Liệu có nên bỏ án tử?

Nguyễn Mạnh Tùng
(Chiensiquocxa)

New Member
Ở nhiều nước văn minh phương Tây, họ cho rằng tử hình là vô nhân đạo và xâm phạm nhân quyền. Họ vẫn thường đi rao giảng đạo lý này và gây sức ép lến các dân tộc lạc hậu khác để họ phải bỏ hình phạt này. Ý kiến của mọi người thế nào? Liệu chúng ta có nên nhân từ và tha chết cho đám tử tù kia?
 
Không nên. Phí tiền thuế nuôi chung thân.
 
Nói chung là với một số kẻ tội ác tày trời và ko có đường hối lỗi thì tử hình theo em thấy là hợp lí, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Với cả nói câu này có lẽ sẽ bị chửi nhưng như một số người thường nói " chết bớt đi cho đất nó rộng"
 
Án tử hình có nhiều cái đi liền dính dáng với nó lắm. VD như giết người là bị tử hình, vậy thì người thi hành án tử hình đấy cũng là giết người? Nhìn ở 1 góc độ thì là đúng nhưng nhìn ở góc độ khác thì lại là sai :-?? Đấy là chưa kể việc tử hình có thật sự có ích lợi trong việc giảm tỉ lệ phạm tội ko? Tội thế nào thì đáng bị tử hình? Bao nhiêu tuổi là độ tuổi minimum phải chịu án tử hình...(có nước vẫn tử hình người dưới 18 tuổi, thật đáng sợ). Rồi còn wrongful convictions, wrongful execution. Xem/đọc những phim, sách như Prison break, Greenmile, the Shawshank redemption, A prisoner of birth, Monte Cristo...cảm thấy việc tước bỏ cuộc sống của người khác vẫn có cái gì không đúng lắm :| Ngoài đời thực cũng có wrongful convictions nhưng không được biết rộng rãi thôi, chắc chắn là có.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chỉ một điều thôi mình có học criminalistics (kiểu như tội phạm học) ở Mỹ. Có một cái thống kê mình đọc; năm 2001 một nhóm giáo sư luật ở một trường đại học xin mở ra lại một số vụ án phán sử ở vùng Đông Bắc Mỹ (New England). Họ xin áp dụng công nghệ DNA (di truyền) vào các vụ án này; và họ phát ra có tới khoảng 200 vụ án bị oan.

Mình kô biết hệ thống an ninh ở vùng Đông Bắc Mỹ tốt cỡ nào so với thế giới; nhưng mình xin mạo muội nói là nó cũng không kém hơn ở VN.

Vậy câu hỏi ở đây là chẳng lẽ chúng ta thà "giết lầm còn hơn là bỏ xót"?

Mình biết là nó rất tốn kém, tuy nhiên, nếu lỡ như bạn bị phán tội trạng gì đó, nhà bạn nghèo không thuê được luật sư giỏi hay có đủ tiền để đút túi cảnh sát hay quan tòa thì chết là cái chắt.
 
Không nên. Phí tiền thuế nuôi chung thân.

Chả phải. Ông bạn nhầm rồi. :| Có phải tù nhân là được ăn không ngồi rồi, cơm bưng nước rót đâu. :-j Trong tù họ vẫn phải lao động cải tạo, trồng rau nuôi lợn đấy chứ. :| Họ phải lao động để tự nuôi mình ở trong tù. Không lấy tiền đâu ra mà nuôi họ? Chẳng nhẽ người dân đi làm mửa mật, đóng thuế để nuôi mấy người đó à. :)|

Trở lại chủ đề, đến cái nước phát triển nhất thế giới như nước Mỹ, đến lúc này nó vẫn còn giữ án tử hình cho ngồi ghế điện thì... quả là chưa nên bỏ án tử hình. Nhưng cũng nên thu hẹp đối tượng phải chịu mức án này, cho họ có cơ hội làm lại cuộc đời. :(

Mà suy cho cùng, thì việc sinh ra cái án tử hình đâu có để làm gì ngoài mục đích răn đe những kẻ khác?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực tế ở các nước giữ án tử hình, ko phải phạm nhân bị giết rào rào. Như ở nước ta nhân đạo nên người ta rất cố tránh tử hình. Chỉ những tội ác ghê tởm và rõ rành rành thì ko tha được. Thế nhưng sau khi tuyên án, cũng phải 1 thời gian sau mới thi hành, chính là để xem xét hành vi của tử tù, đặng chủ tịch nước phê chuẩn hoặc bác đơn xin ân xá.
Tử hình có nhiều mục đích. Thứ nhất là để răn đe. Thứ hai là để xoa dịu dư luận xã hội và người thân của nạn nhân. Tất nhiên vị tha là tốt, nhưng nói ra thì dễ hơn làm. Trong vụ khủng bố Bali, rất nhiều người Úc là nhân thân người thiệt mạng trước đây phản đối án tử hình, nhưng sau lại đòi hỏi phải giết hết bọn khủng bố.
 
Chỉ một điều thôi mình có học criminalistics (kiểu như tội phạm học) ở Mỹ. Có một cái thống kê mình đọc; năm 2001 một nhóm giáo sư luật ở một trường đại học xin mở ra lại một số vụ án phán sử ở vùng Đông Bắc Mỹ (New England). Họ xin áp dụng công nghệ DNA (di truyền) vào các vụ án này; và họ phát ra có tới khoảng 200 vụ án bị oan.

Vậy 200 vụ án oan này là tử hình hết?
 
nếu anh là tử tù thì anh thích ở trong tù suốt đời hơn, có gì quí bằng mạng sống đâu :-s
mà biết đâu về sau còn được chủ tịch nước ân xá nữa.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lập luận 1: Bỏ tử hình vì có nhiều án oan
- Hiện trạng có án oan ko phải do lỗi của việc tử hình mà do hệ thống luật pháp có chỗ hở. Đương nhiên không có hệ thống nào hoàn hảo, và lỗi lầm là không thể tránh. Dẫu có bỏ tử hình thì mấy vụ án oan kia người ta vẫn phải tù rất lâu rồi. Do không bao giờ có sự công bằng hoàn toàn nên có bỏ tử hình hay ko cũng ko thay đổi đựoc gì

Lập luận 2: Tù nhân tự lao động trả cho họ
- Không đủ đâu bác ơi :)) Trong tù toàn lao động tay chân, mang tính giáo dục nhiều hơn là sản xuất. Bác tính xem, cơ sở vật chất rộng như thế, an ninh tốn kém như thế (máy móc, nhân lực, v.v...) chưa kể ăn uống, y tế, v.v... toàn là từ túi tiền taxpayer mà thôi (đấy là chưa kể trong tù còn thư viện, báo chí, giải trí này nọ nữa.)

Rất thích bác nào nói vị tha là tốt nhưng thực hiện khó :)) Ví thử mọi người sau này có người thân bị sát hại, thử hỏi có muốn tử hình không?
 
Vậy 200 vụ án oan này là tử hình hết?

Kô phải.

Nhưng ý mình nguyên lý thì mình thấy giống nhau...tôi gì thì tội...mấy người đó cuối cùng bị xử oan.
 
Ở VN nếu bỏ án tử hình thì các chú tội phạm vào tù được vài năm, chơi bời đợi chờ tí đến 2/9 hoặc Tết là được đặc xá :)) Kể cả bị án chung thân, qua vài năm chắc đặc xá xuống còn 20 năm, thêm tí nữa là tự do rồi :-ss Thế nên bỏ án tử hình thì còn gì tính răn đe của pháp luật nữa.
 
Nên bỏ án th với một vài tội danh, chẳng hạn như mang mấy lạng ma túy trong người là bị dựa cột có vẻ ko hợp lí lắm. Còn giết người đền mạng là đúng rồi :))
 
Nhưng ý mình nguyên lý thì mình thấy giống nhau...tôi gì thì tội...mấy người đó cuối cùng bị xử oan.

Vậy thì về bản chất thì việc xử oan không liên quan đến hình phạt là gì, mà nó chỉ liên quan đến việc bộ máy công lý inefficient thế nào. Hơn nữa, ở hầu hết các nước, không phải tội nào cũng xử tử hình. Chỉ những tội rất rất nghiêm trọng, tòa án mới phải xử dụng hình phạt này, và ở nhiều nước, thì kể cả khi phạm nhân bị tuyên án tử hình, nhà nước cũng bỏ tiền ra thuê luật sư để bào chữa cho những phạm nhân này, để giảm thiểu tối đa khả năng xử sai người, sai luật. Vì vậy, trong số 200 vụ án mà anh Phước có dẫn chứng ra, mình ngờ là 95-99% không hề có án tử hình trong ấy. Trên thực tế, hình phạt tử hình không phải hình phạt có thể đưa ra một cách lightly, và có rất nhiều layers được đặt ra để make sure miscarriage of justice does not happen. Cho nên dẫn chứng của anh Phước là không relevant đến hình phạt tử hình.
 
em cho rằng phải có án tử mới có đủ sức răn đe.
đặc biệt ở Việt Nam (e rằng) có thể có cả tình trạng chạy án chạy tội, nếu thay án tử bằng án chung thân, liệu có phải là tạo điều kiện để những tội nhân nghiêm trọng có thêm thời gian để chạy k? những đợt ân xá các kiểu càng làm việc chạy dễ dàng hơn.

em đã có lần nghe kể chuyện xử tử hình ở Singapore - thật sự nghe rất đáng sợ :-s lúc đấy điều đầu tiên em nghĩ là sẽ k dại gì mà dính vào vận chuyển ma túy để một ngày nào đấy bị rơi từ cái tháp cao với thòng lọng dính vào cổ như thế :-s -> đấy chính là tính răn đe đấy

Về mặt nhân đạo, tử hình không phải là không nhân đạo: thứ nhất những án tử đã phải là những án cực kỳ nghiêm trọng, như thế kẻ nào bị xử tử âu cũng là cái giá xứng đáng phải trả. Giết người phải đền mạng, có lẽ cũng đúng. Thậm chí nếu như có tên giết người hàng loạt mà không có án tử để xử liệu có phải là bất công với gia đình nạn nhân không?

nếu nói là việc xử tử cũng làm cho pháp luật ngang hàng với kẻ giết người, em thấy hoàn toàn không đúng. Cái khác biệt là kẻ sát nhân giết người vì mục đích cá nhân, còn pháp luật đại diện cả xã hội, cả thể chế để trừng phạt những kẻ gây tội >> justified

Án oan sai có thể xảy ra nhưng nếu vụ án đã nghiêm trọng đến mức phải dùng tử hình, chắc khó có chuyện có sai sót nhỏ lắm. Dù sao cũng là việc mạng người, luật sư sẽ phải chịu khó mà làm việc cho hiệu quả chứ?

có cái cần sửa là giết người như thế nào. Em đã xem Green Miles, có xử tử bằng ghế điện. Ở Sing người ta treo cổ. Cái chết đến không quá nhanh, mà lại rất đau đớn. Bản thân người hành hình cũng chịu áp lực. Nếu đã bắt ai đó phải chịu hình phạt cao nhất cho tội ác mình gây ra, có cần thiết phải trừng phạt bằng cách như thế không. Đằng nào có đau hay không đau thì sau đó người ta cũng chết rồi mà.
Tóm lại để giải quyết vấn đề nhân đạo, có lẽ nên thay thế những ghế điện, bắn, treo bằn những biện pháp nhẹ nhàng hơn. Kiểu như thuốc mê hay độ 80 viên thuốc ngủ trộn vào cơm có lẽ sẽ hợp lý
 
Minh nhìn vấn đề hơi đơn giản.

Mặc dù deterrence là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định một án phạt, nhưng đấy không phải là yếu tố duy nhất (sole factor). Án phạt đó còn cần phải retributive (trừng phạt phạm nhân vì tội ác của họ) , justified (mức độ trừng phạt phải hợp lý) và rehabilitative in nature (cho mọi người một cơ hội thứ hai).

Án tử hình khác các mức án khác là nó irreversible và nó không cho phạm nhân cơ hội thứ hai. Vậy cái burden của thẩm phán khi ra mức án này là ông ta phải chứng minh phạm nhân không thể thay đổi bản chất, và không xứng đáng được có một cơ hội thứ hai để trở về với xã hội. Đây là một cái burden rất khó có thể chứng minh.

Hai nữa, là án tử hình thường sẽ là mandatory. Tức là một khi một người đã chắc chắn mắc phải tội này, với những điều kiện như thế này, thì by default, mức án của họ sẽ là tử hình. Chỉ khi án tử hình là mandatory thì nó mới có thể mang tính deterrent. Em lấy vd ở Sing thì anh cũng lấy vd ở Sing cho em dễ hình dung. Ở Sing, chỉ cần possess 15g heroin trong người thì sẽ bị khép tội tử hình.

Giả sử, án tử hình không mandatory, thì cái deterrence của death penalty sẽ không mạnh như trước nữa, vì ngay cả khi em mang 15g heroin vào Sing, em cũng có thể thoát được án tử hình với một luật sư giỏi ==> Án tử hình chỉ mang tính deterrent khi nó mandatory for certain crimes.

Nhưng một khi nó đã là mandatory, thì nó không còn tính rehabilitative nữa, vì quan tòa sẽ không quan tâm đến việc đây là tội phạm phải lần đầu, hay lần thứ hai, gia cảnh như thế nào, etc... Tức là ngay cả khi nó là crime of passion (tội phạm phải trong một phút nông nổi), thì cũng là tử hình.

Nó cũng không equally retributive, vì trừ tội danh giết người ra, rất khó để quy đổi các tội khác (vận chuyển ma túy) sang mạng người. Mà cũng khó có thể justified tội nào thì đáng án tử hình, tội nào thì không.

Đôi khi, ngay cả tính deterrence của tội tử hình cũng là questionable. Một bên là swift death, một bên là suffering for eternity, cũng khó mà judge được cái nào worse, cái nào better. Swift death thì hơn ở chỗ shock factor.

Thế nên, khi một nước quyết định có nên áp dụng án tử hình hay không, thì nó còn phụ thuộc vào mục đích của nước ấy là gì? Low crimes? People get another chance, etc...

Còn việc ở tù tốn chỗ là full of BS, tại số lượng ở tù chung thân không phải là số đông, nếu không muốn nói là phần rất nhỏ.

PS: All of the above are made with the assumption that the justice system is of high quality and proficient.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hiện nay ở Mỹ vẫn còn tử hình, thậm chí ở Sing là treo cổ (trước có người Úc gốc Việt bị treo cổ vì vận chuyển ma túy quá cảnh tại Sing). Và cũng thêm 1 thông tin chú ý nữa là mới đây 1 bang ở Mỹ (không nhớ rõ tên bang) dự định bỏ án tử vì suy thoái kinh tế làm cho việc thi hành án tử hình tốn kém (án tử ở Mỹ tiến hành bằng cách giật điện hoặc thuốc)

Hơn nữa, việc áp dụng hay không áp dụng còn phải tùy thuộc vào tình hình chính trị, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mới có thể áp dụng được. Cứ hình dung trong hoàn cảnh tội phạm ngày càng manh động, thủ đoạn tàn bạo mà bỏ án tử hình đi thì có ổn hay không?

Do đó, quan điểm của mình là vẫn giữ án tử ở VN, chỉ có điều nên có những điều chỉnh nhất định đối với các tội danh phải chịu án tử mà thôi, VD như nên tăng hình phạt với tội tham nhũng như Trung Quốc đang làm rất quyết liệt, có thế mới đối phó hiệu quả với "thù trong" được, chứ không thể chỉ giương khẩu hiệu kêu gọi mãi được.
 
Tôi có 1 ý kiến, đó là vẫn có án tử tù nhưng thực hiện án này chính là tù nhân, nghĩa là để họ tự sử. Ví dụ, người A có 10 ngày để tự sử, người ta đưa cho A các sự lựa chọn như dao, dây thừng, thuốc độc. Qua đó A tự kết liễu A chứ ko phải là do ai khác và để A thấy được giá trị của sự sống.
Tởm lợm .
 
Tôi có 1 ý kiến, đó là vẫn có án tử tù nhưng thực hiện án này chính là tù nhân, nghĩa là để họ tự sử. Ví dụ, người A có 10 ngày để tự sử, người ta đưa cho A các sự lựa chọn như dao, dây thừng, thuốc độc. Qua đó A tự kết liễu A chứ ko phải là do ai khác và để A thấy được giá trị của sự sống.

Sao giống kiểu thời phong kiến thế anh. :-ss
Thế lỡ thằng đấy nó không dám chết thì sao. :-ss
 
Back
Bên trên