Lợi ích của sự khác nhau (differences) trong việc phát triển của xã hội.

Trần Thiên Phước
(liveforadream)

Thành viên danh dự
Một danh từ, trong những năm gần đây ở Việt Nam, không những đã tạo ra một sự chú ý lớn trong nhân dân, mà còn tại ra tính hấp hẫn, sôi nổi và ủng hộ của của rất nhiều người trong mọi tầng lớp đó là "cải cách." Mình thiết nghĩ mọi người ở đây cũng rất hứng thú, và hơn thế nữa sử dụng rất nhiều đến từ này, từ cải cách xã hội, kinh tế, giáo dục, nhà trường vv...

Từ đâu mà những tư tưởng cải cách tạo thành? Một giải thích đơn giản của những nhà xã hội học là đa phần, cải cách là 1)một tư tưởng mới lạ khác, xuất phát từ một cách nhìn khác so với những kiến thức thường dùng (conventional wisdom or comformity), 2) sự hình thành của tư tưởng mới do sự chung hòa của sự khác nhau giữa các kiến thức thường dùng của những nền văn hóa khác biệt.

Động lực phát triển của xã hội, theo chứng minh của thời gian, là dựa vào sự nuôi dưỡng và phát triển những yếu tố dẫn đến cải cách, tóm gọn trong hai hình thức chính đó là:

1) Bảo đảm sự an toàn và phát triển sự tự do cho những nhóm nhỏ trong xã hội với những kiến thức mới.

2) Phát triển sự dung hòa và hợp tác giữa các sự khác biệt do văn hóa tạo ra.

+ Lấy ví dụ cho điều (1), mình xin lấy dẫn chứng của The Enlightenment (còn được gọi là The Age of Reason), một cách mạng tư tưởng ở Châu Âu trong thế kỷ 18. Mình lấy ví dụ này bởi vì đây là một case-study thông dụng nhất và được học rộng rãi nhất (mình xin nói tóm gọn bởi vì không được viết quá dài trong một post, nếu bạn cần những thông tin một cách chi tiết hơn về bất cứ vấn đề gì, xin PM mình, mình sẽ vui lòng trả lời):

Trong thế kỷ 18, một cuộc cách mạng tư tưởng ở Tây Âu bùng nổ, với rất nhiều trường phái khác nhau xuất hiện và phát triể, từ chính trị (như leviathan của Hobbes, tự do tư tưởng của John Stuart Mill, rồi The General Will của Rosseau, dân chủ của Lock vv) rồi kinh tế học (Capitalism của Adams Smith), hệ thống luật pháp, hệ thống giáo dục, cải cách trong quan hệ giữa tôn giáo và chính phủ, quân đội vv. Những tư tưởng này đã tạo ra những cải cách rất quan trọng, tạo ra một nền tảng cho những sự phát triển vững mạnh của Tây Âu trong lãnh vực kinh tế, xã hội, quân sự vv cuối cùng đưa Tây Âu lên làm vị trí số một trên thế giới, vượt qua Ấn Độ, Ottoman Empire và Trung Quốc.

Một nguyên nhân chủ yếu đã góp phần quan trọng cho sự phát triển vược bậc này đó là sự bảo vệ và cho phép phát triển tư tưởng một cách tự do (theo một cách nhìn tương đối với xã hội thời đó) của những nhà trí thức, tạo điều kiện cho họ đưa ra những chính kiến khác nhau của mình, làm tăng thêm sự lựa chọn mới cho các con đường phát triển.

Hiện thực này được tạo ra do sự cạnh tranh giữa cách chính phủ Tây Âu do thiếu một dominant power - nói cho dễ hiểu giống như một thị trường không có một độc quyền, thì các công ty cạnh tranh mạnh mẽ với nhau, khuyến khích và phát triển những phần tử có những tư tưởng mới, bởi vì đó chính là yếu tố cạnh tranh mạnh nhất. Thay vì trong một thị trường có một độc quyền, ngăn cản những phần tử với kiến thức mới vì họ đã chiếm thị trường, thì động cơ phát triển cái mới bị giảm đi rất nhiều, và tăng tính bảo thủ của những người nắm quyền ở trên (quay trở lại chính trị, giống như sự độc quyền của một đảng trong một đất nước).

Đó cũng là một lý do tại sao sự tôn trọng và bảo vệ tự do tư tưởng và những người đưa ra những tư tưởng mới rất được quý trọng trong một xã hội không ngừng phát triển, như xã hội Việt Nam ta, một yếu tố chúng ta rất nên xem xét và phát triển.


+ Lấy ví dụ thứ hai, mình xin lấy Malaysia làm dẫn chứng. Malaysia là một quốc gia đa chủng tộc với khoảng 60% Malays, 30% Chinese, 8% Indians, và 2% người bản địa, Thai, Arabs, Europeans etc.

Tuy trong hiến pháp, Islam (hồi giáo) được xem là state religion (tôn giáo chính) của Malaysia. Nhưng khác với những nước hồi giáo ở Trung Đông hay Pakistan, những nước này đã đi theo bước đường đồng hóa, Malaysians (danh từ chung để gọi cho tất cả Malays, Chinese, Indians vv) trải qua một thời gian dài chung sống với những nền văn hóa khác đã tạo nên một sự dung hòa và hợp tác giữa các sắc tộc khác nhau.

Tuy các sắc tộc khác nhau có những sự khác nhau rất lớn về văn hóa, tín ngưỡng, một lý do đã tạo ra rất nhiều xung đột và mâu thuẫn (cho đến nay vẫn còn), nhưng nó cũng là một động lực thúc đẩy một động lực phát triển cho xã hội: sự chung động và dung hòa của các sắc tộc khác nhau là một đã tạo ra một số lượng lớn các tư tưởng mới phát triển.

Đó cũng là một lý do chính tại sao Malaysia, một nước hồi giáo, đã có thể hòa nhập một cách thành công trong xã hội hiện đại so với sự kém phát triển của những nước hồi giáo ở Trung Đông, nơi mà chính phủ đã theo đuổi chính sách đồng hóa đã tạo ra một xã hội cứng nhắc, bảo thủ và chống đối với những tư tưởng mới, ngăn cản phát triển.

Đây cũng là một bài học đáng tham khảo cho dân tộc Việt Nam. Tuy chúng ta không có sự khác biệt lớn về sắc tộc (khoảng hơn 90% là dân tộc Kinh), tuy nhiên chúng ta có sự khác biệt về văn hóa bản sứ. Mình không muốn nói chúng ta nên ủng hộ kỳ thị phân biệt, cái mình muốn nói ở đây là chúng ta nên tôn trọng những sự khác biệt này, và rộng hơn là tận dụng những sự khác biệt này để tạo ra một xã hội cởi mở, một nguồn động lực phát triển cho những tư tưởng với nền văn hóa của "xã hội chủ nghĩa" như chính phủ Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thực thi suốt mấy chục năm nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh không nghĩ việc Europa phát triển kinh tế mạnh lại phụ thuộc nhiều vào vấn đề cho tự do văn hóa và tư tưởng như em nói đâu.
Việc thiên chúa giáo và nhà nước tách thành hai hệ thống quả có đóng góp một phần vào việc này.Không thể phủ nhận. Tuy nhiên ở châu âu, tinh thần cộng sản luôn bị cấm đoán hơn là phát triển. Dân do thái bị xua đuổi hơn là thân thiện
Anh nghĩ chủ nghĩa tư bản, quá trình công nghiệp hóa mới là cái làm tạo nên những thay đổi căn bản cho châu âu.
Anh không biết Malaysia thoát ra khỏi nghèo nàn ntn, anh đoán không có đầu tư của Mĩ đàng sau, cái này là không thể. Có thể họ tạo được môi trường đầu tư tốt, mà cùng thời gian thì biến con người nông dân thuần chất thành con người công nghiệp. Và đây là cái quí của quốc gia.
Cách lập luận của em dựa theo tình cảm nhiều quá (emotional), những qui luật phát triển thì lí tính(rational).
Tiếp tục suy nghĩ nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc thiên chúa giáo và nhà nước tách thành hai hệ thống quả có đóng góp một phần vào việc này.Không thể phủ nhận. Tuy nhiên ở châu âu, tinh thần cộng sản luôn bị cấm đoán hơn là phát triển. Dân do thái bị xua đuổi hơn là thân thiện

Bạn nói đúng, tuy nhiên, nhìn theo một cách so sánh tương đối giữa Tây Âu thời đó so với Trung Quốc, Ấn Độ và Ottoman Empire thì sự tự do tư tưởng rất được phát triển.

Dân Do Thái bị xua đuổi, tuy nhiên dưới thời của Frederick the Great của Prussia, Maria Theresa và đặc biệt là Joseph II của Austria, và ngay cả England này đã cải cách những legal code (luật lệ trong nước) của mình để bảo vệ những minorities (những thiểu số Do Thái, Calvinists vv), đã tạo ra một ảnh hưởng rất tích cực đến nền kinh tế của họ.

Bạn cũng có thể lấy Netherland làm một ví dụ điển hình hơn, bởi vì nơi đây được xem là một nơi trú thân của rất nhiều dân thiểu số, bởi vì chính sách của chính phủ ở đây rất là dung hòa với vấn đề này. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Netherland lại trở thành một commercial power trong thế kỷ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18.

Ngược lại, Spain đuổi tất cả người Do Thái, Hồi Giáo sau cuộc Reconquista đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của mình bởi vì những thiểu số này đóng phòng chính trong tầng lớp thương nhân và thợ thủ công có kỹ thuật cao. Hơn nữa, cũng vì những chính sách hà khác và đồng hóa của Spain và xã hội của họ đã trở nên rất cứng nhắc, cản trở rất nhiều đến việc tiếp thu những kiến thức mới như Anh, Netherland. Cũng không phải là ngẫu nhiên mà Spain suy yếu đi rất nhiều trong thế kỷ 18, và trở thành một "secondary power" ở Châu Âu, và cuộc cách mạng công nghiệp hầu như không hề phát triển hoàn toàn ở Spain cho đến thế kỷ 20.

Cũng giống như France dưới thời của Louis XIV khi mà ông ta khai trừ tất cả Huguenots ở France cũng làm tổn hại nặng đến nền kinh tế France.

Còn đối với socialism, chính phủ các nước Tây Âu không cấm đoán, chỉ là không khuyến khích thôi. Họ vẫn được cho phép tụ tập, truyền tin. Sách về socialism vẫn được cho phép lưu hành và không ít người thuộc tầng lớp lãnh đạo đọc qua. Bạn có thể tham khảo lịch sử xã hội của Tây Âu thế kỷ 19 để kiểm chứng.

Anh nghĩ chủ nghĩa tư bản, quá trình công nghiệp hóa mới là cái làm tạo nên những thay đổi căn bản cho châu âu.

Vậy bạn có biết quá trình công nghiệp phát triển như thế nào không, có những yếu tố gì đã tạo ra nền tảng cho nó phát triển? Nếu không có Renassiance (Phục Hưng) đã khám phá lợi kiến thức của La Mã và Hy Lạp, Scientific Revolution (cách mạng khoa học) đã phát triển từ Rennaisance mà phát triển ra những kiến thức khoa học mới (như của Issac Newton, Corpenicus, Gelilleo vv), và Enlightenment (cách mạng tư tưởng) đã dùng những kiến thức khoa học đó mà áp dụng vào xã hội tạo ra một môi trường tiên tiến hơn, như chấp nhận những kiến thức mới, không bài trừ những cái lạ, hay là hệ thống kinh tế và xã hội đã tạo ra những điều kiện và động cơ cho các nhà phát minh ở Industrial Revolution xuất hiện.

Mội việc trong lịch sử đều gắn bó với nhau, người đi sau dựa vào kiến thức của người đi trước để mà phát triển lên. Không phải tự nhiên người ta biết thiết lập một dây chuyền nhà máy mass produce (sản xuất lớn) bông gòn, may mặt, cũng không phải chính phủ nào cũng biết tạo điều kiện cho nhà máy phát triển. Nếu không có nhà máy thì làm sao những nhà phát minh có sánh kiến và động cơ để mà phát minh.

Một giả thuyết rất được nhiều nhà xã hội học tán thành tại sao Trung Quốc, Ottoman Empire và Ấn độ không có cuộc cách mạng công nghiệp bởi vì họ không có những cuộc cách mạng Phục Hưng, Khoa Học, Văn Hóa xảy ra trước để mà tạo nền tảng và môi trường thích hợp. (cũng như mình nói ở trên, Spain, Portugal cũng không có cuộc cách mạng công nghiệp cho đến thế kỷ 20 cũng vì một phần lớn là do nguyên nhân này)

Anh không biết Malaysia thoát ra khỏi nghèo nàn ntn, anh đoán không có đầu tư của Mĩ đàng sau, cái này là không thể. Có thể họ tạo được môi trường đầu tư tốt, mà cùng thời gian thì biến con người nông dân thuần chất thành con người công nghiệp. Và đây là cái quí của quốc gia.

Mình nghĩ bạn nên đọc một chút về lịch sử Malaysia, và về kinh tế.


Dựa vào những dẫn chứng trong lịch sử mình đã nêu ở trên, mình thiết nghĩ chính phủ Việt Nam, tuy đã có nhiều tiến bộ về việc phát triển tư tưởng, dung hòa đối với những thiểu số, tuy nhiên vẫn rất yếu kém về mặt này. Chúng ta có thể so sánh nó với phong kiến Trung Quốc hay Ottoman Empire, khi chỉ có "Đảng" mới được nắm quyền, việc lựa chọn người lãnh đạo thì rất không dân chủ, được quyết định trong phòng kín rồi đưa cho quốc hội "đóng tem", cấm đoán người dân tụ tập bàn luận về chính trị, nhiều sách không được dịch và lưu hành ở Việt Nam, có tường lửa để ngăn chặn các websites có tư tưởng khác vv. Nói chung chúng ta cần rất nhiều cải cách để mà tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong thế kỷ 21 này, không nên lập lại sai lầm như ngày xưa, chỉ mở hé cửa với thế giới, mua vài khẩu đại bác, biết chế tạo vài cây súng là nghĩ mình đã bắt kịp thế giới.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bạn lập luận giống viết văn quá. Chắc chắn là đúng rất nhiều, tuy nhiên không hiểu thay đổi cốt lõi bạn đề cập đến là gì.

Bạn có vẻ nghiêng về luận điểm thay đổi chính sách chính trị là điều kiện thiết yếu để phát triển kinh tế.
Cái này cũng không sai hoàn toàn, nhưng sự thực thì điều ngược lại vẫn mạnh hơn. Tức là cơ cấu kte quyết định thể chế chính trị ( tất nhiên là theo quá trình phát triển tự nhiên).
Theo mình thì lịch sử hình thành chợ, thị trường gắn liền và gần nhất với lịch sử phát triển chính trị, thể chế, chứ không phải là vấn đề tôn giáo như bạn nói.
Bạn có viết:
Nói chung chúng ta cần rất nhiều cải cách để mà tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong thế kỷ 21 này, không nên lập lại sai lầm như ngày xưa, chỉ mở hé cửa với thế giới, mua vài khẩu đại bác, biết chế tạo vài cây súng là nghĩ mình đã bắt kịp thế giới.

Nghe cực đoan quá, mà mình nghĩ sở dĩ nhiều nước chậm phát triển, vì nhiều người nói chung quá, và nói nhiều nữa, không có hành động thiết thực.
Bạn có nghĩ thế không nhỉ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo mình thì lịch sử hình thành chợ, thị trường gắn liền và gần nhất với lịch sử phát triển chính trị, thể chế, chứ không phải là vấn đề tôn giáo như bạn nói.

Chắc bạn đã hiểu lầm ý mình, trọng điểm của mình là nói đến sự tôn trọng, bảo vệ và dung hòa của chính phủ đối với những thiểu số có những tư tưởng khác và sự chính sách này suốt lịch sử đã chứng minh là tạo ra những sáng kiến mới, ý nghĩ mới mà rất nhiều nhà cải cách dùng để phát triển xã hội.

Cái này cũng không sai hoàn toàn, nhưng sự thực thì điều ngược lại vẫn mạnh hơn. Tức là cơ cấu kte quyết định thể chế chính trị

Hai cái có một quan hệ tương quan và hỗ trợ lẫn nhau, cho nên phát triển cả hai cùng một lúc thì sẽ tạo ra những kết quả khả quan hơn nhiều. Điều ở Việt Nam là cải cách kinh tế quả thật có phát triển, nhưng nếu có thêm cải cách về mặt xã hội thì tốt độ và cơ hội thành công của chúng ta sẽ tăng lên gấp bội.

Nghe cực đoan quá, mà mình nghĩ sở dĩ nhiều nước chậm phát triển, vì nhiều người nói chung quá, và nói nhiều nữa, không có hành động thiết thực.
Bạn có nghĩ thế không nhỉ?

Bạn nghĩ là ai cũng chỉ biết múa mồm không làm à, không có ai có lòng làm sao? Vậy bạn có hề suy nghĩ đến sự cấm đoán của chính phủ Việt Nam đối với những lời nói công cộng, chứ chưa kể hành động, trái với "đường lối" của mình không? Nếu bạn cần bằng chứng thì có thể đọc annual reports của Human Rights Watch.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
sự khác biệt là một tồn tại khách quan , các mặt đối lập , mâu thuẫn luôn tồn tại , và đấu tranh , phủ định lẫn nhau trong lòng mọi sự vật , hiện tượng , mà ở đây cụ thể là trong một thể chế chính trị xã hội , một cộng đồng dân tộc . Do đó , tôn trọng sự khác biệt mới thực sự là theo đúng tinh thần của triết học duy vật biện chứng Marx-Le . Vì nó được kết tinh lại ở một câu bất hủ : " Mâu thuẫn (difference) là động lực của phát triển " .
Do đó , ứng dụng vào mọi thể chế xã hội từ trước đến nay , sự trì trệ của xã hội phong kiến , nhất là phong kiến Phương Đông , và các thể chế phi dân chủ khác , chính là vì sự thống trị của một hệ tư tưởng chính thống nào đó , nhà nước cố áp đặt nó lên cho xã hội , mà ko ý thức được những mâu thuẫn tiềm tàng trong lòng nó , và những mâu thuẫn mà nó gây ra cho xã hội . Tiếp sau sự áp đặt hệ tư tưởng , coi nó là tuyệt đối đúng , luôn luôn đúng , một cách rất tự nhiên , là sự cấm đoán những gì đi ngược lại với hệ tư tưởng đó .
Các tư tưởng khác biệt mà lẽ ra sẽ được nảy sinh trong môi trường tự do , lẽ ra sẽ được đấu tranh , cọ sát với nhau , phủ định lẫn nhau , để tìm ra cái phù hợp với sự phát triển của loài người , nhưng ở đây , sự cấm đoán của nhà nước đã ngăn cản sự phủ định này được diễn ra một cách bình thường , và hệ quả của nó ko gì hơn là sự trì trệ , mà nhiều người lầm tưởng , hoặc cố tình ngụy biện là sự ổn định .
Tuy thế , theo đà phát triển của xã hội , những mâu thuẫn mới luôn luôn nảy sinh , và nếu nó ko được đấu tranh với các quan điểm xã hội chính thống một cách công khai, thì sự đấu tranh đó vẫn diễn ra một cách âm thầm (mâu thuẫn , đối kháng xã hội tăng lên về lượng ) , như ngọn lửa cháy âm ỉ ,và sẽ đến một lúc nào đó , sự trì trệ là ko thể tiếp tục được nữa , sự giằng co giữa những tư tưởng cũ và mới , tiến bộ và phản động sẽ lên đến cực điểm , và dẫn đến hốn loạn . Đây chính là bước nhảy , dẫn đến sự thay đổi về chất .

Điều trên đây có thể lý giải ,trên phương diện triết học , nguyên do và quá trình sụp đổ của phe cộng sản trước đây .
Vì thế , mà có thể nói rằng , tôn trọng sự khác biệt là một thành tố căn bản , bảo đảm sự phát triển lành mạnh của xã hội .
Và tôn trọng sự khác biệt trong thực tế bức thiết nhất hiện nay là gì : là tự do tôn giáo , tự do văn hóa , tự do tư tưởng , tự do ngôn luận , tự do báo chí ... , những điều tưởng chừng rất giản dị , được ghi rõ trong hiên chương về nhân quyền của LHQ , thế nhưng ở nhiều nơi trên thế giới , vẫn chưa được thực thi đầy đủ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
“Nói phải thì củ cải cũng phải nghe” ;) Như Bách đã nói đấy, việc cấm đoán chẳng thể ngăn cản các tư tưởng khác nảy nở và mâu thuẫn dâng lên. Có điều không phải “Đảng” bịt tai nhắm mắt như mọi ng nghĩ đâu, tôi nghĩ họ không thiếu ng thông minh để hiểu và đánh giá thiệt hơn đến vậy. Cải cách kinh tế ở VN lấy mốc 1986 nhưng chắc chắn những mầm mống thì có từ trước đấy lâu rồi. Và cải cách này có thể nói là bước ngoặt nếu so với quan niệm trước đó. Những cái bị cấm đoán đó thực ra thường mang tính chất cực đoan quá. Mà cái này thì chắc nước nào cũng vậy thôi, chỉ có quan niệm thế nào là cực đoan thì có khác nhau. Tôi nghĩ nếu các “nhà tư tưởng” đó tìm cách đưa các tư tưởng của mình một cách đúng mực và khéo léo thì mới hợp lý, vì quan trọng là anh làm dc gì chứ không phải anh nói dc gì. Biết nói kiểu đấy chả tích sự gì mà vẫn nói thì …. biết nói thế nào nhỉ. Cái vụ nhân quyền thì thấy nhiều ng ấm ức vì không đc nói, còn mình thì ấm ức vì không được phản biện :(
 
Ở đây mình không ai phủ nhận với Quang đó là có rất nhiều nhân tài và người thông minh trong chính phủ Việt Nam, xin bạn đừng hiểu lầm. Tuy nhiên thông minh về cái gì...và tài năng về cái gì? Nên nhớ, mọi tiến sĩ môn vật lý thì chưa chắc đã biết đến 10 principles của kinh tế học, và ý mình muốn nói ở đây là chính phủ VN thật thiếu những người có trình độ đào tạo và kiến thức phù hợp với một thế giới mới, và tình huống mới, đặc biệt là trong hàng ngũ cao trong chính quyền.

Những cái bị cấm đoán đó thực ra thường mang tính chất cực đoan quá

Xin hỏi bạn có biết chi tiết về những bản đề nghị mà chính phủ Việt Nam nhận hay không?

Và tính chất cực đoan này do ai quyết định? Mình không biết Quang định nghĩa sự quyết định "cực đoan" hay không như thế nào, trong phòng kín? Vài người trong bộ chính trị, họp với nhau rồi quyết định? Bởi vì hình như cái gì cũng phải được đóng tem bởi cái nhóm này.

Mình xin kể một chút người ta quyết định xem cái gì là "cực đoan" và cái gì đáng được cải cách ở bên Mỹ, mấy cái đề nghị cải cách đều được đưa ra công luận thảo luận (báo chí nhu New York Times, Washington Post, hay đài C-Span). Rồi quốc hội, trường đại học, các hiệp hội có liên quan, các cơ quan chính quyền, rồi xuống tới người dân thường tham gia thảo luận rất sôi nổi. Rồi cuối cùng toàn thể người dân quyết định xem cái nào là cực đoan cái nào đáng cải cách bằng phiếu bầu của mình hoặc bằng biểu tình một cách hòa bình (peaceful demonstrations).

“Nói phải thì củ cải cũng phải nghe”. Tôi nghĩ nếu các “nhà tư tưởng” đó tìm cách đưa các tư tưởng của mình một cách đúng mực và khéo léo thì mới hợp lý, vì quan trọng là anh làm dc gì chứ không phải anh nói dc gì. Biết nói kiểu đấy chả tích sự gì mà vẫn nói thì …. biết nói thế nào nhỉ

Vậy ngày xưa nhân dân Việt Nam ta cần gì phải nổ súng để đòi tự do và độc lập...bởi vì "Nói phải thì củ cải cũng phải nghe" mà...phải không?

Xin mọi người đừng hiểu lầm, mình không hề có ý kêu gọi dùng vũ lực. Ý mình muốn nói là, nhiều khi nhiều người vì những lý do riêng như lợi ích cá nhân, tư tưởng cổ hủ cho nên làm lu mờ đi cách nhìn nhận của mình, hoặc có thể là do kinh nghiệm cuộc sống xưa và kiến thức lỗi thời đã làm hạn chế đi một phần nào đó khả năng nhìn rõ thực tế và chuẩn bị cho tương lai. Cho nên đôi lúc dùng lý lẽ xuông không thông.

Tại bởi vì mình ở Mỹ, cho nên mình xin kể về cách mà người ở đây giải quyết việc này mà không cần phải dùng đến bạo lực. Họ thực thi quyền dân chủ của mình, nếu những người trong chính phủ không nhìn ra lý lẽ, thì họ sẽ biểu tình một cách hòa bình, dùng lá phiếu của mình để đẩy cải cách (cái này cũng là một dạng "vũ lực," ép buộc người nắm quyền một là làm theo cải cách, còn không thì phải ra đi để cho người khác lên làm).

Lấy một ví dụ, như chuyên ngành của mình, tình hình ở Iraq. Những ý kiến được bàn luận rát là công khai và rộng rãi suốt mấy năm nay, từ quốc hội, đến trường học, báo chí? Rồi đến khi người dân quyết định, cuộc bầu cử quốc hội năm 2006 vừa rồi, Democrats chiến thắng, rồi cái Iraq Group Study report, buộc bộ trưởng bộ quốc phòng Rumsfeld phải từ chức, tổng thống Bush phải thừa nhận chính sách mình sai lầm và hứa là sẽ thay đổi phương pháp của mình hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi cứ nói thẳng ra, ở VN thực ra cũng chỉ có chính trị là hạn chế, còn các vấn đề khác về kinh tế, giáo dục, các loại thông tin về y tế, giao thông, xây dựng…. có cái nào bị hạn chế gì đâu. Mọi ng cứ việc góp ý, bàn luận, đề xuất….. Tất nhiên áp dụng ngay các đề xuất thì có thể chưa nhưng nếu nó hợp lí thì sức ép sẽ càng ngày càng lớn và có nhiều ng ủng hộ, việc áp dụng chỉ là sớm hay muộn. Còn về nhược điểm của mô hình ở Mĩ so với VN tôi trình bày sau.

Việc hạn chế về chính trị cũng có nguyên nhân của nó. Nhận thức (bao gồm cả thông tin và khả năng xử lí thông tin) của đa số ng dân chưa đủ để đối phó với những tác động từ bên ngoài. Ví dụ ng dân còn tin đi từ Tây Bắc vào Tây Nguyên vì lí do Chúa ở trong đó (hay đại loại thế) hay đòi thành lập nhà nước riêng ở Tây Nguyên là những ví dụ điển hình. Cố gắng khống chế mà còn thế, thả ra thì loạn. Đặc thù của VN (các nước khác cũng có nhưng chắc ít hơn) là có những ng có chủ ý muốn phá hoại chứ ko phải chỉ vô tình đi ngược lại nên việc đề phòng là điều tất yếu. Ví dụ mấy cái cực đoan kia có thể bản thân những ng đó không có ý gì nhưng chính họ cũng ko lường hết những cái một kẻ khác lợi dụng những cái đó thế nào. Nhưng dần dần khi nhận thức ng dân tăng lên thì những hạn chế này sẽ trở thành những rào cản, đến một lúc nào đó nó sẽ giảm dần rồi triệt tiêu chứ không tồn tại mãi mãi đc. Cái này không phải tôi lạc quan quá mà rõ ràng cách đây chục năm đừng hòng nhìn thấy tiêu cực, tham nhũng trên TV, báo chí như bây giờ, các phiên họp quốc hội, hội đồng nhân dân ngày càng đc phát trực tiếp trên TV…Những cái này sẽ làm tăng nhận thức của ng dân, đồng thời cũng phải hiểu do nhận thức tăng sẽ đòi hỏi những cái này.

Vậy cái tự do ngôn luận ấy (chỉ còn mảng chính trị) phục vụ cho ai, và họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số. 1% dân số VN cũng gần 1 triệu ng rồi, cứ phóng đại lên là vài phần trăm thì chưa kể mục đích là gì, ngồi đợi cũng là lẽ thường tình. Lấy ví dụ này thì quá cực đoan (ko biết nhét vào đâu nên nhét tạm vào đây) nhưng mọi ng thử hình dung Al-Queada nó đòi phát băng kích động khủng bố ở Mĩ xem Mĩ nó có cho phát không.

Phước nhìn nhận mô hình ở Mĩ đẹp vì bạn nhìn thuyết tiến hóa theo kiểu Darwin, nếu nhìn theo thuyết tiến hóa hiện đại thì màu hồng giảm đi 1 nửa. Darwin thì cho rằng chọn lọc tự nhiên sẽ chọn dc các gene mang đặc trưng tốt còn thuyết tiến hóa hiện đại thì cho rằng chọn đc cá thể mang đặc trưng tốt. Ví dụ thế này: trong 2 đảng của Mĩ, 1 thằng mạnh về giáo dục, y tế và đa số ủng hộ nó về cái này, thằng kia mạnh về ngoại giao, quốc phòng. Dù thằng nào thắng cử thì cũng chỉ hơn 1 nửa vấn đề đc đa số ủng hộ. Tỉ lệ 2 thằng đều xấp xỉ 50%, ko chênh lệch nhiều, chứng tỏ nói là hơn 1 nửa nhưng cũng chẳng hơn 50% bao xa. Một ng Mĩ đã nói với tôi có những ng Mĩ nói thà họ đi câu cá còn hơn đi bầu cử vì cả 2 đảng đều tồi tệ như nhau. Thực hư tôi cũng ko rõ, chỉ nghe kể vậy, mọi ng tự đánh giá.

Vậy liệu mô hình chỉ 1 đảng ở VN có giải quyết đc để tất cả các vấn đề đều đc đa số tán thành không? Chính vì VN chỉ có 1 đảng nên tính thống nhất lại giảm đi đáng kể, mỗi ng lại gần như 1 “đảng” độc lập. Tôi thấy bầu cử quốc hội ở Mĩ chênh nhau có vài ghế mà ầm ĩ là đảng này thắng thua chứng tỏ rằng buộc, tính tương đồng trong mỗi đảng khá mạnh, chứ ở VN thì vài bác ấy nếu thấy vấn đề này không hợp có thể chuyển sang phản đối, ko bè phái, có thể nói là chả theo đảng nào. Nếu xét theo tính đa dạng của Phước thì đa dạng hơn Mĩ nhiều (vì Mĩ chỉ có 2). Đây tất nhiên chỉ là nói đơn giản hóa để giới thiệu vấn đề, Phước thử hình dung điểm giống nhau của 1 đảng với không có đảng nào và có vô số đảng xem sao. “Nói phải thì củ cải cũng phải nghe” là tôi nói với điều kiện vô số ng nghe chứ ko phải 1 ng nghe, còn nếu Phước vẫn muốn so sánh với ngày xưa thì tôi sẽ giải thích thêm.

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Phước về đa dạng là động lực để phát triển. Tôi còn cho rằng ko có đa dạng thì đừng nghĩ đến phát triển. Điểm khác biệt là tôi cho rằng thực ra VN không phải không có nó và sẽ ngày càng đa dạng mạnh hơn cùng với những phát triển.
 
Thôi cứ nói thẳng ra, ở VN thực ra cũng chỉ có chính trị là hạn chế, còn các vấn đề khác về kinh tế, giáo dục, các loại thông tin về y tế, giao thông, xây dựng…. có cái nào bị hạn chế gì đâu

Nhưng nếu không có tự do chính trị, thì làm sao người dân có dùng hành động thể ảnh hưởng đến những vấn đề như kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông, xây dựng vv? Như vậy không phải là chỉ ngồi bàn luận xuông?

Tất nhiên áp dụng ngay các đề xuất thì có thể chưa nhưng nếu nó hợp lí thì sức ép sẽ càng ngày càng lớn và có nhiều ng ủng hộ, việc áp dụng chỉ là sớm hay muộn

Mình học chính trị, mình có một chút kiến thức về cái nào là có thể và không có thể. Mình không hề kêu chính phủ VN lập tức tôn trọng dân chủ, và thành lập công chánh và công bằng bầu cử, mình chỉ đề nghĩ chúng ta nên đi từng bước nhỏ, như đi từ dưới lên như ở những xã phường, huyện, rồi nới lỏng tay với báo chí, và tôn trọng hiến pháp vv. Những điều nhỏ nhặc này suốt gần 20 năm đổi mới chính phủ VN vẫn dậm chân tại chỗ. Mình xin nói thẳng, cái này là họ không muốn cải cách chứ không phải là chờ thời gian hợp lý.

Việc hạn chế về chính trị cũng có nguyên nhân của nó. Nhận thức (bao gồm cả thông tin và khả năng xử lí thông tin) của đa số ng dân chưa đủ để đối phó với những tác động từ bên ngoài. Ví dụ ng dân còn tin đi từ Tây Bắc vào Tây Nguyên vì lí do Chúa ở trong đó (hay đại loại thế) hay đòi thành lập nhà nước riêng ở Tây Nguyên là những ví dụ điển hình. Cố gắng khống chế mà còn thế, thả ra thì loạn. Đặc thù của VN (các nước khác cũng có nhưng chắc ít hơn) là có những ng có chủ ý muốn phá hoại chứ ko phải chỉ vô tình đi ngược lại nên việc đề phòng là điều tất yếu.

Vậy thì kèm chặt ở đó, còn ở các đồng bằng thành thị, chẳng lẽ Quang nghĩ người dân đó sẽ tự đòi độc lập à? Sợ ảnh hưởng ở bên ngoài xuối giục, mình nói thật lý do này rất là không hợp lý. Nếu nói chính phủ VN sợ người ta xuối giục, chẳng lẽ suốt 30 năm cầm quyền ở toàn quốc (và 61 năm ở miền bắc), chính phủ VN đã không tạo ra được một chút lòng tin nào trong người dân à, để mà đến nỗi lo sợ cho thế lực ngoài hoài thế, hay chẳng lẽ là đa phần người dân VN toàn là người dân kô yêu nước, chỉ vì lợi ích cả nhân của mình mà nghe theo lời xuối giục bên ngoài mà chống đối với tổ quốc mình?

Vậy cái tự do ngôn luận ấy (chỉ còn mảng chính trị) phục vụ cho ai, và họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số. 1% dân số VN cũng gần 1 triệu ng rồi, cứ phóng đại lên là vài phần trăm thì chưa kể mục đích là gì, ngồi đợi cũng là lẽ thường tình.

Như mình đã nói, người dân dùng chính trị để như là hành động tác động đến các lãnh vực khác trong xã hội, chứ không gói gọn trong chính trị không. Ví dụ, nông dân họ hội họp ở các tổ chức nông dân ép chính quyền địa phương họ tăng cường kiểm soát lên các nhà máy lân cận bởi vì chất thải của họ làm ô nhiễm đất; hay hiệp hội bác sĩ và bệnh nhân khiếu nại và ép chính phủ làm giảm kiểm soát lên khâu chế tạo thuốc, việc cho thuốc bởi vì nó rườm rà và làm tăng thời gian chờ đợi bệnh nhân; hay hiệp hội phụ huynh học sinh ép chính phủ địa phương phải điều động một unit cảnh sát tới trục thuộc ở trường học suốt thời gian học để bảo vệ cho trường học (đây là những hành động thực tế mà người Mỹ đã hành trông trong 50 năm trở lại đây, một lần nữa mình chỉ biết có nhiêu đó, nên xin đưa ra có bấy nhiêu thôi).

Với những bằng chứng đó, không có tự do chính trị...thì chúng ta chỉ biết ngồi tán dóc với nhau mà không có hành động gì thiết thực cả.

Lấy ví dụ này thì quá cực đoan (ko biết nhét vào đâu nên nhét tạm vào đây) nhưng mọi ng thử hình dung Al-Queada nó đòi phát băng kích động khủng bố ở Mĩ xem Mĩ nó có cho phát không.

Các đài báo chí ở Mỹ là do tư nhân nắm quyền, chính phủ không có quyền quyết định, và có, C-Span đã từng chiếu bài phát biểu của người lãnh đạo đảng phái Hezbollah, tổng thống Iran chỉ trích Israel và Mỹ và biện hộ cho các hành động của nhóm khủng bố, rồi CNN cũng có chiếu sóng bài phát biểu và cuộc phỏng vấn của Osama Bin Laden. Trên youtube, bạn có thể xem hàng loạt các video clips của Al Qeada, hoặc bạn có thể vào những websites anti-america của Hezbollah, Al Qeada, đa số những members của những websites này là nằm ở Mỹ và tây âu. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều tư tưởng phản ngược được đưa ra, websites video clip chống đối tư tưởng đó cũng có.

Cho nên giá trị của tự do tư tưởng là dùng tư tưởng để mà thâu phục người dân, xin đừng xem thường trình độ hiểu biết của người dân bình thường và chúng ta nên để cho họ quyết định xem tư tưởng nào tốt cho họ, chứ không nên để một nhóm người không được bầu cử một cách rõ ràng dùng quân đội và cảnh sát để quyết định xem cái gì đúng, cái gì sai.

Vậy liệu mô hình chỉ 1 đảng ở VN có giải quyết đc để tất cả các vấn đề đều đc đa số tán thành không? Chính vì VN chỉ có 1 đảng nên tính thống nhất lại giảm đi đáng kể, mỗi ng lại gần như 1 “đảng” độc lập. Tôi thấy bầu cử quốc hội ở Mĩ chênh nhau có vài ghế mà ầm ĩ là đảng này thắng thua chứng tỏ rằng buộc, tính tương đồng trong mỗi đảng khá mạnh, chứ ở VN thì vài bác ấy nếu thấy vấn đề này không hợp có thể chuyển sang phản đối, ko bè phái, có thể nói là chả theo đảng nào. Nếu xét theo tính đa dạng của Phước thì đa dạng hơn Mĩ nhiều (vì Mĩ chỉ có 2). Đây tất nhiên chỉ là nói đơn giản hóa để giới thiệu vấn đề, Phước thử hình dung điểm giống nhau của 1 đảng với không có đảng nào và có vô số đảng xem sao. “Nói phải thì củ cải cũng phải nghe” là tôi nói với điều kiện vô số ng nghe chứ ko phải 1 ng nghe, còn nếu Phước vẫn muốn so sánh với ngày xưa thì tôi sẽ giải thích thêm.

Mình có nói VN cần có 2 đảng đâu, để 1 đảng cũng được, đó cũng chỉ là hình thức thôi, vấn đề mấu chốt mình muốn nêu lên là phải có những cuộc bầu cử công khai và công bằng. Không phải những ứng cử viên đã được đóng tem sẵn rồi mới được đi tranh cử, rồi trong các cuộc tranh cử ứng cử viên không có chút vận động như đi tham khảo ý kiến, gặp mặt, trả lời những câu hỏi của người dân...để đến khi đi bầu cử, bà con chẳng biết ai ra ai, cứ đánh đại cho một số người, giống như là làm bài trắc nghiệm mà không học bài vậy.

Điểm khác biệt là tôi cho rằng thực ra VN không phải không có nó và sẽ ngày càng đa dạng mạnh hơn cùng với những phát triển.

Đây là một bài thảo luận tư tưởng tự do, bạn không đồng ý với mình, mình xin tôn trọng, hãy để người đọc tự đưa ra quyết định của mình. Ý mình chỉ vậy, mình chỉ phản đối là phản đối việc một số người tự cho một bài thảo luận "cực đoan" rồi xóa bỏ những bải thảo luận của người ta, ban nick của người ta như chính phủ VN thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
vấn đề mấu chốt mà đa phần trí thức Việt Nam ở trong nước hiện nay chưa vượt qua được ,
chính là một cái lý lẽ cho rằng , cứ mở rộng dân chủ và các quyền tự do chính trị hơn nữa , là sẽ loạn !
Đã thế , các học giả có quan điểm muốn giữ cái status-quo còn đem những ví dụ như thất bại của phong trào cách mạng Da Cam ở Ukraine sau 2 năm lên nắm chính quyền (ko chống được tham nhũng , chia rẽ bè phái , mức sống của nhân dân ko được nâng cao , quan hệ truyền thống với Nga xấu đi ) ... để tô đậm thêm tính thuyết phục cho quan điểm của họ .
(nếu sống ở Việt Nam , sẽ thấy , sự việc này rất được nhà nước Việt Nam chú ý để tận dụng , khai thác triệt để ).

Lý lẽ tiếp theo mà những người này vin vào , đó là , trình độ học thức của người dân Việt Nam (đa phần là dân lao động) vẫn còn kém >>> chưa thích hợp để mở rộng dân chủ (vì sợ bị các thế lực xấu lôi kéo , dụ dỗ chăng ? ) .Trong khi đó , những người đòi dân chủ chỉ là một nhóm nhỏ trí thức thành thị .

Tiếp nữa , là mô hình Trung Quốc , vì có cái gọi là "ổn định chính trị", nên duy trì được phát triển kinh tế rất cao , và mô hình Singapore cũng tương tự như vậy . Nói tóm lại , ổn định chính trị để phát triển kinh tế là một cái cớ cực kỳ tinh vi , và cũng không dễ phản bác chút nào , vì thực tế nó bày ra đấy .

Đó là một số điểm mấu chốt về lý luận mà người trí thức Việt Nam chưa vượt qua , tất nhiên , theo ý em . Anh Phước và anh Quang có ý kiến gì ko ạ?


À quên , về tự do báo chí , có thể nhìn vào luật báo chí Việt Nam (có post trong diễn đàn này) , hoặc là đọc bài báo gần đây trong Vietnamnet : Kiên quyết ko tư nhân hóa báo chí (tiếc là chưa tìm lại được cái link ) .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về thả lỏng dần cho báo chí thì tôi đã đề cập trong bài trước rồi, có lẽ Phước ở nước ngoài nên ko nắm rõ thay đổi đang diễn ra.

Về phần nhận thức thì mình xin nhấn mạnh là thông tin và khả năng xử lí thông tin, ngắn gọn là dễ bị lừa chứ ko phải họ vì lợi ích cá nhân, hay lòng tin với đảng gì đó. Bạn là một ng đc học hành tốt, tư duy sáng sủa nhưng bạn chưa hình dung đc mặt bằng chung của ng dân là như thế nào. Đừng nói nông thôn miền núi mà ngay cả ở Hà Nội cũng khối ng chả hiểu gì. Khi ng dân ko có khả năng làm chủ thì nếu có cái dân chủ kiểu Mĩ cũng thành chỗ cho các phe phái chính trị đánh nhau mà thôi. Phước rất quan tâm đến dân chủ, hy vọng bạn sẽ tìm hiểu để hiểu hơn tình huống này.

Phần ko có tự do chính trị nên chỉ ngồi tán dóc thì vừa đúng mà cũng vừa sai. Đúng là bạn không có khả năng yêu cầu trực tiếp nhưng tác động của công luận thì bạn đánh giá quá thấp, vai trò của quốc hội cũng ko thấy đề cập, đấy là chưa kể tôi ko rõ hội đồng nhân dân có quyền lực và trách nhiệm thế nào nên chưa trả lời dc. Có những lúc tôi còn có cảm giác báo chí hầu hết chả có chuyên môn gì nhưng lại can thiệp quá sâu vào công việc của chính phủ, tạo những sức ép khủng khiếp, ví dụ như vụ chứ E trong sách lớp 1 mà chắc trong HAO cũng có nói. Tôi còn lo nó tạo tiền lệ cho những ng chả biết gì cũng cứ nói cho thỏa. Cũng nói thêm là những cái này cũng ngày càng phát triển chứ cách đây chục năm thì không có đâu. Cũng chính vì như thế này nên tôi mới nghĩ đến tình huống mà mọi vấn đề đều tìm đến cân bằng là đa số ủng hộ. Có thể hiện tại chưa đạt đc cái lí tưởng đó nhưng xu hướng đang là như vậy. Giải thích về sức mạnh của báo chí thì có thể hiểu qua nguyện vọng của nhân dân hay quyền lực của quốc hội.

Về bầu cử quốc hội thì cũng không hẳn là đóng tem gì đó đơn giản vậy. Theo mình biết thì danh sách ứng cử viên đc bỏ phiếu do Mặt trận tổ quốc chọn ra trong nhiều ứng cử viên (vì có nhiều ng nên việc phải sơ chọn có lẽ là cần thiết). Cái Mặt trận tổ quốc này không phải chỉ có đảng viên mà có tất cả các thành phần xã hội. Bản thân mình đã xem danh sách ứng cử viên và có ng là nông dân, văn hóa chỉ hết lớp 12, cũng không phải đảng viên gì cả, đơn giản là họ làm kinh tế giỏi. Nếu bạn xem họp quốc hội trên TV thì thấy trong đó có cả nhà sư, cũng nhiều ng không phải dân tộc Kinh… Nói chung là đa dạng. Cũng phải chú ý một điều đảng viên là những ng đã đc chọn lọc, những ng vào đảng từ đại học đều có tiêu chí về học lực thuộc loại khá giỏi hay từ phổ thông thì phải thuộc loại xuất sắc, nên nếu thấy tỉ lệ đảng viên cao hơn trung bình thì cũng phải nhìn nhận khách quan. Còn nếu bạn nói gian lận thì mình xin chịu vì cái này chả có cơ sở nào để phản bác hay chứng minh cả, tuy nhiên có lẽ không đáng phải gian lận cái này vì thật vô nghĩa. Xu hướng của bầu cử quốc hội mình cũng không rõ vì mới quan sát 1 lần. Trình độ và sự sâu sát của quốc hội theo mình là đáp ứng đc, chỉ có quyền lực thì chưa đủ mạnh để tạo áp lực đủ lớn lên chính phủ nhưng xu hướng là nó sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nếu chính phủ tiếp tục trì trệ so với yêu cầu của ng dân.

Qua 2 cái này hy vọng giải đáp dc thắc mắc của bạn phía trên. Thêm một ý nữa là nếu chỉ nhìn quyền lực trong tay Đảng và dùng logic rằng họ ko muốn cải cách thì làm sao giải thích đc rất nhiều thay đổi trong những năm qua. Những cải cách đó ko hề nhỏ, cũng ko phải chỉ 1 vài mặt hay lĩnh vực, rõ ràng có những cái nếu chỉ có trách nhiệm thì không thể đạt đc đến thế mà nó còn cả cái tâm muốn phát triển nữa. Ví dụ như phát triển kinh tế nhanh thì các mặt khác cũng biến động, nếu nói muốn “áp đặt” hay “cai trị” thì cần gì tốc độ tăng trưởng nhanh, đâu cần cải cách giáo dục ráo riết như thế, cần gì háo hức vào WTO thế…. Chưa kể tôi nghĩ mỗi lần đại hội đảng cũng có ý nghĩa như một lần họp quốc hội vậy, với ngần ấy con ng thì những cái có thể dành đc đa số ủng hộ hầu hết phải có ý nghĩa cho cộng đồng chứ ko thể chỉ cho 1 vài cá nhân. Độc quyền cá nhân và độc quyền nhóm khác nhau về chất, xem xét cần thận trọng vì có những điểm có vẻ giống nhưng khác nhau rất nhiều mà tôi đã nhiều lần đề cập.
(Mới nhìn thấy bài Bách, mai trả lời :D)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về phần nhận thức thì mình xin nhấn mạnh là thông tin và khả năng xử lí thông tin, ngắn gọn là dễ bị lừa chứ ko phải họ vì lợi ích cá nhân, hay lòng tin với đảng gì đó. Bạn là một ng đc học hành tốt, tư duy sáng sủa nhưng bạn chưa hình dung đc mặt bằng chung của ng dân là như thế nào. Đừng nói nông thôn miền núi mà ngay cả ở Hà Nội cũng khối ng chả hiểu gì. Khi ng dân ko có khả năng làm chủ thì nếu có cái dân chủ kiểu Mĩ cũng thành chỗ cho các phe phái chính trị đánh nhau mà thôi. Phước rất quan tâm đến dân chủ, hy vọng bạn sẽ tìm hiểu để hiểu hơn tình huống này.

Cũng cái lý luận đó "dân trí thấp," và "bè phái đánh nhau."

Bắt đầu từ cái dân trí thấp, cái đám lũ dân đen ngu si mà bạn nói đó là những người đã từng dũng cảm đứng lên hi sinh vì đất nước, nhiều người bỏ tánh mạng, sự nghiệp, cuộc sống chiến đấu, xây dựng tổ quốc để mà chúng ta có những ngày hòa bình hôm nay, thì chính phủ VN mới có cơ hội nắm quyền, vậy mà ngày hôm nay bạn, và cái Đảng đã nhờ công những người dân đen này mà có ngày nay quay trở lại nói họ "không có đủ trí tuệ" để phân biệt phải trái cho tổ quốc? Mình xin lỗi, nhưng đây là cái biệt luật rất là độc tài và không dân chủ, lập đi lập lại nhiều lần như vậy thì rất là xúc phạm, tự cho mình là thông minh không những được quyền độc hành độc đoán mà còn ám chỉ đa phần những người dân Việt Nam khác là ngu dốt không có đủ tư cách để cùng tham gia thảo luận, xây dựng tổ quốc.

Còn cái lý luận bè phái đánh nhau đó, tại sao không nên nói là bè phái tranh nhau làm việc tốt hơn để được lòng người dân, cái nhì cũng nên nhìn vào thực tế xem thực hư thế nào, Mỹ, Tây Âu, Taiwan, Nam Hàn, New Zealand, Australia vv...quả thật các bè phái nó đánh đá nhau suất ngày, nhưng không phải vẫn tiến triển rất vững mạnh hay sao, vững mạnh đến nỗi nó không sợ như Quang và chính phủ VN nói đó là người dân của nó "thiếu kiến thức" rồi "dể bị những động lực ngoài lung động và lừa chống đối lại tổ quốc."

Phần ko có tự do chính trị nên chỉ ngồi tán dóc thì vừa đúng mà cũng vừa sai. Đúng là bạn không có khả năng yêu cầu trực tiếp nhưng tác động của công luận thì bạn đánh giá quá thấp, vai trò của quốc hội cũng ko thấy đề cập, đấy là chưa kể tôi ko rõ hội đồng nhân dân có quyền lực và trách nhiệm thế nào nên chưa trả lời dc. Có những lúc tôi còn có cảm giác báo chí hầu hết chả có chuyên môn gì nhưng lại can thiệp quá sâu vào công việc của chính phủ, tạo những sức ép khủng khiếp, ví dụ như vụ chứ E trong sách lớp 1 mà chắc trong HAO cũng có nói. Tôi còn lo nó tạo tiền lệ cho những ng chả biết gì cũng cứ nói cho thỏa. Cũng nói thêm là những cái này cũng ngày càng phát triển chứ cách đây chục năm thì không có đâu. Cũng chính vì như thế này nên tôi mới nghĩ đến tình huống mà mọi vấn đề đều tìm đến cân bằng là đa số ủng hộ. Có thể hiện tại chưa đạt đc cái lí tưởng đó nhưng xu hướng đang là như vậy. Giải thích về sức mạnh của báo chí thì có thể hiểu qua nguyện vọng của nhân dân hay quyền lực của quốc hội.
Cái này trước hết xin hỏi ở đây có ai làm nhà báo ở VN để trả lời cho Quang không?

Còn về phần mình, mình cũng tán thành là nhà báo có khuyết điểm, có sai xót tuy nhiên không cái gì là hoàn hảo cả, khi đánh giá vấn đề chúng ta phẩi so sánh nặng nhẹ, nếu lợi nhiều hơn thì có thể chấp nhận được.

Mình thiết nghĩ ở đây bạn và mình không có bất đồng gì về tầm quan trọng của báo chí. Nó không những là tai mắt của nhân dân mà nó còn là tiếng nói của quần chúng, còn nếu không có tự do báo chí thì nói sẽ chỉ trở thành công cụ tuyên truyền thôi. Chúng ta không thể nào không thể quên được chính vì những nhà báo dũng cảm những năm 1960s, 1970s đã mạo hiểm đi tới tận tiền tuyến ở VN, đem lại những hình ảnh thảm khốc ở VN truyền về cho nhân dân Mỹ, thì người dân Mỹ làm sao có thể thấy được chính phủ Mỹ đang làm gì. Chúng ta có thể làm sao quên được nhiều nhà báo dũng cảm, không ngại cường quyền vạch ra những mối làm ăn bất chính và phanh phui những vụ tham nhũng nổi tiếng, giống như vụ gần đây. Mình chỉ xin tóm tắt một câu mà Đặng Tiểu Bình từng nói: "không thể vì sợ mắt nghẹn mà nhịn ăn."

Về bầu cử quốc hội thì cũng không hẳn là đóng tem gì đó đơn giản vậy. Theo mình biết thì danh sách ứng cử viên đc bỏ phiếu do Mặt trận tổ quốc chọn ra trong nhiều ứng cử viên (vì có nhiều ng nên việc phải sơ chọn có lẽ là cần thiết). Cái Mặt trận tổ quốc này không phải chỉ có đảng viên mà có tất cả các thành phần xã hội. Bản thân mình đã xem danh sách ứng cử viên và có ng là nông dân, văn hóa chỉ hết lớp 12, cũng không phải đảng viên gì cả, đơn giản là họ làm kinh tế giỏi. Nếu bạn xem họp quốc hội trên TV thì thấy trong đó có cả nhà sư, cũng nhiều ng không phải dân tộc Kinh… Nói chung là đa dạng. Cũng phải chú ý một điều đảng viên là những ng đã đc chọn lọc, những ng vào đảng từ đại học đều có tiêu chí về học lực thuộc loại khá giỏi hay từ phổ thông thì phải thuộc loại xuất sắc, nên nếu thấy tỉ lệ đảng viên cao hơn trung bình thì cũng phải nhìn nhận khách quan. Còn nếu bạn nói gian lận thì mình xin chịu vì cái này chả có cơ sở nào để phản bác hay chứng minh cả, tuy nhiên có lẽ không đáng phải gian lận cái này vì thật vô nghĩa. Xu hướng của bầu cử quốc hội mình cũng không rõ vì mới quan sát 1 lần. Trình độ và sự sâu sát của quốc hội theo mình là đáp ứng đc, chỉ có quyền lực thì chưa đủ mạnh để tạo áp lực đủ lớn lên chính phủ nhưng xu hướng là nó sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn nếu chính phủ tiếp tục trì trệ so với yêu cầu của ng dân.

Vậy còn việc vận động tranh cử, đi thăm người dân, đi gặp mặc, tham khảo ý kiến, trả lời người dân, rồi tranh đấu cho những lời hứa mà những gì mà họ hứa với cử tri? Rồi tiếng nói của Quốc Hội có thật sự mạnh hay không, khi mà tất cả các quyết định đều phải thông qua bộ chính trị, và hơn nữa đa phần các dự án đều ra từ bộ chính trị? Cái này mới là mấu chốt như mình đã nói, chứ người gì, thuộc đảng hay không chỉ là hình thức, mình không bận tâm lắm.

Thêm một ý nữa là nếu chỉ nhìn quyền lực trong tay Đảng và dùng logic rằng họ ko muốn cải cách thì làm sao giải thích đc rất nhiều thay đổi trong những năm qua. Những cải cách đó ko hề nhỏ, cũng ko phải chỉ 1 vài mặt hay lĩnh vực, rõ ràng có những cái nếu chỉ có trách nhiệm thì không thể đạt đc đến thế mà nó còn cả cái tâm muốn phát triển nữa

Bạn lần nữa bạn lại đọc nhầm ý của mình, ý mình là chính quyền VN rất thật trọng và dè chừng trong tự do chính trị (chứ không phải là kinh tế) có thì cũng chỉ là rất đối phó, bằng chứng rất rõ ràng là những cải cách của Việt Nam là đều được thực thi ở Trung Quốc rồi, 1-4 năm sau chờ kết quả không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống chính trị, rồi thì VN mới bắt đầu thực thi, và hầu hết các hiệp hội ở VN đều nằm dưới sự kiểm soát chặt sẽ của chính phủ, rất ít có cải cách gì về vấn đề này.

Chưa kể tôi nghĩ mỗi lần đại hội đảng cũng có ý nghĩa như một lần họp quốc hội vậy, với ngần ấy con ng thì những cái có thể dành đc đa số ủng hộ hầu hết phải có ý nghĩa cho cộng đồng chứ ko thể chỉ cho 1 vài cá nhân

Chẳng lẽ tụ họp lại là tự nhiên mội người sẽ đồng ý với nhau? Quốc hội mấy năm mới tụ họp một lần, mấy trăm người, không có hệ thống internet tối tân để nói giữ thông tin và liên hệ giữa các đại biểu, vậy mà chỉ trong một vài ngày đã có thể đồng ý và giải quyết hàng loạt quyết định, cả chục bộ luật, trăm vấn đề, nếu quả thật vậy mình nghĩ đáng lý những tập đoàn lớn trên thế giới phải hội họp về đây xem cách làm việc hết sức nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả của Quốc Hội VN chứ phải không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Thiên Phước đã viết:
Bạn lần nữa bạn lại đọc nhầm ý của mình, ý mình là chính quyền VN rất thật trọng và dè chừng trong tự do chính trị (chứ không phải là kinh tế) có thì cũng chỉ là rất đối phó, bằng chứng rất rõ ràng là những cải cách của Việt Nam là đều được thực thi ở Trung Quốc rồi, 1-4 năm sau chờ kết quả không ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống chính trị, rồi thì VN mới bắt đầu thực thi, và hầu hết các hiệp hội ở VN đều nằm dưới sự kiểm soát chặt sẽ của chính phủ, rất ít có cải cách gì về vấn đề này.
Nôn nóng cải cách thì có mà sụp như Liên Xô ah?
 
@ Quang: có cái này thấy hơi lạ, muốn hỏi một tí. ở một cái post trên, chú cho là dân còn ngu, cu còn đen thành ra không tin được. Thế còn ở dưới, khi nhắc tới MTTQ, chú có chỉ ra là thành phần của MTTQ bao gồm cả nông dân, trình độ chưa qua trung học... và theo chú thì đây là 2 ví dụ về cái tốt của hệ thống chính trị tại VN. chú không thấy có mâu thuẫn à?
-------------

Nôn nóng cải cách thì có mà sụp như Liên Xô ah?
Sụp đổ như Nga ngố thì là tốt hay là xấu?
 
To anh Hoàng Long :không có một chính quyền nào muốn mình bị sụp đổ.
 
Mình nghĩ cái quan trọng ở đây là làm cái gì thì tốt cho đất nước chứ không phải tuân theo mong muốn của nhà cầm quyền. Gorbachev khi xưa quả thật muốn cải cách chứ không muốn Liên Xô sụp đổ, nhưng sự sụp đổ đó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng - và nói chung là tích cực - cho nước Nga và các nước bị Nga đỏ ngày xưa sát nhập vào liên bang. Chuyện Liên Xô sụp đổ theo mình là lợi lớn mà hại thì nhỏ... cái hại chỉ nằm trong một vài vấn đề vi mô còn cái lợi là cái lợi lâu dài, mang tính vĩ mô hơn.
 
Tốt hay xấu theo cái kiểu bác nói thì chả có cái ý nghĩa khỉ gì? Xét mặt này thì tốt, mặt khác thì xấu, với người này thì tốt, người khác là xấu . Còn nói đa số nghĩa là nói về mặt lượng, thì phải có thông số cụ thể, phải có tiêu chí hẳn hoi .Chứ còn nói vo thì thôi, he he
 
Back
Bên trên