Mình xin có chút tư tưởng "biện luận" về bản chất của "khủng hoảng kinh tế".
Mở bài
Các nhà kinh tế học trường phái Áo (với một tên tuổi khá nổi là Hayek) thường sử dụng "Câu chuyện cửa kính vỡ" của Frédéric Bastiat để phản bác lại biện pháp goverment intervention của dòng Keynesian.
"Một đứa trẻ ném đá làm vỡ cửa kính, khiến chủ nhà phải thuê thợ lắp tấm kính khác. Những người xem cho rằng đây là một việc tốt, khi mà nó tạo ra việc làm cho người thợ kính. Nhưng họ không biết rằng nó đã lấy đi việc làm của người thợ giầy, bởi người chủ nhà có thể đã dùng số tiền sửa kính để sắm cho mình một đôi giầy mới."
Người theo trường phái Keynes sẽ cãi lại rằng, trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như "suy thoái kinh tế", người chủ nhà sẽ thắt chặt chi tiêu => không có đôi giầy nào được tạo ra => người thợ giầy thất nghiệp => nền kinh tế trì trệ. Nên giải pháp phá cửa kính, tạo việc làm sẽ giải thoát cho sự trì trệ của nền kinh tế.
Người theo trường phái Áo sẽ cãi lại rằng đó khác nào hành động ăn cắp?, liệu việc chuyển tiền từ tay chủ nhà sang thợ kính có phải là tối ưu? in long-run thị trường sẽ tự điều tiết? blah blah... Xin dừng tranh luận về câu chuyện này ở đây bởi bản chất của vấn đề là "không có sự tuyệt đối"(Nothing is absolute), cả hai phe đều có cái đúng cái sai, cuộc tranh luận sẽ là vô cùng, cái quan trọng ở đây là thực tế, ta cần phải xét trong trường hợp cụ thể.
Thân bài
Đó là vấn đề lý thuyết, qua đó mình muốn lôi ra một ví dụ khá nóng hổi và trực quan về vấn đề này. Một ví dụ là gói kích cầu cho nền công nghiệp ô-tô Mỹ, chương trình "đập xe cũ, tậu xe mới" (cash for clunkers).
Câu hỏi đặt ra là: trong trường hợp này, goverment intervention liệu có hiệu quả?
Câu trả lời: không!
http://www.vneconomy.vn/20091002112410841P0C23/hau-kich-cau-oto-thi-truong-xe-my-lao-doc.htm
Lý do "chính đáng" của những nhà hoạch định chính sách:
-Giảm ô nhiễm môi trường từ những chiếc xe cũ.
-Kích cầu tiêu dùng (Tăng Aggregate Demand) => giải phóng nền kinh tế trì trệ. (lại cứu luôn nghành công nghiệp ô-tô)
Phản pháo:
-Lý do đầu nghe hơi thối, tạo ra một chiếc xe mới + một đống rác mới, trong khi chiếc xe cũ còn dùng ngon => tàn phá môi trường bằng mấy trăm lần ý chứ.
-Lý do thứ hai, sự sai lầm chính là ở cái nhìn thiển cận, không nhìn ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến sự trì trệ của nghành CN ô-tô Mỹ là "sản xuất thừa" (overproduction). (Và cũng là bản chất của "khủng hoảng kinh tế").
Số liệu thống kê năm 2007 về xe cộ đăng ký ở Mỹ (registered vehicles) là 254,403,082.
http://www.bts.gov/publications/national_transportation_statistics/html/table_01_11.html
Dân số Mỹ năm 2007 ước chừng là 302,2 triệu
http://www.prb.org/pdf07/07WPDS_Eng.pdf
Với một phép tính nho nhỏ thì chúng ta có được con số 84% => 16% không có xe.
Theo Wiki thì lúc nào ở Mỹ cũng có từ 13-17% dân số sống dưới mức chuẩn của liên bang.
http://en.wikipedia.org/wiki/Poverty_in_the_United_States#cite_note-1
Đây chỉ là những phép thống kê đơn giản, nhưng có thể phần nào cho thấy nền công nghiệp ô-tô Mỹ đã bão hòa. Người ta không mua ô-tô nữa đơn giản bởi có khi trong gara nhà họ đã có tới 4 cái. Những ai có tư tưởng conspiracy theory sẽ còn nghĩ rằng, chính phủ thừa biết điều này, đây chẳng qua là một hình thức ăn cắp, mượn danh nghĩa kích cầu, đập nợ và thuế lên đầu dân, cứu các trùm tư bản.
Kết lửng: (Dĩ nhiên ví dụ trên không phải tổng quát tuyệt đối cho mọi nghành và mọi gói kích cầu)
Thiển ý của mình là cách giải quyết của chính phủ Mỹ chưa chạm tới gốc mà mới chỉ ngọn. Nền kinh tế có thể tạm thời vực dậy, nhưng in long-run sẽ lại ngã.
Bởi bản chất của "khủng hoảng kinh tế" chính là "sản xuất thừa" (overproduction), hậu quả cuối cùng của "thặng dư" (surplus) từ "tích lũy tư bản" (Capital accumulation), bản chất của Tư Bản Chủ Nghĩa (Capitalism).