Khủng hoảng kinh tế

Đào Huy Kiên
(spider kien)

Thành viên<br><a href="http://www.hn-ams.org/forum
Định post vào box của clb kinh tế nhưng bên đấy hiu hắt quá nên post vào đây, ai hứng thú thì cùng bàn luận nhé. Mọi người chắc cũng quen thuộc với khái niệm khủng hoảng hay suy thoái kinh tế toàn cầu rồi nhưng có lẽ nhiều người vẫn còn mù mờ về vấn đề này. Để dễ thảo luận mình xin đặt ra một số vấn đề:
- Nguồn gốc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu?
- Tác động của nó lớn đến mức nào? Ai, nước nào phải chịu tác động nghiêm trọng nhất?
- Giải pháp nào để sớm chấm dứt nó?
- Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu đến Việt Nam như thế nào?
- Việt Nam cần làm gì để đối phó với nó?
Đây chỉ là một số gợi ý, mọi người có thể nêu thêm vấn đề để thảo luận :D
 
Không sao đâu, chắc đến lúc nghĩ ra giải pháp thì nó cũng hết khủng hoảng rồi :D.
 
Nếu không có giải pháp gì thì em nghĩ hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế này có thể dẫn đến Đại suy thoái giống những năm 1930, và có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Lịch sử đã xảy ra như thế và không có gì chắc chắn là nó không thể lặp lại.
Như Keynes đã nói "In the long run, we are all dead", không thể chờ đợi thị trường tự điều chỉnh, các chính phủ phải có những biện pháp để đưa nền kinh tế thoát khỏi suy thoái.
Nhiều nhà kinh tế trước đây tin rằng thị trường sẽ tự nó quay trở về trạng thái cân bằng, nhưng thực tế đã chứng minh họ sai còn Keynes thì đúng. Cho nên việc ngồi chờ cuộc khủng hoảng chấm dứt mà không hành động gì có lẽ là điều không thể :)
 
Xin có ai dịch cho mình những từ này: credit, bad assets, balance sheet illiquidity, financial institutions, financial derivatives, cheap credit (low interest rate), housing bubble, mortgage-backed securities, emerging markets

Nguyên nhân:

Các khủng hoảng trước kia, tuy có nhiều nguyên nhân, nhưng thường thì có 1 nguyên nhân chính, còn mấy cái kia là phụ

Điểm đặc biệt của cái cuộc khủng hoảng kinh tế này là nó có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và tầm nghiêm trọng của các nguyên nhân này tương đương nhau. Nhưng có thể tóm tắc đó là đây là một cuộc khủng hoảng tài chính (financial crisis)

Một số nguyên nhân mình biết: illiquidity của máy financial insitutions (cái này mình có nói rồi ở một bài nào đó, nếu mọi người cần thì mình sẽ tìm lại và copy&paste nó), sự thiếu kiểm soát cho những financial derivatives, cheap credit dẫn đến housing bubble dẫn đến sự điên cuồng của mortgage-backed security, global imbalance (cái này thì cần phải nguyên một bài riêng)...ai biết thêm thì cùng chia sẻ với mọi người

Tác động

Bây giờ thì mọi người ai chắc cũng biết tác động của cuộc khủng này tác động tới cả toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu ở Mỹ và Anh, hay trung tâm tài chính lớn nhất. Lúc đầu thì mọi người có suy đoán đó là emerging markets ở Châu Á (TQ, VN, Thai lan, Han Quốc vv) đã de-coupling với lại Mỹ; nghĩa là họ cho rằng những nền kinh tế này kô có phụ thuộc vào nền KT của Mỹ lắm, và họ hy vọng rằng các nền kt sẽ tiếp tục phát triển và giúp cả thế giới vược qua cuộc khủng hoảng.

Nhưng bây giờ, sự thật là sự liên hệ của các nước emerging markets ở Châu Á này với Mỹ vẫn còn lớn. Cho nên nền KT của họ bị tổn hại ngang ngửa, có khi còn nặng hơn của Mỹ.

Còn những emerging markets ở Đông Âu hay Mỹ Latin thì khác - họ có chính sách khác. Đặc biệt là Đông Âu, và sự tổn hại của họ là nặng nhất. Nếu mọi người muốn biết thì mình có thể nói rõ hơn

Giải pháp


Giải pháp hiện nay:hai nguyên nhân chính giữ nền kt trong tình trạng khủng hoảng: thiết credit và thiếu lòng tin. Thực ra thì hay cái này có thể nói là cùng một hiện tượng (two sides of the same coin), nhưng để dễ hiểu mình tác ra làm hai

Nền kinh tế Mỹ dựa vào credit. Ở Mỹ muốn mua một cái gì đó mà lớn như xe, nhà, tivi, tủ lạnh vv người ta không trả bằng tiền mặt, người ta dùng credit.

Vd, mình muốn mua một cái xe $20,000; thường mình kô cầm $20,000 tiền mặt ra chỗ bán xe rồi mua xe. Mình sẽ tới cái chỗ bán xe (auto credit dealer), hay ngân hàng, mình sẽ xin credit $20,000 rồi mua cái xe đó, rồi hàng tháng mình sẽ trả cho cái chỗ bán xe đó hay ngân hàng $200 trong vòng 100 tháng. Công ty Mỹ cũng vậy, họ thường kô có giữ nhiều tiền mặt, cho nên thường họ muốn mua vật liệu hay máy móc họ dựa và credit để mua.

Vấn đề là, trong cái cuộc khủng hoảng này, rất nhiều ngân hàng thua lỗ rất nhiều tiền và có rất nhiều bad asset trong cái balance sheet của họ. Hơn nữa ngân hàng của Mỹ, theo luật phải giữ một số tiền mặt nhất định (capital reserve requirement), họ không thể đi xuống cái mức đó. Cho nên mấy cái ngân hàng này sợ là họ sẽ thua lỗ thêm và kô có đủ tiền để mà trên cái mức luật đưa ra, họ kô dám cho nhiều credit hay cho vay cho các công ty --> credit crunch.

==> các công ty kô có credit hay tiền cho vay của ngân hàng để tiếp tục hoạt động --> thua lỗ và phá sản. Khi các công ty này thua lỗ và phá sản, số tiền những công ty này vay từ ngân hàng trở thành xấu (bad asset) --> ngân hàng thua lỗ tiền --> ngân hàng càng kô cho vay và cho credit --> công ty thua lỗ, rồi cứ tiếp tục cái vòng tròn này.

Cái thứ hai là thiếu lòng tin. Nếu kô ai có lòng tin vào nền kinh tế, thì ai dám đầu tư, ai dám cho vay? Nếu ai cũng nghĩ là nền kinh tế sẽ suy sụp, cách tốt nhất để giữ tiền của mình là không có đầu tư vào đâu cả --> không ai cho vay, không ai bỏ tiền đầu tư --> càng ít credit --> credit crunch

Đối phó với tình trạng này, chính sách hiện nay của chính phủ đó là phá bỏ cái vòng tròn này bằng cách giúp đỡ các ngân hàng. Chi tiết thì có nhiều: đưa thêm tiền (capital side), lấy đi những cái bad asset trong cái balance sheet của họ (asset side) vv. Tóm lại là phải làm cho các ngân hàng này đủ mạnh để có thể tiếp tục cho vay mà đưa credit vào lại nền kt.

Như tổng thống Obama nói, chính phủ giúp đỡ các ngân hàng không phải vì họ muốn giúp mấy ngân hàng này, mà bởi vì mấy cái ngân hàng này là mấu chốt để giải quyết cuộc khủng hoảng này.

Mình nhớ có 1 câu chuyện cổ tích mình học hồi nhỏ. Một nhà kia có anh tay, anh chân, cô mắt, bác tai và lão miệng. Một hôm, anh tay, anh chân, cô mắt và bác tai họp với nhau và kể lễ sự bất công đó là họ phải làm việc, còn lão miệng thì chỉ biết ăn không ngồi rồi hưởng thủ công lao của mọi người. Thế là họ đình công kô phục vụ lão miệng nữa. Mấy ngày sau họ cảm thấy rất mệt mỏi, yếu đi và nhận ra rằng thật ra lão miệng có công việc của lão chứ kô phải là ngồi chơi không. Lão ta lấy dinh dưỡng và đưa đến cho các cơ thể khác để mà hoạt động.

Sự thật thì rất là bất công nhưng: nếu bạn bị cụt tay, hay cụt chân hay mù...bạn vẫn có thể sống được...nhưng nếu cái miệng (phép ẩn dụ - metaphor) của bạn bị hư, cơ hội chết của bạn rất cao

Một giải pháp khác

Một giải pháp khác mình thấy sẽ tăng khả năng thành công là: làm tất cả những cái kể ở trên, cái khác là tất cả các nước bự (Châu Âu, TQ, India, Brazil, Japan, Mexico vv...tóm lại là nhóm G20) phải làm hợp tác với nhau và làm cùng một lúc (international coordination)

Tuy nhiên, với tình hình chính trị hiện nay, mình thấy rất mong manh.

Việt Nam

Nói dễ hiểu và tóm tắt. Đối với một nước giống như VN, chính phủ nên có counter-cyclical policies:

Đại khái là khi nền kinh tế phát triển, chính phủ nên tiết kiệm: không nên chi nhiều hơn là thu thuế (balanced budget), không nên nhập khẩu quá nhiều (low trade deficit) để tồn trữ ngoại tể - tiết kiệm (chính phủ, chứ kô phải là nền kt)

Khi nền kinh tế xấu đi thì chính phủ nên dùng tiền tiết kiệm đó để kích thích nền kinh tế.

Điều mà mình nghĩ chính phủ VN nên làm bây giờ là phải chi thật nhiều tiền vào nền kinh tế để bù đấp cho sự thiếu tiền từ đầu tư nước ngoài. Để đạt hiểu quả tốt nhất là nên chi vào cơ sở hạ tầng, y tế, giảo dục.

Tuy nhiên theo ý mình, chính sách của chính phủ VN những năm vừa qua giảm mạnh khả năng của mình ứng phó với cuộc khủng hoảng này.

Bởi vì mấy năm gần đây (nền kinh tế phát triển rất mạnh), chính phủ VN chi rất là nhiều tiền (budget deficit) và chi tiêu sai (đa phần vào bất động sản) - cho nên hiện nay mình nghĩ chính phủ VN vẫn có thể chi tiền vào nền kinh tế, nhưng khả năng của họ bị giảm đi rất nhiều

Cụ thể hơn suốt mấy năm qua, chính phủ VN chi rất nhiều tiền vào ngành bất động sản thông qua ngân hàng nhà nước và cái tổng công ty nhà nước. Nguyên nhân thì có viết hồi trước, nói tóm tắt là các ngân hàng và tổng công ty này do tham nhũng cứ chuốt tiền vào ngành bất động sản.

Vấn đề của ngành bất động sản đó là nó rất là "ảo," và "rất là bất ổn" hôm nay ai cũng nhào đi mua nhà thì cái giá của cái nhà có thể tăng 200%, 300% trong vòng vài tháng; nhưng ngày mai kô ai mua nữa, giá của nó sẽ giảm xuốn 400%, 500%. Giá trị của có thể thay đổi vài trăm phần trong trong vòng vài tuần và thường thì ít nhất của phải 10 năm giá trị của nó mới trở lại như xưa, có khi nó còn kô trở lại như xưa như ở Nhật. Trong khi sản suất xe hay vải thì tuy giá có thay đổi nhưng không thay đổi mạnh vậy và hồi phục nhanh hơn

Thế là suốt mấy năm liền chính phủ thâm hụt (budget deficit), và sẽ tiếp tục thâm hụt trong một thời gian dài bởi những đầu tư vào bất động sản của các ngân hàng và tổng công ty nhà nước (non-performing loán) --> hạn chế khả năng chính phủ chi tiền vào nền kt để giảm tác động của cuộc khủng hoảng
 
Chỉnh sửa lần cuối:
+ credit: tín dụng(ví dụ bạn được vay tối đa 10000$ từ ngân hàng thì 10000$ đó là mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho bạn)
+ bad assets: tài sản xấu(hiểu theo nghĩa là những tài sản có tính thanh khoản kém, khó bán đi để thu lại được tiền)
+ balance sheet: bảng cân đối kế toán
+illiquidity: sự kém thanh khoản(cái này mình hiểu là tình trạng tiền không luân chuyển được dẫn đến thiếu vốn)
+ financial institutions: các thể chế tài chính
+ housing bubble: bong bóng nhà đất(tình trạng giá bất động sản bị đẩy lên quá mức giống như một quả bong bóng bị thổi phồng)
+ emerging markets: các thị trường mới nổi
+ financial derivatives: các công cụ phái sinh(giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị của thứ đã sinh ra nó, một số loại công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai(futures) hay quyền chọn(options))
+ mortgage-backed security: chứng khoán được bảo đảm bằng các khoản cầm cố(cái này thì mình không biết, có thể dịch chưa chính xác)

Nói chung đồng ý với anh Phước, sẽ viết một bài phân tích kĩ hơn một số điểm :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em nói khí không phải chứ :))

Tất cả những financial crisis này được Marx dự đoán chính xác đến rợn người. Có thể nói tất cả những điểm yếu của capitalism được Marx chỉ ra vẫn chính xác, và càng ngày càng trờ nên chính xác khi bộ máy của capitalism càng hoàn thiện. Những nguyên lý mà Marx quan sát từ buổi sơ khai của capitalism có thể nói là bản chất không thể thay đổi đươc.

Invisible hand ư? Chẳng phải chính invisible hand, competition, được ngợi ca và thần thánh hóa là vậy, chính chúng dẫn đến inefficiency, cyclical crisis, rất wasteful và harmful hay sao? VD như the Great Depression, mặc dù The New Deal thường được tung hô, nhưng ta phải thừa nhận nếu không có WW2 thì còn lâu nước Mĩ mới thoát được khủng hoảng, vì thực tế The New Deal có tác động không lớn.

Có thể nói những vấn đề thuộc về bản chất của capitalism chưa bao h mất đi và sẽ chỉ mang lại crisis theo chu kì. Và hậu quả nhiều khi không chỉ là tiền, mà còn là máu như WW2.\

Hy vọng được trao đổi với mọi người về Marx :D Gần đây em được học Marx một cách khoa học nên rất là coi trọng hệ tư tưởng này :D
 
Thứ nhất mình nghĩ chúng ta kô nên cổ hủ và bảo thủ đối với ý kiến. Nếu thấy ý kiến hay thì mình nên học, ý kiến dở thì mình bỏ qua. Chứ cứ chụp mũ Tư Bản/Cộng Sản rồi không thèm nghe phía bên kia thì xã hội sẽ rất khó phát triển

Nếu Marx mà còn sống bây giờ, mình nghĩ ông ta sẽ nghĩ Mỹ hiện giờ là Marxist và mình nghĩ nó là một điều tốt. Mình cho rằng y tế, giáo dục rất là quan trọng cho sự phát triển của xã hội (Marx sẽ đồng ý), đồng thời mình cũng nghĩ là kinh tế thị trường là một hệ thốn tốt để phát triển y tế và giáo dục cho người dân

Cứ cho là Marx đoán đúng đi? Vậy theo ý Anh, chúng ta nên làm gì bây giờ?
 
Chú Quốc Anh có học về Keynes chưa?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đối phó với tình trạng này, chính sách hiện nay của chính phủ đó là phá bỏ cái vòng tròn này bằng cách giúp đỡ các ngân hàng. Chi tiết thì có nhiều: đưa thêm tiền (capital side), lấy đi những cái bad asset trong cái balance sheet của họ (asset side) vv. Tóm lại là phải làm cho các ngân hàng này đủ mạnh để có thể tiếp tục cho vay mà đưa credit vào lại nền kt.

Em có đọc đoạn này ở bài của anh Phước :)

Giải pháp này là đúng, nhưng em có thắc mắc là làm sao chính phủ đưa thêm tiền vào ngân hàng được ạ :-/ vì theo như những j em học về Economics, thì chính phủ chỉ có thể giúp đỡ bằng 2 kiểu policies là fiscal p. và monetary p. Fiscal thì chỉ ảnh hưởng đến interest rate, mà cơ bản thị thường đang quá khủng hoảng, thay đổi i. r. hay ko cũng khó mà vực dậy được. Nếu in thêm tiền cho vào ngân hàng thì lạm phát :). Nói chung 2 cái này cái nào cũng xấu thêm. G có thể thu hút vốn đầu từ nước ngoài nhờ fiscal p. hoặc dùng cái reserve trong Central Bank để bù vào phần capital account trong cái balance of payment. Nhưng cũng chính vì crisis, ko ai muốn invest hay mua các asset representing lending từ G nữa... Nói chung nó như cái vòng luẩn quẩn ko ra nổi. Em ko hiểu là giải pháp này có đúng là giải pháp hay ko :D

He he, em đọc topic hay em cho tí ý kiến thôi, Economics em đang học cũng chỉ là trình độ thấp, ở High school thôi :D có j các anh đang học major về Economics chỉ bảo thêm :p
 
Xin mọi ngươi dịch dùm: interest rate, monetary/fiscal policy, government bond, short-term, long-term

@Phương:

vì theo như những j em học về Economics, thì chính phủ chỉ có thể giúp đỡ bằng 2 kiểu policies là fiscal p. và monetary p. Fiscal thì chỉ ảnh hưởng đến interest rate, mà cơ bản thị thường đang quá khủng hoảng, thay đổi i. r. hay ko cũng khó mà vực dậy được.

Hình như em nhầm 1 cái; thay đổi interest rate là monetary policy chứ kô phải là fiscal.

Thứ hai, em nói đúng, dùng interest rate không có tác dụng gì trong tình trạng này bởi vì Fed (ngân hàng trung ương của Mỹ) đã giảm federal fund rate (tiền mà Fed cho vây các ngân hàng) đã giảm xuống 0.25% rồi, kô thể giảm nữa.

Cách duy nhất hiện nay phải là can thiệp trực tiếp vào các ngân hàng và giải quyết cái balance sheet (bản cân đối kế toán) của họ. Mục đích lề để mấy cái ngân hàng này tiếp tục cho vay và cho credit vào kt để nền kt tiếp tục hoạc động. (cái này thì rơi vào fiscal policy)


Giải pháp này là đúng, nhưng em có thắc mắc là làm sao chính phủ đưa thêm tiền vào ngân hàng được ạ

Để trả lời câu thứ nhất của bạn, chính phủ lấy đâu ra tiền? Thường thường thì chính phủ Mỹ in tiền thông qua Fed hàng năm. Tuy nhiên trong trường hợp này thì chính phủ Mỹ lấy tiền bằng bán Government Bonds (kiểu như là 1 giấy nợ của chính phủ).

Chính phủ đưa thêm tiền vào ngân hàng, theo mình biết, thì có 2 cách:

1) Capital side: chính phủ mua cổ phiếu của các ngân hàng này
2) Asset side: chính phủ mua những bad assets (tài sản xấu) trong sổ của mấy cái ngân hàng

Nếu in thêm tiền cho vào ngân hàng thì lạm phát

Thứ nhất trong tình trạng này, chính phủ Mỹ kô hoàn toàn "in" tiền và cho vào ngân hàng, một phần lớn số tiền này là chính phủ Mỹ vay tiền từ government bonds.

Tuy nhiê bạn nói cũng đúng, nếu đưa nhiêu tiền vào nền kt thì có thể sẽ tăng inflation (độ lạm phát) trong long-term. Tuy nhiên bạn có sự lựa chọn 1) lạm phát trong tương lai, hay 2) giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế ngay bây giờ.

Một nguyên lý của kt đó là kô có gì là miễn phí cả, được cái này thì mất cái kia (there is no free lunch). Thực tế thì phũ phàng. Chính phủ Mỹ cho rằng lợi ích của lựa chọn #2 lớn hơn và tổn hại của nó thấp hơn và đã chọn phương án này

G có thể thu hút vốn đầu từ nước ngoài nhờ fiscal p. hoặc dùng cái reserve trong Central Bank để bù vào phần capital account trong cái balance of payment.

Cái này thì đúng mới một emerging market (thị trường mới) như VN, hay TQ hay Thailand; chứ đối với Mỹ thì khác

Em ko hiểu là giải pháp này có đúng là giải pháp hay ko

Cái này cũng kô ai biết cả. Nhưng một điều rất rõ ràng đó là cái giá của sự thụ động lớn hơn rất nhiều.

Giáo sư của mình có nói 1 câu đó là: "don't let the ideal be the enemy of the good" (đừng để sự hoàn hảo trở thành kẻ thù của sự phát triển) - đại khái là, kô có phương án nào là hoàn hảo cả, và xã hội sẽ trì trệ nếu chúng ta cứ ngồi mà viễn tưỡng về 1 phương án hoàn hảo. Điều tốt hơn đó là, chúng ta nên chọn phương án tốt nhất, cứ thế mà làm, khi nào tiềm ra ý kiến hay hơn thì sửa đổi và tiếp tục đi tới trước
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thực ra bây giờ việc phân biệt tư bản/cộng sản chả giúp ích gì về mặt nghiên cứu kinh tế cả, nó chỉ có ý nghĩa chính trị thôi.

Chúng ta phải thừa nhận là kinh tế thị trường có khuyết điểm, nếu để một mình invisible hand điều tiết thị trường thì có thể dẫn đến sự đổ vỡ của cả một hệ thống. Người ta đã chứng minh được trong một số trường hợp thị trường thất bại trong việc tự điều chỉnh về điểm cân bằng. Bình thường khi cung giảm, dẫn đến giá tăng, khiến cầu giảm theo, thị trường được điều chỉnh về điểm cân bằng ở mức giá cao hơn.
Tuy nhiên đối với thị trường nhà đất chẳng hạn, khi cung giảm, giá tăng, nhu cầu mua nhà để ở giảm nhưng nhu cầu mua nhà để kiếm chênh lệch giá lại tăng vì giới đầu cơ cho rằng sự khan hiếm sẽ đẩy giá lên nữa. Giá nhà càng tăng thì cầu lại càng cao, cầu càng cao thì giá lại càng tăng tiếp, đó là một quả bong bóng được thổi phồng lên, và khi bong bóng vỡ thì hậu quả để lại vô cùng khủng khiếp. Thị trường trong trường hợp này không thể tự điều chỉnh.
Một khuyết điểm nữa mà Quốc Anh nhắc đến là những cuộc suy thoái kinh tế theo chu kì, cái này cũng đúng.

Giờ đây ai cũng biết những khuyết điểm đó nên người ta đã tìm ra nhiều cách để khắc phục nó. Đó là việc lập ra các ngân hàng trung ương(ở Mỹ là Cục dự trữ liên bang FED) với tư cách người cho vay cuối cùng và điều chỉnh lãi suất, đó là việc sử dụng các chính sách tài khóa để điều chỉnh tổng cầu của nền kinh tế, đó là sự ra đời các tổ chức quốc tế như IMF và Worldbank, cũng như hệ thống WTO. Mặc dù còn nhiều vấn đề nhưng người ta vẫn đang nỗ lực để khắc phục những nhược điểm trên.


Anh chưa đọc Marxism nguyên gốc mà chỉ được học Mác-Lênin nên không biết chính xác Marx đã đưa ra giải pháp thế nào nhưng nếu cho anh chọn giữa việc tìm cách khắc phục nhược điểm của kinh tế thị trường và việc phá bỏ nó đi để xây dựng một nền kinh tế mới hoàn toàn thì anh sẽ chọn cách thứ nhất bởi cách thứ hai quá mạo hiểm, và lịch sử đã cho chúng ta thấy kết cục của những nước chọn cách thứ hai. Làm cái gì cũng nên làm từ từ, giống như Việt Nam bây giờ không thể ngay lập tức dân chủ đa đảng theo kiểu phương Tây được.
Và nữa, giữa một nền kinh tế phát triển nhưng bất ổn, với một nền kinh tế ổn định nhưng trì trệ, rõ ràng một nền kinh tế phát triển không ổn định vẫn tốt hơn chứ.

Xin mọi ngươi dịch dùm: interest rate, monetary/fiscal policy, government bond, short-term, long-term
interest rate: lãi suất
fiscal policy: chính sách tài khóa
monetary policy: chính sách tiền tệ
government bond: trái phiếu chính phủ
short-term/long-term: ngắn hạn, dài hạn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ anh Phước: dạ nhầm thật ạ :)) xin lỗi anh tại cái Macro em học từ năm ngoái nên có nhầm nhọt :">

Thứ nhất trong tình trạng này, chính phủ Mỹ kô hoàn toàn "in" tiền và cho vào ngân hàng, một phần lớn số tiền này là chính phủ Mỹ vay tiền từ government bonds.

đoạn này là thế nào ạ :-/ theo như những j em biết thì chính phủ ko thể vay từ government bonds được vì cái này là chính phủ phát hành, đưa tới ng dân thông qua ngân hàng, và từ đấy ngân hàng thu hút mọi ng mua trái phiếu như 1 kiểu gửi tiết kiệm --> từ đấy ngân hàng có vốn.

Còn cái mà em bảo về thu hút vốn đầu tư nc ngoài (FDI) thì đương nhiên US khó dùng rồi :)) nhưng mà em nghĩ là khủng hoảng tài chính thì toàn cầu, US đúng là 1 đầu mối để giải quyết nhưng các nc còn lại cũng cần phải có chính sách j đó để cứu chính mình nữa... Nhưng nói chung mà muốn thu hút FDI thì cũng khó khăn với các nước nhỏ hiện tại chính vì khủng hoảng, thêm nữa nhiều điểm bất lợi nếu quá dựa vào FDI...
 
đoạn này là thế nào ạ :-/ theo như những j em biết thì chính phủ ko thể vay từ government bonds được vì cái này là chính phủ phát hành, đưa tới ng dân thông qua ngân hàng, và từ đấy ngân hàng thu hút mọi ng mua trái phiếu như 1 kiểu gửi tiết kiệm --> từ đấy ngân hàng có vốn.
đoạn này hình như em Phương hơi nhầm lẫn giữa vai trò của ngân hàng trung ương với các ngân hàng bình thường khác :-/
Chính phủ phát hành government bonds(trái phiếu chính phủ) để lấy tiền. Đó thực chất là một khoản nợ. Tiền thu được như anh Phước nói, đem giải cứu các ngân hàng bằng cách mua lại cổ phần và mua lại các tài sản xấu của các ngân hàng đó.

Vậy ai sẽ mua những trái phiếu chính phủ? Không hoàn toàn chỉ có dân Mĩ mà bất kì nhà đầu tư nào trên thế giới cũng có thể mua những trái phiếu đó. Theo anh biết hiện nay thì Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mĩ do nắm nhiều trái phiếu của CP Mĩ nhất.

Còn 2 cách khác để chính phủ có thêm tiền.
+ Thứ nhất là tăng thuế. Cách này để thu được tiền hơi mất thời gian và dễ bị dân phản đối.
+ Cách thứ hai để chính phủ có tiền đơn giản là in tiền. Cách này thích nhất :)) dân ít khi phản đối mà mình thì lại có ngay tiền. Thực chất đây là hình thức chiếm đoạt tài sản của nhân dân một cách tinh vi và êm ái thông qua một thứ thuế vô hình gọi là lạm phát :))
Khi Obama tung những gói kích cầu hàng nghìn tỉ đô thì số tiền khổng lồ đó không phải từ không khí mà ra, nếu ngân sách không đáp ứng được thì chỉ có cách vay nợ hoặc in tiền. Đó là lí do người ta e ngại năm 2009 mức lạm phát sẽ tăng cao.
Nhưng đó là điều phải chấp nhận để có thể thoát khỏi khủng hoảng. Người ta không tranh luận xem chính phủ có nên chi tiền không mà là nên chi bao nhiêu là đủ và chi như thế nào cho hiệu quả :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chỉ xin comment 2 ý nhỏ về chi tiết trong bài anh Kiên :D
1
illiquidity: sự kém thanh khoản(cái này mình hiểu là tình trạng tiền không luân chuyển được dẫn đến thiếu vốn)
Illiquidity không hẳn là tiền không luân chuyển được, mà thực ra ám chỉ việc ngân hàng/etc không huy động được vốn để trả các chi phí ngắn hạn (lãi vay, khoản vay đến hạn, tiền lương, ...).
Một từ khác, Insolvency, chỉ việc chủ thể không còn khả năng trả nợ trong cả ngắn và dài hạn.
Một trong những nguyên nhân gần đây các ngân hàng Mĩ liên tục cần chính phủ tiếp thêm tiền: trong điều kiện bình thường họ vẫn thường xuyên huy động được vốn ngắn hạn để trả chi phí. Nay khủng hoảng ko ai tin tưởng cho vay nữa nên họ bị illiquid --> teetering on the verge of bankruptcy.
2
Đó là lí do người ta e ngại năm 2009 mức lạm phát sẽ tăng cao.
Thực ra hiện nay với tiêu dùng và mức đầu tư tư nhân thấp, chưa thấy ngta nói nhiều đến lạm phát. SGK econ nói tổng cầu aggregate demand = consumption(C) + private investment(I) + government spending(G) + net export. Khi C & I giảm như hiện nay, G tăng mấy thì đường aggregate demand vẫn chuyển động về bên trái, kìm hãm sự tăng giá.
 
Cho mình hỏi...thế ở VN, tình hình thế nào rồi? Chính phủ có phương án gì để đối phó.

Có 1 tin mình vừa mới đọc, thấy cũng quan trọng: các nước ASEAN đã thỏi hiệp sẽ đẩy nhanh việc hòa nhập của khu vực như ở Châu Âu, đặc biệt nhất là free trade zone (khu vực tự do thương mại). Mọi người có ý kiến gì về cái này?
 
Có 1 cái mình quên kô nói rõ.

Đúng là trong cuộc khủng hoảng này chính phủ phải cứu những ngân hàng (The banks); nhưng điều đó không có nghĩa là chính phủ sẽ giải cứu những người chủ của những ngân hàng này (shareholders of the banks)

Có thể mọi người cũng biết rồi, nhưng mình xin giải thích ngắn gọn. Ở Mỹ và nhiều nước tư bản khác, có nhiều loại công ty khác nhau: sole proprietor, LLC, partnership, S Corporation, và C Corporation. Mình xin chú trọng vào C Corporation. C Corporation kiểu như là 1 tập đoàn lớn.

Các ngân hàng lớn ở Mỹ điều kiểu như tập đoàn lớn; chỉ cần nắm giữ đa phần cổ phiếu là trở thành "chủ" của ngân hàng này.

Quay trở lại việc chính phủ giải cứu các ngân hàng này. Như mình đã nói, có 2 cách: (1) chính phủ đưa tiền vào ngân hàng và (2) chính phủ mua những tài sản xấu.

Cách (1): chính phủ đưa tiền vào ngân hàng. Đại khác là các ngân hàng này sẽ phát hành cổ phiếu, rồi chính phủ sẽ mua những cổ phiếu này.

Thử lấy 1 ví dụ đơn giản. Ngân hàng citigroup có 10 cổ phiểu. Ông "chủ" cũ của citygroup có nhiều cổ phiếu nhất là 4 cổ phiếu (40% tài sản của cái ngân hàng). Nhưng vì citigroup cần tiền, cho nên họ phải phát hành thêm 10 cổ phiếu. Chính phủ mua 10 cổ phiếu này.

Hồi trước ông "chủ" cũ của citigroup chiếm tới 40% tài sản của công ty (4/10); nhưng sau khi chính phủ đưa tiền vào citigroup bằng mua cổ phiếu của công ty thì ông ta chỉ còn chiếm giữ 20% tài sản công ty (4/20). Nghĩa là ông ta đã mất sạch 50% tài sản của ông ta.

Cho nên mình nói, giải cứu những ngân hàng ở đây kô hẳn là giải cứu mấy ông "chủ." Và trong thực tế, Thụy Điển đã từng gặp khủng hoảng kinh tế kiểu này, và họ cũng đã từng làm giống như Mỹ làm bây giờ. Sau khi chính phủ Thụy Điển đưa tiền vào những ngân hàng bằng mua cổ phiếu rồi vực những ngân hàng này dậy, các ông "chủ" cũ của những ngân hàng này gần như là mất sạch tài sản của họ (ít nhất là 95% tài sản của họ).

Ít nhất thì chúng ta biết đó là trên đời cũng có chút công bằng: bởi vì trong cái cuộc khủng hoảng này, thằng nào cũng chết cả, giàu lẫn nghèo.
 
Anh có thể nói rõ hơn về nguyên nhân không ạ?
Các thuật ngữ kia tra thì cũng chỉ là biến nó thành tiếng Việt mà thôi.
Giải pháp nên đi từ nguyên nhân thì hơn.
 
Nguyên nhân thì có nhiều cái, theo mình thấy thì có 2 cái chính (mình xin nói tóm tắc, nếu ai cần thì mình sẽ nói cụ thể hơn):

1) Sự thiếu quản lý tốt của hệ thống tài chính (inadequate regulation of the financial sector)

2) Và sự chênh lệch quá lớn của hệ thống kinh tế thế giới (global imbalance): cụ thể là phương tây (Mỹ, Âu) thì tiêu xài rất nhiều và phương Đông (châu Á) thì tiết kiệm rất nhiều.

(ai có ý kiến khác thì xin chia sẻ cùng mọi người)

Giải pháp nên đi từ nguyên nhân thì hơn.

Mình đồng ý. Tuy nhiên trong trường hợp này thì hơn khác. Mình xin lấy 1 ví dụ đơn giản.

Mình ăn rất nhiều đồ mỡ. Bác sĩ bảo mình là mình phải giảm bởi vì đồ mỡ sẽ làm tắt nghẽn mạch máu của mình. Mình kô nghe, cứ tiếp tục ăn. 10 năm sau, mạch máu mình bị nghẽn phải đi vào phòng cấp cứu.

Trong phòng cấp cứu, bác sĩ phải giải quyết vấn đề trước mắt đó là làm thông mạch máu của mình. Sau khi cứu mình xong, thì ông ta mới có thể đưa ra giải pháp để giải quyết nguyên nhân của vấn đề: việc mình ăn nhiều mỡ.

Tình trạng bây giờ cũng giống như là bệnh nhân trong phòng cấp cứu vậy. Việc trước tiên phải là cứu sống bệnh nhân, sau đó thì mới từ từ giải quyết nguyên nhân.

Cũng giống như tình trạng của VN vậy. Bây giờ thì điều mà mình nghĩ chính phủ VN nên làm bây giờ là phải chi thật nhiều tiền vào nền kinh tế để bù đấp cho sự thiếu tiền từ đầu tư nước ngoài. Để đạt hiểu quả tốt nhất là nên chi vào cơ sở hạ tầng, y tế, giảo dục.

Tuy nhiên, mình nghĩ chúng ta cũng nên chú tâm vào "nguyên nhân" của sự yếu kém của nền kinh tế VN. Nguyên nhân đó là một hệ thống tài chính không độc lập, thiếu luật pháp, thiếu minh bạch.

Nói đơn giản là, vấn đề ở đây là: chỉ cần có quan hệ là có thể mượn rất nhiều tiền từ Ngân Hàng nhà nước VN, rồi vung ném vào những thứ tầm bậy như bất động sản; rồi đến khi thất bại, chẳng biết ai đã mượn và mượn bao nhiêu, cuối cùng chẳng ai bị làm sao cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em cũng mới học Econs, em xin phát biểu mấy ý kiến.có gì sai sót mọi người chỉ bảo với ạ:
Em thấy bi h giải quyết được cái này chỉ có Trung quốc. nếu trung quốc dùng cái Fiscal policy tăng G để mua hàng hóa từ Mỹ và Nhật bản. thêm vào đó trung quốc cho MỸ và Nhật bản vay tiền nhiều hơn thì kinh tế Mỹ may ra mới có thể phục hồi. chứ còn mọi biện pháp từ riêng Mỹ rất khó để có thể giúp Mỹ vực dậy được. thế ko biết có đúng ko ạ :-/
 
Nếu chỉ dựa vào 1 phương án như thế thì deficit của Mỹ sẽ lên cao đến mức có thể collapse luôn
 
Back
Bên trên