Lich sử Việt Nam

Trần Xuân Bách đã viết:
em hỏi cái này hơi ngoài lề một chút , có anh chị nào biết về lịch sử của Cambodia từ năm 1979 đến 1990 không ạ , tức là thời kì nước Cộng hòa nhân dân Campuchia (under Vietnamese domination) ấy , các gương mặt chính trị tiêu biểu , các chính sách kinh tế , quan hệ với thế giới bên ngoài , Sihanouk thời gian đó ở đâu và làm gì , cuộc nội chiến tiếp diễn chống tàn quân Khmer Rouge... và đặc biệt là vai trò của Việt Nam ta trong thời gian đó ở Campuchia trên mọi lĩnh vực ?
Nếu muốn tìm hiểu về vấn đề này thì có thể tham khảo những sách vở nào ạ ?

có cái trang Wikipedia < link > gồm rất nhiều thứ tiếng < cả tiếng Việt > anh có thể tham khảo nhiều thứ trong đó ạ ;) !
Bách khoa toàn thư mở ;) !

cụ thể: về Cambodia < 1979 -> 1990 > thì anh có thể tham khảo ở đây < tiếng Việt > ạ :) !
hoặc cũng có thể vào đây < tiếng Anh > ạ :) !

P/S: 1 số cái thì Wikipedia tiếng Việt ko có ---> anh có thể xem ở Wikipedia tiếng Anh ạ ;) !
 
Nói j` nữa anh :))
Bây h thì cứ wiki mà chém thôi, ko biết 1 ngày wiki đổ thì đời ntn đây :))
 
Lịch sử là môn kinh khủng nhất của cuộc đơi, ai thik học thì học cực vào, ai ko thk thì có nhồi nhét bao nhiêu cugnx ko nhớ....E nằm trong số bị nhồi ép :(( đến năm mình thi 8 môn, có Sử :((
 
theo em nghĩ thì học sử có thể trở nên dễ dàng, dễ tiếp cận bằng thơ ca . Chính Bác Hồ của chúng ta đã tóm gọn Lịch sử Việt Nam qua "Lịch Sử nước ta". Để khơi gợi lòng tự hào dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài kêu gọi "Lịch sử nước ta". Bài gồm 210 câu thơ lục bát, dễ thuộc, dễ hiểu, phù hợp với nhân dân Việt Nam lúc đó với tình hình trên 90% dân số mù chữ .Chắc nhiều bạn cũng đá có cái bài này, tuy nhiên thì em cũng xin phép post lên vậy:

Lịch sử nước ta

Dân ta phải biết sử ta.
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.
Kể năm hơn bốn ngàn năm
Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà.
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang
Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ con Phù Đổng tiếng vang muôn đời.
Tuổi tuy chưa đến chín mười
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương.
An Dương Vương thế Hùng Vương
Quốc danh Âu Lạc cầm quyền trị dân.
Nước Tàu cậy thế đông người
Kéo quân áp bức giống nòi Việt Nam
Quân Tàu nhiều kẻ tham lam
Dân ta há dễ chịu làm tôi ngươi?
Hai Bà Trưng có đại tài
Phất cờ khởi nghĩa giết người tà gian
Ra tay khôi phục giang san
Tiếng thơm dài tạc đá vàng nước ta
Tỉnh Thanh Hoá có một bà
Tên là Triệu Ẩu tuổi vừa đôi mươi.
Tài năng dũng cảm hơn người
Khởi binh cứu nước muôn đời lưu phương.
Phụ nữ ta chẳng tầm thường
Đánh Đông, dẹp Bắc làm gương để đời.
Kể gần sáu trăm năm giời
Ta không đoàn kết bị người tính thôn.
Anh hùng thay ông Lý Bôn
Tài kiêm văn võ, sức hơn muôn người.
Đánh Tàu đuổi sạch ra ngoài
Lập nên triều Lý sáu mươi năm liền.
Vì Lý Phật Tử ngu hèn
Để cho Tàu lại xâm quyền nước ta.
Thương dân cực khổ xót xa
Ông Mai Hắc Đế đứng ra đánh Tàu.
Vì dân đoàn kết chưa sâu
Cho nên thất bại trước sau mấy lần.
Ngô Quyền quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm.
Đến hồi thập nhị sứ quân
Bốn phương loạn lạc, muôn dân cơ hàn.
Động Hoa Lư có Tiên Hoàng
Nổi lên gây dựng triều đàng họ Đinh.
Ra tài kiến thiết kinh dinh,
Đến Vua Phế Đế chỉ kinh hai đời.
Lê Đại Hành nối lên ngôi
Đánh tan quân Tống, đuổi lui Xiêm Thành.
Vì con bạo ngược hoành hành
Ba đời thì đã tan tành nghiệp vương.
Công Uẩn là kẻ phi thường
Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta.
Mở mang văn hoá nước nhà
Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.
Lý Thường Kiệt là hiền thần
Đuổi quân nhà Tống, phá quân Xiêm Thành.
Tuổi già phỉ chí công danh
Mà lòng yêu nước trung thành không phai.
Họ Lý truyền được chín đời
Hai trăm mười sáu năm giời thì tan.
Nhà Trần thống trị giang san,
Trị yên trong nước, đánh tan địch ngoài,
Quân Nguyên binh giỏi tướng tài:
Đánh đâu được đấy, dông dài Á, Âu,
Tung hoành chiếm nửa Âu châu
Chiếm Cao Ly, lấy nước Tàu bao la,
Lăm le muốn chiếm nước ta
Năm mươi vạn lính vượt qua biên thuỳ,
Hải quân theo bể kéo đi,
Hai đường vây kín Bắc Kỳ như nêm.
Dân ta nào có chịu hèn
Đồng tâm hợp lực mấy phen đuổi Tàu.
Ông Trần Hưng Đạo cầm đầu,
Dùng mưu du kích đánh Tàu tan hoang.
Mênh mông một dải Bạch Đằng
Nghìn thu soi rạng giống dòng quang vinh,
Hai lần đại phá Nguyên binh,
Làm cho Tàu phải thất kinh rụng rời.
Quốc Toản là trẻ có tài,
Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền
Mấy lần đánh thắng quân Nguyên
Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung.
Thật là một đấng anh hùng.
Trẻ con Nam Việt nên cùng neo theo.
Đời Trần văn giỏi võ nhiều
Ngoài dân thịnh vượng trong triều hiền minh.
Mười hai đời được hiển vinh,
Đến Trần Phế Đế nước mình suy vi.
Cha con nhà Hồ Quý Ly,
Giết vua tiếm vị một kỳ bảy niên.
Tình hình trong nước không yên,
Tàu qua xâm chiếm giữ quyền mấy lâu,
Bao nhiêu của cải trân châu,
Chúng vơ vét chở về Tàu sạch trơn.
Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn,
Mặc dầu tướng ít binh đơn không nàn.
Mấy phen sông Nhị núi Lam,
Thanh gươm yên ngựa Bắc, Nam ngang tàng.
Kìa Túy Động nọ Chi Lăng,
Đánh hai mươi vạn quân Minh tan tành.
Mười năm sự nghiệp hoàn thành,
Nước ta thoát khỏi cái vành nguy nan.
Vì dân hăng hái kết đoàn,
Nên khôi phục chóng giang san Lạc Hồng.
Vua hiền có Lê Thánh Tôn,
Mở mang bờ cõi đã khôn lại lành.
Trăm năm truyền đến cung hoàng,
Mạc Đăng Dung đã hoành hành chiếm ngôi.
Bấy giờ trong nước lôi thôi,
Lê Nam, Mạc Bắc rạch đôi san hà,
Bảy mươi năm vạn can qua
Cuối đời mười sáu Mạc đà suy vi.
Từ đời mười sáu trở đi,
Vua Lê, chúa Trịnh chia vì khá lâu
Nguyễn Nam Trịnh Bắc đánh nhau,
Thấy dân cực khổ mà đau đớn lòng.
Dân gian có kẻ anh hùng,
Anh em Nguyễn Nhạc nổi vùng Tây Sơn,
Đóng đô ở đất Quy Nhơn,
Đánh tan Trịnh, Nguyễn cứu dân đảo huyền
Nhà Lê cũng bị mất quyền,
Ba trăm sáu chục năm truyền vị vương.
Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm, giặc tàu,
Ông đà chí cả mưu cao,
Dân ta lại biết cùng nhau 1 lòng.
Cho nên tàu dẫu làm hung,
Dân ta vẫn giữ non sông nước nhà.
Tướng tây Sơn có một bà,
Bùi là nguyên họ, tên là Thị Xuân,
Tay bà thống đốc ba quân,
Đánh hơn mấy trận, địch nhân liệt là.
Gia Long lại dấy can qua,
Bị Tây Sơn đuổi, chạy ra nước ngoài.
Tự mình đã chẳng có tài,
Nhờ tây qua cứu tính bài giải vây.
Nay ta mất nước thế này,
Cũng vì vua Nguyễn rước Tây vào nhà,
Khác gì cõng rắn cắn gà,
Rước voi dầy mả thiệt là ngu si.
Từ năm Tân Hợi trở đi,
tây đà gây chuyện thị phi với mình.
Vậy mà vua chúa triều đình,
Khư khư cứ tưởng là mình khôn ngoai.
nay ta nước mất nhà tan
Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn.
Năm Tự Đức thập nhất niên,
Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây.
Hăm lăm năm sau trận này,
Trung Kỳ cũng mất, Bắc Kỳ cũng tan,
Ngàn năm gấm vóc giang san,
Bị vua họ Nguyễn đen hàng cho Tây !
Tội kia càng đắp càng đầy,
Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng.
Nước ta nhiều kẻ tôi trung,
Tấm lòng tiết nghĩa rạng cùng tuyết sương.
Hoàng Diệu với Nguyễn Tri Phương,
Cùng thành còn mất làm gương để đời.
Nước ta bị Pháp cướp rồi,
Ngọn cờ khởi nghĩa nhiều nơi lẫy lừng;
Trung Kỳ đảng Phan Đình Phùng
Ra tay đánh Pháp, vẫy vùng một phương.
Mấy năm ra sức cần Vương,
Bọn ông Tán Thuật nổi đường Hưng Yên,
Giang san độc lập một miền,
Ông Hoàng Hoa Thám đất Yên tung hoành.
Anh em khố đỏ, khố xanh,
Mưu khoải nghĩa tại Hà thành năm xưa,
Tỉnh Thái Nguyên với Sầm Nưa,
Kế nhau khởi nghĩa rủi chưa được toàn.
Kìa Yên Bái, nọ Nghệ Anh
Hai lần khởi nghĩa tiếng vang hoàn cầu.
Nam Kỳ im lặng đã lâu,
Năm kia khởi nghĩa đương đầu với Tây.
Bắc Sơn đó, Đô Lương đây!
Kéo cờ khởi nghĩa, đánh Tây bạo tàn.
Xét trong lịch sử Việt Nam,
Dân ta vốn cũng vẻ vang anh hùng.
Nhiều phen đánh Bắc dẹp Đông,
Oanh oanh liệt liệt con Rồng cháu Tiên.
Ngày nay đến nỗi nghèo hèn,
Vì ta chỉ biết lo yên một mình.
Để người đè nén, xem khinh,
Để người bóc lột ra tình tôi ngươi !
Bây giờ Pháp mất nước rồi,
Không đủ sức, không đủ người trị ta.
Giặc Nhật Bản thì mới qua;
Cái nền thống trị chưa ra mối mành.
Lại cùng Tàu, Mỹ, Hà, Anh,
Khắp nơi có cuộc chiến tranh rầy rà.
Ấy là nhịp tốt cho ta,
Nổi lên khôi phục nước nhà tổ tông.
Người chúng ít, người mình đông
Dân ta chỉ cốt đồng lòng là nên.
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên !
Mau mau đoàn kết vũng bền cùng nhau.
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu,
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn.
Người giúp sức, kẻ giúp tiền,
Cùng nhau giành lấy chủ quyền của ta.
Trên vì nước, dưới vì nhà,
Ấy là sự nghiệp, ấy là công danh.
Chúng ta có hội Việt Minh
Đủ tài lãnh đạo chúng mình đấu tranh
Mai sau sự nghiệp hoàn thành
Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng
Dân ta xin nhớ chữ đồng:
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh !
 
...Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì...tra Google.:|
 
Nghe nói cuối tác phẩm "Lịch sử nước ta", chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự đoán năm nước ta giành độc lập mà. (Câu ấy đâu).
Và chủ tịch Hồ Chí Minh còn có những dự đoán thiên tài nào nữa?
 
Bây h thiếu gì người thuộc hơn Bác.;))
Bác có biết miền Nam giải phóng hôm nào đâu.:">
 
883.Năm 1924 , trong bài "Đông Dương và Thái Bình Dương", Bác đã dự báo về nguy cơ của một sự kiện thảm khốc nào trong lịch sử nhân loại?

884.Tháng 8-1914, khi đang ở Anh, trong bức thư gửi cụ Phan Chu Trinh, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã viết: "...Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đã vào vòng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu đã nói với bác về cơn dông sấm động này...". Người thanh niên ấy đang nói về sự kiện nào

885.Tháng 2-1942 , Bác biên soạn cuốn "Lịch sử nước ta" theo hình thức diễn ca. Cuối tác phẩm có mục "Những năm tháng quan trọng" ghi những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, sự kiện cuối cùng, Bác viết: ..............- Việt Nam độc lập". Hồ Chí Minh đã dự đoán rằng năm nào nước ta độc lập!

Thế còn những lời sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
 
nói chung cái này thì cũng chỉ là biết thôi
có ai biết lịch sử của nước mình tư năm 75 đến năm 90(cái này thì chẳng thấy ở đâu nói cả) thì cho em biết với, tại sao trung Quốc lại đánh mình, sao mình lại cho quân sang canpuchia....................

nhân tiện hỏi luôn ai biết về vụ chesnia, nguyên nhân, lịch sử , tình hình bây giờ..........

Bạn Hưng nhiệt tình quá, copy cho mọi người đọc ;) các bạn có thể đọc lịch sử VN tren VNthuquan hoặc search trên mạng rất nhiều

VN sử lược - Trần Trọng Kim

Các bạn trên muốn biết rõ lịch sử sau năm 75 đến chiến trang biên giới năm 79. Đọc tác phẩm này Chiến Trang Đông Dương
 
Lịch sử Việt Nam hay nhưng mà cách dạy ở phổ thông thì chán quá, không gợi mở cho học sinh tranh luận gì cả.
Mới lại Việt Nam cũng không có phim ảnh hay tiểu thuyết lịch sử nào hay, học sinh không chán mới lạ.
 
Mình xin thống kê các quyến sử VN, cho các bạn dễ tìm và dễ đọc

VN mình Bắc thuộc hàng ngàn năm, Ngô Quyền đã giành quyền tự chủ cho Đại Việt, mở ra thời kỳ phong kiến VN. Là một nước quan trọng cần phải có bộ Quốc sử phải không ạ. Thế mà qua Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý đến đầu thời Trần, Bãng Nhãn Lê Văn Hưu mới là người đầu tiên soạn nên bộ Quốc Sử đầu tiên, đó la cuốn ĐẠI VIỆT SỬ KÝ (chép đến hết thời nhà Lý)

Quyển sử thứ hai được mang tên ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ được làm thời kì phát triển nhất của phong kiến VN Lê Thánh Tông, do Ngô Sỹ Liên kết hợp với Phan Phù Tiên viết ra. Quyển này sau đó được các thế hệ sau làm đầy cho đến thời Vua Lê chúa Trịnh.

Quyển thứ ba gọi là ĐẠI NAM THỰC LỤC, do nhà Nguyễn viết, chỉ chép thời chúa Nguyễn đến vua Nguyễn.

Chỉ nên nhớ 3 quyển quốc sử lớn :D , có thể tìm hiểu thêm còn một số quyển chính sử khác như AN NAM CHÍ LƯỢC (cùng thời với Đại Việt sử kí), hay VIỆT SỬ TIÊU ÁN, HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ của dòng họ Ngô Thì (Sỹ, Nhậm), VIỆT SỬ CƯƠNG MỤC thời nguyễn. Tất cả các quyển biên sử này đều bằng chữ Hán hồi xưa.

Đến thế kỷ thứ XX, một số các nhà sử học mới dịch các bản Quốc sử trên, kết hợp với lịch sử các nước láng giềng và Pháp, viết nên các bộ Quốc sử bằng chữ Latin mà chúng ta đọc, tiêu biểu có Trần Trọng Kim với VIỆT NAM SỬ LƯỢC.

Tất cả các quyển sách này, bạn search tên trên mạng, rất nhiều.
 
Ôi ai search được quyển Đại Việt sử ký thì em xin gọi bằng cụ, ah không, kị luôn cho nó xứng.^:)^
 
Theo em thì Đại Nam thực lục không thể gọi là bộ sử lớn, ngang hàng với Toàn thư được.:| Nó chỉ kể về dòng dõi nhà Nguyễn Đằng Trong thôi.
Quyển của Quốc sử quán mà có giá trị nhất phải kể đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Tuy nhiên nói thế thôi, chứ đọc để biết Sử thì không nên đọc mấy cái quyển đó, kể cả Toàn thư. Nên tìm đọc các quyển tóm tắt lịch sử mà đời sau này viết lại, có thể tính từ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (ngay cả quyển này đọc cũng lạ lạ rồi).
 
Ôi ai search được quyển Đại Việt sử ký thì em xin gọi bằng cụ, ah không, kị luôn cho nó xứng.^:)^

Bọn Tàu chuyên trò đốt sách, giết học trò, quyển này nghe nói bị thất lạc trong 20 năm nhà Minh đô hộ. Nhưng nó ẩn trong Đại Việt sử kí toàn thư sau này còn gì :D
 
Theo em thì Đại Nam thực lục không thể gọi là bộ sử lớn, ngang hàng với Toàn thư được.:| Nó chỉ kể về dòng dõi nhà Nguyễn Đằng Trong thôi.
Quyển của Quốc sử quán mà có giá trị nhất phải kể đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục.

Tuy nhiên nói thế thôi, chứ đọc để biết Sử thì không nên đọc mấy cái quyển đó, kể cả Toàn thư. Nên tìm đọc các quyển tóm tắt lịch sử mà đời sau này viết lại, có thể tính từ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (ngay cả quyển này đọc cũng lạ lạ rồi).

Bạn nói rất đúng về ý nghĩa 2 quyển sử. Nhưng mình nghĩ thế này, việc chép sử không thể một cá nhân viết ra như viết truyện được, mà một con người thời xưa thọ trung bình 30-40 tuổi cũng chỉ biết rõ về thời mình sống, nên việc chép sử là tổng hợp của những cái trước đó và cóp nhặt những cái hiện tại. Quyển Toàn Thư chứa trong đó quyển ĐV sứ kí Lê Văn Hưu, và được viết tới đầu chúa Trịnh chúa Nguyễn. Quyển Việt Sử Cương Mục thời Nguyễn ôm cả Toàn Thư trước đó, và tất nhiên là có ĐẠi Nam thực lục thời Nguyền vì cùng một bọn viết ra cả:D
 
Em không nghĩ như vậy.:))
Không phải Version 2.0 có mọi thứ của 1.0 :))
ĐVSK bị thất lạc nhưng trong Toàn thư nó chỉ được NSL trích lại thành từng lời tham khảo (Lê Văn Hưu viết...) chứ không phải là chép lại toàn bộ.
Tất nhiên là sách Cương mục chép theo kiểu sách Cương mục chứ nhà nước chả hơi đâu trả lương cho 1 loạt các quan copy paste như bây h.:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên