Lịch sử bóng đá \:D/

Valencia_cf.gif

Valencia Club de Fútbol (còn được gọi ngắn gọn là Valencia hay Valencia CF) là một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp của Tây Ban Nha, đóng tại Valencia, Tây Ban Nha. Họ chơi bóng tại giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha (La Liga) và là một trong những câu lạc bộ bóng đá thành công nhất Tây Ban Nha. Valencia CF đã giành được 6 chức vô địch La Liga, 6 cúp Nhà vua Tây Ban Nha, 3 cúp UEFA, 1 cúp C2 và 2 siêu cúp bóng đá châu Âu. Họ đã từng vào đến trận chung kết cúp C1 2 lần liên tiếp vào các năm 2000 và 2001. Valencia cũng là một thành viên của G-14, nhóm các câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu.

Được thành lập vào năm 1919, Valencia CF lấy sân Estadio Mestalla làm sân nhà từ năm 1923. Với 53,000 chỗ ngồi, Mestalla là sân vận động lớn thứ 5 ở Tây Ban Nha.

Lịch sử
Câu lạc bộ được thành lập vào năm 1919, với vị chủ tịch đầu tiên là Octavio Augusto Milego Díaz. Người được chọn một cách ngẫu nhiên bằng cách tung đồng xu. Câu lạc bộ chơi trận đấu chính thức đầu tiên trên sân khách vào ngày 21 tháng 3 năm 1919, và họ đã để thua đối thủ Valencia Gimnástico với tỉ số 0-1.

Valencia CF chuyển đến sân vận động Mestalla vào năm 1923. Trước đấy họ chơi trên khu đất Algirós . Valencia CF chơi trận đấu đầu tiên trên sân Mestalla gặp đối thủ Castellón Castalia. Kết thúc trận đấu, 2 đội hòa nhau 0-0. Trong trận đấu lại vào ngày hôm sau, Valencia giành chiến thắng với tỉ số 1-0. Valencia CF đoạt chức vô địch vùng vào năm 1923, và giành quyền tham dự cúp Nhà vua lần đầu tiên trong lịch sử.


Thành công đầu tiên
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939) đã ngăn cản bước tiến của Valencia. Phải cho tới năm 1941, đội bóng mới dành được danh hiệu đầu tiên là chức vô địch cúp Nhà vua sau khi đánh bại RCD Espanyol trong trận chung kết. Trong mùa giải 1941-1942, Valencia CF đã giành chức vô địch Tây Ban Nha lần đầu tiên. Mặc dù khi đó chiến thắng ở cúp Nhà vua danh tiếng hơn La Liga nhưng câu lạc bộ vẫn giữ vững sự ổn định để giành thêm chức vô địch La Liga vào các mùa giải 1943-1944, cũng như 1946-1947.

Trong thập niên 50, Valencia thất bại trong việc đạt được những danh hiệu lớn như thập niên trước. Mặc dù câu lạc bộ vẫn tiếp tục trưởng thành. Sự cơ cấu lại câu lạc bộ dẫn đến việc sân vận động Mestalla được mở rộng thành 45,000 chỗ ngồi. Trong đội hình của câu lạc bộ khi đó cũng có một số ngôi sao người Tây Ban Nha và người nước ngoài. Nổi bật trong đó là cầu thủ quốc tế người Tây Ban Nha Antonio Puchades và tiền đạo người Hà Lan Faas Wilkes. Trong mùa giải 1952-1953, Valencia CF kết thúc ở vị trí thứ 2 tại La Liga, và ở mùa giải tiếp theo câu lạc bộ giành chiến thắng ở Cup nhà vua.


Thành công ở châu Âu
Ở những năm đầu thập niên 60, trong khi thi đấu khá xoàng xĩnh tại giải trong nước trong nước, thì Valencia CF lại giành được cúp UEFA. Trong mùa giải 1961-1962, Valencia đánh bại một đội bóng khác của Tây Ban Nha là FC Barcelona trong trận chung kết với tổng tỉ số sau 2 lượt trận đi và về là 7-3. Ở mùa giải tiếp theo 1962-1963, Valencia gặp một đội bóng của Croatia là Dinamo Zagreb, và họ lại giành chiến thắng với tổng tỉ số 4-1. Valencia lần thứ 3 liên tiếp có mặt trong trận chung kết cúp C2 ở mùa giải 1963-1964, nhưng lần này họ đã bị đánh bại bởi đội bóng đồng hương là Real Zaragoza với tỉ số 1-2.

Cựu cầu thủ từng 2 lần giành danh hiệu quả bóng vàng châu Âu Alfredo Di Stéfano được đưa về làm huấn luyện trưởng của câu lạc bộ vào năm 1970, ngay lập ông thổi một luồng gió mới vào câu lạc bộ bằng chức vô địch Tây Ban Nha lần thứ 4. Danh hiệu này giúp Valencia lần đầu tiên được tham dự cúp C1, giải đấu giành cho những câu lạc bộ vô địch các giải quốc gia châu Âu. Valencia vào đến vòng 3 ở giải đấu này năm 1971-1972, trước khi thua đội đương kim vô địch Hungary là Újpest TE. Những cầu thủ nổi tiếng nhất của câu lạc bộ vào những năm 70 có thể kể đến tiền vệ người Áo Kurt Jara, tiền đạo Johnny Rep của Hà Lan và đặc biệt là tiền đạo Mario Kempes, người đã đoạt gianh hiệu vua phá lưới La Liga 2 mùa liên tiếp vào các năm 1976-1977 và 1977-1978. Valencia thêm một lần nữa giành được gianh hiệu cúp nhà vua vào mùa giải 1978-1979. Ở mùa giải sau đó 1979-1980 họ đoạt được chiếc cúp C2 đầu tiên sau khi đánh bại một đội bóng Anh là Arsenal FC trong trận chung kết. Kempes chính là người có công đầu của Valencia trong thành công đó.


Xuống hạng và lên hạng
Năm 1982, câu lạc bộ chỉ định Miljan Miljanic là huấn luyện viên trưởng. Sau một mùa giải đáng thất vọng, Valencia đứng thứ 17 và phải đối mặt với khả năng xuống hạng khi giải đấu chỉ còn 7 vòng đấu nữa là kết thúc. Koldo Aguirre thay thế Miljanic làm huấn luyện viên trưởng, và Valencia đã may mắn đoạt được vừa đủ số điểm để trụ hạng năm đó. Trong 2 mùa giải tiếp theo 1983-1984 và 1984-1985, câu lạc bộ rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Cuối cùng Valencia CF đứng ở vị trí cuối bảng và xuống hạng khi mùa giải 1985-1986 kết thúc. Khi đó đội bóng tan nát vì những vấn đề nội bộ như việc không trả đủ lương cho cầu thủ và ban huấn luyện, cũng như tinh thần rệu rã của toàn đội. Valencia xuống hạng lần đầu tiên sau 55 năm chơi bóng ở giải đấu hàng đầu Tây Ban Nha.

Arturo Tuzón trở thành vị tân chủ tịch của câu lạc bộ, và ông đã giúp cho Valencia CF trở lại với La Liga. Alfredo Di Stéfano trở lại làm huấn luyện viên vào năm 1986, ngay ở mùa giải đó Valencia giành quyền lên hạng. Di Stéfano giữ chức huấn luyện viên đến mùa giải 1987-1988, mùa giải mà Valencia kết thúc ở vị trí thứ 14 ở La Liga. Tiền đạo người Bulgari Luboslav Penev gia nhập câu lạc bộ vào năm 1989, với tham vọng giúp câu lạc bộ giành được vị trí vững chắc ở La Liga. Guus Hiddink được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng vào mùa giải 1991-1992, và câu lạc bộ kết thúc ở vị trí thứ 4 đồng thời vào đến vòng tứ kết của cúp nhà vua. Trong năm 1992, Valencia CF chính thức trở thành một công ti cổ phần thể thao, và giữ Hiddink là huấn luyện viên đến năm 1993.

Huấn luyện viên người Brazil Carlos Alberto Parreira, ngay sau chức vô địch thế giới cùng đội tuyển Brazil ở World Cup 1994, trở thành huấn luyện viên ở sân Mestalla vào năm 1994. Parreira ngay lập tức ký hợp đồng với thủ môn của đội tuyển Tây Ban Nha Adoni Zubizarreta và tiền đạo người Nga Oleg Salenko, cùng với Predrag Mijatovic. Nhưng những kết quả nghèo nàn của câu lạc bộ đã dẫn đến việc Parreira bị thay thế bởi huấn luyện viên José Manuel Rielo. Thế nhưng những thành công trước đây vẫn tiếp tục lảng tránh câu lạc bộ. Mặc dù được dẫn dắt bởi không ít các huấn luyện viên hàng đầu như Luis Aragonés hay Jorge Valdano; cũng như không ít các ngôi sao người nước ngoài như các tiền đạo người Brazil Romário, hay Claudio López và Ariel Ortega từ Argentina.

Trở lại đấu trường châu Âu
Huấn luyện viên người Italia Claudio Ranieri là người chấm dứt quãng thời gian 19 năm khát danh hiệu, bằng việc dẫn dắt câu lạc bộ giành chiến thắng ở cúp Nhà vua năm 1999. Sau đó ông được thay thế bởi Héctor Cúper, và ngay lập tức Valencia lọt vào trận chung kết cúp C1 đầu tiên trong mùa giải 1999-2000. Mặc dù vậy họ đã thua với tỉ số 0-3 trước kỳ phùng địch thủ Real Madrid CF. Ở mùa giải sau Valencia lần thứ 2 liên tiếp lọt vào trận chung kết cúp C1, lần này họ lại để thua trước Bayern Munich sau loạt sút penalty đầy may rủi.

Héctor Cúper rời câu lạc bộ vào năm 2001, và Rafa Benítez được đưa lên làm huấn luyện viên trưởng. Ngay mùa giải đầu tiên của mình 2001-2002, Benítez đã dẫn dắt câu lạc bộ đến chức vô địch La Liga đầu tiên sau 31 năm. Hai mùa giải sau, Valencia đoạt cú đúp khi Benítez giúp câu lạc bộ giành chiến thắng thứ 2 ở La Liga trong 3 năm đồng thời vô địch cúp UEFA thứ 3 trong lịch sử của câu lạc bộ


Thành tích
Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 6
1942, 1944, 1947, 1971, 2002 & 2004
Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 6
1941, 1949, 1954, 1967, 1979 & 1999
Siêu cúp bóng đá Tây Ban Nha: 2
1949 & 1999
Cúp C1:
Vào chung kết: 2000 & 2001
Cúp C2: 1
1980
Cúp UEFA: 3
1962, 1963 & 2004
Siêu cúp bóng đá châu Âu: 2
1980 & 2004
Cúp Intertoto: 1
1998
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hamburger_sv.gif

Hamburger SV là một câu lạc bộ thể thao Đức có trụ sở tại thành phố Hamburg, Cộng hòa Liên bang Đức và được biết đến trước nhất là qua đội bóng đá của câu lạc bộ. Đây là một trong những câu lạc bộ lâu đời, nổi tiếng và giàu thành tích nhất nước Đức. Hamburger SV là đội bóng đá duy nhất thi đấu 43 năm liên tục trong Giải vô địch bóng đá Đức (1.Bundesliga) và cũng là câu lạc bộ Đức duy nhất liên tục thi đấu trong giải hạng nhất từ ngày thành lập kết hợp vào năm 1919.

Thành tích
Vô địch Đức: 6
1923, 1928, 1960, 1979, 1982, 1983
Cúp bóng đá Đức: 3
1963, 1976, 1987
Cúp Liên đoàn bóng đá Đức: 2
1973, 2003
Cúp C1: 1
1983
Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1
1977
Cúp Intertoto: 1
2005

Hamburg đang chơi trên sân AOL Arena (46,000 chỗ ngồi/10,000 chỗ đứng). Đây là một trong những sân vận động 5 sao của UEFA, nơi có thể dùng để tổ chức các trận đấu chung kết của Cúp UEFA và UEFA Champions League. Sân cũng là một trong những sân sẽ đăng cai các trận đấu của World Cup 2006.
AOL-Arena.jpg

Sân vận động AOL
Sức chứa 55.989
Kích thước 105 x 68 yard
Tọa độ 53,35,13 Bắc & 09,53,55 Đông
AOL Arena là sân bóng đá chính của thành phố Hamburg, Cộng hòa Liên bang Đức. Từ khi được xây dựng xong năm 1953 đến năm 2001, sân mang tên Volksparkstadion. Năm 2001, công ty AOL (Hoa Kỳ) đã mua quyền đổi tên sân vận động với giá 15,3 triệu euro.

Trong thời gian diễn ra giải vô địch bóng đá thế giới 2006, sân mang tên FIFA WM-Stadion Hamburg (sân vận động World Cup Hamburg). Tại đây sẽ diễn ra 5 trận đấu (4 trận vòng bảng và 1 trận tứ kết). Sân này đã từng được chọn đăng cai các trận đấu thuộc giải vô địch bóng đá thế giới 1974 và giải vô địch bóng đá châu Âu 1988.

AOL Arena hiện nay là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Hamburger SV (đang thi đấu tại giải Bundesliga. Ngoài ra, đội bóng đá kiểu Mỹ Hamburg Sea Devils (Những con quỷ biển Hamburg) cũng sử dụng sân AOL để tham gia giải vô địch bóng đá kiểu Mỹ châu Âu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mấy trang trước spam ghê vãi 8-}, chẳng thấy dòng nào gọi là "lịch sử" cả 8-}

Hehe, post về real đi chứ nhỉ, cả Raul nữa, ông hoàng của những kỉ lục (RECORD-MAN) :x
Có 1 kỉ lục của Raul mà chắc ít người biết, kỉ lục về fair play.

Đã 30 tháng Raul ko bị phạt thẻ (lần cuối cùng là 23/10/2004 trong trận gạp Valen)
Raul chỉ mới bị phạt 19 thẻ vàng trong 13 mùa chơi ở La Liga (chưa bao h anh bị send off trong sự nghiệp cầu thủ của mình)
Trung bình, cứ 23 trận Raul mới bị 1 thẻ vàng (1910min/thẻ vàng)
---> A GENTLEMAN OF FAIR PLAY
 
nói thê thì em biết 2 câu fthur cả sự nghiệp không nhận thẻ
1 là Gary Linker
1 là... không nhớ, Quang tìm hộ anh với
 
Cái này thì em chịu rồi :p
Nhưng mà không nhận thẻ thì nghe cũng lạ nhỉ :p
 
người còn lại là cầu thủ nghiệp dư duy nhất đủ tư cách nhận giải thưởng FP của FIFA
có cái anh quên tên
đọc tin đấy cũng 2 hay 3 năm rồi
 
em bít 1 người nữa đấy
đá có mấy giây chấn thương gẫy chân nghỉ đá hết đời=))
cũng chưa nhận thẻ=))
nhưng mà quên tên :(
 
sao lại so mấy thằng nghiệp dư với Raul ...
Có Linker thế thật à ??
Thế thì thằng đấy cũng FP :))
 
cầu thủ chuyên nghiêp duy nhất nhận giải FP của FIFA mà anh
còn ở đây nói về FP chứ có phải đẳng cấp đâu mà không được so ạ
 
hehe, có chứ, chơi ở giải chuyên nghiệp tính cạnh tranh tất nhiên cao hơn, áp lực hơn ... Nói chung là anh thấy có sự khác nhau :) Mà đã có ai bảo mấy thằng nghiệp dư kia ko FP đâu ... /:)
 
nói thế thì em đề cử Keane với Viera cho giải FP
:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
viera thì FP khỏi nói
1 mùa ko ăn 2 đỏ ko chịu được =))
 
có mà
để anh nhớ đã

nhưng vừa nhớ ra Mara mới đáng trao giải FP :D
quả "bàn tay của chúa" quá đẹp
 
Lịch sử các trận chung kết Champions League

Trước ở VNN có một bảng còn cả đội hình, cầu thủ chính, dự bị, ghi bàn. Nhưng chả hiểu sao ko thấy đâu nữa :| Em lấy tạm cái từ wiki vậy :|

cl.png
 
Back
Bên trên