Lịch sử bóng đá \:D/

anh thấy chú Quang chăm nhất cái Box này
còn sau đó thì đến mình :D
 
Thay đổi không khí sang FA cái

Ký ức về trận chung kết cúp FA năm 1994
(14:37, 16/05/2007)

(Bongda24h) - Ngày 19-5 tới đây, 2 đội bóng mạnh nhất Premiership hiện nay sẽ gặp nhau trong trận chung kết cúp FA, giải đấu lâu đời nhất thế giới. Cách đây 13 năm, họ đã gặp nhau ở một trận đấu như thế.

http://www.bongda24h.vn/default.aspx?tabid=315&ID=5078


Những người năm xưa, bây giờ làm gì?
Manchester United

1. Peter Schmeichel: Chuyên gia bình luận của BBC
2. Paul Parker: Bình luận bóng đá
3. Steve Bruce (đội trưởng): HLV trưởng Birmingham City (mới lên hạng Premiership)
6. Gary Pallister: Bình luận viên bóng đá
3. Denis Irwin: Nghỉ thi đấu từ năm 2004
11. Ryan Giggs: Đang chơi cho MU
16. Roy Keane: HLV trưởng Sunderland (mới lên hạng Premiership)
8. Paul Ince: HLV trưởng Macclesfield (giải hạng 3 Anh)
14. Andrei Kanchelskis: HLV trưởng Nosta (giải hạng Nhất Nga)
7. Eric Cantona: HLV trưởng kiêm cầu thủ bóng đá bãi biển
10.Mark Hughes: HLV trưởng Blackburn Rovers
Dự bị:
25. Gary Walsh: HLV thủ môn ở Wigan
5. Lee Sharpe: Gương mặt quảng cáo cho một sản phẩm dưỡng tóc
9. Brian McClair: HLV đội trẻ MU

Chelsea

1. Dmitri Kharine: HLV thủ môn ở Luton Town (hạng Nhất Anh)
12. Steve Clarke: Trợ lý thân cận của Jose Mourinho
18. Eddie Newton: HLV đội trẻ Chelsea
35. Jakob Kjeldbjerg: Dẫn chương trình truyền hình ở Đan Mạch
5. Erland Johnsen: Quản lý giải bóng đá Na Uy
6. Frank Sinclair: Đang thi đấu ở Huddersfield (hạng 2 Anh)
7. John Spencer: Trợ lý HLV ở Houston Dynamo (Hoa Kỳ)
24. Craig Burley: Bình luận viên cho Setanta Sports
11. Dennis Wise (đội trưởng): HLV trưởng Leeds United
21. Mark Stein: Chuyên gia vật lý trị liệu
10. Gavin Peacock: Bình luận cho BBC
13. Kevin Hitchcock: HLV thủ môn ở Blackburn Rovers
9. Tony Cascarino: Bình luận trên truyền hình
HLV Glenn Hoddle: Bình luận bóng đá
 
Nốt phần cuối này :D (1990-2007)

1990
1990.gif


1991
1991.jpg


1992
1992.jpg


1993
1993.gif


1994
1994.gif


1995
1995.jpg


1996
1996.gif


1997
1997.jpg


1998
1998.gif


1999
1999.jpg


2000
2000.jpg


2001
2001.jpg


2002
2002.jpg


2003
2003.jpg


2004
2004.jpg


2005
2005.jpg


2006
2006.jpg


và 2007
2007.jpg


post lại luôn cái danh sách các trận đấu
cl.png
 
anh mới chỉ post tin mấy tuần trở lai đây thui mà :(

nhưng dạo này anh chăm post tin nhất

Thay đổi không khí sang FA cái

Ký ức về trận chung kết cúp FA năm 1994

5. Lee Sharpe: Gương mặt quảng cáo cho một sản phẩm dưỡng tóc

thằng cha này hồi trước đá cũng ok nhưng sau đấy thích làm người nổi tiếng hơn là cầu thủ
 
Tên đầy đủ: Real Madrid
Thành tích:

*3 Cúp liên lục địa: 1960; 1998; 2002.

*9 Vô địch Champion League/C1:

1955/56 4-3 vs. Stade de Reims-Champagne

1956/57 2-0 vs. A.C. Fiorentina

1957/58 3-2 vs. AC Milan

1958/59 2-0 vs. Stade de Reims-Champagne

1959/60 7-3 vs. Eintracht Frankfurt

1965/66 2-1 vs. Partizan Belgrade

1997/98 1-0 vs. Juventus

1999/00 3-0 vs. Valencia

2001/02 2-1 vs. Bayer Leverkusen



*2 Cúp UEFA: 1984/85; 1985/86.

*1 Siêu cúp Châu âu: 2002.



*29 Lần VĐ Primera Liga :

1931/32 1932/33 1953/54 1954/55 1956/57 1957/58 1960/61 1961/62 1962/63 1963/64 1964/65 1966/67 1967/68 1968/69 1971/72 1974/75 1975/76 1977/78 1978/79 1979/80 1985/86 1986/87 1987/88 1988/89 1989/90 1994/95 1996/97 2000/01 2002/03.


*17 Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha:

1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1916/17; 1933/34; 1935/36; 1945/46; 1946/47; 1961/62; 1969/70; 1973/74; 1974/75; 1979/80; 1981/82; 1988/89; 1992/93.



*8 Siêu cúp Tây Ban Nha:

1947 1988 1989 1990 1993 1997 2001 2003



*18 Vô địch khu vực:


1903/04; 1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1912/13; 1915/16; 1916/17; 1917/18;

1919/20; 1921/22; 1922/23; 1923/24; 1925/26; 1926/27; 1928/29; 1929/30; 1930/31.


Real lúc đầu có tên là Football Sky. Sau đó tách thành 2 CLB : New Foot-Ball de Madrid và Español de Madrid
Nhưng đến 6/3/1902 thì 2 CLB lại nhập lại và tạo nên 1 CLB huyền thoại Real Madrid :x
 
Ông bình thích thì lật lại mấy trang trước (chả nhớ trang mấy :() Mà xem Real nhà ông :D
Đổi Logo vào loại nhiều nhất đấy :))
 
Lịch sử Asian Cup
(12:21, 28/05/2007)
Kể từ khi được thành lập vào năm 1956, Asian cup của Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đã được phát triển thành một giải đấu lớn của lục địa. Cứ 4 năm một lần, đây là cơ hội cho đội tuyển quốc gia của các nước thành viên được thi đấu cọ xát trong một giải đấu tầm cỡ.


9351_0806_057.jpg



Giải đấu được bắt đầu khi Liên đoàn bóng đá châu Á được chính thức thành lập ở Manila vào năm 1954. 12 thành viên sáng lập của AFC đã nỗ lực hết mình để phát triển bộ môn bóng đá tại châu Á, và một trong những mục tiêu chính là tổ chức một giải đấu cho các đội tuyển quốc gia tại khu vực.

Chỉ hai năm sau, Asian Cup lần đầu tiên được đăng cai ở Hồng Kong với 7 trong số 12 hiệp hội bóng đá trực thuộc, thi đấu để tìm ra đội bóng mạnh nhất Châu Á.

Chỉ nửa thế kỉ sau, Asian Cup đã thu hút được rất nhiều đội bóng trên khắp châu lục và trở thành “phong vũ biểu”, nhờ nó mà sức mạnh của các đội bóng ở Châu Á được đem ra so sánh.

Nếu như trong những năm đầu tổ chức giải đấu, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên giữ vị trí thống trị thì càng về sau, sức mạnh của người Iran càng được thể hiện khi đội bóng Tây Á này liên tiếp giành ngôi vô địch từ năm 1968 đến năm 1976.

Đến những năm 1980, các quốc gia vùng Vịnh cũng đã ghi nhận Kuwait như là nhà vô địch A-rập đầu tiên của giải đấu vào năm 1980 trước khi Saudi Arabia đăng quang 3 lần tiếp theo.

Chiến thắng của Nhật Bản tại Asian Cup vào các năm 1992, 2000 và 2004 được xem là bước chuyển giao sức mạnh cho khu vực Đông Á trong kỉ nguyên mới, mặc dù tính chất cạnh tranh khốc liệt của giải đấu gần đây ở Trung Quốc đã là minh chứng rằng không dễ để có thể đoán biết được ai sẽ là nhà vô địch tiếp theo trong số những đội bóng hàng đầu của châu lục.

Năm/Nước đăng cai tổ chức| Đội vô địch| Đội Á quân| Kết quả
1956 Hong Kong| Hàn Quốc| Israel| Vòng tròn tính điểm
1960 Hàn Quốc| Hàn Quốc| Israel| Vòng tròn tính điểm
1964 Israel| Israel| Ấn Độ| Vòng tròn tính điểm
1968 Iran| Iran| Myanmar| Vòng tròn tính điểm
1972 Thái Lan| Iran| Hàn Quốc| 2-1 (aet)
1976 Iran| Iran| Kuwait| 1-0
1980 Kuwait| Kuwait| Hàn Quốc| 3-0
1984 Singapore| Saudi Arabia| Trung Quốc| 2-0
1988 Qatar| Saudi Arabia| Hàn Quốc| 0-0 (4-3 pens)
1992 Nhật Bản| Nhật Bản| Saudi Arabia| 1-0
1996 UAE| Saudi Arabia| UAE| 0-0 (4-2 pens)
2000 Lebanon| Nhật Bản| Saudi Arabia| 1-0
2004 Trung Quốc| Nhật Bản|Trung Quốc| 3-1
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ko hiểu bao h mới thấy VN trong cái danh sách này ...
Real 11 lần vào CK, 9 lần vô địch, vãi hàng :x
 
Làm mấy bài về lịch sử Thể Công của cố cầu thủ Ngô Xuân Quýnh ;)
Mấy bài này đều được viết mấy năm trước rồi


Thể Công FC


Tc_2.jpg


Thành tích

Cấp quốc gia

* V League: 5
1981-1982, 1982-1983, 1987, 1990 và 1998
* Cúp bóng đá Việt Nam: chưa
2 lần vào chung kết: 1992 và 2004
* Siêu cúp bóng đá Việt Nam:1
1999
* Dunhill Cup: chưa
Hạng ba 1998
* Vô địch môn bóng đá thuộc Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc: 1
2002
* U21: 2
1997 và 1998
* U18: 2
1998 và 2002; vào chung kết: 1997
* U15: chưa
Vào chung kết: 2002
* Giải hạng A miền Bắc: 13
1956, 1958, 1968, 1969, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1977, 1978 và 1979

Giải quốc tế
* Cúp bóng đá quân đội ASEAN: 1
2004; vào chung kết: 1999
* SKDA
Hạng ba: 1989




Hào hùng truyền thống Thể Công

LTS: Trong những ngày tháng 9 này, Đoàn TDTT QĐ – một trung tâm thể thao lớn của nước ta tròn 50 tuổi, và ngay sau ngày thành lập không lâu, tháng 10 năm 1954, Đoàn đã theo chân sư đoàn quân tiên phong (Sư đoàn 308) vào tiếp quản Hà Nội với những hoạt động văn hoá – thể thao đầu tiên đầy ấn tượng.

1197013785074329a1.jpg

Trung phong Bưởi (9-Thể Công) đi bóng qua Tòng, Nghẽn và sút ghi bàn thắng trong trận Thể Công gặp Hoàng Diệu năm 1955


Đại tá Ngô Xuân Quýnh – nguyên Trưởng đoàn TDTT QĐ, một trong 23 thành viên đầu tiên của đơn vị đã ghi lại những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 đáng nhớ ấy. Báo Bóng đá xin trích đăng một số đoạn để chúng ta cùng ôn lại.


I/ Ngày ra đời đội công tác TDTT Quân đội

Đại thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genever về Đông Dương được ký kết, cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp thành công, hoà bình lập lại, đất nước chúng ta bước sang một thời kỳ mới. Với tầm nhìn xa, thấy rộng của người lãnh đạo, đồng chí Nguyễn Chí Thanh – uỷ viên BCT, Chủ nhiệm TCCT – chỉ thị thành lập Đội Công tác TDTT quân đội và giao cho Trường lục quân Việt Nam – nơi có phong trào TDTT tốt nhất của ta lúc đó – hình thành bộ khung và lực lượng nòng cốt ban đầu.

Chấp hành chỉ thị ấy, Trường Lục quân đã giao cho đồng chí Nguyễn Văn Bưởi – cán bộ phòng huấn luyện (nguyên là cựu danh thủ đội bóng đá USAGA (Hoả xa) và đồng chí Nguyễn Thông – cán bộ Phòng Chính trị (nguyên là “túc cầu tiểu vương”, một trong “ngũ hổ Bắc thành” nổi tiếng), chọn những cán bộ, chiến sĩ có năng lực tốt nhất về 3 môn: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hiện có ở Trường để lập danh sách nhà trường xét duyệt.

Dựa vào các ĐT của Trường, sau hai tuần chọn lựa, một danh sách 22 người được Nhà trường quyết định như sau:

Đội bóng đá 11 người: Thủ môn Lê Nhâm (1); hậu vệ Phạm Ngọc Quế (2), Nguyễn Văn Hiếu (3), Nguyễn Thiêm (4) – đội trưởng; tiền vệ Ngô Xuân Quýnh (5), Phạm Mạnh Soạn (6); tiền đạo Trương Vinh Thăng (7), Nguyễn Bá Khánh (8), Nguyễn Văn Bưởi (9), Nguyễn Thông (10), Vũ Tâm (11).

Đội bóng rổ 5 người: Phạm Long (đội trưởng), Đặng Vũ Côn, Nguyễn Trọng Thiện, Đào Sỹ Lạng, Đỗ Mạnh Hân.

Đội bóng chuyền 6 người: Đoàn Khá (đội trưởng), Phạm Lượng, Phan Đình Nha, Nguyễn Doãn Cường, Dương Lương Hạnh, Nguyễn Văn Hèo.

Tuyển chọn vừa xong thì đồng chí Lý Đức Kim – cao hơn 1m80, giỏi bóng chuyền, bóng rổ có thể dự bị cho bóng đá lại có nhiều khả năng khác, đang đi công tác xa, bất ngờ về kịp. Đồng chí đến gặp cấp trên thiết tha xin nhập đội, cả đơn vị nhất trí ủng hộ, Nhà trường đồng ý, quyết định bổ sung. Đó là thành viên thứ 23.

Theo nguyện vọng chung, mọi thành viên đều xin được lấy ngày thành lập đơn vị để mỗi người luôn được mang trong mình tinh thần bất khuất của “thành đồng Tổ quốc”.

Lãnh đạo chấp nhận, sáng 23/9/1954, Nhà trường tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 9 ngày Nam bộ kháng chiến đồng thời công bố chính thức thành lập Đội Công tác TDTT QĐ, chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Bưởi làm Đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thông làm phó đội trưởng về chuyên môn, đồng chí Nguyễn Bá Khánh làm Chính trị viên – bí thư Chi bộ và ra lệnh lên đường ngay trong hôm đó.

Sau bữa cơm liên hoan đơn giản, toàn đội có 2h đi chào, chia tay các giáo viên và đồng đội gần gũi – những người lâu nay đã cùng gắn bó với nhau trong luyện rèn dưới mái trường Lục quân thân yêu. Chưa biết công việc sắp tới ra sao, nhưng ai cũng chúc và mong toàn đội phấn đấu hết lòng cho sự nghiệp TDTT, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của đơn vị mới mẻ và non trẻ này.

Mỗi người một ba lô cá nhân, đồ dùng chung cho nghiệp vụ chỉ có ít quần áo, giày bóng, lưới… để tập luyện, thi đấu, một túi thuốc và một ít dụng cụ nấu ăn, tất cả đựng gọn trong 6 chiếc túi vải xanh nhỏ, có thể thay nhau mang, vác.

Đồng chí Nguyễn Quang Thìn, Hiệu uỷ viên, cán bộ cao cấp, được lãnh đạo Nhà trường giao nhiệm vụ trực tiếp dẫn đội hành quân, bàn giao về Tổng cục chính trị.

5 ngày sau chúng tôi đến Đại Từ (Thái Nguyên). Đồng chí Võ Hồng Cương – lãnh đạo phó Cục trưởng cục Tuyên huấn thay mặt Cục Trưởng Lê Quang Đạo và lãnh đạo TCCT nhận bàn giao và tiếp đón chúng tôi niềm nở, thân tình. Cấp trên điều ngay cho đội 2 nhân viên Nguyễn Văn Đạt và Nguyễn Văn Cấp để đơn vị tự quản về hậu cần. Đặc biệt đội được bổ sung danh thủ Nguyễn Văn Thành (tức Tý Bồ) – người vốn đá bóng nổi tiếng và cũng đã học Lục quân khoá 6, vừa đi quản giáo tù binh từ Tây Bắc về.

Chúng tôi rất vui, toàn đội bước vào học các chính sách, kỷ luật nhập thành và chuẩn bị cho ngày về Hà Nội.

II/ Về Hà Nội
Ngày 1/10/1954. Đội nhận lệnh dùng một xe tải quân sự Liên Xô, ngược lên Bình Ca, rồi dùng ca nô xuôi sông Lô về Sơn Tây. Đang mùa lũ, nước sông lên to ngập bờ, chảy xiết, ca nô lao nhanh theo dòng. Ngã ba Việt Trì bát ngát, mênh mông như biển cả. Toàn đội hào hứng hát bài Hải quân Việt Nam, tiếng vỗ tay át cả tiếng sóng. Lên đến bến Trung Hà, về thị xã Sơn Tây, đội đóng quân trong các nhà dân ở khu vực Cửa Tiền, cạnh sân vận động.

Ngày 2 buổi tập chuyên môn. Những lúc cần đấu đối kháng, bóng đá làm quân xanh cho bóng rổ, bóng chuyền. Và ngược lại, bóng rổ, bóng chuyền lại làm đối thủ cho bóng đá. Ngoài giờ tập luyện, học chính trị là học thêm những bài hát về hoà bình, về thủ đô…. Chúng tôi đi thăm bà con quanh vùng nhằm tìm hiểu về cuộc sống, tâm tư, tình cảm của nhân dân vùng mới giải phóng. Buổi tối nghe các anh Bưởi, Thông, Bồ kể chuyện về con người, tập quán và những danh thắng của thủ đô, về sân vận động Mangin, SEPTO về những trận đấu đáng nhớ trước năm 1954. Các anh Tâm, Hiếu thì ôn lại 60 ngày đêm chiến đấu oanh liệt ở Liên khu I, chợ Đồng Xuân… của Trung đoàn thủ đô mà chính các anh đã trực tiếp tham gia trong những ngày đầu kháng chiến.

Anh Trần Cao Đường (Tý Đường) vốn là “tiểu Racing” rồi cầu thủ đội Eclair (của cụ Trần Văn Quý), đã từng đá cho đội tuyển Lục Quân khoá 8, lúc này đang tập duyệt binh ở Tông. Biết chúng tôi ở Sơn Tây, anh tìm đến, rồi nằng nặc xin bằng được thủ trưởng đơn vị cho “về đá bóng với Thể Công”. Và chỉ 3 ngày sau, anh đã về tập vói chúng tôi dù chưa đủ thủ tục điều động.

Làm việc không nghỉ, nhưng những ngày đầu tháng 10 này chúng tôi cảm thấy sao mà thời gian trôi chậm thế, ai cũng mong giờ nhập thành đến nhanh.

Ngày 10/10, một bộ phận của TCCT lên đường, theo chân Sư đoàn Quân Tiên Phong vào Hà Nội. Chúng tôi càng sốt ruột, dù đã biết sẽ vào sau một ngày. Đêm mùng 10 cả đơn vị hầu như không ai ngủ, chỉ mong cho trời sáng.

Sáng 11/10, từ tinh mơ, toàn đội đã trang phục chỉnh tề, lên xe (có cắm cờ đỏ sao vàng) theo đường 11A xuôi về Hà Nội. Trên thùng xe, bỏ mui bạt cho thoáng, dù có ghế nhưng chẳng ai ngồi, tất cả đều đứng dạt ra hai bên thành xe để nghe các anh “Hà Nội chính hiệu” giới thiệu các địa danh dọc đường. Phùng, Tạm Trôi, Lai Xá, Cầu Diễn… nơi nào cũng treo quốc kỳ đỏ rực, thấy có xe bộ đội về thủ đô, bà con đổ ra hân hoan vẫy chào. Nhiều em thiếu nhi còn chạy tiễn theo xe một đoạn.

Đến Cầu Giấy - ngõ cửa phía tây Hà Nội - nhân dân đổ ra đón, chờ tặng hoa đứng kín cả đường, đông, vui, niềm nở. Chúng tôi xuống xe và chỉ chốc lát lọt vào giữa rừng hoa và những cánh tay xiết chặt của đồng bào. Nhiều bà mẹ cười tươi mà mặt lại ứa lệ. Một cụ ông áo dài, khăn xếp cầm tay tôi hỏi thăm tên tuổi, sức khoẻ, quê quán rồi dắt tới một mộ đá bên đường hỏi: “Anh bộ đội có biết ai nằm đây không?”. Thấy dòng chữ Pháp khắc trên tấm bia mộ, tôi đọc: “Colonel Henri Riviere”…. Rồi nói luôn: “Viên quan năm thực dân này chỉ huy quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân, dân ta và đã tử trận ở đất Cầu Giấy này!” Cụ già cười lớn: “Ôi! Anh nhớ sử quá! Chuyến này Tây chuồn, có lẽ ta nên cũng cho cái mộ này đi Tây luôn chứ nhỉ!” Mọi người cùng cười vui, tỏ ý đồng tình.

Đến Kim Mã bà con ra đón càng đông, nhiều người dõi theo chăm chú như có ý tìm người thân trong đám chúng tôi. Xe cứ phải dừng rồi nhích dần từng đoạn một. Qua tiếng loa truyền thanh chúng tôi được biết: Hôm qua, cũng vào giờ này, anh hùng Nguyễn Quốc Trị, dẫn đầu trung đoàn Thủ đô - một cánh của Sư đoàn 308 đã đi bộ vào tiếp quản theo đường này.

Xe rẽ trái theo đường Hoàng Diệu chừng non cây số, rồi dừng trước sân vận động Mangin. Một cán bộ tiền trạm ra đón. Anh Bưởi ra lệnh: “Tất cả xuống xe, chỉnh đốn trang phục ra sân làm lễ chào cờ”. Chúng tôi nhanh nhẹn xếp hàng nghiêm trang, hướng lên lá cờ đỏ sao vàng cực lớn đang phấp phới bay trên đỉnh cột cờ. Anh Vũ Tâm bắt nhịp cho toàn đội hát Quốc ca. Lễ chào cờ đơn giản nhưng đối với chúng tôi thật đặc biệt, đầy ý nghĩa. Ai nấy đều cảm thấy xúc động tự hào lòng lâng lâng khó tả.

Ngôi nhà lớn của Câu lạc bộ quân nhân (Foyer du soldat) ở số 19 Hoàng Diệu có hai tầng, tầng 1 là chỗ ở của đoàn văn công, tầng 2 là của cánh TDTT. Chúng tôi cùng nhau dọn dẹp, ổn định chỗ trú quân. Thực ra cũng chỉ lau sạch sàn gỗ, trải chiếu, căng dây mắc màn, xếp đồ đạc cho có trật tự, rồi quét dọn vệ sinh xung quanh nhà. Sau đó tất cả kéo nhau ra ngắm nhìn toàn cảnh sân vận động. Khắp nơi cỏ ngập đến ngang lưng. Từng đàn chim sẻ sà xuống nhặt hạt cỏ. Đi vòng quanh quan sát hồi lâu, anh Nguyễn Thông gọi chúng tôi lại, nói trong tiếng thở dài:” Không ngờ sân Mangin hoang tàn thế này!” Rồi bỗng anh cao giọng, dứt khoát: “Nhưng không sao! Chúng ta đã về Hà Nội và sẽ cải tạo và làm đẹp chốn này. Mảnh đất thiêng dưới chân Cột cờ sẽ nâng bước chân chúng ta trong những năm tháng tới đây. Vạn sự khởi đầu nan. Nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào, chúng ta cùng nghĩ, cùng bàn rồi cùng làm. Tôi tin sẽ làm được. Chúng ta không đơn độc!”

III/ Vào việc
Trưa hôm ấy (11/10/1954), ăn xong không ai chịu nằm nghỉ, chúng tôi theo nhau đi xem mọi ngóc ngách của khuôn viên sân vận động. Từ đầu năm 1954, khi tiếng súng rền vang ở Điện Biên Phủ và ở các chiến trường phối hợp thì có lẽ quân Pháp không có hoạt động thể thao gì ở đây nữa. Sân vận động bị bỏ thành bãi hoang. Đường chạy, khu điền kinh cũng bị cỏ, rác phủ kín. Khán đài A rêu bám, ẩm mốc, nhiều ghế băng mục nát. Bên khu B lại càng hoang tàn hơn. Mọi người đều chung ý nghĩ: Việc đầu tiên phải làm ngay là dọn sạch cỏ rác, sửa sân để có nơi luyện tập cho cả 3 đội bóng càng sớm càng tốt.

Đó cũng chính là kết luận của chỉ huy đội trong cuộc họp buổi chiều. Theo sáng kiến của các đồng chí vốn gốc Hà Nội, đơn vị cử người vào làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp nhờ bà con có kinh nghiệm đến giúp. Hôm sau, hơn 20 phụ nữ với liềm và quang gánh vào sân, dàn hàng ngang cắt cỏ. Chị em rất thạo việc, nhưng cỏ quá cao và dày, các chị đề nghị mượn thêm liềm để bộ đội cùng cắt, đồng thời cho người ra Cột đồng hồ, gọi anh em chuyên mua, bán cỏ ngựa ở đó vào cắt giúp và cho luôn họ cỏ. Ngày thứ hai có đến gần trăm người làm. Sau 3 ngày, sạch cỏ, chúng tôi đi mượn cuốc, xẻng, mai, đầm… đắp nền sân bóng chuyền, mặt sân bóng rổ, sửa cầu môn và kẻ vôi sân bóng đá. Từ ngày 15/10, 2 đội đã có chỗ tập. Riêng bóng rổ, trong khi chờ thuê thợ làm bảng rổ, phải đi tập nhờ ở sân Tây Luông (gần phố Hàng Than).

Cùng với việc củng cố sân bãi, một số đồng chí được cử đi liên hệ với các cơ quan, chuẩn bị cho các hoạt động chuyên môn.

Những người đầu tiên mà chúng tôi tìm đến là bác Huy Khôi, vốn là cán bộ Nha Thể dục TƯ, bác Mai Duy Dưỡng, nhà cựu vô địch bóng bàn đánh giỏi cả hai tay, cũng mới từ chiến khu về, nay phụ trách Ban TDTT Hà Nội, anh Quang Ngọc ở Đoàn Thanh Niên (trụ sở ở phố Vọng Đức)… Các anh Thông, Bưởi, Bồ… do quen biết cũ đã đến với các bác Thìn A, Điển (râu), Luyến (hói)… Anh Hiếu thì về nhà gặp anh ruột là bác Nghĩa (min) để thăm hỏi và và tìm hiểu tình hình. Các đồng chí bóng rổ, bóng chuyền sớm làm quen với anh Dương Kỳ Hưng – một danh thủ bóng bàn, lại là người có uy tín trong giới học sinh, sinh viên nội thành. Chỉ sau buổi trao đổi chúng tôi thấy rõ nhân dân Hà Nội, nhất là thanh niên, học sinh rất yêu thích thể thao. Một kế hoạch hoạt động sơ bộ vạch ra, được cấp trên đồng ý.

Bóng chuyền đi trước, vì tổ chức gọn nhẹ. Đội đến đấu ở Trường Chu Văn An, Nguyễn Trãi… rồi mời các đội bạn vào thi đấu ở sân Cột cờ. Khán giả ngày một đông. Bóng rổ thì cùng tập với các đội Hoa kiều. Bà con người Hoa vô cùng ngạc nhiên khi thấy bộ đội ta thắng được các đội mạnh của họ và vui lòng nhận lời tổ chức trận đấu công khai với đội Hà Hoa.

Bóng đá khó khăn hơn vì sân rộng, khán giả đông, liên quan đến nhiều ngành. Công tác an ninh ở vùng mới giải phóng là vấn đề lớn. Nhưng tin ở nhân dân và lực lượng quân quản, được Đoàn Thanh niên và anh em TDTT Hà Nội hết lòng giúp đỡ tổ chức, cấp trên đồng ý cho đội Bóng đá ra mắt khán giả Thủ đô vào cuối tháng 10, hoặc đầu tháng 11.

Dư luận chung cho rằng, bóng đá Hà Nội rất mạnh. Nhiều cầu thủ giỏi vẫn ở lại, không di cư vào Nam. Đội ta tuy có một số danh thủ cũ như Thông, Bưởi, Bồ, Thiêm, Đường nhưng đều đã lớn tuổi, sức khoẻ có hạn, còn lại số đông là thanh niên mới tập đá bóng trong vùng kháng chiến thì trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm thi đấu chưa có là bao. Đành rằng đây chỉ là trận đấu giao hữu, nhưng là trận đầu ra quân của một đơn vị trong lực lượng vũ trang. Trận đầu phải thắng là yêu cầu có tính nguyên tắc và là truyền thống của Quân đội. Bóng chuyền, bóng rổ đã mở đường thắng lợi có ảnh hưởng tốt. Bóng đá được quân và dân ta hâm mộ hơn, chờ đợi hơn, càng cần phải làm tốt hơn. Sau khi cân nhắc, chúng tôi đã mời đội Trần Hưng Đạo – một đội vào loại khá của Hà Nội lúc đó, các cầu thủ phần đông là anh em thợ thủ công và người làm nghề tự do, dễ tiếp xúc. Trận đấu dự định vào chiều ngày 28/10 trân sân Hàng Đẫy. Đội bạn hăng hái nhận lời. Thay mặt đội, anh Quý (rỗ) đến sân Cột cờ tỏ sự hân hoan và vinh dự của đội Trần Hưng Đạo được đấu trận đầu tiên sau ngày Thủ đô giải phóng, mà lại được gặp đội “đàng mình” thì còn gì vui bằng.

Ba ngày trước trận đấu, tin vui được đăng báo, đọc trên đài phát thanh. Mở cửa xem tự do, không bán vé. Nhiều áp phích và biểu ngữ được trương lên. Đã gần 1 năm nay chưa có trận bóng đá nào, đặc biệt lại có đội bóng bộ đội từ chiến khu về thi đấu trận đầu. Mọi người càng náo nức chờ đợi.

IV. Trận đầu ra quân
Sân Hàng Đẫy ngày ấy chỉ mới có khán đài A, nhưng được trang hoàng đẹp. Cờ Tổ quốc và chân dung Bác Hồ được đặt trang nghiêm trên cao, khẩu hiệu mứng Thủ đo giải phóng, mừng đất nước hoà bình trưng lên khắp nơi. Cờ đỏ rợp trời. Gần một vạn khán giả đến kín sân từ rất sớm.

Thể Công mặc áo đỏ (vải đỏ cờ), quần trắng, tất đỏ, đính quân hiệu trước ngực. Đội vừa xuống xe, bà con xúm quanh, tay bắt mặt mừng. Có người nắn vai, vỗ vào lưng các cầu thủ quân đội và nói: “Bộ đội ta khoẻ mạnh vạm vỡ thế này thế mà cho đến cách đây mấy thắng chúng nó còn dám rêu rao rằng quân Việt minh đói rách, gầy yếu, đến 7 người níu một cành đu đủ mà không gãy! Thật láo lếu hết chỗ nói!”. Một số người cố chen vào để nhìn thật rõ xem có đúng là các anh Bồ, Bưởi, Thông… còn sống thật không. Và khi nhận ra nhau thì ôm chặt lấy và dàn dụa nước mắt vì sung sướng.

Đội hình TC có: Nhâm (T/M số 1), hậu vệ: Quế (2), Hiếu (3), Thiêm (4, thủ quân), tiền vệ: Quýnh (5), Soạn (6), hộ công: Bá Khánh (8), Thông (10), tiền đạo: Thăng (7), Bưởi (9), Tâm (11). Dự bị: Tý Bồ (hiệp 2 vào thay Thông), Tý Đường (vào thay Khánh), Kim, Khá (bóng chuyền).

Đội Trần Hưng Đạo, mặc áo xanh, quần trắng, tất xanh.

Hai đội dắt tay nhau ra sân trong tiếng hoan hô kéo dài của khán giả. Chúng tôi có cảm giác là người xem không quan tâm lắm đến chuyện thắng, thua mà niềm hân hoan chủ yếu là được xem đá bóng trong hoà bình, lại được xem người Hà Nội mình đá với bộ đội từ chiến khu về. Chưa biết quân ta đá ra sao, nhưng thấy hàng ngũ chỉnh tề, ai cùng mạnh khoẻ, trông có dáng cầu thủ, thế là sường bụng rồi.

Thể Công được giao bóng trước. Anh Bưởi gạt bóng cho anh Khánh rồi vọt lên. Anh Khánh chuyền cho anh Thông, anh Thông tỉa một đường bóng sệt vào nách trái trung vệ đội Trần Hưng Đạo, anh Bưởi làm động tác giả đổ người sang trái nhưng lại đẩy bóng sang chân phải và sút luôn ở cự ly khoảng 22m. Đây vốn là cú sút sở trường nổi tiếng của anh từ hồi còn đá ở đội Hoả Xa (USAGA với ông Hà Đăng Aán). Bóng bay căng vào góc cao, mở tỷ số. Bất ngờ quá. Chưa đầy 30’’! Khán giả (và cả đội bạn ngỡ ngàng), lặng đi vài giây rồi tung cả mũ nón hoan hô hồi lâu. Chúng tôi cố ghìm nén, không quá bộc lộ khi mừng bàn thắng nhưng thực lòng sung sường không tả xiết. Trận đầu, bàn thắng nhanh và đẹp của anh Bưởi-người chỉ huy đáng kính-làm tăng niềm tự tin cho toàn đội. Với đội bàn thì “đòn phủ đầu” này cũng gây nên cú sốc nhất định. Phải mươi phút sau đội bạn mới tỉnh lại, trận đấu đi vào thế giằng co, cân bằng.

Hiệp 2, đội bạn rút kinh nghiệm, đá chỉnh tề hơn và chủ động cầm được nhiều bóng hơn. Phía ta, ngoài trình độ chưa đồng đều, vừa phải hành quân xa, lo giải quyết nhiều việc, tập luyện chưa được bao nhiêu. Lần đầu ra sân, một số còn căng thẳng về tâm lý, lúng túng khi gặp khó khăn. Giữa hiệp 2, TC bị phạt góc, cánh phải đội bạn treo một đường bóng bổng, hậu vệ ta đánh đầu trượt, cầu thủ Quý của THĐ sút bóng vào lưới, gỡ hoà 1/1. Tỉ số giữ nguyên cho đến hết trận. Hoà mà lại hoá hay!

Tiếng còi vừa dứt, chưa kịp sang bắt tay cảm ơn đội bạn thì khán giả ùa vào kín sân quây lấy chúng tôi mà hỏi han, khen ngợi. Thôi thì mạnh ai nấy nói, hỏi mà không cần trả lời, không cần giải thích. Các em nhỏ thì sà vào, ôm chặt lấy các cầu thủ, thích nhất là sờ nắn tấm quân hiệu vải trước ngực các anh bộ đội. Các em khoe: Những ngày qua, chúng em đi xem bộ đội ta, thấy các anh hiền, vui tính, mặc quân phục đẹp, nhiều súng, lắm xe, chúng em đã sướng bụng. Hôm nay lại thấy các anh đội bóng to, khoẻ hơn đội THĐ, càng mừng nhưng chỉ lo các anh thua. Thế mà các anh lại đá bóng hay, thắng nhanh, chúng em sướng lắm. Trận đầu các anh để hoà cho vui vẻ cả chứ gì? Đúng không? Quân mình giỏi thế này, thằng Tây thua là phải! Nhưng các anh ơi, trong này còn nhiều người đá giỏi hơn đội này cơ. Các anh mời họ đá nữa đi. Đá với mấy anh giỏi hơn xem mới khoái..

Hôm sau, các báo khen cả 2 đội, bình luận là một trận đấu đẹp mắt, để lại ấn tượng tốt, tạo tiền đề cho các hoạt động văn hoá thẻ thao vui tươi, lành mạnh của thủ đô mới giải phóng. Cấp trên đánh giá: TC hoàn thành tốt nhiệm vụ trong trận ra quân trước hết là về chính trị – xã hội, và nhắc: rút kinh nghiệm ngay môt cách toàn diện, chuẩn bị cho những nhiệm vụ mới với yêu cầu cao hơn.

V/ Cuộc đọ sức đỉnh cao

Trận đấu Thể Công - Trần Hưng Đạo có hầu hết các cầu thủ Hà Nội, nhất là anh em trong đội Tổng Hành dinh quân đội ngụy cũ (đội mạnh nhất của Hà Nội) đến xem và quan sát kỹ. Với kiến thức chuyên môn tinh tường, họ đánh giá được năng lực thực tế của Thể Công. Mặt khác sau các cuộc gặp gỡ, trò chuyện chân tình trong những ngày qua, những mặc cảm, e dè của các cầu thủ đối với kháng chiến, với bộ đội đã được giải toả rất nhiều.

Theo gợi ý của bác Huy Khôi, Mai Duy Dưỡng, số đông các cầu thủ tài năng nói trên đã họp nhau lại dưới danh nghĩa đội “Thanh Niên Hà Nội”, luyện tập và chuẩn bị giao hữu với Thể Công.

Thể Công cũng rút kinh nghiệm trận gặp THĐ và ráo riết chuẩn bị. Đội rất mừng được bổ sung thêm danh thủ Đặng Hồ Khuê từ Cục Vận tải về. Anh Khuê vốn là cựu võ sỹ quyền Anh đã từng thắng nhà vô địch Đông Dương - Lý Văn Quảng, và là tiền đạo của đội Cotonkin - Nam Định nổi tiếng một thời. Tuy đã ngoài 30, anh Khuê khoẻ chẳng kém đám trẻ.

Trận TC - TNHN được dư luận rất náo nức, đợi chờ. Nhà báo TR.M đã viết trên báo Thời Mới: ”Đây là cuộc so tài giữa đội đại diện cho lực lượng bóng đá từ kháng chiến về và đội các hảo thủ của bóng đá Hà Nội”.

Chiều 18/11/1954, trận đấu TC-TNHN được tổ chức trên sân Hàng Đẫy. Khán giả đến đông hơn trận trước nhiều. Một số mang theo ghế để đứng ở phía sau mà vẫn xem được, khỏi phải chen lấn.

TC ra sân vẫn áo đỏ, quần trắng. Đội hình W.M với Lê Nhâm TM; hậu vệ: Phạm Ngọc Quế, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Thiêm; tiền vệ: Ngô Xuân Quýnh, Trần Cao Đường; hộ công: Nguyễn Thông, Tý Bồ; tiền đạo: Trương Vinh Thăng, Nguyễn Văn Bưởi, Đặng Hồ Khuê. Dự bị: Soạn, Tâm, Khánh, Khá, Kim.

TNHN trong trang phục mầu trắng. Đội hình: Nguyễn Nghĩa (min) TM; hậu vệ: Vũ Hợi, Bùi Nghẽn, Lưu Đình Tòng; tiền vệ: Nguyễn Văn Thìn A, Nguyễn Huy Luyến (hói); hộ công: Vũ Trọng Bích (Bẩy), Bùi Diễm (lé); tiền đạo: Vũ Quang Minh, Lê Văn Tuất, Nguyễn Quang Phú (Tý). Dự bị: Thưởng, Đạt, Quỳ, Chung, Thám.

Trọng tài Văn Khôi (Khôi trắng) điều khiển trận đấu.

Đội TNHN có kỹ thuật đồng đều hơn, kết hợp nhóm nhỏ tốt, nên cầm bóng, làm chủ giữa sân nhiều hơn. Phía TC tổ chức phòng thủ đông người, với ý chí mạnh mẽ và lối chơi thiên về thể lực, đã kèm người chặt, đồng thời sẵn sàng bọc lót cho nhau. Khi có thời cơ thì bóng qua chân các anh Bồ và Thông, để bằng những đường bóng khôn khéo, tận dụng 2 cây tốc độ là Thăng và Khuê luôn đổi chỗ cho nhau mà phản công, uy hiếp đội bạn. Anh Bưởi là mũi cắm thu hút đối phương.

Trận đấu sôi nổi giằng co từ đầu, hai bên “ăn miếng trả miếng”, các thủ môn phải hoạt động liên tục, nhiều pha bóng đẹp được phô diễn, khán giả ngợi khen nồng nhiệt. Hiệp I hoà 0-0. Giờ giải lao, một bà cụ đem đến tặng đội TC rổ cam. Chúng tôi cảm ơn, xin nhận và đem một nửa mời đội TNHN cùng giải khát.

Phút 70, đang từ thế thủ, anh Bồ về sân nhận bóng, chuyền cho anh Thông. Từ mé chếch góc trái, anh Thông không giữ mà bất ngờ vẩy một đường chuyền chính xác như được đo trước, sửa lưng Bùi Nghẽn, anh Bưởi lách tới, xoay người sút luôn. Lưới TM Nghĩa rung lên trong tiếng reo hò như không muốn dứt của cả cầu trường. Những người ủng hộ TC hả hê như trút được gánh nặng.

Có bàn thắng, đội TC như khoẻ thêm lên, trong khi đó đội TNHN có vẻ xuống sức, liên tục thay người, sức tấn công giảm dần. Tỷ số được giữ nguyên. Trận đấu kết thúc, bà con nhất loạt ùa vào, một số bộ đội và thanh niên công kênh các cầu thủ TC từ giữa sân ra đến tận xe! Chúng tôi cảm động không nói được nên lời.

Tuy chưa hơn đội bạn rõ nét, nhưng đội TC trong mấy tuần lễ chuẩn bị với 6 danh thủ lớn tuổi đã hình thành cái khung mạnh, để vừa phát huy tài ba của mình, đồng thời vừa khéo kèm cặp, dìu dắt số anh em trẻ, kỹ thuật còn non nhưng sức trẻ dồi dào, tạo thành một tập thể đan xen, hỗ trợ nhau hài hoà để có thể thắng được đội TNHN trong trận thử sức đỉnh cao này. Bình luận trận đấu, các báo đều khen TC về ý chí và cách đá. Từ đó tỏ sự tin tưởng sẽ có triển vọng tiến xa.

Trận thắng có ý nghĩa thật lớn. Nó như một nét son ghi vào trang đầu cuốn sổ vàng đơn vị, tạo niềm tin cho toàn đội trên bước đường đi lên. Hai tiếng TC bắt đầu được nhiều người nhắc đến với tình cảm quý mến, thân thương, tin cậy.

* Trích hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh


Bonus :))

Mừng Thể Công 51 tuổi

(Baobongda.com.vn) - Cách đây 51 năm, sau khi Hiệp định Genève vừa ký kết, hoà bình mới được lập lại, ngày 23/9/1954, theo chỉ định của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, đoàn công tác TDTT QĐ (Thể Công) được thành lập.

10089820943858886TC.JPG

Đội Thể Công năm 1956 – Ảnh: Tư Liệu

23 cán bộ chiến sỹ Trường Lục quân VN, được coi như những viên gạch đầu tiên ấy, đa số mới trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, vừa rời tay súng, ngỡ ngàng, lạ lẫm trước nhiệm vụ mới - làm công tác thể thao chuyên trách. Nhưng với nhiệt tình, trách nhiệm, họ xông vào công việc, rồi vừa học, vừa làm để xây dựng và phát triển đơn vị.

Họ đã cùng bộ đội tiếp quản Thủ đô, phối hợp với anh chị em văn nghệ tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao góp phần ổn định đời sống tinh thần của nhân dân vùng mới giải phóng.

Ngày ấy, bọn lính Pháp và tay sai cưỡng bức bà con Hà Nội di cư vào Nam với luận điệu xuyên tạc: “Chúa đã vào Nam, phải đi ngay để tránh Việt Minh trả thù”. Chúng rêu rao: “Quân kháng chiến ở rừng đói khổ, gầy ốm, 3 người níu một cành đu đủ không gãy! Là người thắng trận, họ sẽ coi dân Hà Nội là kẻ bại trận, đối xử như tù binh”. Dân không tin, nhưng không khỏi hồ nghi. Bộ đội vào có xe to, súng lớn, trang phục chỉnh tề… dân thấy đã sướng mắt rồi. Nhưng hoạt động văn nghệ thể thao mới dễ thu phục lòng người. Những trận đấu bóng với các cầu thủ từng làm việc cho Pháp, thu hút đông đảo bà con. Thái độ chan hoà của người đi kháng chiến về đã nhanh chóng xoá bỏ mặc cảm của người ở lại trong thành. Ai nấy đều nhận ra một lẽ đơn giản: Chúng ta đều là người chiến thắng. Chỉ có quân xâm lược Pháp thua!

Được bổ sung các cầu thủ bộ đội miền Nam tập kết (cha con cụ Trương Tấn Bửu, Mười Tiền…), đội bóng đá Thể Công mạnh thêm thực sự và đã đem về 2 chức vô địch đầu tiên ở Giải Hoà Bình (1955) và Thống Nhất (1956), gây được lòng tin trong quân và dân.

Đi xây dựng phong trào các đơn vị, Thể Công đã giúp đưa đội bóng các quân khu, binh chủng, sư đoàn từ yếu trở thành mạnh. Chỉ sau vài mùa, quá nửa các đội Đồng Nai (Sư 330), Cửu Long (sư đoàn 338), Ba Tơ (sư đoàn 305), Bông Lau (sư đoàn 316), Quân Tiên Phong (sư đoàn 308), Hữu Nghị (Trường Lục quân), rồi QK Hữu Ngạn, Tả Ngạn, QK4, Việt Bắc, Tây Bắc, Pháo Binh, Công Binh… được đá ở hạng A miền Bắc. Cũng như vậy, các đội bóng chuyền Bách Thảo, Sông Hồng, QK4… và các đội thể thao khác của QĐ được tổ chức khắp từ Việt Bắc đến Vĩnh Linh.

Tham gia đào tạo cán bộ, Thể Công đã tổ chức nhiều lớp ngắn hạn (3 tháng) bồi dưỡng được hơn 400 hướng dẫn viên thể thao trong những ngày đầu phát động phong trào rèn luyện thân thể.

Nhiệm vụ chính là tập luyện để thi đấu, nhưng trước những sự kiện cấp thiết đột xuất là Thể Công tình nguyện tham gia: Hộ đê Mai Lâm (1956), nhận việc vác đá từ thuyền lên mặt đê, dốc cao, đá nặng, ai cũng cố hết sức. Thủ môn Nguyễn Trọng Cung bao giờ cũng chọn những khối đá nặng nhất (xấp xỉ 100kg) một mình vác đi băng băng. Phó Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đi kiểm tra thấy vậy đã cấp bằng khen ngay tại chỗ và chỉ thị hậu cần nâng suất ăn cho ông Cung lên gấp đôi! Đi xây dựng hệ thống thuỷ nông Bắc-Hưng-Hải (1958), Thể Công được tặng bằng khen về năng suất vượt trội. Hộ đê Cống Thôn, Thể Công được Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị biểu dương về cải tiến việc ném rọ đá hàn khẩu ngay tại hiện trường…

Trong chiến tranh chống Mỹ, đoàn Thể Công phải sơ tán xa Hà Nội. Bị bom Mỹ ném trúng doanh trại, người mất, nhà sập, nhưng Thể Công vẫn đứng vững. Hơn 5 năm qua hết Tùng Thiện, Hoài Đức, Phụng Thượng (Hà Tây) đến phố Thắng (Bắc Giang)… ở chung trong nhà dân, tắm nước ao bèo, thắp sáng bằng đèn dầu, tập dưới lùm cây, rặng tre rìa làng, cùng dân sản xuất, phòng không… nhưng Thể Công vẫn không ngừng vươn tới. Ngày thành lập chỉ mới có 3 đội bóng (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ) với 23 người, cầu thủ chính thức đội này làm dự bị cho đội kia. Rồi từng bước theo yêu cầu, các đội khác đã ra đời: Điền kinh, Bơi, xe đạp, Thể dục dụng cụ, Bắn súng, Bóng bàn, Vật, Cờ, Karatedo, Wushu… Mỗi đội lại có các tuyến trẻ đào tạo để bổ sung.

Lớp lớp nối tiếp nhau, các thế hệ Thể Công đã phát huy truyền thống vẻ vang của QĐNDVN, xây dựng đơn vị mình thành một trung tâm thể thao lớn với độ bền thành tích nhiều môn. Suốt thời gian mấy chục năm, tuy từng bộ phận, từng đội có lúc thăng, trầm nhưng nhìn tổng thể thì hiếm có đơn vị thể thao nào trên đất nước ta sánh kịp.

Đoàn Thể Công là con chim đầu đàn, là nòng cốt của phong trào và là đội đại biểu xứng đáng về thể thao của QĐ ta đã lập nên những chiến công hiển hách về thể thao, có đội nhiều năm liên tục VĐQG, nhiều lớp VĐV là nòng cốt các đội tuyển QG.

Thể Công đã đào tạo nhiều VĐV giỏi, giữ nhiều kỷ lục QG, nhiều kiện tướng thể thao xuất sắc được nhận danh hiệu “VĐV tiêu biểu QG”.

Trong hoạt động quốc tế, Thể Công là đơn vị đi đầu và có nhiều thành tích vẻ vang, đánh dấu những mốc son đẹp từ giải SKDA đến GANEFO trước kia cho đến Tiger Cup, Sea Games, Asiad… hiện nay và luôn luôn được người hâm mộ tin cậy, bạn bè quốc tế yêu quý.

Từ cái nôi Thể Công, rất nhiều cán bộ TDTT đã trưởng thành, toả đi khắp đất nước, nhiều đồng chí được trao những cương vị cao đã góp phần cống hiến vào sự nghiệp TDTT của đất nước.

Điều đáng tự hào nhất là nửa thế kỷ qua, hai tiếng Thể Công đã ăn sâu trong trí nhớ nhiều người, bởi Thể Công thực sự được lãnh đạo tin cậy, phong trào công nhận, chiến sỹ và nhân dân cả nước yêu thương.

Nhân ngày sinh nhật của đơn vị, chúng ta chúc và mong và các đội thể thao dưới danh hiệu Thể Công, bằng ý chí kiên cường vượt qua mọi lực cản, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống huy hoàng của mình, vươn tới những đỉnh vinh quang ngày càng cao hơn của thế kỷ 21.

*Ngô Xuân Quýnh
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Viết được thì tao đã thành huyền thoại Thể Công như cụ Quýnh :))

Cái loạt bài về Lịch sử TC có tới gần chục bài lận :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tiếp tục các bài về lịch sử của the Kong :))

Bài 1: Giải tán Thể Công? Nên hay không?

(Baobongda.com.vn) - Nhân kỷ niêm 50 năm ngày thành lập Thể Công (23/9/1954 – 23/9/2004). Ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ đưa máy bay ném bom TP Hạ Long với lý do ”trả đũa việc tàu thủy QĐNDVN đánh chiến hạm Mađoc của Mỹ đậu ở vịnh Bắc Bộ” dựng chuyện, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng Không quân và Hải quân ra miền Bắc. Âm mưu của địch đã rõ: Tấn công nhằm hạn chế sự tiếp viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến miền Nam.

391017884656512Quynh.JPG

Ông Ngô Xuân Quýnh, cựu cầu thủ của Thể Công. Ảnh: PV

Mặc dù vẫn hoạt động bình thường tại khu vực sân Cột Cờ nhưng Thể Công đã bắt đầu tinh thần sẵn sàng hoạt động theo thời chiến.

Tháng 2/1965, tình hình rất căng thẳng. Chiến sự lan rộng. Hệ thống công tác TDTT trong quân đội giải thể, Phòng TDTT Quân đội thuộc Cục Quân huấn không còn, các cán bộ làm công tác TDTT đều xung phong ra chiến trường. 100% quân số Thể Công viết đơn tình nguyện đi chiến đấu. Ngoài giờ tập thể thao, cán bộ, chiến sỹ, VĐV Thể Công luôn mang ba lô đựng gạch nặng đi lại để quen vai, kể cả khi đi ăn cơm. Mỗi tuần Thể Công có 3 đêm tập hành quân đường dài sẵn sàng chuẩn bị lên đường chiến đấu. Nhiều vận động viên nổi tiếng của Thể Công đã xung phong trở lại đơn vị chiến đấu, đặc biệt là những chiến sỹ quê ở Nam Bộ trước đây tập kết ra Bắc, trong đó có các danh thủ bóng đá như tiền đạo cánh trái Huỳnh Văn Len, Nguyễn Thành Út (Út Lào), tiền vệ Hà Hiển, tiền đạo và sau này là Liệt sỹ Anh hùng QĐNDVN Phạm Ngọc Khánh… Thể Công với tư thế sẵn sàng chiến đấu đã nhận đủ vũ khí, trang bị biên chế như một đơn vị bộ binh… Tất cả những ai có gia đình ở Hà Nội đều chuẩn bị cho chuyến đi xa hướng về tiền tuyến phía Nam.

Ở Hà Nội và các thành phố lớn phía Bắc, các cơ quan, nhà máy, các Đoàn Văn hoá, nghệ thuật… sơ tán khỏi thành phố, những hoạt động thi đấu thể thao tạm lắng hoặc chuyển về các vùng nông thôn. Trường Huấn luyện Kỹ thuật TDTT TW, nơi tập trung các vận động viên hàng đầu làm nhiệm vụ Quốc gia giải thể… Số phận của Thể Công (Đoàn TDTT Quân đội) dường như đã được quyết định theo hướng Trường Huấn luyện. Mặc dù buồn lo vì sự xa cách có thể diễn ra nay mai, nhưng không một ai tỏ ra chán nản, ngược lại tinh thần sẵn sàng xung phong ra tiền tuyến chiến đấu luôn sôi nổi và đầy khí thế. Đọ sức với tên Đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, chiến tranh sẽ ác liệt, gian khổ và không biết sẽ kéo dài bao lâu nên việc cấp trên dự định giải thể Thể Công là điều hoàn toàn có cơ sở…

Một buổi chiều, Trung úy Ngô Xuân Quýnh (thời gian này vừa đi học ở Liên Xô trở về) vừa đạp xe từ Nam Định về thì gặp Trường đoàn, Bí thư Chi bộ Thể Công lúc ấy – Đại úy Hồ Quang Quới ngay tại Cổng thành Cửa Nam.

Mời Trung uý Quýnh về nhà ở khu Tập thể 1A Hoàng Văn Thụ, chưa kịp uống nước, Đại uý Quới đã thông báo với vẻ mặt rất căng thẳng:

- Tôi vừa nghe tin, có thể sẽ giải thể Đoàn Thể Công. Trên đang xem xét nhưng phương án duy trì là khó. Anh là người đầu tiên tôi báo tin này, đề nghị giữ kín, nhưng cần tính toán gấp kẻo không kịp. Anh nghĩ sao?

- Cảm ơn anh đã tin tôi - Suy nghĩ một lát, ông Quýnh nói - Việc gấp đấy, nhưng không phải chỉ tỏ rõ quan điểm mà cái chính bây giờ là phải tìm ra phương án nào khả dĩ thuyết phục cấp trên duy trì Thể Công. Cá nhân chúng ta đâu có sợ ra trận. Chúng ta đã tình nguyện tòng quân từ những ngày đầu chống Pháp cơ mà. Chúng ta cũng không phải vô dụng khi cùng với Đoàn Thể Công duy trì và phát triển. 10 năm rồi, Thể Công đã có vị trí thích đáng trong lòng người hâm mộ, quân đội và nhân dân. Cấp trên chắc chắn không đánh giá là chúng ta bám lấy Thể Công để tránh bom đạn. Vấn đề là phải làm rõ: Tại sao nên duy trì Thể Công? Duy trì bằng cách nào trong thời chiến này và có giữ được để phát triển không? Đề nghị anh nên mời một số anh em có tâm huyết, có trình độ bàn bạc, trao đổi ngay đêm nay…

Vì cán bộ đang phân tán nên các ông mời thêm Thượng úy Pham Tất Thắng, cựu cầu thủ Thể Công cũng vừa học Liên Xô trở về tham gia thảo luận. Đúng 19 giờ 30 ngày 16/2/1965 tại phòng làm việc của Trưởng Đoàn Thể Công (sân Cột Cờ Hà Nội) các ông Hồ Quang Quới, Phạm Tất Thắng, Ngô Xuân Quýnh thảo luận tìm giải pháp duy trì Thể Công. Không né tránh, giữ ý, tất cả mọi người đều bộc bạch hết suy nghĩ tâm huyết của mình, tranh luận, phản biện rồi đi đến thống nhất lập luận vì sao nên duy trì Thể Công. Họ nhớ đến Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và chỉ thị của ông ngày đầu thành lập “Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ chiến đấu giỏi mà còn là đội quân có khả năng vận động quần chúng hoàn thành các nhiệm vụ khác. Thời chiến, người ta biết đến QĐNDVN anh hùng qua những chiến thắng lẫy lừng nhưng ở thời bình, người ta đánh giá qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT. Các chiến sỹ Thể Công cần phải phấn đấu thi đấu thật hay, giành chiến thắng được quần chúng ngưỡng mộ, đó là cách tốt nhất để vận động quần chúng đến với cách mạng…”. 10 năm qua Thể Công đã phấn đấu có vị trí trong lòng lãnh đạo, quân đội được nhân dân tin yêu, bây giờ giải tán thì tiếc lắm. Mà giải tán thì chỉ một chữ ký và 5 phút. Xong! Nhưng khi cần xây dựng lại thì biết mất bao nhiêu năm? Và lúc đã tản mát rồi làm lại thì khó lắm… Nhưng duy trì thì ở đâu? Xây dựng và hoạt động thế nào trong chiến tranh… thì bí! Nêu ra phản biện tranh luận, càng bí. Phải tìm gặp các đồng chí lãnh đạo Bộ thôi …

Lập luận thì như vậy nhưng biết gặp ai để trình bày cũng là cả một sự tính toán trong lúc lãnh đạo Bộ đang ngày đêm tập trung chỉ đạo chuẩn bị chiến đấu chống Mỹ? Phương án nào cũng có thể trình bày được nhưng đều phải trình Bộ duyệt, mà đã có chỉ thị ngừng hoạt động TDTT rồi thì Bộ dễ quyết giải thể lắm. Vấn đề là cần phải tìm ra được đường đi cho đúng. Ông Quýnh nêu ý kiến xin gặp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhưng lại được tin ông đã được Bác cử vào Nam công tác rồi. “Hay xin gặp đồng chí Hoàng Văn Thái? Ông Quới có ý kiến: “Hay ta về với Việt Bắc, vừa an toàn hơn”… Ba đêm liên tiếp thức trắng, “Bộ tham mưu” Thể Công vẫn chưa tìm được lối đi…

Song, mảnh đất thuộc SVĐ Cột Cờ vốn thiêng liêng và thần thánh đã phù hộ Thể Công hơn 10 năm trưởng thành, nay một lần nữa tiếp tục che chở cho Thể Công. Đúng lúc việc giải tán Thể Công chỉ còn thiếu một chữ ký, một vị tướng đột nhiên xuất hiện tại sân Cột Cờ! Ông chính là vị cứu tinh của Thể Công…

*Ngô Xuân Quýnh - Vũ Mạnh Hải

http://baobongda.com.vn/?bbd=show&ArtID=5260
 
Bài 2: Xin hứa sau khi đánh Mỹ sẽ có một Thế Công lớn mạnh hơn

10620366221516402TheCong.JPG


(Baobongda.com.vn) - Chiều thứ Bảy tuần ấy, Thể Công đấu tập với TC Đường Sắt. Chúng tôi (tất cả ban lãnh đạo và cán bộ) đều có mặt theo dõi trận đấu trên sân Cột Cờ. Cuối hiệp 1, một chiến sỹ cảnh vệ chạy đến: “Báo cáo thủ trưởng, có một vị tướng đến sân xem đá bóng, chúng tôi mời lên khán đài A nhưng không chịu. Ông cứ đứng xem ở góc sân và nói chuyện với mọi người…

Tôi và anh Hồ Quang Quới vội chạy ra và gần như đồng thanh reo lên: “Ôi, anh Bằng!” và giơ tay lên vành mũ chào. Vâng đúng, đó là Thiếu tướng Bằng Giang. Ông nheo mắt cười để lộ mấy chiếc răng vàng rất ấn tượng và kéo chúng tôi ra bên khán đài B vừa xem vừa nói chuyện… Chúng tôi nẩy ý định báo cáo vấn đề Thể Công với ông. Ông tỏ vẻ vui lòng và hẹn chiều mai họp ở Bộ xong sẽ đến và nghe “chuyện Thể Công” (dù Ông chưa biết đó là chuyện gì).

15 giờ chiều Chủ nhật, Thiếu tướng Bằng Giang đến. Cả ba chúng tôi (Quới, Quýnh, Thắng) đã sẵn sàng, chuẩn bị kỹ những nội dung cụ thể trước khi làm việc tại Văn phòng Thể Công. Vừa ngồi xuống ghế, Thiếu tướng đã xởi lởi: “Nào, có gì về Thể Công mà các cậu đang bí nào? Tớ sẵn sàng nghe và góp ý kiến…”.

Anh Quới báo cáo, tôi và anh Thắng bổ sung, nói rõ tâm tư, tình cảm và quyết tâm muốn kiến nghị Bộ duy trì Đoàn Thể Công.

Nghe chúng tôi rất chăm chú, Thiếu tướng Bằng Giang tỏ vẻ thông cảm...Gõ gõ ngón tay xuống bàn hồi lâu, ông im lặng suy nghĩ. Ông hỏi “Ý anh Vũ thế nào?” (Thiếu tướng Vương Thừa Vũ khi ấy là Phó Tổng Tham mưu trưởng, phụ trách huấn luyện, chịu trách nhiệm chỉ đạo Cục Quân huấn trong đó có Thể Công). Đại uý Hồ Quang Quới đáp “Dạ, chúng tôi cũng chưa rõ ạ”.

Thiếu tướng trầm tư:
- Hay là Thể Công lên trực thuộc Trường Lục Quân? (Tướng Bằng Giang khi ấy là Hiệu trưởng Trường SQLQ) Các cậu thấy được không? Lên Sơn Tây, thắng Mỹ lại về!

- Có lẽ cũng là một phương án hay mà chúng em chưa hề nghĩ đến.

- Phải có 2 việc cần làm ngay: Một là phải được Bộ cho phép, đồng ý; Hai là được Hiệu Uỷ Trường SQLQ ủng hộ… Để mình tính thêm.

Suy nghĩ một lát, Thiếu tướng nói:
- Có lẽ sáng mai, sau khi họp, mình thăm dò ý kiến Ông Vũ xem sao đã. Ông ấy rất tin và quý mình nhưng lỹ lẽ phải thuyết phục thì Ông ấy mới chịu và chỉ có lỹ lẽ đúng thì Ông ấy mới trình bày với Bộ để xem xét. Các cậu phải chuẩn bị ngay cho mình một báo cáo ngắn, nêu rõ lý do tại sao nên duy trì Thể Công lúc này? Có thể giữ được không? Bằng cách nào? Triển vọng của nó? Cứ coi như Trường SQLQ sẵn sàng đón nhận. Thế nhé, làm ngay. Lúc 7 giờ sáng mai trên đường đi họp, mình sẽ ghé qua đây lấy văn bản. Viết tay cũng được. Kết quả ra sao, sau khi gặp ông Vũ mình sẽ thông báo.

Vừa mừng vừa hồi hộp, chúng tôi bàn nhau thực hiện ngay ý kiến của Tướng Bằng Giang. Tôi được phân công chấp bút văn bản ngay trong đêm. 5 giờ 30 phút sáng hôm sau họp thông qua, bổ sung sửa chữa trước khi gửi.

Nói thì dễ mà viết thì sao mà khó thế. Tôi đánh vật với chưa đầy 2 trang giấy mà đến gần 2 giờ sáng mới xong. Nội dung chính như sau:
“Năm 1954, sau khi hoà bình lập lại, đất nước và quân đội ta bước vào giai đoạn cách mạng mới. Do tình hình đòi hỏi, Thể Công được thành lập như một binh chủng mới của thời bình và Thể Công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành ngọn cờ đầu của nền TDTT mới, dẫn dắt phong trào TDTT toàn quân và toàn quốc, là nòng cốt trong các ĐTQG, đi tiên phong trong các hoạt động thể thao quốc tế, ghi nhiều thành tích vẻ vang, được quân đội và nhân dân yêu thương, lãnh đạo tin cậy.

Hiện tại, cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào thời kỳ khốc liệt, các hoạt động thể thao sẽ gặp khó khăn nhất định. Tuy nhiên, Đảng ta chủ trương” vừa chiến đấu, vừa xây dựng”, với tinh thần ấy, cả nước chuyển sang thời chiến nhưng vẫn ra sức xây dựng, sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động về chính trị, văn hoá, xã hội… xây dựng hậu phương Miền Bắc vững mạnh toàn diện để đóng góp sức người, sức của nhiều hơn, cùng tiền tuyến Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Theo tinh thần ấy, các hoạt động TDTT đối nội, đối ngoại sẽ không ngưng trệ. Thể Công nên được duy trì nhằm thực hiện các nhiệm vụ trên.

Để thích nghi với thời chiến, Thể Công sẽ thu gọn lại về tổ chức, nhân sự, từng bước chuyển về sinh hoạt và tập luyện ở xa các đô thị lớn, tổ chức các hoạt động sát với thực tiễn, đồng thời chuẩn bị cho sự phát triển sau chiến thắng. Kiến nghị Bộ tạm thời giao Thể Công về một Quân khu hoặc Nhà trường quản ly, giúp Bộ tập trung chỉ đạo chiến đấu… Hướng cơ bản: Trực thuộc Trường SQLQ…”.

6 giờ sáng, văn bản được thông qua, 7 giờ Thiếu tướng Bằng Giang đến. Ông đọc chăm chú và gật đầu đồng ý. Tiễn Ông lên xe chúng tôi hồi hộp chờ đợi….
17h giờ cùng ngày, Tướng Bằng Giang ào vào như một cơn gió, Ông vui mừng thông báo:
- Tốt rồi! Anh Vũ (tướng Vương Thừa Vũ) sẽ ủng hộ Thể Công! Các cậu biết không, ông Vũ vặn vẹo đủ thứ sau khi đã nghe tớ trình bày văn bản của các cậu. Ông nêu lên những vấn đề chỉ đạo rất sắc sảo và thực tiễn mang tính chiến lược về Thể Công e rằng Trường SQLQ khó có thể đảm nhận và hoàn thành chu đáo. Tướng Vương Thừa Vũ không hề muốn giải thể Thể Công nhưng băn khoăn là việc chỉ đạo, xây dựng và hoạt động của đơn vị Thể thao này là chưa có tiền lệ. Tớ kiên quyết: Từ nãy đến giờ, tôi báo cáo anh trên tinh thần trách nhiệm của một cán bộ mê Thể thao khi biết chuyện lên trình bày với thủ trưởng Bộ. Còn bây giờ tôi xin hứa: Nếu Bộ cho phép, tôi sẽ thay mặt Bộ quản lý Thể Công để khi ta thắng Mỹ, tôi sẽ nộp về Bộ một Thể Công mạnh hơn bây giờ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với những yêu cầu cao hơn. Anh tin đi, nếu Lục Quân của Anh Lê Thiết Hùng và anh Trần Tử Bình (Các Tướng từng là Hiệu trưởng SQLQ) đã góp những hạt nhân đầu tiên với 23 đồng chí làm nòng cốt cho Thể Công năm 1954 thì tôi xin làm sự tiếp nối. Sau chiến thắng giặc Mỹ, sẽ có một Thể Công ở tầm cao mới!”.

*Trích hồi ký của Đại tá Ngô Xuân Quýnh

http://baobongda.com.vn/?bbd=show&ArtID=5292
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên