khả năng điền đơn, vì cứ điền được 1 nửa là sai. Thế mà học Toán vẫn ổn,thi cử các thứ hoành tráng, bọn bạn còn tưởng là mình thông minh. Vấn đề là cái gì làm nhiều nó cũng thành phản xạ, chả phải suy nghĩ gì nữa.
Phần lớn các nhà khoa học đều thuộc loại IQ thấp. Vì đầu chậm nên họ mới hay có thói quen nghiền ngẫm, vì thế tư duy họ mới sâu sắc. Còn bọn IQ cao do đầu nhanh quá nên hay chán. Trước lớp đại học của anh có mấy thằng đầu nhanh như gió, toàn đợi đến hôm sau thì mới lôi sách ra học mà vẫn 9-10 . Nhưng mà vấn đề là bọn đấy học cái gì cũng vèo một cái là xong, nên dễ chán, không đào sâu được.
 
Nhưng nếu có niềm say mê mà đào sâu thì lại thành ra xuất chúng mà
Cho nên các thiên tài xuất chúng cũng khá hiếm
Nhưng trong các nhà khoa học cũng có người thông minh nổi trội chứ (Einstein, Edison...), không có đầu óc thì luyện mấy cũng thế cả thôi :-j
Trí tuệ thể hiện cái limit á, cố gắng là để đạt tới cái limit, thường thì những người cố gắng có thể đạt tới ngưỡng xấp xỉ đó còn ai không cố gắng thì chỉ đạt tới cái ngưỡng chơi vơi nào đó thôi, nên thậm chí kém hơn người không thông minh bằng là cái dễ hiểu
 
:))MÌnh thì thuộc dạng hám lợi, nếu thiên tài cho thì mình cứ xin 99% của thiên tài đã, còn một 1% kia ai muốn lấy thì lấy.
Còn nếu ai đưa ra tỉ lệ khác thì cứ giỏi bằng người đưa ra câu nói kia đã đi:p
Mình chả thấy cái truyện quả táo rơi vào đầu là biểu tượng của trí tuệ, hay bẩm sinh, hay giác quan thứ sáu gì gì đó hết...nó chỉ là minh chứng cho sự cần cù của Newton thôi, trong lúc ấy mà vẫn còn nghĩ ngợi. Mà nói xin lỗi, nếu mà kô đặt ra câu hỏi trước đó về vấn đề, trằn trọc suy nghĩ thì có cả cây táo rơi vào đầu cũng chả phát minh ra được cái gì hết:D
Tìm người bẩm sinh, tài năng xuất chúng thì khó ok nhưng tìm người thực sự say mê, sẵn sàng cống hiến, luôn luôn suy nghĩ tìm tòi thì còn khó hơn đó.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Truyện táo rơi vào đầu là nói cho vui thôi anh ạ :-j Ông ấy có bị quả gì rơi vào đầu đâu :-j
 
Em nhớ k nhầm thì là rơi trước mặt thôi.
Chứ cứ lười như em có mà quả bom rơi vào đầu cũng chả nghĩ ra đc cái gì ... chính xác là có muốn nghĩ cũng chẳng đc :))
Mặc dù thấy chủ đề tranh luận đang k giống cái tên topic lắm nhưng em cũng xin có 1 nhận xét từ kinh nghiệm của bản thân:
Nếu lấy khoảng 20 người giỏi nhất thì tỉ lệ sẽ thường khoảng thế này: top 3đứa đầu là những đứa vừa thông minh vừa chăm, top khoảng 7,8 đứa tiếp theo chủ yếu là đầu óc bình thường nhưng chăm chỉ, còn lũ còn lại là 1 lũ thông minh nhưng lười kinh khủng hoặc là chăm chỉ vừa vừa :))
Xin hết! :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ông í chả bị quả gì rơi trúng hay trc mặt cả :D đấy là myth ng ta kể lại với nhau cho vui thôi :)) hồi trc em xuống Cambridge chơi thấy ng ta giới thiệu thế, nhg mà ở Cambridge vẫn có mấy cái ng ta gọi là "cây táo Newton" ( tương truyền ông í bị táo cây đấy rụng trúng đầu ) =))
 
Phần lớn các nhà khoa học đều thuộc loại IQ thấp. Vì đầu chậm nên họ mới hay có thói quen nghiền ngẫm, vì thế tư duy họ mới sâu sắc. Còn bọn IQ cao do đầu nhanh quá nên hay chán.
Câu này theo quan điểm cá nhân thì 100% là bốc phét <:p .
 
Em thì nghĩ chăm chỉ là 1 yếu tố quan trọng để thành good scientist nhưng để thành great scientist và tìm ra những cái mang tính breakthrough thì cần 1 trí tuệ siêu đẳng+chăm chỉ.
 
Thế thì để anh cho một ví dụ không tầm thường, đó là Richard Feymann. Ông này là nhà vật lý đoạt giải Nobel, làm việc trong lĩnh vực vật lý lượng tử. Ông có tham gia giúp đỡ trong quá trình phát triển bom hạt nhân, và được xem là người khởi xướng lý thuyết về tính toán lượng tử, cũng là người đưa ra khái niệm công nghệ nano. Thời còn sinh viên ông này cũng học hành rất xuất sắc, cả Toán và Lý. Ông này thi chơi chơi cũng được Putnam Fellow , kì thi Toán danh giá nhất nước Mỹ dành cho sinh viên, mặc dù chuyên ngành yêu thích của ông là vật lý lý thuyết. Nói chung Feymann cực kì nổi tiếng ở phương Tây, mặc dù ở Việt Nam chắc không ai biết người nào khác sau Einstein.
Hoành tráng là thế nhưng mà khi test thử IQ thì RF được có 120, quá là bình thường. Khéo 1 nửa trường Ams có kết quả cao hơn thế. Mà hàng khủng như Feymann mà chỉ có IQ 120, thế thử hỏi rất nhiều các nhà khoa học tầm thường khác, thì như thế nào? RF về sau rất cay cú vụ này, liên tục lên tiếng phê phán test IQ, bảo đó là trò nhảm nhí. Nhưng sự thật vẫn là sự thật :D.
Kể cả Einstein, IQ của ông ý là do báo chí bịa ra, chứ ông này mà test IQ đảm bảo dưới 100. Lý do: hồi bé thuộc loại thiểu năng trí tuệ,chậm phát triển ngôn ngữ, mà học đâu có giỏi, thi toàn trượt đấy chứ.
Tất nhiên cũng có những nhà khoa học IQ cao. Điển hình gần đây là có anh Terence Tao, thần đồng IQ 220, mới 1 tuổi đã dạy thằng hàng xóm 5 tuổi chơi ô chữ. Nhưng ông này là dạng đặc biệt, được bố mẹ nuôi dưỡng chăm sóc cực kì cẩn thận, vì IQ cao như thế thường không thành công về sau, do phát triển không bình thường. Mặc dù ông này mới đạt giải Fields, nhưng thiếu gì người chả cần IQ cao vẫn làm Toán thậm chí còn đỉnh hơn ông ý.
Vấn đề chốt lại vẫn là cuối cùng cái đầu mình được sử dụng thế nào. Nói một cách so sánh, bộ xử lý Duo Core với RAM mấy ghi mà suốt ngày chỉ chơi game với xem phim sex thì cũng vất, rồi xem sex lắm nhiễm virút với spyware thì mấy core rồi cũng thành chậm thôi :p.
 
Nghịch lí quá:)) Nói chung mấy cái này em thấy khó giải thik bỏ xừ:-?
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Nói một cách so sánh, bộ xử lý Duo Core với RAM mấy ghi mà suốt ngày chỉ chơi game với xem phim sex thì cũng vất, rồi xem sex lắm nhiễm virút với spyware thì mấy core rồi cũng thành chậm thôi .
cái này em ngửi thấy có mùi...kinh nghiệm :)):p jk

tớ thì không nghĩ là cứ cần cù là bù đc thông minh. Cần cù là yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Còn cần bao nhiêu là tùy công việc, chứ cứ đứng phán bừa 1% 50% hay 99% làm gì, nghe thì rất hoành tráng nhưng lại chả có cơ sở gì mà hóa ra là toàn nghe lỏm :D (mấy bác khoa học gia nổi tiếng ấy thì nói gì mà chẳng đc^^) Cái gì cũng cắm đầu cắm cổ vào làm mà ko có tí sáng tạo trí tuệ thì chỉ có đi kiểm kê sổ sách là hợp thôi^^

Nói thế ko phải bảo là cứ thông minh thì làm cái gì cũng đc. Andrew Carnegie từng nói: có thông minh chưa đủ, mà còn phải có cả quyết tâm sử dụng nó nữa. (thực ra tớ chả biết Carnegie là ai và có nói thế ko, nhưng nghe bảo cứ trích tên ng khác vào thì sẽ ko bị vặn vẹo :))) Sử dụng trí thông minh thế nào bao giờ đợi tớ đi hỏi đã rồi về trả lời cho các đồng chí :D
 
Thế thì để anh cho một ví dụ không tầm thường, đó là Richard Feymann. Ông này là nhà vật lý đoạt giải Nobel, làm việc trong lĩnh vực vật lý lượng tử. Ông có tham gia giúp đỡ trong quá trình phát triển bom hạt nhân, và được xem là người khởi xướng lý thuyết về tính toán lượng tử, cũng là người đưa ra khái niệm công nghệ nano. Thời còn sinh viên ông này cũng học hành rất xuất sắc, cả Toán và Lý. Ông này thi chơi chơi cũng được Putnam Fellow , kì thi Toán danh giá nhất nước Mỹ dành cho sinh viên, mặc dù chuyên ngành yêu thích của ông là vật lý lý thuyết. Nói chung Feymann cực kì nổi tiếng ở phương Tây, mặc dù ở Việt Nam chắc không ai biết người nào khác sau Einstein.
Hoành tráng là thế nhưng mà khi test thử IQ thì RF được có 120, quá là bình thường. Khéo 1 nửa trường Ams có kết quả cao hơn thế. Mà hàng khủng như Feymann mà chỉ có IQ 120, thế thử hỏi rất nhiều các nhà khoa học tầm thường khác, thì như thế nào? RF về sau rất cay cú vụ này, liên tục lên tiếng phê phán test IQ, bảo đó là trò nhảm nhí. Nhưng sự thật vẫn là sự thật :D.
Kể cả Einstein, IQ của ông ý là do báo chí bịa ra, chứ ông này mà test IQ đảm bảo dưới 100. Lý do: hồi bé thuộc loại thiểu năng trí tuệ,chậm phát triển ngôn ngữ, mà học đâu có giỏi, thi toàn trượt đấy chứ.
Tất nhiên cũng có những nhà khoa học IQ cao. Điển hình gần đây là có anh Terence Tao, thần đồng IQ 220, mới 1 tuổi đã dạy thằng hàng xóm 5 tuổi chơi ô chữ. Nhưng ông này là dạng đặc biệt, được bố mẹ nuôi dưỡng chăm sóc cực kì cẩn thận, vì IQ cao như thế thường không thành công về sau, do phát triển không bình thường. Mặc dù ông này mới đạt giải Fields, nhưng thiếu gì người chả cần IQ cao vẫn làm Toán thậm chí còn đỉnh hơn ông ý.
Vấn đề chốt lại vẫn là cuối cùng cái đầu mình được sử dụng thế nào. Nói một cách so sánh, bộ xử lý Duo Core với RAM mấy ghi mà suốt ngày chỉ chơi game với xem phim sex thì cũng vất, rồi xem sex lắm nhiễm virút với spyware thì mấy core rồi cũng thành chậm thôi :p.

Em nhớ hồi trc anh Dũng đã từng tham gia tranh luận về độ tin cậy của cái IQ Test rất hùng hồn ( anh theo phe chống ) cơ mà nhỉ :D Cá nhân em thì k coi IQ Test là phương tiện chính xác để đánh giá IQ của 1 ng. Nên theo common sense của em thì em vẫn nghĩ bác Feymann vẫn là ng thông minh :D
Với lại cái câu của Edison là thiên tài 1% là bẩm sinh chứ có phải là 1% IQ cao đâu :D trí tuệ thì cũng có nhiều dạng trí tuệ, chẳng hạn như ông Beethoven, em nghĩ có khi học toán dốt đặc :p nhg mà có ai dám bảo ông í k phải là thiên tài đâu :D
 
Chốt lại là ai IQ bao nhiêu cũng được. Họ có IQ cao mà không giỏi, hay IQ thấp mà giỏi là việc của họ, điều này chả có nghĩa lý gì. Chưa ai làm một phép thống kê xem có bao nhiêu các nhà khoa học ở trong trường hợp này hay trường hợp kia, dẫn chứng thì vẫn chỉ là case-study mà thôi :-< Tranh luận làm gì nhiều về vấn đề này cho mệt.

Quan trọng là bản thân mình thế nào? Chịp, IQ cao mà lười thì cũng chả làm được gì cho đời. Nghiên cứu khoa học đòi hỏi cần mẫn và chăm chỉ :-<
 
Back
Bên trên