Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Nghe thời sự nói Đài Loan xây cái gì gì rồi chiếm luôn, hải quân VN chạy như vịt.8-}
Đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm ạ.
Không chỉ Hoàng Sa mà đảo Ba Bình(lớn nhất Trường Sa) cũng bị chúng nó chiếm rồi.
Lên google earth xem còn thấy chúng nó xây cả sân bay quân sự ở đấy nữa.
Trung Quốc mai đây nếu bị rơi vào khủng hoảng thì sẽ theo chân Đức quốc xã.
Đọc bài của bạn mình thấy rất thú vị . Ví dụ một số câu bạn phán mà mình cho là "táo bạo" ra phết : Vị trí của Việt Nam không phải vị trí nhạy cảm về kinh tế và quân sự, dân tộc ta là phân biệt chủng tộc , dân tộc ta chẳng văn minh hơn ai, dân tộc Trung Quôc coi dân tộc ta là dân mọi , dân tộc Trung Quốc nham hiểm, Trung Quốc là con rông giấy ... .Vậy thì, Việt Nam có thể làm gì? Thực tế là Việt Nam không bao giờ có thể mạnh tương đối Trung Quốc vì chính chúng ta đang đi theo mô hình đó. Muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng thì phải không lặp lại (và có vẻ như là hiện nay, người ta cũng đang xoay xở rất tích cực để tìm ra một đầu ra). Và vì Việt Nam với Trung Quốc rất khác nhau về diện tích, dân số, một vài nét văn hóa... rất không nên áp dụng rập khuôn.
Mặt khác, có thể áp dụng một số điểm sau:
1) Triệt để tự do hóa kinh tế. Chỉ có thể phát triển mạnh hơn nữa nếu kinh tế được thả trói. Nên đi theo mô hình Hong Kong về phát triển kinh tế, bao gồm bãi bỏ hoàn toàn thuế quan (tariff) và áp dụng thuế bằng (flat-tax). Các kinh tế gia đều đồng ý rằng trade chỉ có lợi chứ không có hại (comparative advantage). Việc bảo hộ và subsidize của Trung Quốc phải làm cho ta thấy có lợi vì mặc dủ mở cửa thì một số ngành sẽ bị triệt tiêu nhưng những ngành mà ta có lợi thế thì sẽ phát triển và tài nguyên sẽ không bị lãng phí (như ngành ô tô, tàu thủy chẳng hạn... rất lãng phí vì mua ngoài rẻ hơn, khi nào vận nắm giữ những ngành này đến thì sẽ đến. VD như ô tô, trung tâm sản xuất chuyển từ Mỹ sang Nhật và rất có thể tiếp tới sẽ là Nam Hàn). Kinh tế mạnh sẽ tạo được thế đứng độc lập tốt hơn.
2) Đi đôi với tự do kinh tế là tự do hóa giáo dục và học thuật. Thị trường sẽ tự động đáp ứng nhu câu giáo dục. Nhà nước nên tập trung tiền của vào xây dựng một số trường flagship thay vì thay sách giáo khoa và áp dụng chương trình học. Phải làm gấp vì nếu không, những lợi thế tương đối của chúng ta nằm ở những ngành kỹ năng thấp do nhân công rẻ.
3) Tự do hóa suy nghĩ. Đừng sợ suy nghĩ đa dạng mà làm bất ổn xã hội. Từ suy nghĩ đến hành động là một bước lớn. Mặc khác, nhiều ý kiến khác nhau có thể không đi đển cũng một quyết định chống đối mà có thể triệt tiêu lẫn nhau và dẫn đến hài hòa và các vấn đề trong xã hội được giải quyết một cách hòa bình. Có thế thì giới trí thức tinh hoa mới có thể phát triển mạnh và xã hội được văn minh hơn.
4) Có một hệ thống lòng tin mạnh trong xã hội. Tăng cường vốn xã hội (social capital - một khái niệm có thể research thêm trong wiki, đại khái là những xã hội giàu có thì giàu vốn xã hội - sự tin tưởng lẫn nhau vì có tin tưởng thì mới làm ăn tốt được. Ví dụ là hệ thông nhà thờ ở Mỹ, lòng tin ở Mỹ, hệ thống các tập đoàn ở Nhật v...v..)
5) Bãi bỏ nghĩa vụ quân sự (tăng lực lương lao động và khả năng được giáo dục khi còn trẻ) và chuyên nghiệp hóa quân đội. Dồn tiền từ trợ cấp các xí nghiệp nhà nước thua lỗ sang tân trang quân đội. Tăng ngân quỹ quốc phòng. Chọn một số nước làm các đồng minh chiến lược để đảm bảo tính tự cường (như Ấn Độ và Nhật Bản) và hành xử đàng hoàng, xây dựng lòng tin với đồng minh (không vì mấy khẩu súng đi mua từ Pakistan mà làm phật lòng Ấn Độ như vừa rồi vì Ấn Độ có thể cung cấp cho đồng mình nhiều vũ khí tối tân chiến lược hơn là mấy khẩu súng của Pakistan http://economictimes.indiatimes.com/Vietnam_ignores_Indias_protests_/articleshow/2287187.cms )
Đây chỉ là một vài ý tưởng viết thẳng ra từ trong đầu và cũng rất vắn tắt, không phải là một nghiên cứu cụ thể. Nhất là tớ viết một lèo không có dàn bài nên có thể rất lộn xộn
Nếu bạn thích tớ làm rõ hơn hay tranh luận một điẻm nào đó, hãy góp ý và thử thách.
Ý em là bài em viết tuy dài nhưng không phải là một nghiên cứu tỉ mỉ, có hiệu đính cú pháp, dàn bài cẩn thận. Một bản nghiên cứu chính sách nghiêm chỉnh muốn lên tạp chí hoặc tạp chí khoa học thì phải trích nguồn cẩn thận. Mặc dù vậy, những điều em viết ra ở đây cũng là do em tổng hợp thông tin mà em nhận được, kiến thức mà em học, và tất nhiên, suy luận.nếu em Trang có vào đây đọc lại những phản hồi của ng khác thì hãy đọc lại và nếu thấy cần thiết thì edit bài viết của em nhé, vì như thế có thể tránh đc những tranh luận ko cần thiết.
còn nếu em ko có thời gian thì em viết câu này làm gì
Có nước nào bãi bỏ nghĩa vụ quân sự không?
Chưa kể Việt Nam vẫn còn nhiều người thất nghiệp lắm
Về câu 3 của bạn : bạn nói vậy nghĩa là Việt Nam không có tự do suy nghĩ ?
Phước có vẻ hay làm ý của người khác méo đi nhể . Ai bảo dùng lý do quân sụ để giải quyết thất nghiệp ?Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Hungary, Netherland và nhiều nước khác...(tổng cộng 34 nước)
http://en.wikipedia.org/wiki/Military_service
Thây vì gửi thanh niên trẻ đi quân đội, cho họ ăn, họ ở, trang bị quần áo, rồi căn cứ...sao không dùng số tiền đó xây dựng trường học (vd như dạy nghề) có vẻ sẽ hợp lý hơn là lý do dùng nghĩa vụ quân sự để mà giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Còn chiến tranh bây giờ...bây giờ dùng xe tăng với máy bay không, cho nên nếu có thể, giảm số người lính thừa để dành tiền đi đào tạo một lực lượng chuyên nghiệp, đầu tư vào vũ khí tối tân thì mình thấy có hiệu quả hơn.
Một cách biện chứng thì không ai trả lời là có hoặc là không . Phải đi vào một vấn đề cụ thể thì mới hy vọng trả lời rõ ràng được .Trần Thiên Phước đã viết:Vậy theo ý bạn là có hay không?
Cảm ơn anh Nghĩa đã nêu mệnh đề ngược lại. Đúng như anh đã nói, việc nghĩa vụ quân sự em cho chủ yếu là di sản của tư tưởng chiến tranh nhân dân sau hai cuộc chiến ở Việt Nam. Nhưng chiến tranh nhân dân phát huy tác dụng chủ yếu đề chống lại các lực lượng chiếm đóng. Tức là muốn nó phát huy tác dụng thì phải bị chiếm đóng trước đã. Còn số lượng vượt trội với chất lượng không cao lắm không thể nào chống được vũ khí hiện đại trong một cuộc xâm lược trong thời đại hiện tại, giả sử như tương tự như ở Iraq chẳng hạn. Nghĩ lại năm 1979, các lực lượng dân quân tự vệ đã không giữ được Lạng Sơn mặc dù quân Tàu không tinh nhuệ. Quân Trung Quốc chỉ rút khi gặp lực lượng chủ lực Việt Nam và gặp vấn đề về hậu cần.ng ta bỏ nghĩa vụ quân sự là vì ng ta coi nghề lính là 1 nghề. ng lính đc trả tiền để chiến đấu, đc đào tạo để chiến đấu và thực sự giỏi ở lĩnh vực của mình. ở VN, với hình thức chiến tranh nhân dân, ai cũng có thể ra trận chiến đấu khi có chiến tranh, chính là hình thức sử dụng số lượng đàn áp chất lượng ng lính VN ko giống ng lính ở các nước nói trên, nên ko thể cứ áp dụng nguyên xi đc
Điều kiện đó là những điều kiện gì? Nhật Bản không phải là nước duy nhất có quân đội tình nguyện. Phước đã trích ra rất nhiều nước khác đã bãi bỏ nghĩa vụ quân sự.xét riêng bài của em Phước thì: VN ko đủ điều kiện để làm như những quốc gia kia. và cũng ko đủ can đảm để dẹp hẳn quân đội sang 1 bên như Nhật Bản đã làm vào những năm sau chiến tranh thế giới thứ 2.
Em không nghĩ là bão từ Đại Tây Dương lại có thể vào đến tận Đông Nam Á được (anh xem lại bản đồ đi). Mà cứ cho là có bão đi thì liệu bão có thể là một tác nhân cản trở lớn đến mức người ta muốn dừng lại ở Việt Nam chứ không phải ở Singapore hay Hông Kông không? Không! Bao nhiêu năm nay em nghe không biết bao nhiêu người nhắc đi nhắc lại mấy cụm từ đi cùng với nhau như "Việt Nam", "đường bở biển dài", "lợi thế", "thuận lợi"... Nếu tốt như thể thì sao bao nhiêu năm nay tàu bè cảng vẫn lẹt đẹt? Sao chủ yếu xuất cá nuôi nước ngọt nước lợ như Basa chứ không phải cá lớn bắt ngoài biển? Bởi vì cái quan trọng là chất lượng dịch vụ do con người quyết định. Phải đi qua Hông Kông, Singapore thì đậu tàu mới được chăm sóc đầy đủ, có nhiều công ty thương mại, nhiều đầu mối để bán hàng. Vì ở đấy kinh tế tự do, phải cạnh tranh nên ai cũng muốn làm dịch vụ tốt hơn với giá thấp xuống. Chừng nào Việt Nam chưa có những điều kiện này thì chẳng có lợi thế nếu so sánh với Singapore và Hông Kông, ngay kể cả Philippines và Thái Lan.về VN thì anh thấy là VN có đường bờ biển rất dài, thuận lợi cho việc phát triển thuỷ hải sản. lợi thế về hàng hải cũng có, mặc dù Philippin, Indo, Malai có nhiều hơn nhưng họ lại bị nhược điểm là nơi hứng bão từ Đại Tây Dương. trong thềm lục địa và lãnh hải của VN có khá nhiều tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là dầu khí. dầu khí là năng lượng quan trọng, và chẳng ai là ko muốn chen chân vào nếu có thể.
Tớ thấy Phước rất nhã nhặn và chủ yếu tập trung vào trả lời thông tin trong bài viết của bạn trong khi bạn dùng rất nhiều icons (very distractive) và từ ngữ có tính biểu cảm. Những phần tớ bôi đen là một số chữ thừa thãi không liên quan đến thông tin bạn định chuyển tải liên quan đến chủ đề và phần nào đấy, thể hiện sự thiếu chín chắn của bạn.Phước có vẻ hay làm ý của người khác méo đi nhể . Ai bảo dùng lý do quân sụ để giải quyết thất nghiệp ?
Trong phần này bạn nói thì nghe có vẻ hay đấy, nhưng mập mà mập mờ , vẫn như cái cách mọi khi bạn nói thôi . Nếu vẫn nói vậy thì dần dần chẳng ai nghe đâu . Mà chắc bạn nhận được nhiều reply rất hay rồi đấy .
Thứ nhất : bạn tính cho tôi số tiền mà VN chi cho phần nghĩa vụ quân sự mà bạn nói . Và xem xem với số tiền đó thì làm được những gì ? rồi hẵng nói là xây trường học ... Chứ không có số liệu, thì tôi cũng có thể nói được , mua luôn cả trời cho nó sướng , việc gì phải xây mỗi trường học .
Thứ 2 : bạn vẫn như người ở trên trời thì phải , chả biết gì thì đừng nói . Lực lượng thường trực của VN không hề đông, theo đúng tinh thần quốc tế . Quân đội bây giờ tinh nhuệ là chính, chứ không phải số lượng .
Còn về ý chiến tranh của bạn , thì từ lâu lắm rồi, người ta đã dùng đến xe tăng và máy bay , chứ không phải chỉ bây giờ . Theo ý mình, bạn nên giảm bớt các câu thừa , dành sức viết các câu thừa đó để tăng thêm các ý "chuyên nghiệp" , đầu tư bài viết "tối tân" hơn thì sẽ tốt hơn .
Một cách biện chứng thì không ai trả lời là có hoặc là không . Phải đi vào một vấn đề cụ thể thì mới hy vọng trả lời rõ ràng được .
Mình đang đợi bạn Trang trả lời rõ ràng ra, nhưng xem ra không có hy vọng gì lắm nhể . Bạn Phước chịu khó đợi nhé
Đúng vậy. Bài viết quá sơ lược để chứng minh rằng Trung Quốc không ổn định. "Con rồng giấy" ám chỉ sự đối lập giữa sức mạnh bề ngoài của Trung Quốc (rồng) và rất nhiều vấn đề nội tại bên trong (giấy) và hơn hết, khả năng đe dọa của Trung Quốc là có hạn. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết này: "http://www.unc.edu/depts/diplomat/AD_Issues/amdipl_13/china_pei.html" Những luận điểm của tác giả (sự đe dọa của khủng hoảng tài chính hoặc thất nghiệp đối với hệ thống chính trị ở Trung Quốc) không phải là cách duy nhất để đi đến kết luận của bài viết nhưng là một cách nghe cũng được.Trang viết kĩ hơn vì sao kết luận TQ là con rồng giấy dc ko, bài viết trên chưa chứng minh kĩ lắm ("con rồng giấy" là ám chỉ cái gì?). Ngoài ra có ai có nguồn tài liệu nào phân tích về TQ thì chỉ hộ với. (tiếng Anh hoặc Việt thôi)
Mỹ, Pháp, Australia, Canada, Hungary, Netherland và nhiều nước khác...(tổng cộng 34 nước)
Nghĩ lại năm 1979, các lực lượng dân quân tự vệ đã không giữ được Lạng Sơn mặc dù quân Tàu không tinh nhuệ. Quân Trung Quốc chỉ rút khi gặp lực lượng chủ lực Việt Nam và gặp vấn đề về hậu cần.