Mãi mãi tuổi 20 - Trang 4 có bản gốc NKĐTT

Lưu Công Thành
(congthanh)

Điều hành viên
Mình xem báo chí thấy mọi người nói rất nhiều về cuốn nhật ký này. Rất tiếc chỉ có thể đọc trích đoạn trên mạng mà thôi.

Các bạn ai đã đọc xin cho vài dòng nhận xét và đánh giá về cuốn sách này. Lâu lắm rồi VN mình kô có một cuốn sách được chú ý đến như vậy.
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Thực sự thì cũng chỉ là những mẩu kí nhìn đời một cách văn vẻ của một anh sinh viên giỏi văn vào bộ đội. Sở dĩ nói thế vì cái bộ đội trong anh không điển hình cho lắm. Ngược lại , cái chất bình thường của cá nhân tác giả lại làm cho cuốn nhật kí có vẻ khác với nhiều sản phẩm văn học cùng thời. Nó lại được xuất bản vào một thời điểm mà các bậc cha chú trong làng văn, làng văn hóa,báo chí và nhà nước dấy lên một tư tưởng rằng thanh niên thời nay thiếu lí tưởng sống. Cái đó lại chính là cái quyển sách có thừa . Nó được tung hê hơn cần thiết, một phần cũng vì như vậy.

Cá nhân tôi ko phải là người giỏi cảm thụ văn học, nhưng nhiều bạn trẻ sẽ có cùng nhận xét như tôi rằng : nhân vật của cuốn sách cứ luẩn quẩn trong cái suy nghĩ bị bó chặt vào "tư tưởng thời đại" của mình, lắm khi trở nên lẩn thẩn (xin lỗi vì dùng từ này). Đối với những người đã sống qua thời đó, đã giống như tác giả cuốn nhật kí, thì cái khó chịu vì sự lẩn thẩn của anh có thể được bỏ qua bởi một sự đồng cảm, hay vì lí tưởng cao đẹp của những dòng chữ viết ra từ nội tâm. Nhưng với giới trẻ, có một cái nhìn mới, không phải là không cao, không đẹp, nhưng rất khác, thì đó là những điều khó có thể chấp nhận. Cảm giác rằng có một cái gì đó như giả tạo vậy. Và những thứ ấy, thiết nghĩ cũng chẳng nên nhồi vào đầu giới trẻ làm gì.

Tuy vậy, nhìn lại ở một góc độ khác, đối với những người trẻ sống vội vàng không suy nghĩ như bây giờ, có thể dành thời gian để đọc một quyển sách như vậy cũng là có ích.

Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, đặt mình vào hoàn cảnh như vậy, những suy nghĩ trong cuốn nhật kí lại trở nên quá đỗi bình thường , hay ngắn hơn, quá thường. Cũng vì vậy, đối với những ông cụ non ở chốn TLNT này, đọc cái đó có chăng là một sự lãng phí thời gian thôi.

(bài viết mang nhiều ý kiến cá nhân, anh Thành tham khảo)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Mãi mãi tuổi 20

"Mãi mãi tuổi 20" và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" là 2 quyển sách được nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Cũng là những cuốn sách bán chạy nhất trong nhiều năm gần đây ở VN. Em mới đọc "Mãi mãi tuổi 20", còn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" thì mỡi bắt đầu đọc vài trang thôi ;). Nhưng mà cũng có thể nói lên 1 vài suy nghĩ :)

Thực sự thì em rất xúc động khi đọc nhữung quyển sách này. Về cái nguồn gốc cũng như chủ nhân của nó. Đó chỉ là những quyển Nhật ký bình thưởng. Khi chủ nhân của nó viết cũng là để dành riêng cho mình, ko hề nghĩ đến chuyện đưa cho ng khác đọc. Những cảm xúc được viết ra rất thật.

Và cái hay của nó là tuy chỉ là quyển Nhật ký của 1 người, nhưng lại nói lên được suy nghĩ của rất nhiều người. Và nó đáng quý ở chỗ là trong những hoàn cảnh khó khăn, trong thời kỳ chiến tranh như thế, mà họ vẫn có thể viết lên được những câu văn rất đẹp, những suy nghĩ rất cao thượng, và nhân văn.

"Mãi mãi tuổi 20" là suy nghĩ của 1 người thanh niên trẻ. 1 ng trẻ thì ko thể tránh khỏi những va vấp, những sai lầm, những ý nghĩ cho cá nhân, ích kỷ, những yêu thương, giận hờn. Nhưng rồi sau những phút yếu lòng như thế, chủ nhân của quyển Nhật ký vẫn lại đứng lên, vẫn lại tràn đầy cái khao khát được chiến đấu, được hy sinh. Em cảm thấy rất gần gũi khi đọc những điều như thế. Cảm thấy phải suy nghĩ nhiều lắm.

Nói thêm về "Nhật ký Đặng Thùy Trâm". Đây là quyển sách tập hợp lại 2 quyển Nhật ký của 1 nữ bác sĩ trẻ, 1 đã hy sinh khi mới 27 tuổi. 2 quyển nhật ký của chị đã bị rơi vào tay 1 ng lính Mỹ. Ông này đã ko đốt nó đi như những giấy tờ khác, mà đã giữ nó lại suốt 35 năm qua. Bằng rất nhiều cách, qua nhiều người, nhiều nguồn tin, mãi đến gần đây ng lính này mới tìm được gia đình của liệt sĩ , bác sĩ Đặng Thùy Trâm.

Em thì chưa đọc hết, nhưng cũng giống như "Mãi mãi tuổi 20", quyển sách gây xúc động bởi những cảm xúc rất thật, viết cho mình, nhưng lại nói hộ cho nhiều người. Bà ngoại em đọc xong mà cứ khóc mãi, nói là nhớ lại thời ngày xưa, giống hệt như thời ông bà đi chiến đấu. Từng câu văn, từng câu nói đều rất gần gũi và quen thuộc.

Hôm vừa rồi vào tp HCM, vô tình em gặp được 1 người. Chị ý cũng trẻ thôi, sau khi đọc quyển Nhật ký Đặng Thùy Trâm, đã xúc động và sáng tác 1 bài hát rất hay, về ĐTT. Chắc sắp tới bài hát sẽ được phổ biến đến với mọi người ;).


Hic, từ cái bài của anh Thành mà em bôi ra thế này :p. Nhưng cũng tại em thấy nó rất hay và đáng đọc, cả 2 quyển sách ý ạ ;). Mọi người nên tìm đọc để suy nghĩ nhiều hơn giữa cuộc sống hiện đại ngày nay ;)


:x
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Mọi người thấy đấy, 2 ý kiến, khác hẳn nhau :D Thôi thì ai chưa đọc thì cứ đọc đi, biết đâu lại có chút gì đó cho riêng mình.

p.s.: Chị Quỳnh lúc post hình như chưa đọc được bài của em :p
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Vừa viết xong bài thì thấy bài của Nam Anh. Cũng chẳng biết nói gì. Mỗi 1 sự kiện nào đó luôn sẽ có những ý kiến khen chê. Cũng tùy theo quan điểm và suy nghĩ của mỗi người thôi. Chị cũng ko thấy là những quyển sách này bị tung hê quá mức. Vì phần lớn trong số những bài viết, những bài khen ngợi, cảm xúc về những quyển sách này do chính độc giả viết (ko phải do các nhà chuyên môn, nhà văn, nhà báo gì). Chị đọc những câu chuyện về sự thay đổi suy nghĩ, nhận thức của mọi người sau khi đọc 2 quyển sách này. Và chị thấy rất cảm động.

Chắc chắn Nguyễn Văn Thạc hay Đặng Thùy Trâm là những con người sống rất nội tâm, rất tình cảm và có thể đôi chút yếu đuối nữa. Nhưng họ ko hề yếu đuối trước cuộc chiến tranh của nước mình :). Ai cũng có những điểm yếu, những chỗ ko hay. Ko phải là chị ko thấy được những điều được "thần thánh hóa" trong các câu chuyện về 2 quyển sách này (hic ko biết dùng từ nào khác, từ này cũng ko chuẩn lắm đâu, mọi ng đừng ai bắt bẻ nó nhé). Có những điều cũng đã được lờ đi để cho câu chuyện được đẹp hơn. Nhưng chị chẳng quan tâm đến những điều đó.

Chị nhìn vào những ý nghĩa mà nó mang lại. Nhìn vào sự thay đổi tích cực của những người đọc nó. Và những cái hay của nó cũng quá đủ đề làm mờ đi những điều chưa trọn vẹn khác ;).

Đây là 1 trong những câu chuyện mà chị thấy rất cảm động ;)
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91628&ChannelID=7

:x
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Tớ mới đang đọc được có một nửa, cũng hơi giật mình :| .
Nói như em Nam Anh thì tác giả "bị bó chặt vào tư tưởng thời đại của mình" (chữ tư tưởng thời đại trong ngoặc kép) lại giật mình phát nữa. Không hiểu ý của em Nam Anh ở đây là gì, nếu có thời gian em giải thích kỹ hơn cho anh, anh nói thật lòng đấy, không mỉa mai gì đâu nhé.
Về cảm xúc riêng của mình khi đọc "Mãi mãi tuổi 20" (MMT20), hiện mới chỉ đọc đến đoạn tác giả đang đi huấn luyện thì thấy cũng như những câu chuyện trước đây đã từng đọc. Tác giả vẫn chưa thực sự bước vào trận đánh, những trận đánh thực sự trên cả chiến trường và trong tâm lý. Cũng đã xuất hiện những dao động và đấu tranh của tác giả nhưng nó vẫn chưa phải là đỉnh điểm. Hy vọng là đọc đến đoạn tham gia chiến đấu trực tiếp sẽ thú vị hơn.
Nhưng trong đoạn đầu này, có những lúc tác giả viết cảm nhận hay phết. "Mẹ ơi, con đã thấy được chiều sâu của lòng đất ..." khi thấy những hố bom loang lổ trên đường hành quân, hay những cảm xúc về làng quê, về những tháng ngày sống ở Hà Nội.

Nói thật là từ khi đọc xong cuốn "Nỗi buồn chiến tranh" của Bảo Ninh, quan điểm thay đổi hẳn.

Còn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" thì mama đang đọc, lướt qua đã thấy lửa hơn.
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Nhật kí Đặng Thùy Trâm em đã đọc qua rồi, thực sự thì nó có lửa mà, đọc lời tựa của cuốn sách khi ông phiên dịch nói với ông sĩ quan Mĩ "đừng đốt nó, trong nó đã có lửa rồi", đã cảm nhận được những gì người nữ bác sĩ kia nhìn về cuộc chiến.

Qua nhật kí Đặng Thùy Trâm, em thấy những quyển như vậy là những quyển rất đáng đọc, tại vì chúng ta còn biết ít quá về những suy nghĩ của 1 thế hệ người Việt trẻ thời 30-35 năm trước

Nói chung thì trong 1 cuộc chiến, tâm lí của người ra trận ko thể lúc nào cũng ổn định, cũng có cái nọ cái kia, cũng cảm thấy nhiều thứ ko tốt về tổ chức mình tham gia (chị Trâm trong nhật kí khao khát được vào đảng, trong khi đó 1 số người trong đảng theo nhận định của chị có nhiều cái tư cách đạo đức ko tốt), tuy nhiên cách người ta vượt lên số phận, vượt lên nỗi đau và sự kiên định về con đường là cái đắt giá nhất mà có thể thấy được ở họ.
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Lê Việt Hùng đã viết:
Tớ mới đang đọc được có một nửa, cũng hơi giật mình :| .
Nói như em Nam Anh thì tác giả "bị bó chặt vào tư tưởng thời đại của mình" (chữ tư tưởng thời đại trong ngoặc kép) lại giật mình phát nữa. Không hiểu ý của em Nam Anh ở đây là gì, nếu có thời gian em giải thích kỹ hơn cho anh, anh nói thật lòng đấy, không mỉa mai gì đâu nhé.

Em nói thế vì khá nhiều người công nhận với em rằng những gì tác giả Nguyễn Văn Thạc (NVT) viết ra, đều là những gì rất thường gặp trong những tác phẩm văn học cùng thời. Em cũng như nhiều người trẻ hôm nay, khá nhạy cảm với những sản phẩm tuyên truyền. Nhưng ko vì thế mà em quy kết nó vội. Cái đó, xét cho cùng, là bình thường.
Những điều sắp viết ra sau đây mọi người đọc sẽ cảm thấy như em ko tự đặt mình vào hoàn cảnh tác giả, để hiểu suy nghĩ của thế hệ họ (như Nghĩa nói). Có lẽ phần là vì em cũng phần nào hiểu trước khi đọc cuốn sách này để rồi quá nhạy cảm nếu lại gặp lại cái sáo mòn ấy, phần vì em muốn tự đứng ở góc nhìn khách quan hơn. Có thể em sai, nhưng LÀ SUY NGHĨ CỦA EM, đó là điều quan trọng.

Em đọc cứ mỗi ngày vài trang, cũng như là viết nhật kí vậy. Rồi chợt thấy nó cứ miên man vô định, chợt tự hỏi thật sự quyển sách có thể mang lại điều gì. Đó là một quyển nhật kí cho mình, cố nhiên tác giả sẽ ko chủ định nói 1 điều gì với người đọc. Lí tưởng, ta tạm gác sang một bên, xét về chất hay nghệ thuật của nó. Ừ, câu văn đẹp thật, không có lỗi, nói chung là khá hoàn hảo cho một quyển sách viết cho mình, NVT cũng nói như vậy trước khi viết. Nhưng lắm khi nó bóng bẩy một cách quá đáng. Tâm hồn nghệ sĩ có thể nhìn thấy những gì, em không chắc mình biết. Nhưng cái Nghệ Thuật trong quyển nhật kí góp phần làm NVT tự đánh mất mình. Thay vì một NVT trần trụi, ta lại thấy một NVT có tâm hồn rất đẹp, mà thật sự, có phải vậy ko? Tâm hồn đẹp ấy, liệu có thật sự vẽ nên một NVT, một sinh viên-chiến sĩ thật sự mà người đọc muốn thấy, muốn biết, muốn hiểu không. Không rõ mọi người nghĩ thế nào khi đọc một quyển nhật kí, chứ em thì muốn gặp một người viết nó,xem thật sự cuộc sống người ta như thế nào, chứ ko phải người nghĩ ra nó, tô nó. NVT cũng muốn vậy, nhưng có vẻ là anh ấy chưa làm được.

Nói nhiều hơn chút nữa, có thể sẽ động đến chính trị hay lí tưởng của một ai đó, mong mọi người bỏ quá cho.
Những cái chị Quỳnh nói, theo em nghĩ, là lí tưởng hoá. Suy nghĩ ấy quá hay gặp đến nỗi ta không mong chờ đọc được gì mới từ những quyển sách như vậy. Nhưng nghịch lí là, đó là một quyển sách được đánh giá rất cao trước khi đến tay em. Và em đã thật sự hi vọng tìm được một cái nhìn mới mẻ về thanh niên thời đại ấy, một cái nhìn sâu hơn, thật hơn. Nhưng những cái xung đột nội tâm mà mọi người khen ấy, rốt cuộc chỉ vì một lí tưởng mà nghe như của người khác. Nói một cách rõ ràng ra thì rất khó, nhưng em nghĩ mọi người chắc cũng cảm nhận thấy.
"bị bó chặt vào tư tưởng thời đại của mình"
Câu này em viết khá vội vàng, nhưng thật sự là khó có thể diễn đạt khác. Tư tưởng thời đại, là tư tưởng của Đảng, của Đoàn, của bộ đội, hay rõ ràng hơn, của đồng chí Lê Duẩn chẳng hạn. NVT nhấn mạnh rằng anh ta tin vào đó và dần dần cảm nhận thấy nó trong mình. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, ta lại thấy anh ta đang nhồi những tư tưởng đó vào mình, muốn nó nén chặt những suy nghĩ khác mà anh cho là xấu. Mỗi ngày đọc thêm 1 chút, em lại càng cảm thấy cái bế tắc của NVT, bế tắc trong cuộc sống mà mình ko thể là mình, một bế tắc mà chính anh không thể nhận ra, mà vẫn cứ cho là mình yếu đuối. Đó có lẽ là điều nhiều nhất em thu lượm được từ quyển sách này.

Chị nhìn vào những ý nghĩa mà nó mang lại. Nhìn vào sự thay đổi tích cực của những người đọc nó. Và những cái hay của nó cũng quá đủ đề làm mờ đi những điều chưa trọn vẹn khác
Tuy vậy, nhìn lại ở một góc độ khác, đối với những người trẻ sống vội vàng không suy nghĩ như bây giờ, có thể dành thời gian để đọc một quyển sách như vậy cũng là có ích.

Nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, đặt mình vào hoàn cảnh như vậy, những suy nghĩ trong cuốn nhật kí lại trở nên quá đỗi bình thường , hay ngắn hơn, quá thường. Cũng vì vậy, đối với những ông cụ non ở chốn TLNT này, đọc cái đó có chăng là một sự lãng phí thời gian thôi.

Đoạn này có thể trả lời 1 phần cho chị rồi chứ. Không phải tự kiêu, nhưng em cho rằng đa số những người vào đây post bài đều là người suy nghĩ nhiều và cũng đọc nhiều. Chắc chắn không ít người đã bắt gặp những tư tưởng như vậy. Khi đọc lần đầu tiên,mỗi người thay đổi tích cực thật, em công nhận. Nhưng gặp lại lần thứ 2, thứ 3 ở một tác phẩm nào đó, người ta sẽ đặt mình ở một góc khác mà nhìn. Những cái khiếm khuyết ấy hiện ra trước mắt một cách quá rõ ràng mà không thể bỏ qua được, thậm chí nó lấn át những cái hay đã quá sáo mòn kia. Và đó là những gì em đã thấy.

Em không có ý coi thường chị, cũng có thể tại em quá khác người thôi. Nhưng đó là những suy nghĩ của em. Nếu ai có cảm thấy mình suy nghĩ khá giống em, thì thiết nghĩ đừng nên đọc. Những cụ già với suy nghĩ của thế hệ trẻ :)) .

p.s.:nhật kí Đặng Thùy Trâm em chưa đọc, mong chờ có một cái gì khác.
@ anh Hùng: quyển này được gửi lại trước khi ra chiến trường. Không có việc vừa chiến đấu vừa viết đâu anh ạ :)
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Nhật kí của ĐTT đây

ky 1: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=89126&ChannelID=89
ky 2: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=89319&ChannelID=89
ky 3: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=89503&ChannelID=89
ky 4: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=89724&ChannelID=89
ky 5: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=89917&ChannelID=89
ky 6: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90069&ChannelID=89
ky 7: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90324&ChannelID=89
ky 8: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90501&ChannelID=89
ky 9: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90694&ChannelID=89
ky 10: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90854&ChannelID=89
ky 11: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91024&ChannelID=89
ky 12: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91221&ChannelID=89
ky 13:http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91443&ChannelID=89
ky 14: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91627&ChannelID=89
ky 15: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91781&ChannelID=89
Ky cuoi: http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=91937&ChannelID=89

đây là đôi dòng nhận xét

V.H.H (24 tuổi) kể lại toàn bộ cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, và cô nói: “Khi tôi đang đọc đến trang 38, bỗng dưng, tôi thấy cảm phục nhân vật vô cùng. Tôi chợt suy ngẫm, nhớ những người bạn của mình. Không đừng được, tôi nhấc máy, gọi điện thoại cho bạn bè...”. N.T.T (25 tuổi) nói: “Đọc cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm, với những dòng tâm sự về tình yêu, nghị lực, ý chí, lòng dũng cảm và những suy nghĩ rất chín chắn của chị, tôi đã học tập được rất nhiều. Điều mà chúng tôi không làm sao có được, đó chính là ý chí tinh thần lạc quan!”.

Số phận cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm thực sự lạ kỳ. Frederic Whitehurst là một sĩ quan quân báo Mỹ tại chiến trường Đức Phổ, Quảng Ngãi năm 1969- 1971. Trong một lần càn quét, phá nát bệnh viện nhỏ, quân Mỹ thu nhặt được rất nhiều tài liệu. Nhiệm vụ của Fred là chọn lọc những tài liệu quan trọng, và thiêu hủy những số còn lại. Tình cờ, người thông dịch Nguyễn Văn Hiếu cầm một cuốn sổ nhỏ nói: “Fred, đừng đốt cuốn sổ nhỏ này. Bản thân trong nó đã có lửa rồi...”. Sự xúc động ấy của thông dịch viên khiến Fred ngạc nhiên. Anh đã giữ lại cuốn nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Và như một định mệnh hay duyên kỳ ngộ, một thời gian ngắn, anh nhặt được cuốn sổ nhật ký thứ 2, cũng của vị nữ bác sĩ đó. Qua thời gian, năm tháng, những kỷ vật vô giá cũng như ký ức về cuộc chiến theo anh không lúc nào ngừng...

Đặng Thùy Trâm sinh năm 1942 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp Đại học Y, cô gái trẻ gạt bỏ tất cả: “một gia đình êm ấm, đầy đủ, được chiều chuộng” xung phong lên đường công tác chiến trường B (miền Nam khói lửa) với mục đích điều trị cho thương binh và xây dựng bệnh xá cho tốt. Với cô, lương tâm trong sạch là liều thuốc cao quý nhất. Cô đau xót khi muốn cứu bệnh nhân mà không có cách nào, cảm thấy mình như một chiến sĩ hai tay đã bị thương, đành nhìn quân thù vũ khí trong tay xông đến giết mình, uất ức căm thù làm cô run hai tay... Bốn năm ở chiến trường ác liệt, cô đã đối mặt với không biết bao nhiêu ca cấp cứu, cứu chữa cho thương binh, chứng kiến những cái chết xung quanh mình. Nơi ấy, là cuộc sống vô cùng anh dũng và gian nan, nơi ấy, cái chết và sự hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Con người, được tôi luyện đã không nghĩ tới bản thân mình, chỉ còn một lòng quyết tâm, một niềm tin son sắt vào chiến thắng... Họ nói chuyện về cái chết của chính mình một cách bình thản, nhường cho nhau sự sống. Trâm cố gắng không khóc trước cái chết của đồng đội, cố tỏ ra bình thản. Thực ra, cô đã dùng nghị lực khống chế nỗi xúc động. Hình ảnh người con gái, đêm về, khóc một mình bên ngọn đèn khuya bởi nỗi đau mất đi dần đồng đội...

Thời đó, con người luôn tự mình biết bản thân mình, cuộc sống của họ có định hướng, có mục tiêu, có lý tưởng và khát vọng, những khát vọng cao đẹp. Chúng thực khác với một cơ số không nhỏ thế hệ chúng tôi. Nhiều người trong lớp trẻ hoang mang, không tìm được ý nghĩa của cuộc sống. Không tìm thấy một điều gì có ích hơn là những trò chơi vô bổ và trống rỗng. Độc giả có thể tìm thấy ở từng trang nhật ký thấm đẫm mồ hôi và máu ấy không chỉ cuộc đời của Trâm, mà có cả những trang ghi lại những mảnh đời rực lửa chiến đấu và chồng chất đau thương của con người gang thép trên mảnh đất miền Nam. Có nơi đâu mà mỗi người dân đều là một dũng sĩ diệt Mỹ, mảnh đất thấm máu kẻ thù, mỗi gia đình đều mang nặng khăn tang mà vẫn kiên cường chiến đấu với niềm lạc quan lạ kỳ. Cô luôn tự nhủ: “Sống ở đời phải biết khiêm tốn nhưng đồng thời phải có một lòng tự tin, một ý thức tự chủ”.

Chính tinh thần lạc quan kỳ diệu ấy, giúp Trâm vượt qua bao giây phút đối mặt với trang nhật ký, đối mặt với chính tâm hồn và con người mình. Lòng mang nặng một mối tình đau khổ, khi người con trai lên đường chiến đấu ở miền Nam, Trâm như cô gái Sulico đăng ký đi chiến đấu. Họ gặp nhau, nhưng người con trai đã không vượt qua những định kiến của tư tưởng. Anh cho người con gái kia mang nặng đầu óc tiểu tư sản, làm sao hợp với anh, một người chiến sĩ hết lòng cho Tổ quốc. Trâm yêu anh, nhưng tình yêu ấy đã bị lòng tự trọng và tự ái quá cao, khiến cho khi người con trai muốn nối lại tình yêu, chính Trâm lại là người chủ động từ chối. Những trang viết khuyến khích mình, phải luôn nở nụ cười trên môi, nhưng đó không phải nụ cười trong lòng, đó là nụ cười Th.(Trâm) vẫn ngụỵ trang trên nét mặt hàng ngày, vì sao đã ngụỵ trang rồi vẫn không giấu được nỗi buồn sau nụ cười luôn được mở rộng ấy...

Cô đã sống, đã dùng nghị lực của mình, vươn lên phấn đấu bước vào hàng ngũ của Đảng. Đôi khi, thử thách quá nặng nề khiến cô đã ví von Đảng là muôn ngàn bà mẹ hiền, nhưng vẫn có một bà mẹ ghẻ ác nghiệt chưa c ho cô hoà nhập với cuộc sống một Đảng viên. “Những sự việc thiếu công bằng vẫn còn trong xã hội, vẫn diễn ra hàng ngày, vẫn có một con sâu, con mọt đang gặm dần danh dự của Đảng. Con sâu con mọt ấy nếu không bị tiêu diệt đi sẽ đục khoét dần dần lòng tin yêu với Đảng”. Đây là điểm nhìn vô cùng tỉnh táo, và táo bạo trong thời kỳ đó. Trâm trằn trọc nghĩ về cách sống, nhìn nhận thẳng thắn vấn đề. Trâm sáng suốt, mạnh dạn lắm chứ. Tư tưởng và ý chí kiên định của cô khuyến khích cô sẵn sàng bỏ sức lực, suy nghĩ và hy sinh có khi là cả cuộc đời, cho lẽ phải và chiến thắng...

Trong giấc mơ, cô thường mơ về một Hà Nội với những hàng cây, Hồ Gươm lung linh ánh đèn. Những giấc mơ về Hoà Bình, một Hòa Bình như nỗi khát khao cháy bỏng, như niềm tin rực cháy, tin tưởng tuyệt đối về một ngày mai Nam Bắc hai miền thống nhất đất nước.

Con đường để cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm hiện nay được xuất bản thành sách cũng là một câu chuyện rất dài và đặc biệt. Nó cũng như số phận của cô gái anh hùng, đã chiến đấu một mình với 120 tên lính Mỹ, hy sinh với một mảnh đạn ghim giữa trán. Người nữ anh hùng ấy, đã thực hiện tâm nguyện của mình: “Cuộc đời này ngắn lắm, sống làm sao để khi chết không hối hận...” và “đời phải qua giông tố, nhưng chớ khuất phục trước giông tố!”
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Nói linh tinh ngoài lề: Em Thành - Ở Nga, chắc em biết đến nhân vật có biệt danh "Chí béo". Nếu chị không nhầm thì nhân vật trong cuốn "Mãi mãi tuổi 20" là người yêu của chị anh Chí. (Cái này phải nhờ bác N.Q.Hưng confirm hộ.)
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

:)

em chưa đọc quyển này nhưng cũng có nghe nói rất nhiều :)

Có 2 quyển sách khá nổi tiếng của TQ là Búp bê bắc kinh với Nhật ký Mã Yến :|

cho em hỏi có ai đọc 2 quyển này chưa ah :)

em mới chỉ đọc Nhật Ký Mã Yến
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

em đọc Búp Bê Bắc Kinh rồi
ko nói là ko hay..nhưng em ko thích truyện này lắm..
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

em cũng mới chỉ đọc MMT20 chứ chưa đọc Nhật kí Đặng Thùy TRâm. nói chung MMt20 là một cuốn nhật kí rất cảm động . NVT hẳn là người tình cảm lắm và hay suy tư thì mới viết về cuộc đời như thế . vấn đề em chú ý nhất trong sách là mối tình của Thạc và Như Anh . họ mới chỉ gặp nhau chưa đầy 20h đồng hồ mà yêu nhau đến vậy ư? yêu say đắm không phải là một tội nhưng mà cứ thấy Thạc bị ám ảnh , dằn vặt và luẩn quẩn(?) với tình yêu ấy . nhưng nghĩ vậy cũng chưa hẳn đã đúng vì chính tình yêu này khiến Thạc sống đẹp hơn. dù sao em cũng không thích THạc ở một điểm là hơi yếu đuối . những trang viết về Như Anh của Thạc cứ bi lụy thế nào ấy !!!

đọc cuốn nhật kí này thấy Thạc khá am hiểu văn học (ý nói là các tác phẩm văn học lớn ) và thế giới của Thạc có sự đồng hành giữa hiện thực đời sống và văn chương sách vở ! có khi 2 cái đó lẫn lộn nhau và không ít lần Thạc bị giằng co giữa lí tưởng của nhân vật trong truyện và chính mình . có thể Thạc chưa trực tiếp cầm súng chiến đấu mà chỉ sống đời bộ đội qua những cuộc hành quân nên cái nhìn của Thạc vẫn còn rất thơ chăng? (cái này cần tìm hiểu thêm vì chính em cũng chưa từng cầm súng ).

chắc chắn là trong chúng ta có nhiều người viết nhật kí . khi ta trăn trở về cái gì (như Thạc trăn trở về NHư Anh) thì cái tên đó sẽ thường xuyên xuất hiện , chắc chắn thế ,hơn nữa Thạc lại đang yêu nên cái sự đa cảm của Thạc là dễ hiểu ! có đoạn rất buồn cười thế này : không nhớ là ngày nào nhưng Thạc có viết đại ý là không nhắc đến Như Anh nữa , phải để cho NHư anh học , NHư anh hay Thạc thì đều đang cống hiến cho đất nước . thế mà ngay hôm sao đã lại tự hỏi không biết giờ này Như anh đang làm gì , có biết Thạc nhớ Như anh không? đúng là tâm trạng đang yêu thật . rất đáng yêu!

khâm phục những trang sách của Thạc ở một điểm là nó đẹp như bài thơ Thạc viết vậy. cái gì qua mắt Thạc cũng nên thơ . cùng là sự vật ấy nhưng Thạc tả khác . em thích nhất là trang cuối của cuốn nhật kí , nó rất giản dị và chan chứa niềm tin, không chỉ tin ở mình mà tin ở thế hệ của mình , thế hệ sau mình ! có lẽ rất may mắn là Thạc chưa xem lại cuốn nhật kí mà anh cho là "bụi bặm" này vì nếu xem lại biết đâu lí trí của anh sẽ khiến nó ít thơ hơn....


@Nam Anh có thể em nên tiếp cận tác phẩm với quan điểm khác và ít định kiến hơn thì em sẽ thấy nó hay và không phải là tác phẩm tuyên truyền lí tưởng . chị nghĩ lí tưởng mỗi người mỗi khác ,có muốn ép nhau cũng khó lắm :D
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Lê Mai Linh đã viết:
em đọc Búp Bê Bắc Kinh rồi
ko nói là ko hay..nhưng em ko thích truyện này lắm..
nghe nói quyển này hơi ám ảnh về chuyện giới tính , chắc vì thế mà em không thích 8-}
chị có đọc quyển THiếu nữ đánh cờ vây cũng của Tàu , quyển này rất nổi tiếng ở FR và nh nước khác nhưng chị cũng không thích lắm. em thử đọc xem , cái cô trong truyện có suy nghĩ khá giống với những cô gái cá tính thời đại ngày nay mặc dù không gian trong truyện là bối cảnh Tàu những năm đầu TK 20 (vẫn còn phong kiến lắm)
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Tạ Nam Anh đã viết:
Câu này em viết khá vội vàng, nhưng thật sự là khó có thể diễn đạt khác. Tư tưởng thời đại, là tư tưởng của Đảng, của Đoàn, của bộ đội, hay rõ ràng hơn, của đồng chí Lê Duẩn chẳng hạn. NVT nhấn mạnh rằng anh ta tin vào đó và dần dần cảm nhận thấy nó trong mình. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, ta lại thấy anh ta đang nhồi những tư tưởng đó vào mình, muốn nó nén chặt những suy nghĩ khác mà anh cho là xấu.
oh , em phải căn cứ vào đời sống của Thạc thì mới thấy là anh không nhồi nhét đâu mà với đời sống như vậy thì suy nghĩ đó là đúng đắn
Tạ Nam Anh đã viết:
Mỗi ngày đọc thêm 1 chút, em lại càng cảm thấy cái bế tắc của NVT, bế tắc trong cuộc sống mà mình ko thể là mình, một bế tắc mà chính anh không thể nhận ra, mà vẫn cứ cho là mình yếu đuối. Đó có lẽ là điều nhiều nhất em thu lượm được từ quyển sách này.
cái này thì chị cũng có cảm nhận giống em , có lẽ người đa cảm và mê văn như anh Thạc chưa giả quyết được mâu thuẫn tư tưởng trong 10 tháng quân ngũ (thời gian có vẻ chỉ đủ để làm quen với môi trường mới chứ chưa đủ để thay đổi quan điểm sống)
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Em cũng đã được đọc cả 2 cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc và của Đặng Thùy Trâm.Nhưng em thích nhật kí ĐTT hơn .MMT20 cũng rất hay nhưng nó hơi giống với làm văn hơn viết nhật kí.Còn nhật kí của ĐTT rất hay,rất thật.Đọc nhật kí của ĐTT làm em phát khóc .
Em thấy cả 2 thật đáng thương .Nêu như 2 người ấy ko phải hi sinh vì chiến tranh thì họ đã có thể là 1 nhân tài XD đất nước
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Em mới chỉ đọc Mãi mãi tuổi 20 và một chút Nhật kí của Mã Yến
Ban đầu em cố gắng tìm đọc MMT20 vì qua những đoạn trích trên báo, những trang viết của người thanh niên 20 tuổi ấy thật đẹp, không phải lúc nào cũng là thơ với những vần điệu bay bổng, mà có lúc lại chìm đắm trong những suy tư của bản thân. Người thanh niên ấy trăn trở về nhiều điều mà không mấy người quan tâm, có nghĩ tới thì chắc cũng chỉ hời hợt va thoảng qua. Nhưng với anh dường như những gì càng bé nhỏ, càng quan trọng. Đoạn em thích nhất là suy nghĩ của anh về việc viết nhật kí... Có mấy ai để tâm tới việc viết nhật kí thế nào cho đúng với lòng mình như anh... Có nhiều cách viết nhật kí, có người viết để kể lại những việc đã xảy ra trong ngày, có người lại viết về những suy nghĩ của mình về những việc ấy. Nhưng dù thế nào thì cũng là viết những điều có thật. Thế nhưng người ta lại sợ những người khác đọc được những điều sâu kín, đen tối trong lòng mình. Và người ta lại không dám thành thật với lòng mình. Những trang nhật kí lại được thuê dệt với những điều tốt đẹp mà quên hẳn đi những phần đen còn ẩn chứa... Và nhật kí chẳng còn là nhật kí nữa.
Nhưng sau những chiêm nghiệm, suy tư rất đời thường và gần gũi ấy thì đặt vào vai trò một người lính, có lẽ Thạc đã không có được những phẩm chất mà một anh bộ đội cụ Hồ cần phải có. Sầu muộn, hơi yếu hèn, đôi lúc quá mơ mộng, những điều không cần trong những phút giây máu lửa ấy. Nhưng cũng ko thể trách được bởi dù gì Thạc cũng là một con người, có cảm xúc, chưa kể đó là cảm xúc của một cậu học sinh giỏi văn nhất miền Bắc, đa sầu đa cảm.
Đọc MMT20 chắc chắn ít nhiều bạn sẽ cảm nhận thấy một chút gì của mình ở trong đó. Bạn đã từng suy nghĩ về một điều gì đó như Thạc, từng quẩn quanh trong cái tôi của mình mà quên đi nhiều điều xung quanh. Khác với những câu chuyện trong chiến tranh, bạn ko học được lí tưởng hay những gì cao siêu to lớn và vĩ đại ở MMT20, nhưng chắc chắn tâm hồn bạn sẽ rộng mở hơn, bạn sẽ nhìn cuộc đời với nhiều sắc màu hơn, và yêu cuộc sống hơn bao h hết...
Nhật kí của Mã Yến thì lại khác, những trang viết của một cô bé nghèo ước mơ được tới trường... Ko thể nói là ko hay. Nhưng có lẽ những trang viết ấy thật theo một cách khác với cách tôi cảm nhận về cái thật trong viết văn. Hơi dài dòng, đôi lúc lại mơ mộng quá... Nếu đọc để biết về suy nghĩ của một cô bé nghèo thì có lẽ là được. Chứ nếu đọc để rung động, để ghi vào tim thì có lẽ hơi khó. Bởi thực sự những trang viết ấy không mang nhiều rung động mạnh mẽ. Dù sao đó cũng là một tác phẩm đáng để đọc và để nghĩ .
P/S: Nếu anh Thành chưa đọc MMT20 em có thể post 1 số đoạn mà em thấy hay, hy vọng anh sẽ hiểu hơn về nó.
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Em Nam Anh : Anh chỉ băn khoăn là bài ở trên em đóng ngoặc từ "tư tưởng thời đại", còn ở bài dưới em lại đóng ngoặc "bị bó chặt vào tư tưởng thời đại". Nó khác nhau đấy chứ.
Nhân đây cũng xin giới thiệu cuốn "Nối buồn chiến tranh" hay "Thân phận một tình yêu" của tác giả Bảo Ninh, quyển này chắc chắn nhiều người biết và đọc rồi. Đọc thấy mở mang nhiều lắm.
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

@Linh: em có đoạn nào hay em cứ post lên nhé (phải 2 tuần nữa anh mới nhận được sách) :)
 
Re: Mãi mãi tuổi 20

Đúng là cuộc sống muôn màu thật, 1 quyển sách đang gây cơn sốt bởi những lời khen ngợi và thán phục như là "mãi mãi tuổi 20" mà đã gặp ngay ý kiến phản hồi.
Cách suy nghĩ của Nam Anh thật ra có vẻ hơi khắt khe. Anh nghĩ là không nên đi vào những tiểu tiết mà chỉ nên chú ý đến tác dụng của nó thôi. Đây không phải là 1 tác phẩm văn học mà chỉ là 1 quyển nhật kí, là suy nghĩ của 1 con người viết ra để cho thỏa mãn nỗi lòng của bản thân.
Còn việc đọc 2 quyển nhật kí trên thì theo tớ nghĩ là nên đọc, bởi vì nó giống như liều thuốc kích thích tinh thần của giới trẻ, trong khi giới trẻ hiện nay khá thiếu những liều thuốc mạnh như thế. Trong những lúc mất phương hướng trong cuộc sống thì tinh thần nên được sốc lại bằng những liều thuốc như vậy. Đã là thuốc thì phải có tác dụng phụ chứ, chẳng phải quảng cáo nào cũng có câu "cẩn thận với những người mẫn cảm với các thành phần của thuốc" sao ? ;)
 
Back
Bên trên