Trần Minh Anh
(macon)
Thành viên (sai email)
Không bao giờ bỏ cuộc
Tôi còn nhớ mãi chiếc xe mơ ước của tôi, một chiếc xe Trans Am đời 76, đen đậm cùng một kiểu xe mà Burt Reynolds đã lái trong phim " Smoky and the Bandit". Tôi làm thêm cật lực suốt trung học mới mua được nó.
Rồi khi đã rong ruổi hàng ngàn dặm trên chiếc xe này, tôi lại mơ ước mua được một căn hộ tươm tất với ít đồ đạc căn bản. Vừa phải vật lộn để kết thúc được năm thứ nhất đại học, tôi vừa liều mình đặt vấn đề với cô gái trong mộng của tôi. Nàng đã đồng ý.
Thế là thực tế hiện ra lù lù, tôi phải nếm trải cái mà người lớn kinh hãi gọi đó là "trách nhiệm". Một vài tuần sau, khi đang lái xe đi đón vợ chưa cưới, một ý tưởng loé lên từ đâu đó trong xó xỉnh đầu óc. Ðó là xuất bản một tờ báo toàn quảng cáo của các cửa hiệu buôn bán trong vùng cho sinh viên. Tôi tạm gọi tờ này là "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên". Chắc chắn rồi sao lại không làm chứ? Chẳng phải ngày trước có một ông thầy làm báo đã nhận xét rằng tôi là người bán hàng giỏi nhất mà ông từng gặp sao? Thì bây giờ tôi làm việc ấy đây!
Tôi ký hợp đồng với một tờ báo địa phương đứng ra in báo cho tôi và thuê về một máy xếp chữ. Buổi tối đó tôi trình bày quảng cáo trên cái bàn dã chiến. Suốt cả ngày, giữa chừng các lớp học, tôi xuống khu vực trung tâm thành phố để rao bán mục quảng cáo cho các chủ tiệm. Tôi rất hào hứng với kế hoạch của mình và gần như không ngủ. Tôi biết những khu phố trung tâm này có lẽ không phải là trọng tâm của mình, nhưng tôi cho đó chính là một nơi thích hợp để bắt đầu việc này. Tôi có thể thực tập việc buôn bán của mình và hoàn thiện nó tại đây, trước khi theo đuổi những địa chỉ chủ bài - những nơi tôi biết sinh viên thường lui tới.
Mặc dù một vài ông bà chủ tiệm trên phố chính từ chối, lại còn nói:" Tôi có con trai bằng tuổi cậu. Nó đi cắt cỏ kiếm thêm. Sao phải làm như thế này cho cực thế hả nhóc?". Tôi vẫn kiên trì và mọi việc đâu vào đấy. Tôi phải bù thêm tiền để có một thiết kế mỹ thuật, in bốn màu rực rỡ, phủ bìa trước sau. Tình thế bấy giờ đúng là treo trên sợi chỉ mành. Và mọi việc đã sẵn sàng.
Ngày phát hành báo đã đến. Tôi thuê một góc hội quán sinh viên để làm nơi đăng ký báo. Vợ chưa cưới và tôi phải tiếp hàng đợt sinh viên. Giờ này qua giờ khác khi ngẫng đầu lên thì mới hay ngày đã hết. Công việc cũng đã xong.
Khi ra về, một chuyện kinh hoàng đập vào mắt chúng tôi: "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" rải đầy từ đầu đến cuối sân trường, và không còn tờ nào nguyên vẹn. 5000 bản chúng tôi phát hôm đó thì 4999 bản tan tành. Cả đêm hôm đó, hai đứa tôi lo dọn dẹp sân trường và gặm nhấm vết thương.
Mơ ước làm kinh doanh của tôi tan tành. Sự nghiệp làm ăn ngắn ngủi chấm dứt. Vài tháng sau tiền nong cũng hết sạch. Khỏi phải nói các cửa tiệm không muốn quảng cáo nữa. Thêm vài tháng nữa tôi lấy vợ. Chúng tôi xoay sở cũng thuê được một chỗ nho nhỏ để ở, ngoài ra chúng tôi cũng mua được một ít đồ đạc, không nhiều. Tôi cần phải làm để nuôi gia đình. Tôi đến xin làm chân quảng cáo trong cho một đài phát thanh địa phương. Ban đêm tôi chạy bàn. Nhưng tôi muốn có nhiều hơn thế. Tôi biết rằng nếu mình thử lần nữa, có thể ý tưởng sẽ thành. Tôi cũng muốn học xong đại học, lấy cho được cái bằng. Những lời nói buồn bã của một trong những thầy dạy tôi còn ám ảnh tôi mãi:"Em nên nhớ, một nền giáo dục đại học thực sự là dạy người ta biết kết thúc việc đã bắt đầu."
Vợ tôi và tôi làm việc cật lực và tiết kiệm. Ðến mùa hè năm sau, chúng tôi đã có đủ tiền để trang trải chi phí số thứ hai của "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên". Tôi quyết tâm rút kinh nghiệm lần truớc. Lần này tôi đến những cơ sở bán những thứ sinh viên cần, và đến trước hết là những nơi mà sinh viên thích. Tôi la cà mọi tiệm pizza, những quán hamburger, mỗi quầy rượu trong thành phố. Tôi không xuống những cửa hiệu sang trọng ở trung tâm nữa. Tất cả được tuyên bố ở trang bìa:" Với phiếu mua hàng và giảm giá, trị giá hơn 589USD, có giá trị trong suốt một học kỳ".
"Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" số 2 đã được đón nhận nồng nhiệt. Công ty của tôi bắt đầu từ đó và lớn dần. Tôi đã đi học trở lại. Năm 1996, vào năm học cuối, Hội Doanh nhân Ðại học đã trao giải thưởng:"Doanh nhân - sinh viên nổi bật nhất trong năm". 15 năm sau khi ra đời, "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" tiếp tục thống trị thị trường và chưa có học kỳ nào mà không tăng lên về doanh thu và lợi nhuận so với kỳ trước. Những viên đá nền cho toà nhà kinh doanh của tôi đã được đặt như vậy.
Từ đó tôi đã lập thêm hàng chục công ty khác ở các ngành nghề khác nhau, hầu hết là thành công, nhưng cũng có cái đã thất bại. Tôi đi vòng quanh thế giới giảng cho sinh viên về kinh doanh. Tôi dạy họ điều tôi đã học được: tin vào chính mình, khó khăn chỉ là tạm thời, theo đuổi giấc mơ, và không bao giờ bỏ cuộc.
Tôi còn nhớ mãi chiếc xe mơ ước của tôi, một chiếc xe Trans Am đời 76, đen đậm cùng một kiểu xe mà Burt Reynolds đã lái trong phim " Smoky and the Bandit". Tôi làm thêm cật lực suốt trung học mới mua được nó.
Rồi khi đã rong ruổi hàng ngàn dặm trên chiếc xe này, tôi lại mơ ước mua được một căn hộ tươm tất với ít đồ đạc căn bản. Vừa phải vật lộn để kết thúc được năm thứ nhất đại học, tôi vừa liều mình đặt vấn đề với cô gái trong mộng của tôi. Nàng đã đồng ý.
Thế là thực tế hiện ra lù lù, tôi phải nếm trải cái mà người lớn kinh hãi gọi đó là "trách nhiệm". Một vài tuần sau, khi đang lái xe đi đón vợ chưa cưới, một ý tưởng loé lên từ đâu đó trong xó xỉnh đầu óc. Ðó là xuất bản một tờ báo toàn quảng cáo của các cửa hiệu buôn bán trong vùng cho sinh viên. Tôi tạm gọi tờ này là "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên". Chắc chắn rồi sao lại không làm chứ? Chẳng phải ngày trước có một ông thầy làm báo đã nhận xét rằng tôi là người bán hàng giỏi nhất mà ông từng gặp sao? Thì bây giờ tôi làm việc ấy đây!
Tôi ký hợp đồng với một tờ báo địa phương đứng ra in báo cho tôi và thuê về một máy xếp chữ. Buổi tối đó tôi trình bày quảng cáo trên cái bàn dã chiến. Suốt cả ngày, giữa chừng các lớp học, tôi xuống khu vực trung tâm thành phố để rao bán mục quảng cáo cho các chủ tiệm. Tôi rất hào hứng với kế hoạch của mình và gần như không ngủ. Tôi biết những khu phố trung tâm này có lẽ không phải là trọng tâm của mình, nhưng tôi cho đó chính là một nơi thích hợp để bắt đầu việc này. Tôi có thể thực tập việc buôn bán của mình và hoàn thiện nó tại đây, trước khi theo đuổi những địa chỉ chủ bài - những nơi tôi biết sinh viên thường lui tới.
Mặc dù một vài ông bà chủ tiệm trên phố chính từ chối, lại còn nói:" Tôi có con trai bằng tuổi cậu. Nó đi cắt cỏ kiếm thêm. Sao phải làm như thế này cho cực thế hả nhóc?". Tôi vẫn kiên trì và mọi việc đâu vào đấy. Tôi phải bù thêm tiền để có một thiết kế mỹ thuật, in bốn màu rực rỡ, phủ bìa trước sau. Tình thế bấy giờ đúng là treo trên sợi chỉ mành. Và mọi việc đã sẵn sàng.
Ngày phát hành báo đã đến. Tôi thuê một góc hội quán sinh viên để làm nơi đăng ký báo. Vợ chưa cưới và tôi phải tiếp hàng đợt sinh viên. Giờ này qua giờ khác khi ngẫng đầu lên thì mới hay ngày đã hết. Công việc cũng đã xong.
Khi ra về, một chuyện kinh hoàng đập vào mắt chúng tôi: "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" rải đầy từ đầu đến cuối sân trường, và không còn tờ nào nguyên vẹn. 5000 bản chúng tôi phát hôm đó thì 4999 bản tan tành. Cả đêm hôm đó, hai đứa tôi lo dọn dẹp sân trường và gặm nhấm vết thương.
Mơ ước làm kinh doanh của tôi tan tành. Sự nghiệp làm ăn ngắn ngủi chấm dứt. Vài tháng sau tiền nong cũng hết sạch. Khỏi phải nói các cửa tiệm không muốn quảng cáo nữa. Thêm vài tháng nữa tôi lấy vợ. Chúng tôi xoay sở cũng thuê được một chỗ nho nhỏ để ở, ngoài ra chúng tôi cũng mua được một ít đồ đạc, không nhiều. Tôi cần phải làm để nuôi gia đình. Tôi đến xin làm chân quảng cáo trong cho một đài phát thanh địa phương. Ban đêm tôi chạy bàn. Nhưng tôi muốn có nhiều hơn thế. Tôi biết rằng nếu mình thử lần nữa, có thể ý tưởng sẽ thành. Tôi cũng muốn học xong đại học, lấy cho được cái bằng. Những lời nói buồn bã của một trong những thầy dạy tôi còn ám ảnh tôi mãi:"Em nên nhớ, một nền giáo dục đại học thực sự là dạy người ta biết kết thúc việc đã bắt đầu."
Vợ tôi và tôi làm việc cật lực và tiết kiệm. Ðến mùa hè năm sau, chúng tôi đã có đủ tiền để trang trải chi phí số thứ hai của "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên". Tôi quyết tâm rút kinh nghiệm lần truớc. Lần này tôi đến những cơ sở bán những thứ sinh viên cần, và đến trước hết là những nơi mà sinh viên thích. Tôi la cà mọi tiệm pizza, những quán hamburger, mỗi quầy rượu trong thành phố. Tôi không xuống những cửa hiệu sang trọng ở trung tâm nữa. Tất cả được tuyên bố ở trang bìa:" Với phiếu mua hàng và giảm giá, trị giá hơn 589USD, có giá trị trong suốt một học kỳ".
"Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" số 2 đã được đón nhận nồng nhiệt. Công ty của tôi bắt đầu từ đó và lớn dần. Tôi đã đi học trở lại. Năm 1996, vào năm học cuối, Hội Doanh nhân Ðại học đã trao giải thưởng:"Doanh nhân - sinh viên nổi bật nhất trong năm". 15 năm sau khi ra đời, "Mẹo tiết kiệm cho sinh viên" tiếp tục thống trị thị trường và chưa có học kỳ nào mà không tăng lên về doanh thu và lợi nhuận so với kỳ trước. Những viên đá nền cho toà nhà kinh doanh của tôi đã được đặt như vậy.
Từ đó tôi đã lập thêm hàng chục công ty khác ở các ngành nghề khác nhau, hầu hết là thành công, nhưng cũng có cái đã thất bại. Tôi đi vòng quanh thế giới giảng cho sinh viên về kinh doanh. Tôi dạy họ điều tôi đã học được: tin vào chính mình, khó khăn chỉ là tạm thời, theo đuổi giấc mơ, và không bao giờ bỏ cuộc.