Lê Thu Quỳnh
(katia)
<img src="images/misc/pnkhrts1.gif" align="middle"
Re: Mãi mãi tuổi 20
Nhật ký của 1 người tất nhiên là sẽ nói hết lên đuợc tính cách, cá tính của người đó. Người đọc, nhất là các bạn trẻ hiện đại ngày nay, có cảm giác ko gần gũi và ko thích đọc Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc, vì mọi ng dường như đã quá bị ấn tượng bởi cái "chất văn" có phần ướt át và bay bổng của anh. Tin chắc khi còn sống, Nguyễn Văn Thạc cũng ko phải là người dễ gần, khá khó tính và có phần còn lập dị nữa. Và cái cảm xúc của các bạn trẻ hiện nay khi đọc, cái ko thích những dòng văn quá bay bổng, và thiếu tính "lửa", thiếu tính chiến đấu của Thạc, cũng giống với cảm xúc của những người cùng thời với anh Thạc trước đây .
Mình thì vẫn thấy đây là 1 quyển sách rất nên đọc. Đọc xong nhìn ra được nhiều điều. Cảm nhận được nhiều điều. Cảm thấy nó gần gũi, vì chẳng hiểu sao thấy cái cảm xúc của anh lính trẻ này giống với cái cảm xúc lúc đi tình nguyện . Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng dù sao nhìn những điều mà Nguyễn Văn Thạc phải hy sinh, để ra chiến trường, để cầm súng chiến đấu là quá lớn . Nếu phải chọn lựa giữa việc đi học nước ngoài, có thể là được gần gũi người mình yêu quý, với việc ra chiến trường, sống khổ sở, và gần cả cái chết nữa, mọi ng sẽ nghĩ sao ? Tất nhiên, số đông vẫn sẽ làm theo Nguyễn Văn Thạc. Thạc ko phải là ng đầu tiên và duy nhất làm việc này, nhưng cuốn Nhật ký của Thạc là quyển sách nói rất rõ điều đó. Có lẽ là rõ nhất .
Và cái sự đấu tranh nội tâm, giữa việc cống hiến cho đất nước, và sống cho riêng mình, nó cũng lớn lắm đấy chứ ? Không biết mọi ng có cảm thấy điều đó ko ?
Cái làm cho mọi ng ko thích quyển sách còn 1 lý do rất khách quan nữa. Đó là vì nó đã được lăng xê quá nhiều. Và đôi khi, những bài viết sau này, lại rất sáo rống, và mang tính "ăn theo". Điều này làm ng đọc kì vọng vào nó quá nhiều. Và cả ác cảm với nó nữa. Bản thân rất thích quyển sách nhưng cũng cảm thấy là ng ta đang lạm dụng nó quá nhiều vào mục đích tuyên truyền. Nólàm ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm của ng đọc
***
Lại nói về Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Quyển sách này có vẻ được đánh giá cao hơn, nhiều ng thích hơn. Và đúng như nhiều ng nói là "có lửa hơn". Cũng đúng. Vì ng viết nó đang trực tiếp tham gia chiến đấu, đang ở ngay tại chiến trường khói lửa (ko như Mãi mãi tuổi 20, ng viết nó khi chưa được trực tiếp tham gia chiến đấu). Giọng văn trong quyển NKĐTT cũng gần gũi và ít bay bổng văn chương hơn. Đọc những dòng nhật ký của ĐTT sẽ thấy được cái gian khổ của cuộc chiến tranh, cái mong manh giữa sự sống và cái chết. Lẽ tất nhiên sẽ nhiều ng yêu thích hơn
***
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 quyển nhật ký này là, Mãi mãi tuổi 20 là do nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu, nó nằm trong kế hoạch xuất bản Những lá thư và Nhật ký thời chiến của ông. Hiện nay nhà văn Đặng Vương Hưng vẫn đang tiếp tục sưu tầm và giới thiệu.
Còn Nhật ký Đặng Thùy Trâm do chính gia đình chị cho xuất bản. Những tư liệu đi cùng quyển sách cũng rất đầy đủ và chi tiết. Cách trình bày sách, cũng như cách sắp xếp, nội dung, do chính gia đình chị cẩn thận chọn lựa. Do đó mà cảm giác như nó có hệ thống hơn. Đẹp và tình cảm hơn
***
Còn điều cuối cùng, là chắc chắn trong 1 năm tới, chúng ta sẽ được nghe rất nhiều đến 2 quyển Nhật ký này, những hoạt động tuyên truyền kèm theo đó. Nghe nhiều đến mức có thể sẽ có nhiều ng cảm thấy chán, gây phản cảm . Nhưng dù sao cũng mong mọi ng đừng vì những điều đó mà ko nghĩ đến những việc mà Đặng Thùy Trâm hay Nguyễn Văn Thạc đã làm, đã hy sinh. Vì họ đều đại diện cho 1 thế hệ ng đã ngã xuống. Mượn hình ảnh của họ để nói lên cả thế hệ. Điều đó cũng đáng suy nghĩ lắm chứ
:x
Nhật ký của 1 người tất nhiên là sẽ nói hết lên đuợc tính cách, cá tính của người đó. Người đọc, nhất là các bạn trẻ hiện đại ngày nay, có cảm giác ko gần gũi và ko thích đọc Mãi mãi tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc, vì mọi ng dường như đã quá bị ấn tượng bởi cái "chất văn" có phần ướt át và bay bổng của anh. Tin chắc khi còn sống, Nguyễn Văn Thạc cũng ko phải là người dễ gần, khá khó tính và có phần còn lập dị nữa. Và cái cảm xúc của các bạn trẻ hiện nay khi đọc, cái ko thích những dòng văn quá bay bổng, và thiếu tính "lửa", thiếu tính chiến đấu của Thạc, cũng giống với cảm xúc của những người cùng thời với anh Thạc trước đây .
Mình thì vẫn thấy đây là 1 quyển sách rất nên đọc. Đọc xong nhìn ra được nhiều điều. Cảm nhận được nhiều điều. Cảm thấy nó gần gũi, vì chẳng hiểu sao thấy cái cảm xúc của anh lính trẻ này giống với cái cảm xúc lúc đi tình nguyện . Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng. Nhưng dù sao nhìn những điều mà Nguyễn Văn Thạc phải hy sinh, để ra chiến trường, để cầm súng chiến đấu là quá lớn . Nếu phải chọn lựa giữa việc đi học nước ngoài, có thể là được gần gũi người mình yêu quý, với việc ra chiến trường, sống khổ sở, và gần cả cái chết nữa, mọi ng sẽ nghĩ sao ? Tất nhiên, số đông vẫn sẽ làm theo Nguyễn Văn Thạc. Thạc ko phải là ng đầu tiên và duy nhất làm việc này, nhưng cuốn Nhật ký của Thạc là quyển sách nói rất rõ điều đó. Có lẽ là rõ nhất .
Và cái sự đấu tranh nội tâm, giữa việc cống hiến cho đất nước, và sống cho riêng mình, nó cũng lớn lắm đấy chứ ? Không biết mọi ng có cảm thấy điều đó ko ?
Cái làm cho mọi ng ko thích quyển sách còn 1 lý do rất khách quan nữa. Đó là vì nó đã được lăng xê quá nhiều. Và đôi khi, những bài viết sau này, lại rất sáo rống, và mang tính "ăn theo". Điều này làm ng đọc kì vọng vào nó quá nhiều. Và cả ác cảm với nó nữa. Bản thân rất thích quyển sách nhưng cũng cảm thấy là ng ta đang lạm dụng nó quá nhiều vào mục đích tuyên truyền. Nólàm ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm của ng đọc
***
Lại nói về Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Quyển sách này có vẻ được đánh giá cao hơn, nhiều ng thích hơn. Và đúng như nhiều ng nói là "có lửa hơn". Cũng đúng. Vì ng viết nó đang trực tiếp tham gia chiến đấu, đang ở ngay tại chiến trường khói lửa (ko như Mãi mãi tuổi 20, ng viết nó khi chưa được trực tiếp tham gia chiến đấu). Giọng văn trong quyển NKĐTT cũng gần gũi và ít bay bổng văn chương hơn. Đọc những dòng nhật ký của ĐTT sẽ thấy được cái gian khổ của cuộc chiến tranh, cái mong manh giữa sự sống và cái chết. Lẽ tất nhiên sẽ nhiều ng yêu thích hơn
***
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 quyển nhật ký này là, Mãi mãi tuổi 20 là do nhà văn Đặng Vương Hưng sưu tầm và giới thiệu, nó nằm trong kế hoạch xuất bản Những lá thư và Nhật ký thời chiến của ông. Hiện nay nhà văn Đặng Vương Hưng vẫn đang tiếp tục sưu tầm và giới thiệu.
Còn Nhật ký Đặng Thùy Trâm do chính gia đình chị cho xuất bản. Những tư liệu đi cùng quyển sách cũng rất đầy đủ và chi tiết. Cách trình bày sách, cũng như cách sắp xếp, nội dung, do chính gia đình chị cẩn thận chọn lựa. Do đó mà cảm giác như nó có hệ thống hơn. Đẹp và tình cảm hơn
***
Còn điều cuối cùng, là chắc chắn trong 1 năm tới, chúng ta sẽ được nghe rất nhiều đến 2 quyển Nhật ký này, những hoạt động tuyên truyền kèm theo đó. Nghe nhiều đến mức có thể sẽ có nhiều ng cảm thấy chán, gây phản cảm . Nhưng dù sao cũng mong mọi ng đừng vì những điều đó mà ko nghĩ đến những việc mà Đặng Thùy Trâm hay Nguyễn Văn Thạc đã làm, đã hy sinh. Vì họ đều đại diện cho 1 thế hệ ng đã ngã xuống. Mượn hình ảnh của họ để nói lên cả thế hệ. Điều đó cũng đáng suy nghĩ lắm chứ
:x