Khắc phục nhược điểm của các cụ ngày trước!

Nguyễn Việt Linh đã viết:
Nếu em còn hứng thú giải thích thì anh nói như thế này:
- Phần của em nói về tri thức quá chung chung, giống nghị quyết hơn là quan điểm hay lập luận của một người tham gia forum.
- Anh cũng nghĩ công nghiệp không là mũi nhọn của VN.
- "Việc làm đơn giản" của em là gì? (1 câu thôi).

Em không định nói là chỉ làm 1 việc đơn giản mà xong được việc. Để thay đổi 1 hệ thống thì cần nhiều việc nhỏ mà việc nhỏ thì đơn giản đến mức vô hình.

Ví dụ này không sát lắm nhưng giúp mọi người hình dung. Muốn làm xe chạy nhanh lên vượt bậc thì cần phải nâng cấp hệ thống phanh, tay lái, chế hòa khí, bình xăng, động cơ v.v... rồi đến khung xương của xe. Đây là một lý thuyết rất quan trọng trong chủ nghĩa duy vật: thay đổi lượng nhiều sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Mọi người quá tập trung vào sự thay đổi ngay tức khắc về chất nên thấy vấn đề rất khó khăn, phức tạp, không có lời giải.

Không có việc gì sửa một cái là xong cả. Không nên nghĩ là làm việc gì để chữa những vấn đề mang tính hệ thống, nên nghĩ là hệ thống phải trải qua những quá trình như thế nào để đạt tới mức mình mong muốn.
 
Vừa từ Sing - Malay về thấy thương Việt Nam quá xá ! Sống khổ , ở khổ , học hành làm việc cũng khổ nốt . Nhưng nghĩ kỹ cũng toàn do chính người Việt Nam làm ra cả . Cái cần khắc phục lớn nhất chính là ý thức hệ . Thấy mấy đứa trẻ con choai choai mà đã đánh nhau chửi nhau thậm tệ , thế mà bố mẹ chúng nó mặc kệ ! Thấy mấy ông đáng tuổi bố mình mà nhổ nước bọt ngay trước cổng 1 trường tiểu học . Những lớp người lớn như thế thì làm sao dạy dỗ được con em mình chứ !
Thứ hai , cái người Việt Nam mình thiếu là tinh thần đoàn kết ! Sự thật là 2 cuộc kháng chiến đã qua rất lâu rồi nhưng dân mình vẫn không chịu cố gắng , vẫn vin vào đó mà tự hào , trong khi nhìn ra khu vực người ta đã bỏ xa mình từ lâu rồi . Người ta từng làm thí nghiệm như thế này : nhốt 3 người Trung Quốc vào trong 1 cái thùng , sáng hôm sau thấy cả 3 đã trốn đi . Nhưng nhốt 3 người Việt Nam vào , sáng hôm sau vẫn thấy cả 3 ở đấy . Lý do đơn giản là đang cãi nhau xem ai ra trước . Nói thế để thấy rằng , con người Việt Nam ko hề ngu dốt , thậm chí có thể coi là thông minh hơn người Sing , Malay , Indo... Nhưng nếu tính chung cả dân tộc thì người Việt Nam lại kém hơn . Đấy mới là trong nước .. Khi ra đến thế giới , dân mình vẫn giữ nguyên cái tính cá nhân , tham lam , thik một mình hưởng hết . Một khi trong nước còn không đoàn kết thì làm thế nào mà kinh tế đi lên , ý thức phát triển được cơ chứ !
Thứ ba , rất rất buồn khi có rất nhiều đứa bạn bày tỏ ý muốn đi du học và tìm cách ở lại . ở lại để sống thoải mái , giàu có , để trốn tránh trách nhiệm làm giàu quê hương đất nước . Hơn nữa lại là thế hệ trẻ ...
Em nghĩ trước hết , cái cần quan tâm là chính phủ và luật pháp . Luật pháp mình không nghiêm , nên chẳng ai sợ cả ! Tham nhũng từ trên xuống dưới , lấy hết của cải của dân . Mà theo lý thuyết , chủ nghĩa xã hội thì dân làm dân hưởng , của cải là của chung ! Chính phủ mình chưa gương mẫu . như bộ trưởng bộ GD đó , nổi cáu khi bị chất vấn , không thẳng thắn nhận trách nhiệm . Bệnh thành tích , đổ lỗi cho tập thể tồn tại từ thấp cho tới cao .....
Nếu mình khắc phục được những cái đó thì một nền GD vững mạnh chỉ còn là vấn đề thời gian , Giao thông phát triển ko chỉ còn là mơ ước , Kinh tế đi lên ko chỉ còn là mục tiêu ...
Dù sao cũng thấy vui khi có những lớp thế hệ trẻ biết lo cho Tổ quốc , biết đau , biết nhục trước cái nghèo của dân tộc !
 
Em chỉ thấy là, bản thân mình, tự làm tốt, mỗi người nghĩ vì đất nước 1 tí, tự dưng nó sẽ thành phong trào thôi.... nếu chỉ 1 người, sẽ thấy ngại, rồi ko làm nữa... nhg ai cũng nghĩ thế, thì ... hỏng hết việc ^^ Có lẽ HAOer có thể sẽ thành ng` tiên phong chăng?
 
Mọi người thân mến,
Có những căn bệnh ăn sâu vào bên trong cơ thể.
Như nươc mình, do tàu bao thế hệ đô hộ. Nên bản tính người việt ,một phần giống người tàu, nhưng phần còn lại, lại giống các dân tộc đong nam ạ khác.
Bị sống trong áp bức bao năm, cái tính cách cũng có lẽ do đó bịn ảnh hưởng, gọi là nhược tiểu như một vài ông nhà văn nói.
Mọi cái dều cần thòi gian ca. Ko nên nóng vội.
 
--Xin trích dẫn câu nói của Bác Hồ tại Đảng Cộng sản Pháp cách đây gần 1 thế kỉ : "Dân tộc chúng tôi chủ yếu sống nhờ nông nghiệp nên điểm yếu của người Việt Nam là ích kỉ và thích khoe khoang".
--Chà, mình phải "soi gương" xem có ích kỉ, khoe khoang không nhỉ
 
Theo dõi topic này ngay từ đầu ,đây là một chủ đề rất hay nhưng
có vẻ xa tầm với quá. Thay đổi ý thức của cà một cộng đồng thì khó nhưng nếu tập trung vào những nhược điểm của chúng ta ,những tầng lớp trẻ có năng lực,có tâm huyết thì đỡ khó hơn và thiết thực hơn chứ ?
Mà thực sự khắc phục được điểm yếu của tầng lớp sinh viên hay phạm vi nhỏ hơn là những điểm yếu của những người như chúng ta ở đây thì đất nước sẽ phát triển .Và theo quan điểm triết học thì vật chất quyết định ý thức, tất cả những thói xấu vô ý thức trên sẽ tự nó biến mất dần dần theo quy luật này.

Đây là 10 thói xấu của người Việt Nam do Viện nghiên cứu xã hội Mỹ đánh giá :

1. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.
2. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)
6. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện,
khoe khoang, thích hơn đời).
8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong
những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống
tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì
những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
10. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (Cùng
một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng)

Tôi mắc rất nhiều nhược điểm về cá tính ở trên ! Còn bạn ?

Trong quá trình học tập bản thân tôi cũng như nhiều người khác mắc thêm tính là con người biết nói hay nhưng không biết hành động thực sự.

Tư duy của tôi mang tính phê phán đôi khi thích tranh cãi nhiều hơn là xây dựng vấn đề , có lý luận bảo vệ quan điểm của mình nhưng chưa hướng cách nghĩ sang tư duy chia sẻ ? Các bạn ? Nếu nhồi tất cả chúng ta vào guồng máy lãnh đạo liệu chúng ta sẽ quyết định được giải pháp hay là tiếp tục tranh cãi ?

Còn nhiều điều đáng bàn về điểm yếu của thế hệ trẻ (tôi muốn nói về những người có năng lực) một phần là do các cụ để lại,một phần là chưa nhìn ra được yếu điểm, phần nữa biết sự thật nhưng không dám nhìn thẳng vào sự thật, phần nữa mang nặng tính cá nhân ko mang tính chia sẻ , phần nữa là do cách giáo dục sai lầm , và tiếp phần do ảnh hưởng bởi những hành vi mà chúng ta gặp trong xã hội .....vv...

Thay đổi bản thân thì sẽ thay đổi được gia đình , thay đổi gia đình thì sẽ thay đổi được Hà Nội , thay đổi được Hà Nội thì sẽ thay đổi được đất nước ?
(Lý thuyết là thế )
 
trich cua NGOC TAM:"Ví dụ này không sát lắm nhưng giúp mọi người hình dung. Muốn làm xe chạy nhanh lên vượt bậc thì cần phải nâng cấp hệ thống phanh, tay lái, chế hòa khí, bình xăng, động cơ v.v... rồi đến khung xương của xe. Đây là một lý thuyết rất quan trọng trong chủ nghĩa duy vật: thay đổi lượng nhiều sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất. Mọi người quá tập trung vào sự thay đổi ngay tức khắc về chất nên thấy vấn đề rất khó khăn, phức tạp, không có lời giải.".Minh` doc thấy wa chung chung ma` khong co nhung minh chung cu the cua ban .Phai chăng no sâu wa ,rông wa nen phai noi chung chung zay.......â`m`..........khong hỉeu?, câu không thê noi chi tiet hon ư?.Hãy nghĩ day không phai van de` ve` cai xe ma` la` van de` cua con nguoi` thi` xẽ the nao` nhi ............hihihi,triet ly' cung xuat phat tu` cuoc sông ma` phai hong?.THay doi ngay tuc khac la` không thê nhung hieu ban chat cua no moi wan trong.Minh` thay cau nay` rat hay "Khoa hoc nhu mot cai dông cơ co`n triet hoc nhu mot cai tay lai vay"the thui nhi?co can giai thich khong?
 
trích dẫn bài viết cua:Bùi Tích Côn"có lý luận bảo vệ quan điểm của mình nhưng chưa hướng cách nghĩ sang tư duy chia sẻ ? Các bạn ? Nếu nhồi tất cả chúng ta vào guồng máy lãnh đạo liệu chúng ta sẽ quyết định được giải pháp hay là tiếp tục tranh cãi ?

Còn nhiều điều đáng bàn về điểm yếu của thế hệ trẻ (tôi muốn nói về những người có năng lực) một phần là do các cụ để lại,một phần là chưa nhìn ra được yếu điểm, phần nữa biết sự thật nhưng không dám nhìn thẳng vào sự thật, phần nữa mang nặng tính cá nhân ko mang tính chia sẻ , phần nữa là do cách giáo dục sai lầm , và tiếp phần do ảnh hưởng bởi những hành vi mà chúng ta gặp trong xã hội .....vv...

Thay đổi bản thân thì sẽ thay đổi được gia đình , thay đổi gia đình thì sẽ thay đổi được Hà Nội , thay đổi được Hà Nội thì sẽ thay đổi được đất nước ?
(Lý thuyết là thế )"Minh` dông` ti`nh voi y kiên nay` xẽ hay hon rat nhieu` khi moi nguoi` y thuc duoc viec minh` la`m va` nhan ra dúng vân dề .Những diê`u chung ta tranh cãi là hiển hiên con` nhung dieu` chung ta lam` moi la` dieu` thiet thuc không gi` hay nhat la` moi nguoi` tu "giac ngô" voi sư hieu biet cua cac ban thi` do la` dieu` lam` duoc phai khong?Từ truoc den nay voi the he chung ta hau` nhu biet ma` khong lam` va` lam` nhu khong y thuc duoc hanh` vi cua minh` thui chu cũng chang co gi` dau
 
như bạn trang nói thì tôi thấy đúng. chúng ta là thế hệ đã đang và sẽ là những người làm chủ đất nước, nên góp sức vào xây dựng chứ đừng chỉ biết chỉ trích hay nói xuông.
 
Back
Bên trên