Khủng hoảng kinh tế

Nhưng để có tiền kích thích kinh tế thì chỉ có cách đi vay hoặc in tiền chứ còn gì nữa. Thực tế bây giờ trái phiếu Mĩ càng đắt hàng vì vốn đều tìm về đấy trú bão. Thâm hụt(deficit) của Mĩ chắc chắn sẽ tăng cao, điều này trong dài hạn không tốt nhưng trong ngắn hạn là cần thiết để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế. Nếu giải quyết tốt thì từ từ rồi sẽ giải quyết được thâm hụt, nhưng giải quyết không được thì đúng là nước Mĩ sẽ vỡ nợ.
 
Đọc NY Times thấy bảo Trung Quốc bây h cũng khủng hoảng mà, mấy cái số liệu tăng trưởng gần đây là nó bịa ra (chả biết có phải thế thật không ;)) hay là báo chí tư bản lại bôi nhọ XHCN ;)))

Dù sao thì TQ cũng đang có đường lối khá đúng đắn. Họ đang dựa vào cash surplus của mình mà đẩy mạnh các chương trình xây dựng infrastructure, vừa có tác dụng cân bằng lại aggregate demand hiện nay vừa tạo đà phát triển lâu dài.

Tuy nhiên thì dù sao cái bát cơm của TQ là xuất khẩu sang Mĩ và EU cũng đang lao đao. Với nền kinh tế toàn cầu hiện nay thật chẳng biết nên nhìn vào đâu mà tìm lối thoát.

Có vài lời với anh Kiên về Marx: quả thật đúng là ngay bây giờ không thể đập cả hệ thống cũ đi xây hệ thống mới được. Tuy nhiên những vấn đề thuộc về BẢN CHẤT của capitalism vẫn tồn tại, dẫu ta thoát đựoc crisis này sẽ còn những crisis khác. Và một điều trớ trêu đến nực cười là những crisis này lại được gây ra bởi over-production và competition: trình độ sản xuất của nhân loại thừa sức accommodate tất cả 6 tỉ người, nhưng thực tế thế nào thì ai cũng rõ.

Em biết có nhiều người nhìn vào mô hình của Liên Xô và ái ngại rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ mãi là mộng tưởng. Tuy nhiên, Liên Xô KHÔNG phải là communism; một tên gọi thích hợp hơn phải là "bureaucratic capitalism". Thực tế, do phải cạnh tranh về quân sự và kinh tế với thế giới bên ngoài, Liên Xô đã phạm phải những vấn đề cơ bản của chính capitalism: class antagonism, giá trị thặng dư của nhân dân lao động bị bóc lột và nướng vào chạy đua vũ trang và quyền lực

Gần đây xem 1 bộ phim có một câu thoại rất hay. Một thằng đang rơi từ nóc nhà cao tầng xuống, vừa rơi nó vừa nói "so far so good, so far so good."
Liệu chúng ta có giống thằng ấy không? Gặp crisis rồi lại qua, rồi lại gặp. So far so good. But it doesn't matter how we fall, but how we land. Liệu ta có thể tồn tại với capitalism và những mâu thuẫn của nó được không?
 
Wall Street phục hồi rồi kia kìa, huge rally hẳn hoi.hi vọng mới chăng? bác Obama lên khuyến khích và động viên tinh thần nhân dân đi thôi.
 
ít nhất cũng là niềm tin. với cả bây giờ vấn đề cũng là ở cả niềm tin của người dân vào đặt tiền vào central bank đúng ko :-/
 
Cái này cũng liên quan tới economy này: http://www.vnexpress.net/GL/The-gioi/2009/03/3BA0C8CA/

Cũng theo lập luận của nhà nghiên cứu này, người Mỹ đang trong trạng thái suy sụp về đạo đức và tinh thần. Họ bị chứng stress tâm lý nặng với bằng chứng là các vụ bắn giết trong trường học, số lượng tù nhân khổng lồ và số người gay đông đảo trong xã hội.

thế này có khiếp kô cơ chứ :-ss Mình chuồn khỏi US là vừa :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:
có câu hỏi này mà ko muốn lập thread mới.

Tại sao giá nhà ở VN cao thế nhỉ? Trong khi GDP và thu nhập thì thấp? Người ta lấy đâu ra tiền mà mua nhà thế?
Có phải cách tính GDP ko tính được đủ ko? :-?
 
1)Phần new housing được tính ở investment
2)GDP ko tính amount of savings + other form of leakage
3)Giá nhà cao ở một số địa bàn, vị trí chiến lược, không phải ở đâu cũng cao
4)Thu nhập mà chú biết đến là GDP/capita, trong khi ở Việt Nam có một khoảng cách khá lớn giữa người giàu và người nghèo. Eg, có một số ít những người rất giàu có khả năng mua nhà, nhưng đại đa số người dân là người nghèo nên thu nhập bình quân thấp.
5) Nhiều người có thể vay ngân hàng để mua nhà, tức là họ ko cần thiết phải sở hữu một lượng cash tương đương tại thời điểm đấy
6) Ở cái crisis này, có thể mọi người ở VN expect higher return in the future, since the economy will go up eventually

Đây là một bài phân tích về thị trường BDS ở Hà Nội, chú có thể xem tham khảo:
http://www.tintucnhadat.net/?ssoft=...8&EventID=72&sid=Ssoft22399037595436827615990
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tại sao giá nhà ở VN cao thế nhỉ? Trong khi GDP và thu nhập thì thấp? Người ta lấy đâu ra tiền mà mua nhà thế?

Mình kô biết nhiều lắm về bất động sản, nên thử googled nó. GDP tính lĩnh vực bất động sản ở 2 khoảng:

1) Tiền xây nhà và sửa nhà (vd: tiền mua nguyên liệu, tiền thuê công nhân vv)

2) Tiền thuê nhà (cái này hơi phức tạp nếu bạn sở hữu căn nhà; đại khái họ đoán xem bạn phải trả bao nhiêu nếu giả sử bạn phải thuê căn nhà của bạn)

Còn giá đất, hay mua nhà đã có sẵn thì kô có tính. Vd theo cái link ở trên, mấy cái giá trên trời dưới đất như 200-300 ngàn đô 1 căn hộ chung cư hay 21-31 triệu/m2 thì kô có tính vào GDP.

Mình nghĩ có 3 lý do tại sao giá nhà đất rất là trên trời dưới đất. 2 trong 3 cái nguyên do này thì đa số nước nào cũng có, và nguyên do cuối cùng thì đặc biệt đối với VN.

1) Không phải có nhà đất nào cũng mắc; chỉ có 1 số nhỏ các mảnh đất là mắc, vd như trung tâm thành phố lớn (HCM, HN, HP, DN vv), hay khu vực chiến lược. Mọi người nghe giá nhà đất cao là thường nghe những khu đất này, chứ 1 m2 ở Buôn Mê Thuộc mà bán vài chục triệu có ma nó mua.

2) Ngành bất động sản rất là "ảo." Bởi vì thường thì đa phần người mua đất kô phải mua để mà sử dụng lâu dài. Họ mua để rồi bán đi bán lại để kiếm lời.

Khi nền kinh tế tốt, thì ai ai cũng chạy đi mua 1 mảnh đất, xây cái lều ở trên đó rồi đem bán đi giá gấp 2 gấp 3 lần tiền mua. Cứ thế giá nhà cứ tăng lên tăng lên. Nhưng đến một lúc nào đó, người ta thấy là tiền kô phải mọc từ trên cây thế là kô ai mua nữa. Bạn có thể thấy giá nhà có thể tăng vài trăm phần trăm trong vòng vài tháng, rồi gần như mất sạch trong vòng vài ngài. Và thường, thì ít nhất phải 10 năm thì giá trị nó mới trở lại như xưa như Mỹ, có khi nó kô có trở lại như ở Nhật.

3) Sự thiếu minh bạch và thiếu sự độc lập của hệ thống tài chính ở VN đã góp phần làm cho giá nhà đất rất là trên trời dưới đất. Và nghiêm trọng hơn, những điều này làm suy giảm khả năng của VN để đối chọi với những cuộc khủng hoảng kinh tế như hiện giờ.

Mình xin lấy 1 ví dụ đơn giản: EVN (Công ty Điện Lực Việt Nam), một tổng công ty nhà nước, suốt mấy năm gần đây vây mượn rất nhiều tiền từ ngân hàng nhà nước với 1 lãi xuất thấp hơn bình thường nhiều (gần 0%, gần như là ăn cướp vậy). Hơn 40% số tiền vây này, họ ném vào bất động sản. Mua mảnh đất vài chục triệu đô, xây căn lều, đem bán, rồi mua thêm mảnh đất khác --> giá nhà đất tăng rất cao.

Bây giờ, mình kô có giấy tờ nhưng mình biết chắc là tổng công ty nhà nước EVN đã thua lỗ rất nhiều; và hơn 40% số tiền họ vây mượn thì mất sạch mà kô tạo ra một giá trị cụ thể nào.

Đây không phải là ngoại lệ. Rất nhiều khi, chỉ cần có quan hệ là có thể mượn rất nhiều tiền từ Ngân Hàng nhà nước VN với một lại xuất rẻ hơn người bình thường mượn nhiều, rồi vung ném vào những thứ tầm bậy như bất động sản. Đến khi thất bại, chẳng biết ai đã mượn và mượn bao nhiêu, rồi chẳng ai bị làm sao cả. Cuối cùng cả chục triệu dollars bị mất sạch mà kô tạo ra một giá trị đáng giá nào cả.

Đó cũng là 1 lý do chính tại sao World Bank ước tính đó là giá trị đầu tư ở VN thấp hơn nhiều so với các nước Châu Á khác khi mà họ ở giai đoạn phát triển giống như VN. Đơn giản, bạn có 1 dollar đầu tư ở Đài Loan, Hong Kong, Nam Hàn thập niên 80, thì bạn sẽ kiếm nhiều hơn 40% là bạn đầu tư 1 dollar vào VN bây giờ

Nói tóm tắt sự thiếu minh bạch và thiếu độc lập của hệ thống tài chính ở VN đóng phần vào cái giá trên trời dưới đất của nhà đất VN và làm suy yếu nền kinh tế VN trong lâu dài, và nghiêm trọng hơn là giảm khả năng của VN đế đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế này
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Credit crisis visualized. Đơn giản hóa cuộc khủng hoảng để mọi người đều có thể hiểu được.

[youtube]Q0zEXdDO5JU[/youtube]
[youtube]iYhDkZjKBEw[/youtube]
 
Có vài lời với anh Kiên về Marx: quả thật đúng là ngay bây giờ không thể đập cả hệ thống cũ đi xây hệ thống mới được. Tuy nhiên những vấn đề thuộc về BẢN CHẤT của capitalism vẫn tồn tại, dẫu ta thoát đựoc crisis này sẽ còn những crisis khác. Và một điều trớ trêu đến nực cười là những crisis này lại được gây ra bởi over-production và competition: trình độ sản xuất của nhân loại thừa sức accommodate tất cả 6 tỉ người, nhưng thực tế thế nào thì ai cũng rõ.

Có chế độ nào mà hoàn hảo? Không có sai sót gì?

Giáo sư của mình có nói 1 câu đó là: "don't let the ideal be the enemy of the good" (đừng để sự hoàn hảo trở thành kẻ thù của sự phát triển) - đại khái là, kô có phương án nào là hoàn hảo cả, và xã hội sẽ trì trệ nếu chúng ta cứ ngồi mà viễn tưỡng về 1 phương án hoàn hảo. Điều tốt hơn đó là, chúng ta nên chọn phương án tốt nhất, cứ thế mà làm, khi nào tiềm ra ý kiến hay hơn thì sửa đổi và tiếp tục đi tới trước

Em biết có nhiều người nhìn vào mô hình của Liên Xô và ái ngại rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ mãi là mộng tưởng. Tuy nhiên, Liên Xô KHÔNG phải là communism; một tên gọi thích hợp hơn phải là "bureaucratic capitalism". Thực tế, do phải cạnh tranh về quân sự và kinh tế với thế giới bên ngoài, Liên Xô đã phạm phải những vấn đề cơ bản của chính capitalism: class antagonism, giá trị thặng dư của nhân dân lao động bị bóc lột và nướng vào chạy đua vũ trang và quyền lực

Nói như bạn, thì mình cũng có thể nói đó là Mỹ kô phải là "capitalism" mà là "socialist capitalism." Nó có bảo hiểm cho người dân (social security, medicare, medicaid), nó có cho tiền hỗ trợ xã hội như tiền giúp khi thất nghiệm, tàn tật vv.

Trên giấy tờ, thì lý thuyết nào chẳng tốt đẹp, hoàn hào, chế độ phát xít Đức Nhật trên giấy tờ cũng đẹp vậy. Cái quan trọng là, trên thực tế, tính hiệu quả của nó là thế nào.

Mình có thể ngồi ở đây cãi cái gì là tư bản hay cộng sản suốt ngày. Nhưng cũng như mình nói, mình chẳng quan tâm mấy cái tên trống rỗng đó. Cái mình quan tâm là cái gì có hiệu quả, cái gì giúp cho nhân dân Việt Nam.

Cái nguy hiểm nhất cho xã hội là những người cuồng tín (fanatics). Những người này thì mù quáng tin một số lý tưởng cụ thể nào đó mà mặc kệ thực tế. Kô ai hoàn hảo cả, ngay cả bản thân mình cũng có một số ý tưởng cuồng tín riêng. Tuy nhiên, chúng ta nên nhìn nhận những thiếu xót này, và cố gắng hạn chế hiểm hại của nó bằng 1 cách đơn giản:

Thấy cái gì hiệu quả thì làm. Luôn luôn tìm cách để cả tiến những điềm mình làm. Tuy nhiên, nếu cái gì đó kô thể cải tiến được thì nên loại bỏ. Người quan tòa quan trọng nhất đó là thực tế, chứ kô phải là lý thuyết trên giấy tờ
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Gần đây xem 1 bộ phim có một câu thoại rất hay. Một thằng đang rơi từ nóc nhà cao tầng xuống, vừa rơi nó vừa nói "so far so good, so far so good."
Liệu chúng ta có giống thằng ấy không? Gặp crisis rồi lại qua, rồi lại gặp. So far so good. But it doesn't matter how we fall, but how we land. Liệu ta có thể tồn tại với capitalism và những mâu thuẫn của nó được không?

Việc cố tìm câu trả lời cho câu hỏi: "capitalism có sụp đổ hay không?" thật ra là rất vô ích. Có rất nhiều nguy cơ đe dọa nó sụp đổ nhưng cũng có rất nhiều thứ bảo vệ cho nó khỏi sụp đổ, cũng giống như trong vật lí vậy, khi có lực đẩy 1 vật ra khỏi vị trí cân bằng thì tự khắc cũng sinh ra 1 phản lực chống lại sự mất cân bằng đó. Chúng ta ai cũng nhìn thấy cái lực làm vật mất cân bằng nhưng chưa chắc đã nhìn thấy cái phản lực kia. Có rất nhiều ẩn số chưa biết quyết định việc capitalism sụp đổ hay không.

Cũng giống như khi ta tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Con người cuối cùng có bị diệt vong hay không". Có rất nhiều nguy cơ. Chỉ cần một thiên thạch nào đó đụng vào trái đất, một bệnh dịch kinh khủng nào đó hay là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhưng biết đâu con người sẽ tìm ra cách để tránh được ngày tận thế. Chúng ta không biết được câu trả lời, cũng không thể tính được xác suất khả năng diệt vong của loài người là bao nhiêu phần trăm, điều chúng ta nên làm là làm những điều tốt nhất ở trước mắt thôi.

Rốt cuộc, cái chế độ xã hội nào cuối cùng mà chả sụp đổ, vì loài người đằng nào mà chả diệt vong :))
 
Đồng ý rằng thực tế là điều phải tập trung giải quyết trước tiên, và cũng là thước đo chính xác nhất. Tuy nhiên, liệu rằng sẽ đúng hơn nếu ta không quá lún sâu vào những việc cấp bách mà lại hóa ra mang một tầm nhìn hạn hẹp?

Cái credit crisis này rồi thì sẽ giải quyết được thôi, nhưng hệ lụy của nó sẽ là thâm hụt ngân sách tồi tệ hơn. Hơn nữa, cái bàn chất gây nên những crisis đó thì vẫn còn nguyên vẹn và càng ngày càng lớn hơn.

Nếu vậy, nếu ta chỉ tập trung giải quyết vấn đề hiện nay mà ko nhìn xa hơn phải chăng là quá hạn hẹp? Có khác nào nhà dột đến đâu thì che đến đấy mà không nhận ra rằng một ngày cái mái nó sẽ quá mục rỗng mà đổ sập?

Đương nhiên lúc đói thì người ta sẽ nghĩ tới bát cơm trước mắt, và những ai tơ tưởng về làm sao để thoát đói trong tương lai sẽ bị chê là viển vông, là giáo điều, là "trống rỗng". Nhưng không thể sống mà chỉ nghĩ tới bát cơm ngày mai được, cũng giống như không thể cứ tìm cách giải quyết từng crisis trong khi biết rằng nó sẽ quay lại và tồi tệ hơn.

Một điều nữa đồng ý với anh Kiên là khi capitalism sụp đổ nó sẽ có những tác động mà chưa ai biết đến. Và communism thực tế ra sao cũng không ai biết đến. Vậy tỉ lệ là 50-50, và chính vì thế nên mới cần đến tranh luận. Chứ nếu đã rõ hệ thống nào tốt hơn thì đã chẳng có những ý kiến trái chiều :))

Nói như bạn, thì mình cũng có thể nói đó là Mỹ kô phải là "capitalism" mà là "socialist capitalism." Nó có bảo hiểm cho người dân (social security, medicare, medicaid), nó có cho tiền hỗ trợ xã hội như tiền giúp khi thất nghiệm, tàn tật vv.

Anh Phước nói rất đúng. Nền kinh tế Mĩ đúng là có những yếu tổ socialist. Một từ thông dụng hơn là mixed economy (và hiện nay ko có pure capitalism nào hết.) Socialism và Capitalism bây h nó như hai quả cân trên một đòn bẩy vậy: nứoc nào cũng có hiện tựong ấy, và mỗi nứoc có một sự thăng bằng riêng. Ví như Mĩ thì nghiêng về capitalism (limited government sector, private health insurance, dominant private school, even the culture itself is permeated with capitalistic thinking.) Còn châu âu thì ngược lại.

Và chuyện socialism tồn tại trong lòng các nước tư bản chẳng có gì là lạ, vì socialism khác communism: nó và capitalism ko mutually exclusive.
 
communism là sao còn chưa ai biết thì lấy cái gì mà bàn luận xem nó tốt hơn hay capitalism tốt hơn đây.
sao Mác năm xưa ko dự đoán luôn giùm xem hình thái XHCN là như thế nào để cho giờ các nước như kiểu VN, TQ cứ tiến lên XHCN mấy chục năm rồi mà chưa thấy tới. zz
 
Cái credit crisis này rồi thì sẽ giải quyết được thôi, nhưng hệ lụy của nó sẽ là thâm hụt ngân sách tồi tệ hơn. Hơn nữa, cái bàn chất gây nên những crisis đó thì vẫn còn nguyên vẹn và càng ngày càng lớn hơn.
Anh đang nói đến bản chất nào vậy?
Em thì thấy mọi người dường như đang bị off topic thì phải. Nếu đang tranh cãi về capitalism với communism thì sao lại lấy credit crisis ra làm ví dụ? Nguồn gốc của cái khủng hoảng tín dụng này là do chính sách của nhà nước đối với thị trường, trái ngược với chủ nghĩa tư bản thuần túy đề cao laissez-faire nghĩa là nhà nước không can thiệp vào thị trường. Do đó lấy cuộc khủng hoảng tín dụng chứng minh cái sai của chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn nhảm nhí :|.
 
Đương nhiên lúc đói thì người ta sẽ nghĩ tới bát cơm trước mắt, và những ai tơ tưởng về làm sao để thoát đói trong tương lai sẽ bị chê là viển vông, là giáo điều, là "trống rỗng". Nhưng không thể sống mà chỉ nghĩ tới bát cơm ngày mai được, cũng giống như không thể cứ tìm cách giải quyết từng crisis trong khi biết rằng nó sẽ quay lại và tồi tệ hơn.

Có ai bảo bạn là chỉ phải lo bữa cơm trước mắt đâu.

Thôi, kô nói vòng vo nữa. Ý mình là có nghĩ gần nghĩ xa gì thì cũng suy nghĩ thực tế, có lý lẽ, có bằng chứng chứ kô nên kiểu cuồng tính cứ cộng sản là đúng hay tư bản là sai, hay ngược lại.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi, kô nói vòng vo nữa. Ý mình là có nghĩ gần nghĩ xa gì thì cũng suy nghĩ thực tế, có lý lẽ, có bằng chứng chứ kô nên kiểu cuồng tính cứ cộng sản là đúng hay tư bản là sai, hay ngược lại.

Nào thì ta suy nghĩ thực tế :)) Những cyclical crisis nó đã thuộc về bản chất của capitalism (gây ra bởi overproduction, competition.), anh tính định giải quyết một cách thực tế ra sao đây? Có cách nào để loại bỏ crisis ra khỏi thực tế không đây? Làm thế nào để thực tế tốt đẹp hơn, và tốt đẹp một cách bền vững, chứ không chỉ là lết qua crisis này một cách tạm thời?

Hay là chỉ tạm thời vá víu cái săm đã rách mướp qua từng đợt crisis? Ngay tại thời điểm này người ta lại bấu víu đến government spending, chẳng phải là lại làm tăng thâm hụt và là một cách giài quyết rất lãng phí sao? (Lãng phí như thế nào thì những người ủng hộ capitalism hiểu rõ nhất: lãng phí trong chính sách, trong thực thi, trong tham nhũng, v.v...)

Nói thẳng ra, Great Depression cũng chỉ vì WW2 mà chấm dứt (và rốt cuộc cũng lại là government spending.) Một irony ngay trong lòng tư bản chăng? Không có government intervention thì chẳng bao h thoát được crisis?

Anh đang nói đến bản chất nào vậy?
Em thì thấy mọi người dường như đang bị off topic thì phải. Nếu đang tranh cãi về capitalism với communism thì sao lại lấy credit crisis ra làm ví dụ? Nguồn gốc của cái khủng hoảng tín dụng này là do chính sách của nhà nước đối với thị trường, trái ngược với chủ nghĩa tư bản thuần túy đề cao laissez-faire nghĩa là nhà nước không can thiệp vào thị trường. Do đó lấy cuộc khủng hoảng tín dụng chứng minh cái sai của chủ nghĩa tư bản là hoàn toàn nhảm nhí .

Crisis hiện nay gây ra do can thiệp của chính phủ quá lớn? Theo như hiểu biết của mình thì là crisis do ngân hàng được phép mua sub-prime mortgage, điều tất yếu sẽ diễn ra (vì business greed mà) nếu KHÔNG có can thiệp của chính phủ. Đây phải nói là hậu quả của laissez faire mới đúng. (tương tự great depression.)
Tuy nhiên mình cũng muốn nghe bạn giải thích xem crisis gây ra do can thiệp quá nhiều như thế nào.

communism là sao còn chưa ai biết thì lấy cái gì mà bàn luận xem nó tốt hơn hay capitalism tốt hơn đây.
sao Mác năm xưa ko dự đoán luôn giùm xem hình thái XHCN là như thế nào để cho giờ các nước như kiểu VN, TQ cứ tiến lên XHCN mấy chục năm rồi mà chưa thấy tới. zz

Chính trị nó cũng là một môn khoa học, mà hễ là khoa học thì phải có phản biện. Marx nhận ra captitalism có những vấn đề không thể khắc phục, vậy ắt phải có một model tốt hơn thay thế nó.

Giống như Newtonian physics đã từng tưởng như hoàn hảo, nhưng khi đi vào sub-atomic field thì hoàn toàn đổ vỡ. Trách nhiệm của ta là phải tìm ra một model mới để thay thế, chứ chẳng lẽ vì nó chưa có mà ta lại nó là nó không thể tồn tại?

Việc Marx ko dự đoán luôn mô hình XHCN là một việc làm rất trách nhiệm. Marx hơn hết là một nhà khoa học, và một nhà khoa học chân chính ko bao h tự tiện đưa ra một model mà không chứng minh. Marx không lấp lửng mà rành mạch thừa nhận điều này trong những tác phẩm của mình. Ông nói rõ, XHCN nó ntn sẽ được quyết định bởi chính nhân dân.

Anh đang nói đến bản chất nào vậy?
Trước hết nhé, crisis của capitalism mang tính tuần hoàn (cái này bản thân economist cũng đã công nhận.) Vậy là hiện tượng của những vấn đề của capitalism đã đựoc xác nhận.
Còn bản chất của những hiện tựong đó là overproduction và đặc biệt là competition. Thấy trong bài của em có nhắc đến việc crisis là do ko thực hiện đúng tiêu chí laisser faire, tức là theo em competition sẽ ngăn cản crisis. Anh thấy mình khác nhau trước tiên ở điểm này, nên có nói gì phải giải quyết cái đó trước :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vậy theo em Quốc Anh thì chúng ta nên xây dựng một hệ thống communism để thế giới có thể run without fault?
 
Nào thì ta suy nghĩ thực tế :)) Những cyclical crisis nó đã thuộc về bản chất của capitalism (gây ra bởi overproduction, competition.), anh tính định giải quyết một cách thực tế ra sao đây? Có cách nào để loại bỏ crisis ra khỏi thực tế không đây?

Lý luật của bạn vô lý ở chỗ là: chế độ tư bản có sai soát thế là phải vức bỏ. Có chế độ nào kô có thiếu sót? Cái nào cũng có cái lợi và cái hại. Mấu chốt là lợi có nhiều hơn hại hay kô.

Lấy 1 ví dụ nhỏ, công ty xe hơi tốt nhất thế giới Toyota, gồm những kỹ sư tốt nhất thế giới. Nhưng rồi một hôm, cái máy nó cũng bị hư phải đem đi sửa (1 trong vài trăm ngàn xe). Thế là đùng đùng bảo là hệ thống Toyota là kô có gì sửa chữa được, bản chất là sai hoàn toàn. Như vậy là đúng à?

Câu hỏi ở đây là, so với những chế độ khác, nền kinh tế thị trường có nhiều lợi hơn hại nhất hay kô?

Làm thế nào để thực tế tốt đẹp hơn, và tốt đẹp một cách bền vững, chứ không chỉ là lết qua crisis này một cách tạm thời? Hay là chỉ tạm thời vá víu cái săm đã rách mướp qua từng đợt crisis?

Kô nói viễn vong chi, bạn nghĩ là cuộc sống của người dân ở VN so với 10 năm trước hay 20 năm trước, trên trung bình tốt hơn hay xấu hơn?

Ngay tại thời điểm này người ta lại bấu víu đến government spending, chẳng phải là lại làm tăng thâm hụt và là một cách giài quyết rất lãng phí sao? (Lãng phí như thế nào thì những người ủng hộ capitalism hiểu rõ nhất: lãng phí trong chính sách, trong thực thi, trong tham nhũng, v.v...)
Nói thẳng ra, Great Depression cũng chỉ vì WW2 mà chấm dứt (và rốt cuộc cũng lại là government spending.) Một irony ngay trong lòng tư bản chăng? Không có government intervention thì chẳng bao h thoát được crisis?

Mình kô thấy có sự tương phản gì giữa chính phủ và nền kinh tế thị trường cả. Mình kô biết bạn học kinh tế ở đâu, chứ mình học ở trường thì nền chính phủ đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.
 
Chủ nghĩa tư bản bây giờ đâu phải là thị trường tự do mà là mixed economy có sự kết hợp giữa 2 yếu tố thị trường và chính phủ.
Cho nên muốn phê phán CNTB thì phải chứng minh sự thất bại không thể cứu vãn của mixed economy, sự thất bại không thể cứu vãn của CNTB hiện đại, chứ nếu phê phán cái CNTB thuần túy điều tiết bởi thị trường ngày trước thì sự phê phán đó lỗi thời rồi.

Mặt khác khi phê phán Communism thì đừng phê phán cái chế độ Communism đã từng tồn tại vì nó không phải là cái communism mà Marx định nghĩa.

Mọi người tranh cãi một hồi thì rốt cục vấn đề cũng chỉ là niềm tin. Quốc Anh thì tin rằng có thể tìm ra một mô hình tốt hơn, rằng chúng ta nên nghiên cứu để tìm ra cái mô hình đó hơn là lãng phí thời gian sửa chữa những điểm yếu của CNTB. Những người khác thì tin rằng CNTB hiện nay là tốt rồi, có thể sửa chữa để làm hạn chế, giảm bớt những mặt trái của CNTB đồng thời tiếp tục phát huy những thế mạnh của nó.

Bây giờ mỗi bên nên đề ra giải pháp chứ cứ chỉ trích nhau thì không giải quyết được vấn đề đâu :))
 
Thực ra bàn về cái vấn đề chủ nghĩa này làm sao giải quyết được khủng hoảng kinh tế đây? Trước mắt cái cần thiết là phải ngăn chặn khủng hoảng và cải cách nền tài chính chứ ngồi đấy tuyên bố là crisis là bản chất của TBCN và ko làm gì cả thì dễ nó đẩy nhân loại thụt lùi vài chục năm luôn. Đợi đến lúc phát minh ra mô hình CNXH lý tưởng, ấy là nếu nó tồn tại, một việc mà TQ, VN làm mấy chục năm rồi chưa xong thì có lẽ là tan luôn cả nền tài chính. Tóm lại ý kiến bạn QA đưa ra, vào thời điểm nó ko khủng hoảng, rỗi rãi ngồi nghĩ thì ko sao, chứ bây giờ nói ra, nó vô nghĩa và chả ai hơi đâu mà làm, nói thật luôn.
Nói nốt mấy câu về vấn đề này, những người ủng hộ CNXH thường đem cái crisis là vấn đề bản chất của chủ nghĩa tư bản ra để đả phá, tuy nhiên theo mình thấy sau mỗi crisis nền KT thế giới lại phục hồi phát triển rất nhanh và tốt hơn hẳn ngày xưa. Thực tế hệ thống kinh tế tài chính thế giới chưa hoàn hảo cũng như chưa từng hoàn hảo nhưng điều đó ko có nghĩa là các nhà KT ko ngày đêm nghĩ cách củng cố, sửa chữa những thiếu sót của nó. Tại sao lại ko coi các crisis là những cơn đau khi chạy chữa những căn bệnh của nền HT tài chính và sau mỗi cơn đau như thế HT này sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, hoàn thiện hơn. Nói ra thì ai đảm bảo hình thái ngày nay là hình thái cuối cùng của CNTB, liệu nó có thể pt lên, tự hoàn thiện mình và trở thành một hình thái gần như hoàn hảo thì sao. Đó có thể là cái hình thái pt tốt hơn chính bản thân nó (CNTB) trước đây thì sao?
For fun một chút là việc crisis trước đây và hiện nay mang tính tuần hoàn trong CNTB ko có nghĩa đó là bản chất của nó, đó là thực tế thì đúng hơn. Có thể trong tương lai sẽ ko thế nữa thì sao?:))
Tóm lại vấn đề chính trị nó cũng chưa rõ ràng và mang nặng yếu tố niềm tin lắm, mình nghĩ ta nên quay về bàn luận về khủng hoảng KINH TẾ là hơn.
 
Back
Bên trên