Life...

Hoa hồng giáng sinh


Ðó là một buổi chiều ngày 24 tháng 12, hôm trước lễ Giáng sinh. Lúc đó tôi là nhân viên đánh bóng răng mới nhất ở phòng nha nên không thể về nhà nghỉ lễ. Chỉ có một thứ làm tôi cảm nhận được niềm vui của ngày lễ là cây Giáng sinh tuyệt đẹp đặt trong phòng đợi và món quà của gã bạn trai gởi cho tôi - một bó hồng nhung cuống dài.
Khi tôi đang dọn dẹp trong phòng làm việc của mình, người nhân viên tiếp tân đến báo cho biết có một phụ nữ ngoài tiền sảnh cần nói chuyện với tôi gấp. Tôi bước ra, và gặp một phụ nữ trẻ, trông có vẻ mệt mỏi với đứa trẻ đang bế trên đôi tay. Giọng lo lắng, cô nói rằng chồng cô - một tù nhân trong một trại cải tạo gần đây - sẽ là bệnh nhân kế tiếp của tôi. Các lính canh dự định sẽ đem ông ta đến văn phòng vào buổi chiều. Cô ta nói cô không được phép thăm chồng trong tù, và chồng cô chưa từng gặp mặt con trai. Cô ta van xin tôi hãy để cha thằng bé ngồi ở phòng đợi với cô ta bao lâu có thể cho tới khi tôi gọi ông ta vào. Vì lịch làm việc của tôi không đông, nên tôi đã đồng ý. Ðó là buổi chiều trước Giáng sinh.
Một lát sau, chồng cô ta đến - với cùm dưới chân, còng trên tay, và lính canh áp tải hai bên. Gương mặt mệt nhọc của người phụ nữ bỗng rạng rỡ lên khi chồng cô đến ngồi bên cạnh. Trộm nhìn ra ngoài, tôi thấy họ cười, khóc, và trao nhau thằng bé.
Sau gần một giờ đồng hồ, tôi gọi người tù vào phòng làm việc. Trong khi tôi chữa cho ông ta, các lính canh vẫn đứng ngoài cửa phòng tôi. Người tù dường như rất hiền hoà và khiêm tốn. Tôi tự hỏi không biết ông ta đã làm gì đến nỗi bị giam cầm trong những điều kiện như thế. Tôi cố gắng bằng mọi cách để ông ta cảm thấy an tâm và thoải mái.
Sau khi chữa xong, tôi chúc ông ta một Giáng Sinh Vui Vẻ - thật khó khăn để nói như thế với một người sắp trở về nhà giam. Ông ta mỉm cười và cảm ơn tôi. Ðồng thời, ông bày tỏ nỗi buồn vì trong hoàn cảnh như thế ông không thể kiếm được cái gì làm quà Giáng sinh tặng vợ. Khi nghe thế, tôi đã nảy ra một ý nghĩ tuyệt vời.
Tôi sẽ không bao giờ quên được vẻ mặt của cả hai, khi người tù trao cho vợ ông ta những đóa hồng nhung cuống dài tuyệt đẹp. Tôi không biết chắc ai là người vui sướng nhất - người chồng khi cho đi, người vợ khi nhận, hay bản thân tôi khi có cơ hội chia sẻ khoảnh khắc đặt biệt này.

 
Câu chuyện của một chú lùn


Lúc đó, ở cửa hàng bách hóa đã là 6 giờ, và tôi thực sự cảm thấy kiệt sức như một chú lùn trong đêm Giáng sinh. Mà thực ra thì tôi đúng là một chú lùn và hôm đó cũng là đêm Giáng Sinh. Tháng 12 năm 1995, tôi mới mười sáu tuổi, lúc đó đang làm cùng một lúc hai việc để giúp cha mẹ trang trải phần nào học phí của mình và cũng để kiếm thêm chút tiền tiêu vào dịp lễ. Công việc thứ hai của tôi là vào vai một chú lùn giúp việc cho ông già Noel chụp ảnh lũ nhóc. Vì phải cáng đáng cùng lúc hai công việc, tôi đã phải làm việc trong suốt mười hai giờ liên tục vào ngày hôm trước; vào đêm Giáng sinh, công việc ở khu vực của ông già Tuyết bận rộn đến nỗi tôi không có chút thời gian nghỉ ngơi để uống một tách cà phê. Nhưng chỉ vài phút sau đó, tôi đã như người được sống lại.

Tôi nhìn sang cô Shelly, quản lý của chúng tôi, và nhận được một nụ cười khích lệ. Cô ấy chính là động lực giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn mệt mỏi như lúc này. Bị đặt vào vị trí quản lý đương lúc giữa chừng giữa quãng như thế, nhưng cô ấy đã làm cho mọi thứ ở đây trở nên khác hẳn. Công việc của tôi liên tục thay đổi có khi quá căng thẳng có khi lại trở nên đầy thách thức. Thay vì la mắng hối thúc chúng tôi làm việc, cô ấy lại luôn khuyến khích và hỗ trợ chúng tôi để chúng tôi có được sự liên kết của một đội. Đặc biệt là những lúc công việc bù đầu bù cổ, cô Shelly lại luôn nở nụ cười trên môi và dành cho chúng tôi những lời động viên đáng giá. Dưới sự lãnh đạo của cô, chúng tôi đã trở thành tiệm ảnh có doanh thu cao nhất bang California.

Tôi biết đó là một mùa nghỉ đầy khó khăn đối với cô Shelly - đặc biệt là khi cô ấy vừa bị sẩy thai. Tôi thực sự hy vọng cô Shelly biết được cô ấy vĩ đại tới mức nào và cô ấy đã mang đến cho các nhân viên của mình và tất cả bọn trẻ tới đây chụp hình một cảm giác khác biệt như thế nào.

Tiệm chụp ảnh của chúng tôi mở cửa tới tận bảy giờ; vào khoảng sáu giờ thì mọi thứ bắt đầu lắng xuống và cuối cùng thì tôi cũng được nghỉ giải lao một chút. Mặc dù không có nhiều tiền, nhưng lúc đó tôi thực sự muốn mua một món quà nhỏ dành tặng cô Shelly để bày tỏ lòng kính trọng của chúng tôi đối với cô ấy. Tôi rẽ vào tiệm bán xà phòng và mỹ phẩm vừa kịp lúc họ hạ cửa xuống. Người bán hàng, với vẻ mặt cũng mệt mỏi như tôi, nói gần như thét vào mặt tôi bằng cái giọng nghe không thấy “tiếc” tí nào cả: “Rất tiếc, chúng tôi đóng cửa rồi!”

Tôi nhìn quanh và bàng hoàng khi thấy tất cả các cửa tiệm đều đã đóng cửa mà có lẽ do đã quá mệt mỏi nên tôi không chú ý.

Tôi thực sự hốt hoảng. Tôi đã làm việc cật lực cả ngày và không kịp mua cho cô ấy một món quà chỉ vì tới trễ có một phút.

Trên đường quay trở lại tiệm ảnh của mình, tôi chợt thấy cửa hàng Nordstrom vẫn còn mở cửa. Sợ rằng họ cũng sẽ đóng cửa bất cứ lúc nào, tôi vội bước vào và theo mũi tên hướng dẫn đi nhanh về phía quầy bán quà. Khi băng qua cửa hàng, tôi bắt đầu cảm thấy mình khác mọi người. Hầu hết những khách hang khác đều ăn mặc rất đẹp và giàu có – còn tôi chỉ là một gã thiếu niên nghèo trong trang phục của một người lùn. “Làm sao mà mình có thể mua được thứ gì ở đây khi trong túi chỉ có mười lăm đô la?”

Tôi cố tình tạo những tiếng rung chuông loẻng xoẻng khi đi về phía quầy bán quà. Một nữ nhân viên bán hàng xinh đẹp như thể chị ấy vừa bước ra khỏi một sàn diễn thời trang nào đó, tiến về phía tôi và hỏi xem liệu chị ấy có thể giúp gì được cho tôi không. Khi chị ấy lên tiếng, mọi người trong cửa hàng đều quay lại và nhìn chằm chằm vào tôi.

Hạ giọng nhỏ hết mức có thể, tôi nói: "Không sao. Chị cứ đi giúp những người khác đi".

Nhìn thẳng vào tôi, chị ấy mỉm cười nói: "Không, chị muốn giúp em”.

Tôi nói với chị bán hàng về người mà tôi định tặng quà và cả lý do, rồi ngượng ngùng thú nhận rằng mình chỉ có khỏang mười lăm đô la. Trông chị ấy có nhiệt tình và ân cần với tôi như thể tôi vừa đề nghị mua món quà nào đó đáng giá 1500 đô la. Lúc này, trong cửa hàng không còn một người khách nào ngòai tôi, nhưng chị bán hàng vẫn cẩn thận đảo một vòng để chọn một vài thứ gì đó làm thành một giỏ quà dễ thương với giá tổng cộng vừa đúng 14 đô 9 xu.

Cửa tiệm bắt đầu đóng cửa; khi chị ấy chọn xong món quà thì đèn cũng vừa tắt hết.

Tôi đang nghĩ hay là mình đem quà về nhà rồi gói, tôi cũng có thể gói thật đẹp nhưng tôi lại không có đủ thời gian.

Như đọc được suy nghĩ của tôi, chị bán hàng hỏi: "Vậy em có cần gói quà không?”

“Dạ có”, tôi đáp ngay.

Tới lúc này, cửa tiệm đã đóng cửa. Qua hệ thống loa truyền thanh, một giọng nói hỏi xem có còn khách hàng nào còn ở trong cửa tiệm không. Tôi biết chị ấy cũng cũng náo nức về nhà vào đêm Giáng sinh chẳng kém gì những người khác, vậy mà tới giờ vẫn còn bị kẹt ở đây vì phải phục vụ thằng nhóc mua sắm vài thứ giá trị chẳng bao nhiêu.

Chị ấy đi vào căn phòng phía sau một hồi lâu. Khi trở ra, chị ấy mang theo một giỏ quà đẹp nhất mà tôi từng được thấy. Giỏ quà được gói bằng giấy kiếng màu vàng và bạc, cứ như tôi đã chi thêm ít nhất 50 đô la để gói quà. Không thể tin được. Tôi quá vui sướng!

Khi tôi cảm ơn, chị ấy nói, “Các chú lùn đã mang niềm vui đến rất nhiều người và chị cũng chỉ mong mang lại cho em chút niềm vui nhỏ bé mà thôi”.

Khi trở về tiệm, tôi nói: “Giáng sinh vui vẻ, cô Shelly”. Quản lý của tôi thật bất ngờ khi trông thấy gói quà; cô ấy quá vui sướng và cảm động đến rơi nước mắt. Tôi hy vọng gói quà đó mang lại cho cô ấy một khởi đầu hạnh phúc vào dịp lễ Giáng Sinh này.

Trong suốt kỳ nghỉ, tôi không thể không nghĩ về sự ân cần và những nỗ lực của chị bán hàng cũng như niềm vui lớn lao mà chị ấy mang tới cho chính tôi, và truyền sang cho quản lý của tôi nữa. Tôi nghĩ rằng điều tối thiểu mà tôi có thể làm được là viết một lá thư gửi tới cửa hàng đó để kể cho mọi người biết về chuyện ngày hôm đó. Khoảng một tuần sau, tôi nhận được thư hồi âm từ cửa hang cảm ơn về bức thư tôi đã viết.

Tôi nghĩ mọi chuyện đến đó là xong, cho tới một ngày giữa tháng Giêng.

Đó là khi tôi nhận được một cú điện thoại từ Stephanie, chị bán hàng dễ thương. Chị ấy muốn mời tôi đi ăn trưa. Chính tôi, một khách hàng mười sáu tuổi và chỉ có mười lăm đô la.

Khi chúng tôi gặp nhau, Stephanie ôm tôi một cái, tặng tôi một món quà và kể tôi nghe câu chuyện của chị.

Khi tham dự một cuộc họp của nhân viên gần đây, chị ấy thấy có tên mình trong danh sách những người được đề cử danh hiệu “Ngôi sao của Nordstrom”. Chị Stephanie đã rất bối rối nhưng cũng rất hồi hộp vì chưa từng được đề cử bao giờ. Vào thời điểm công bố người đạt danh hiệu trong buổi họp mặt ấy, người ta hô to Stephanie – chị ấy đã thắng! Khi bước lên bục nhận phần thưởng, giám đốc của chị đã đọc to lá thư của tôi. Mọi người hiện diện lúc ấy đều nhiệt liệt vỗ tay khen ngợi.

Dành được danh hiệu này có nghĩa là ảnh của chị sẽ được đặt ngay tại tiền sảnh của cửa hàng, chị sẽ được thay một thẻ nhân viên mới bên trên có dòng chữ “Ngôi sao của Nordstrom”, đuợc tặng một cái cài áo bằng vàng 14 karat, một phần thưởng trị giá 100 đô la và được đại diện cho cửa hàng của mình tham dự cuộc họp khu vực.

Ở buổi họp khu vực, họ đọc lá thư của tôi và mọi người đồng loạt đứng dậy hoan hô Stephanie. Vị giám đốc sau khi đọc xong bức thư của tôi liền nói: “Đây là điều mà chúng tôi mong mọi nhân viên của mình có thể làm được!”. Chị Stephanie được đến thăm thêm ba cửa hàng khác của Nordstrom, và ở đó chị cũng được tán dương như vậy.

Tôi đã có hơi choáng ngợp một chút khi chị Stephanie nắm lấy tay tôi. “Nhưng đó chưa phải là điều tuyệt vời nhất, Tyree à”, chị ấy nói. "Sau cuộc họp đầu tiên ở cửa hàng, chị mang danh sách những người được để cử về nhà, để lá thư của em bên dưới và tờ giấy bạc 100 đô la thì ở bên dưới nữa và đưa cho cha của chị xem. Sau đi đọc qua một lượt, ông nhìn chị rồi nói: 'Khi nào thì công bố người thắng cuộc?'

“Chị trả lời: ‘Con đã thắng!’

“Ông đã nhìn thẳng vào mắt chị và nói: ‘Stephanie, cha thật sự tự hào về con.’”

Dáng vẻ trầm ngâm, chị ấy nói: “Cha của chị chưa bao giờ nói là ông tự hào về chị”.

Tôi nghĩ mình sẽ nhớ mãi khoảnh khắc đó trong suốt cuộc đời này. Khoảnh khắc tôi nhận ra rằng một món quà của lòng cảm kích có sức mạnh như thế nào. Sự đánh giá cao công việc của các nhân viên của cô Shelly đã tạo động lực cho một chuỗi những sự kiện - giỏ quà tuyệt đẹp của Stephanie, lá thư của tôi, phần thưởng của Nordstrom - những điều đã thay đổi cuộc sống của ít nhất là ba người.

Dù đã được nghe điều đó trong suốt cuộc đời mình, nhưng chính vào mùa Giáng sinh đáng nhớ đó khi tôi chỉ là một chú lùn và là một cậu thiếu niên nghèo – tôi mới thực sự hiểu được rằng những điều nhỏ bé nhất cũng có thể tạo nên những thay đổi lớn lao.
 
Kì diệu từ những điều giản dị


Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp ,dù bình dị hay phi thường -đó có thể là ước mơ của một cậu bé mồ côi mong có ngày được chăm sóc trong vòng tay người mẹ, đó là ước mơ rất đỗi giản dị của một chú bé tật nguyền được bước đi bình thường như bao người khac ,ước mơ nhìn thấy ánh sáng của một người không thể nhìn thấy được ,ước mơ tìm được việc làm mình yêu thích của môt chàng trai thất nghiệp ,ước mơ tìm được một tình yêu đẹp ,được sống yên vui hạnh phúc ,hoặc có thể là những ước mơ chinh phục ,vượt qua những thử thách ,vươn lên khẳng định mình và trở thành những gì mà mình từng ao ước .
Những ước mơ đáng quý ,đáng trân trọng đó luôn là niềm hi vọng ,là nguồn động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống,để cảm nhận và hướng đến ngày mai.
Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại,khó khăn và thử thách bất ngờ -con đường đi đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng .Bao khó khăn ,trở ngại và bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng dũng cảm của con người .Đó có thể là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình.Có thể nó như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn dông ,khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm chở che.Cũng có thể do khách quan hay là những ngục tù mà chính ta tự đưa mình vào ..khiến ta tổn thương ,mất niềm tin ,và có lúc tưởng như không còn điểm tựa hay nghị lực để vượt qua .Trước những khó khăn thử thách ấy,mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách đón nhận ,đón đầu dể có một hướng đi riêng .Có người phó thác cho số phận ,có người trốn chạy đi tìm nơi trú ẩn ,có người tự thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới,cũng có người chìm vào biển tự thương thân,trách phân,để rồi ngã ngục trước cơn giông tố cuộc đời.....
Thế nhưng ,bất kể là ai,tự đáy lòng của mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt-đó là khát vọng sống -và được luôn là chính mình.
Chính khát vọng ấy đã kiến bao con tim trăn trở ,thao thức tìm cho mình một cách nghĩ ,một sức mạnh tinh thần ,một hướng đi dể theo đuổi những hoài bão,ước mơ của mình.
Cuộc sống chúng ta ra sao,luôn ngập tràn sợ hãi và oán hờn , Hãy chấp nhận và vui sống để vươn lên sẽ tùy thuộc vào cách ta đối mặt với những khó khăn thử thách ta gặp trên con đường như thế nào.

 
Chúng ta phải làm gì đó!


Những thiên thần trở lại…

Giữa bao nỗi đau đớn của các bậc cha mẹ trước cảnh con mình bị sóng thần cuốn đi mãi mãi, cũng có những trường hợp may mắn đến không ngờ. Tại Malaysia, bé gái S.Tulasi mới 20 ngày tuổi đang ngủ trong phòng của một nhà hàng trên bờ biển Batu Ferringhi nổi tiếng của Penang thì song thần ập tới. Bố mẹ em đang làm việc và bị sóng cuốn trôi nhiều mét. Ông Suppiah may mắn bám được một chiếc cột và trụ vững để khỏi trôi đi. Trong khi đó vợ ông, Anna Mary, chầm chậm cố gắng tìm đường vào phòng con ngủ. Ông bố xúc động kể lại: “Trời ơi, tấm nệm nổi trên nước cao 1,5m và cháu đang khóc. Tôi ôm chầm cháu, tưởng như một phép lạ đến cho gia đình mình; nếu tôi đến chậm một tí nữa thì có lẽ mãi mãi không còn thấy cháu.

Trong khi đó tại thị trấn Khao Lak, tỉnh Phang-Nga (Thái Lan), người ta tìm thấy một bé trai 2 tuổi người phương Tây ngồi khóc bên vệ đường, quần áo rách nát và nhiều vết thương khắp người. Khao Lak là nơi song thần cuốn đi nhiều người nước ngòai và nhiều người bị kẹt trong các tòa nhà đổ sập. Không ai nói chuyện được với bé vì bé không hiểu gì ngòai tiếng mẹ đẻ của mình. Nhân viên cứu hộ vội đưa bé vào bệnh viện Phuket để điều trị vết thương. Suốt mấy ngày qua, hàng chục bậc cha mẹ nước ngòai đến nhìn xem phải con mình không, nhưng họ đã buồn bã ra về. Ban giám đốc bệnh viện đang cố xác định quốc tịch của bé, và đóan bé là người Thụy Điển vì khi có người nói tiếng Thụy Điển với bé, bé có vẻ vui thích.

Bé là người may mắn sống sót sau sóng thần và đang mong chờ bố mẹ, nhưng liệu bố mẹ của bé có được may mắn như thế không? Có phép lạ nào cho họ được gặp nhau?

***

Tính đến 0h sáng ngày 30-12, thảm họa động đất, sóng thần đã cướp mất 80.700 mạng người, dự đóan có thể lên tới hơn 100.000 người, kéo theo con số đó là hàng lọat dịch bệnh có thể làm số người thiệt mạng tăng gấp đôi.

Và chúng ta phải làm gì đó!

“Chúng ta phải làm gì đó!” – giám đốc giao tế của NTUC – Singapore đã tuyên bố khi các bản tin về động đất và sóng thần lan đi khắp châu Á. Hầu hết các công ty, tổ chức, trường học… Singapore đều có những hình thức đóng góp của mình cho nạn nhân thảm họa.
 
Sức mạnh và dũng khí

Con người cần có sức mạnh để tin tưởng
Nhưng cần có dũng khí để hoài nghi.

Con người cần có sức mạnh để hòa hợp ,
Và cần dũng khí để dám đi một mình.

Con người cần sức mạnh để biết chia sẻ với nỗi đau của mọi người ,
Và cần dũng khí để làm lành vết thương của riêng mình.

Con người cần sức mạnh để giấu đi tổn thương,
Và cần dũng khí để bộc lộ và vượt qua điều đó.

Con người cần sức mạnh để bảo vệ mình,
Và cần dũng khí để biết quên đi bản thân đúng lúc.

Con người cần sức mạnh để chinh phục,
Và cần dũng khí để chấp nhận.

Con người cần sức mạnh để tìm ra sự bất công,
Và cần có dũng khí để phá vỡ nó.

Con người cần sức mạnh để có thể đối đầu với sóng gió,
Nhưng đôi khi cần dũng khí để tựa vào người tin yêu.

Con người cần sức mạnh để yêu.
Và cần cả dũng khí để được yêu

Con người cần sức mạnh để tồn tại và để sống,
Và cần cả dũng khí để có lúc phải dám hy sinh.

Mỗi chúng ta cần có sức mạnh và dũng khí trên từng chặng đường của cuộc sống.
 
Bạn đã dành cho gia đình những gì?

KHI CÒN NHỎ ...

Bạn sẵn sàng nhường nhiều thứ lớn hơn cái kẹo cho đứa bạn ngồi cùng bàn nhưng đôi khi lại tranh giành đến đánh nhau với đứa em chỉ vì một chỗ ngồi.
Bạn rất vui khi nhận trực nhật giùm cô bạn trong lớp nhưng lại luon phân bì công việc dọn dẹp nhà cửa với đứa em ở nhà.
Bạn có thể hăng hái làm một đầu bếp "siêu hạng" trong chuyến cắm trại dã ngoại của lớp nhưng lại không nhấc nổi tay chân vào bếp nhặt rau giúp mẹ. Bạn xem đó là việc đương nhiên mẹ phải làm.
Bạn sẵn sàng bỏ ra hàng giờ đồng hồ trong tiệm điện tử và "chỉ bảo" cho những tên "đệ tử" với những game phức tạp nhưng lại không có lấy một phút để giảng bài cho các em của mình.
Bạn luôn nhớ chúc mừng và tặng quà các cô bạn gái nhân dịp sinh nhật, ngày 8-3 nhưng lại quên mất rằng bạn còn có một người phụ nữ khác quan trọng hơn rất nhiều, đó là mẹ.
Bạn thường sa sầm mặt mày, thậm chí còn nổi xung lên chỉ vì những lời trách cứ, răn dạy của cha mẹ, dù đúng nhưng sau đó bạn lại quên ngay như chưa từng được nghe.
Bạn đã từng lưỡng lự mỗi khi xoa dầu cho mẹ khi mẹ cảm thấy mệt nhưng lại quên mất rằng mẹ đã từng thức thâu đêm để canh giấc ngủ cho bạn mỗi khi bạn "trái gió trở trời"...

KHI LỚN LÊN...

Bạn quá bận rộn với công việc, ngày nào cũng đến tối khuya mới về, ăn uống vội vàng rồi đi ngủ mà đôi lúc đã quên hỏi thăm mẹ vì đã chong đèn thức chờ cơm bạn.
Bạn đã từng khó chịu vì cha mẹ mình có lúc lẩn thẩn, "già hóa trẻ con" nhưng lại quên mất chính vì một phần vất vả sinh thành nuôi dưỡng bạn trưởng thành mà cha mẹ bạn mới "đi về hướng ngược lại" với bạn như vậy đấy.
Bạn thường không bao giờ để ý rằng những lúc bạn buồn bã, thất vọng hay thất bại, mẹ luôn ở bên cạnh, che chở, nâng đỡ bạn. Và dường như bạn cho rằng mỗi ngày việc bạn nhìn thấy mẹ là một điều hiển nhiên.

KHI BẠN RỜI XA GIA ĐÌNH...

Bạn bắt đầu hiểu cha mẹ đã vất vả, khó nhọc thế nào để nuôi bạn khôn lớn.
Bạn hối hận vì đã cư xử không phải khi cha mẹ trách cứ mình.
Bạn nhận ra rằng đứa em bạn thật đáng yêu, xem ra nó không trẻ con một chút nào, khác hẳn với bạn.
Bạn cảm thấy tiếc nuối vì đã đánh mất biết bao phút giây sum họp đầm ấm của gia đình.
Bạnu nhận ra mình thật vô tâm vì chưa bao giờ thực tâm giúp đỡ mẹ trong công việc gia đình.
Bạn có lúc sẽ nhận ra là mình đã sai khi đặt cha mẹ ra khỏi thế giới riêng của mình chỉ vì một suy nghĩ hết sức một chiều: "Cha mẹ không hiểu con!".

Chỉ khi bắt đầu làm cha, làm mẹ bạn mới thấu hiểu làm đấng sinh thành khó đến nhường nào. Khi những đứa con xinh xắn của bạn lớn lên, bạn mới thấy thật không dễ dàng để làm bạn với chúng. Và khi đã bước vào cuộc sống rồi, bạn mới hiểu sẽ rất khó có được những giây phút vui vầy cạnh những đứa em như xưa. Nhưng hình như tất cả đã muộn, cha mẹ bạn hoặc đã già, hoặc đã đi xa mãi mãi. Bạn không thể tìm lại được những năm tháng hạnh phúc ấy.


Có những lúc bạn vô tình đặt gia đình ở một vị trí rất bình thường trong trái tim bạn. Chỉ khi thật sự mất đi một điều gì, bạn mới thấy điều đó là quang trọng. Sẽ đến một ngày những giây phút bình dị nhất bên gia đình sẽ không còn nữa. Bạn ngoảnh đầu tiếc nuối ư? Sẽ không còn kịp! Bạn hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa, để yêu thương và cảm nhận đầy đủ những nhọc nhằn của mẹ, những nghiêm khắc của cha hay cái nhõng nhẽo của đứa em. Vì có thể một lúc nào đó, sẽ không còn thời gian để quay lại được nữa.
 
Hay quá, rất có ý nghĩa, cám ơn em Minh Anh nhiều lắm, em không biết là em đã giúp chị nhiều như thế nào đâu :)
 
Back
Bên trên