Làm đồng minh với Trung Quốc - nên chăng?

Thứ nhất : bạn tính cho tôi số tiền mà VN chi cho phần nghĩa vụ quân sự mà bạn nói . Và xem xem với số tiền đó thì làm được những gì

Chính quyền VN không công bố số tiền chi trả chi tiết cho những khoảng mục cụ thể và số lượng quân nhân, cho nên khó có thể trả lời câu hỏi của bạn. Tuy nhiên, nếu suy tính một cách hợp lý thì số tiền dùng để cung cấp lương thực cho một thanh niên, trang bị vũ trang, nhờ ở, huấn luyện một số lượng rất lớn quân nhân, nhiều khi không cần thiết thì số tiền cũng không nhỏ.

Vậy tại sao 160 nước còn lại (trong đó có HQ) vẫn chưa bãi bỏ ?

Vậy quân đội nào tối tân và hiệu quả hơn? Nếu so sánh quân đội (giả sử không xài bom nguyên tử) Anh và Trung Quốc (TQ chi nhiều tiền hơn cả Anh), thì quân đội Anh vẫn chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Ngay cả Nga cũng dần dần bải bõ nghĩa vụ quân sự, bởi vì họ muốn chế tạo một đội ngũ quân sự chuyên nghiệp, thích hợp với những vũ khí tối tân hiện đại hơn và phù hợp hơn với chiến tranh ngày nay.

Quân TQ gặp chủ lực VN từ ngày đầu tiên.

Không, theo mình đọc, thì TQ đánh VN khi quân đội chủ lực VN đang tiến tới Phôn Pênh, với hy vọng là VN sẽ buộc VN phải rút lui một phần quân đó lên miền bắc để chi viện. Tuy nhiên VN kô rút số quân đó, dùng phần đông là dân quân và chiến thuật du kích để cầm chân Trung Quốc, còn lại là dùng quân chủ lực đập tan con cờ của TQ là Pôn Pốt nhanh rồi kéo quân chủ lực lên chi viện, để không phải bị kẹp giữa hai làn tấn công trong lâu dài.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vậy quân đội nào tối tân và hiệu quả hơn? Nếu so sánh quân đội (giả sử không xài bom nguyên tử) Anh và Trung Quốc (TQ chi nhiều tiền hơn cả Anh), thì quân đội Anh vẫn chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Ngay cả Nga cũng dần dần bải bõ nghĩa vụ quân sự, bởi vì họ muốn chế tạo một đội ngũ quân sự chuyên nghiệp, thích hợp với những vũ khí tối tân hiện đại hơn và phù hợp hơn với chiến tranh ngày nay.

Chưa nói đến hiệu quả vội. Câu hỏi hiện giờ là vì sao 160 nước kia chưa bãi bỏ NVQS ? Lưu ý là trong đó có cả Đức, Thụy Điển, Israel, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan....

Từ từ sẽ nói tiếp đến chỗ bôi đậm.


Không, theo mình đọc, thì TQ đánh VN khi quân đội chủ lực VN đang tiến tới Phôn Pênh, với hy vọng là VN sẽ buộc VN phải rút lui một phần quân đó lên miền bắc để chi viện. Tuy nhiên VN kô rút số quân đó, dùng phần đông là dân quân và chiến thuật du kích để cầm chân Trung Quốc, còn lại là dùng quân chủ lực đập tan con cờ của TQ là Pôn Pốt nhanh rồi kéo quân chủ lực lên chi viện, để không phải bị kẹp giữa hai làn tấn công trong lâu dài.

DQDK đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hao quân TQ, nhưng chủ yếu vẫn là bộ đội chủ lực đánh bằng lối đánh chính quy.
Nếu ai quan tâm có thể xem ở đây (phải đăng nhập nick để đọc) : http://www9.ttvnol.com/forum/gdqp/476742/trang-7.ttvn


p/s : sao mà gửi với sửa bài khó thế nhỉ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vấn đề hậu cần nằm ở chỗ nào với hệ thống đường xá ở khu vực Lạng Sơn ?
Ý chị Trang hậu cần tức là bị Liên Xô ép chăng?
Hiện nay, trữ lượng dầu trên thế giới không thiếu. Chỉ vì những nhà cung cấp hiện tại có tiềm năng gây bất ổn nên giá mới tăng.
Ko biết chị lấy thông tin ở đâu nhưng em nghĩ là thiếu.Giá dầu cao vì nước nào cũng cần dầu nhưng ko phải nước nào cũng có dầu mà khai thác, hơn nữa các nước OPEC đặt giá sàn và hạn ngạch để giữ ko cho 1 nước thành viên nào đấy bán dầu ra thị trường với số lượng lớn làm giảm giá dầu.
Tài nguyên là tài nguyên nhưng sức đảm bảo an ninh khai thác ngoài biển của Việt Nam đến đâu? Nếu Việt Nam có nhiều dầu thì chắc ta đã vào OPEC trước khi vào WTO
Chị suy nghĩ hơi quá rồi, tranh chấp gần đây là do Vn bắt tay với BP thăm dò khai thác ở Trường Sa.BP nó khôn lắm chứ, nếu mà an ninh bất ổn đến thế thì nó đã chẳng dính vào làm gì.Hơn nữa VN chỉ khai thác dầu thô rồi bán lại, trong khi OPEC kiểm soát lượng dầu (sau khi làm làm hết thô ++) bán ra, VN thích khai thác bao nhiêu rồi bán cho ai thì nó mặc kệ, cho nhập bọn để làm cái j` :))
Cũng là tự suy luận thôi, nhưng em thấy mình có lí hơn :D
 
Nhưng chiến tranh nhân dân phát huy tác dụng chủ yếu đề chống lại các lực lượng chiếm đóng.
điều này tức là VN chỉ muốn tự vệ, ko muốn tấn công các nước khác, cũng hay đấy chứ :D

nghĩa vụ quân sự ko bắt buộc cho tất cả mọi ng. việc học tuần quân sự ở cấp 3, thực ra chỉ là 1 tuần ngồi nắng nghe kể chuyện, ko thi cử, ko kiểm tra. anh thấy nó cũng hay để bạn bè tụ tập tán phét đầu năm học.

ở mức đại học, có phải học 1 môn gọi là quân sự thật. nó gọi là giáo dục quốc phòng, quan trọng ngang với giáo dục thể chất và cả hai cái đều ko liên quan gì đến ctrình đào tạo của trường, trượt, học lại ko ảnh hưởng đến học bổng, ko ghi vào học bạ, ko ghi vào bằng tốt nghiệp.

nếu 1 ng sau khi tốt nghiệp cấp 3, thi đỗ vào đại học, học xong đại học, ra trường thì ng đó sẽ ko bị gọi đi nghĩa vụ quân sự. nghĩa vụ quân sự chỉ bắt buộc đối với những đối tượng ko thi đỗ đại học, cao đẳng, ko có việc làm cố định thì bị gọi đi.

nếu chỉ đơn giản như thế thì bãi bỏ nghĩa vụ quân sự hay ko đối với các em có quan trọng ko ? anh thấy nó còn có ích ở 1 điểm là gom đc một số ng tạm thời thất nghiệp, đưa đi nuôi ăn, nuôi ở, tập luyện để có một thể lực nhất định. sau khi hết hạn thì lại đc tạo điều kiện có việc làm trong quân đội. kể ra anh mà là 1 thằng nghiện ma tuý thì chắc bố mẹ anh cũng mong anh bị gọi đi nghĩa vụ quân sự lắm :D

ko biết có phải các em nói về nghĩa vụ quân sự là những cái anh vừa nói ko. còn nếu ko phải thì làm ơn giải thik hộ anh :D

Điều kiện đó là những điều kiện gì? Nhật Bản không phải là nước duy nhất có quân đội tình nguyện. Phước đã trích ra rất nhiều nước khác đã bãi bỏ nghĩa vụ quân sự.
vào thời điểm sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản bỏ hoàn toàn, ko phát triển gì quân đội của họ. họ sử dụng Mỹ, vừa là ô dù về mặt quân sự, vừa đc mang tiếng là giải trừ quân bị. nó ko phải là "quân đội chuyên nghiệp". khái niệm quân đội chuyên nghiệp phải đưa nghề lính thành 1 nghề, giống như VĐV thể thao, hay game thủ chuyên nghiệp bây giờ. và điều đó đồng nghĩa với việc nếu Mỹ bỏ tiền ra thì có thể thuê đc quân đội VN làm việc cho nó :D em muốn thế à :D

Em không nghĩ là bão từ Đại Tây Dương lại có thể vào đến tận Đông Nam Á được (anh xem lại bản đồ đi). Mà cứ cho là có bão đi thì liệu bão có thể là một tác nhân cản trở lớn đến mức người ta muốn dừng lại ở Việt Nam chứ không phải ở Singapore hay Hông Kông không?
ơ, Hồng Kông cũng thuộc Đông Nam Á à 8-| Singgapore đc Malai và Indo che chắn, ko có bão là hợp lí. Còn Philippin mà em bảo là nó ko có bão thì ... Hồi xưa học địa cũng chả khá lắm, nhưng gần đâu có cái sóng thần gì ở bên Indo hay Malai ý nhỉ, chắc chưa đáng gọi là thiên tai hả em.

Nếu tốt như thể thì sao bao nhiêu năm nay tàu bè cảng vẫn lẹt đẹt?
tại ko có tầu em ạ :D nó giống như là cạnh nhà em có cái showroom của BMW nhưng em thì vẫn phải đi học = xe bus ý :D
Phải đi qua Hông Kông, Singapore thì đậu tàu mới được chăm sóc đầy đủ, có nhiều công ty thương mại, nhiều đầu mối để bán hàng. Vì ở đấy kinh tế tự do, phải cạnh tranh nên ai cũng muốn làm dịch vụ tốt hơn với giá thấp xuống. Chừng nào Việt Nam chưa có những điều kiện này thì chẳng có lợi thế nếu so sánh với Singapore và Hông Kông, ngay kể cả Philippines và Thái Lan.
Một cái thiếp Hallmark với 1 cái thiếp Handmade thì cái nào em thích hơn :D so sánh hơi lung tung nhưng hi vọng là em hiểu :D
Hiện nay, trữ lượng dầu trên thế giới không thiếu
đến năm 2015, trữ lượng dầu khai thác trên thế giới sẽ đạt mức cực đại và sau đó sẽ giảm xuống. điều đó có nghĩa là trong vòng 10 năm nữa, dầu khí sẽ ko còn dư thừa để Vn có thể đốt bỏ phần khí đồng hành lấy lên khi khai thác dầu thô :D vấn đề này thì anh nắm đc, hiện tại anh đc gọi là kĩ sư dầu khí

VN chỉ khai thác dầu thô rồi bán lại
bán dầu thô rồi lại mua xăng, và diesel :(( thế mới nhục chứ :(( nói đến chuyện này mới thấy tức. bọn Mỹ là 1 trong những nước có nhiều dầu, tại Châu Mỹ phát triển chậm hơn nên tài nguyên còn nhiều mà. thế mà bọn Mỹ nó cậy nhiều tiền, nó khai thác dầu của nnó thì cầm chừng, khai thác đc thì xây bể ngầm dưới lòng đất, chứa dầu vào đấy. mặt khác nó đầu tư công nghệ, khai thác dầu ở các nước khác, Kuwait nhể :D và dùng vũ lực uy hiếp các nước sản xuất dầu, Iraq nhỉ :D chắc kiểu này bao giờ thế giới hết dầu, Mỹ nó moi dầu lên bán thì đắt phải biết =p~ kiểu limited edition ý :-j
 
Mình ko hiểu chủ đề chính mà mọi người đang tranh luận là j, mình chỉ xin mạn phép nói vài câu : nước Vn mình đã có j để "nên" hay "không nên" làm đồng minh với Trung Quốc ? Chúng ta phải thừa nhận 1 điều, người Trung Quốc họ có tính đoàn kết và lòng tự tôn dân tộc cực cao, cái mà chúng ta thiếu. Họ tự hào mình là người Trung Quốc, và chả cần đến đồng minh là Vn chúng ta. Vậy việc quái gì phải quan tâm ? Sao mình ko cố gắng học những cái hay của người ta có phải tốt hơn ko ?
 
VN cũng dân tộc chủ nghĩa bỏ xừ.;))
Ví dụ nhá, cái gì của Tàu cũng thỉnh thoảng vơ làm của mình.=))
------------------
Cái tên topic đến trang thứ 3 trở đi thì đừng để ý các anh ạ.:)) Trong cái thế giới phẳng bây h, làm đồng minh đâu phải là mình gửi quốc thư sang mời nó là đc, làm gì mà dễ như viết thư tình thế.:-j
Sự việc bây h ko còn là VN có nên làm đồng minh của Tàu hay ko mà là VN có phải làm đồng minh của Tàu hay ko.
 
@Lê: em đọc cái bài của Trang là hiểu mọi người đang tranh luận về cái gì:D
Nguyễn Trọng Nghĩa đã viết:
nếu chỉ đơn giản như thế thì bãi bỏ nghĩa vụ quân sự hay ko đối với các em có quan trọng ko ? anh thấy nó còn có ích ở 1 điểm là gom đc một số ng tạm thời thất nghiệp, đưa đi nuôi ăn, nuôi ở, tập luyện để có một thể lực nhất định.
Em hoàn toàn đồng tình điểm này với anh Nghĩa, nghĩa vụ quân sự ở vn ko hoàn toàn chỉ mang tính "quân sự" mà còn là nơi giáo dục kỉ luật tốt cho giới trẻ.
Còn về việc nơi có nghĩa vụ quân sự nơi kô mình nghĩ hoàn toàn phụ thuộc vào cái nhìn của một nước, người ta có tham vọng lớn thì người ta sẽ khác, hay chỉ muốn giữ nhà sẽ khác...Việc so sánh cũng khó. Bên cạnh đó mình cũng kô hề phủ nhận mặt tốt của "chất lượng" quân đội thế nào.

Nhưng giống như Trang nói, mình cũng thắc mắc một điểm là tại sao với vị trí địa lí thuận lợi như thế mà nhìn quanh quẩn chỉ trong khu vực ĐNA thôi về kinh tế thì mình đứng hơn được ai ? Chẳng nhẽ chỉ vì nền kinh tế trẻ và kô có nhiều kinh nghiệm hay còn gì khác nữa ? Thực sự nên nhìn lại mình một chút cũng chả có mất cái gì...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. VN chưa có cái nhìn chiến lược cho việc phát triển kinh tế, thường thấy cái lợi trước mắt tầm 5-10 năm chứ ko thấy cái lợi về mặt lâu dài. Thực ra cái này là anh cú vụ bán dầu thô mua xăng nên nói thế :p (tuy nhiên thời gian gần đây đã đc cải thiện)

2. người dân VN chưa có đc cách sống, cách làm việc tốt trong tình hình thế giới ngày nay. đây chính là cái mà các cụ qui cho là "bản chất nông dân". tuy nhiên, từ cuối 7x, 8x và nhất là 9x bây giờ thì cái tình trạng này đã dần dần ko còn nữa.

3. VN mình dân đông, tuy nhiên lại là lượng lao động có tay nghề ko cao. do đó thất nghiệp nhiều, lao động chân tay nhiều, đồng nghĩa với việc kinh tế phát triển chậm hơn.

4. VN mình thiếu vốn và thiếu công nghệ để tham gia một số ngành như dầu khí, thuỷ hải sản, thiết bị công nghệ cao. cái này thì cần kêu gọi đầu tư nước ngoài, viện trợ vốn, giúp đỡ kĩ thuật.

5. Quan điểm nền kinh tế tự cung tự cấp từ thời kì trước, phát triển nhiều ngành mà mình ko hề có thế mạnh, sản phẩm làm ra ko cạnh tranh đc (về mặt chất lượng) với sản phẩm nhập ngoại.

nhưng nói gì thì nói, trong vòng 5 năm gần đây, nền kinh tế Vn phát triển anh thấy là tương đối tốt :D
 
Topic này ko ai viết tiếp à. Bổ sung một ít về cái ý nghĩa vụ quân sự này. Thực ra thì theo luật ko phải cứ vào ĐH thì dc miễn đâu, đó chỉ là thường ng ta ưu tiên nên ko gọi thôi. Khi tốt nghiệp rồi, đi làm cũng sẽ vẫn có thể có tên trong đội tự vệ của cơ quan và cũng có thể bị gọi NVQS nếu trong độ tuổi. Có điều chú ý ko phải tất cả đều bị gọi đi khám sức khỏe và cũng chỉ những ng đạt tiêu chuẩn sức khỏe mới đi NVQS. Độ tuổi này theo luật mới dc sửa đổi năm ngoái thì mới dc hạ xuống, hình như trước đây là 27 giờ hạ xuống 25. Ngoài ra thời gian đi NVQS cũng hạ từ 2 năm xuống 1,5 năm, cũng ko ngoài mục đích tăng chất lượng. Số lượng quân của VN thì có lẽ cũng theo chiều hướng giảm chứ chả ai tăng làm gì cho tốn cơm nuôi :D

Quân đội VN thì ko nhằm mục đích đi đánh nước khác, nên đảm bảo làm chùn bước bọn nào muốn chiếm đóng là mục tiêu hàng đầu rồi còn gì, nếu đảm bảo dc cái này thì còn gì để phàn nàn đâu. Việc duy trì DQTV sẽ giúp giảm chi phí khi ko có chiến tranh mà vẫn phát huy dc hiệu quả.

Từ xưa đến nay, VN chưa bao giờ thắng ngoại xâm bằng sức mạnh, mà bằng lòng yêu nước. Coi thường cái này của một đội quân là rất dại dột, chắc ko ai nghĩ thế, vậy liệu chọn quân đội như một nghề thì cái này có bị ảnh hưởng ko? Thực ra các sĩ quan thì đúng là sống bằng lương quân đội, chứ ko phải là ko có ở VN, vấn đề là ng ta ko nhìn nhận nó là một nghề kiếm sống mà vẫn tác động tư tưởng để phần yêu nước là chủ đạo thôi.

Quân sự luôn đi kèm chặt chẽ với ngoại giao. Lịch sử VN có nhiều chiến tranh, muốn tham khảo cái này thì quá dễ rồi. Vậy khi chuyên nghiệp hóa quân đội, đầu tư cho vũ khí theo hướng đối đầu thì ngoại giao sẽ đi theo hướng nào? Mua mấy khẩu súng của Pakistan làm Ấn Độ ko vui, nhưng thiết lập liên minh với Ấn Độ chắc TQ cho VN ra bã rồi. Chắc chắn ko một nước nào ra mặt đối đầu với TQ vì VN, thế nên phải làm gì? Xây dựng một quân đội hiện đại để đủ sức đối đầu với TQ là điều ko tưởng, dù có làm dc thì cũng là dại dột, cái quan trọng là chính sách ngoại giao để nó khó làm gì dc mình và nếu có thì hạn chế tối đa dc thôi.

Thực ra mình hiểu về nghệ thuật quân sự VN cũng hạn chế, mọi ng nên tự tìm hiểu về nghệ thuật chiến tranh nhân dân có truyền thống và các bài học từ khi dựng nước hàng nghìn năm trước thì thấy nó ko đơn giản như cái lập luận mua thêm nhiều máy bay tàu chiến đâu.

Về ý TQ là con rồng giấy thì bài viết hôm trước Trang gửi ko thuyết phục lắm. Thứ nhất là vì nó khá lâu rồi (1999), từ đó đến nay đã khác quá nhiều. Thứ nữa là cách nhìn của tác giả về các tác động có lẽ ko chính xác, vì họ nhìn theo logic của phương Tây nên ko hiểu các yếu tố lịch sử, văn hóa, cũng ko có cái nhìn của ng trong đất nước 1 đảng. Những vấn đề nêu ra thực ra ở VN chả lạ gì, cũng y hệt tuy mức độ có thể khác, nhưng những cái đó ko đến nỗi có tác động tiêu cực như theo cách logic của ng bên ngoài nhìn đâu.
 
4 ý còn lại thì viết vắn tắt thôi
4. Cái này phụ thuộc văn hóa nhiều lắm. Theo mình đọc trong quyến “cơ sở văn hóa VN” thì cái này thuộc loại ko thể làm gì dc.
3 ý trên cùng thì thiếu một vấn đề quan trọng hàng đầu: lộ trình. Nói một đứa trẻ kiểu gì cũng trưởng thành, phải may comple cho nó thì ai cũng nói dc, nhưng khi nó 5 tuổi thì phải may cho nó cái áo của đứa trẻ 5 tuổi, mặc dù biết chỉ 1-2 năm là nó sẽ chật.

Về giáo dục phải phân ra các cấp học vì có các mục tiêu khác nhau. Các cấp học dưới thì mục tiêu là phổ cập, phải hỗ trợ tối đa để mọi ng dân đều có nền tảng. Với các cấp học cao thì phải hình thành thị trường cạnh tranh để tự nó nâng cao chất lượng và lựa chọn chất lượng (đi kèm là chi phí chấp nhận dc, nói ngắn gọn là hiệu quả cao nhất). Hiện xu hướng thành lập nhiều trường ĐH đã hình thành, các trường đa dạng hóa ngành nghề chứ ko chỉ chuyên 1 mặt như trước đây đã tạo dc môi trường cạnh tranh. Trước mắt cần tập trung phát triển theo hướng này chứ chưa nên tạo trường flagship vì 3 lí do. Thứ nhất chưa có thị trường cạnh tranh đã tạo ra độc quyền sẽ rất nguy hiểm. Thứ 2 tâm lí sính danh, tìm hướng đi đảm bảo an toàn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nút cổ chai đua nhau vào ĐH sẽ có thể tái diễn nếu có 1 trường nổi trội, là đích đến của tất cả SV(mình đã viết cái này tại đây http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=1376302&postcount=48). Thứ 3 nền kinh tế hiện tại của VN cũng chưa sử dụng hết các cái thế giới đã phát triển. Tập trung nghiên cứu cái mới khi chưa khai thác hết cái này sẽ là lãng phí. Ko chỉ thế, nghiên cứu ra mà đi sau thế giới quá xa thì cũng ko thể bán cho bên ngoài=> ko thể tự tái đầu tư. Tất nhiên ko phải sẽ ko tác động thành lập flagship, mà vấn đề là thời điểm.

Về tự do hóa suy nghĩ: suy nghĩ thì ai nghĩ gì quản sao dc, có lẽ Trang muốn nói tự do theo đuổi, nói và hành động chăng? Điểm này cũng nhiều ng thắc mắc theo kiểu tự do ngôn luận, nhưng mấu chốt để cái này có thể thành công là thông tin đa chiều, nếu ko sẽ rất nguy hiểm. Đơn giản như quảng cáo thuốc chữa bách bệnh ở VN vẫn khối ng tin, tất nhiên ko phải dân thành phố. Nếu xét điều kiện hạ tầng cho thông tin thì mới khoảng 8-10% dân tiếp xúc Internet thì phải. Nhắc đến nông thôn thì mọi ng cũng hình dung phần nào, đến miền núi nữa thì lại khác một bậc nữa. Nếu ko có thông tin đa chiều thì ai là ng chịu hậu quả của những cái như thuốc giả kia?(tất nhiên ví dụ vô cùng phong phú, lấy đại 1 cái thôi) Thực ra suy nghĩ xuất phát từ cuộc sống, chả một tư tưởng nào, sách vở nào thay thế dc, thế nên cái tự do suy nghĩ ko phải là cái cần quá quan tâm. Có thể bây giờ ng ta chưa chấp nhận một quan điểm nào đó, nhưng nếu nó đúng thì cái ngày đấy sẽ đến thôi. Cách đây 20 năm thì ko ai nghĩ đến kinh tế thị trường ở VN như bây giờ cả, nhưng rồi nó vẫn phải thay đổi.

Về tự do hóa kinh tế: mấu chốt vẫn là lộ trình, còn đến triệt để thì để mọi ng bàn tiếp, vì hình như cái đấy cũng còn gây tranh cãi. Cái lộ trình là cái VN kí khi tham gia WTO đấy. Phải có thời gian để ng dân chuyển đổi từ thói quen này sang thói quen khác. Về lâu dài vẫn phải thả để ng dân tự bơi, nhưng phải đưa họ ra xa dần, và có thời gian học bơi, chứ ko phải ném một phát ra giữa hồ.

Để kết thúc cái ý về lộ trình này thì mình xin đưa thêm 2 ví dụ đơn giản để mọi ng suy nghĩ, cái này ko phải Trang nói, nhưng thường những ng đưa ra quan điểm này khá nóng vội nên mình cứ trình bày trước:

1. Khi đi trên đường, lúc chúng ta phanh là khi tác động lực theo chiều ngược lại, tuy vậy, chúng ta vẫn chuyển động về phía trước. Muốn tác động để dừng lại ngay lập tức thì chỉ có cách lao thẳng vào gốc cây, còn muốn quay lại ngay lập tức thì lao vào ô tô đi ngược chiều.

2. Mọi ng đều đồng ý phải dạy cho 1 đứa trẻ tính độc lập, tự kiếm ăn, chỉ cho cần câu chứ ko cho con cá. Tuy vậy ko ai ném một đứa trẻ vào rừng và nghĩ đó là rèn luyện tính tự lập. Đứa trẻ đó sẽ chết trước khi nó trưởng thành. Dù quan điểm giáo dục phương Đông và phương Tây có khác nhau, tất cả đều chung một nhận định là phải có thời điểm phù hợp cho mỗi bước tiến. Bước tiến như thế nào là phù hợp rõ ràng còn tùy quan điểm, nhưng chắc chắn phải thống nhất ko có cái kiểu “ngay lập tức”.

Thêm thắt tí cái vụ bán dầu mua xăng. Trước đây thì VN làm gì có nhà máy lọc dầu mà chả phải làm thế, còn bây giờ có thì tất nhiên chả ai làm vậy. Mọi ng thắc mắc tại sao đừng bán dầu để đợi có nhà máy đúng ko? Cái này liên quan đến time value of money của dân kinh tế chứ ko phải dốt đâu :D Tiền hôm nay có giá trị cao hơn ngày mai (kể cả khi điều chỉnh lạm phát)
 
Back
Bên trên