Khắc phục nhược điểm của các cụ ngày trước!

Lê Duy Trung đã viết:
a lôi cái thằng Văn Quyến ra thì chẳng mỉa mai là gì nhỉ
thử lửa thì cũng cần thời gian
với các em nhỏ đang lứa tuổi đi học còn nhỏ dại như cá trong đồng
làm sao mà đem thả ra giữa đại dương mênh mông rộng lớn đc
chẳng lẽ bác định thả con săn sắt bắt con cá rô ah
định cho trẻ nhỏ tiêu hết rùi nhảy ra đục nước béo cò sao
bác là thế hệ đi trước phải là tàn cây lớn che cho thế hệ nhỏ bên dưới chứ lị

với lại bác cũng bớt dùng mấy cái câu Văn học dan gian đi, mấy cái đó của cha ông tuy ko ai chối bỏ nhưng liệu có phù hợp vào thời buổi này ko nhỉ, phải biết dùng 1 cách chọn lọc chứ nhỉ 0:)
Chú nào thế thì khác nào chú "gắp lửa bỏ tay người", hay là chú đang nói lên suy nghĩ của chú rồi gán ghép cho a đây, ông bà mình nói la "suy bụng ta ra bụng người". Mà a cũng xin lỗi, a hay nói mấy câu đó ko có ý j đâu, chỉ là muốn tỏ lòng tôn trọng đến cha ông là thứ nhất, thứ 2 là a nói cũng có chọn lọc mà, chỉ cái j đúng thì mới nói, ko ngông cuồng phát biểu bậy bạ đâu"
 
Các cụ toàn nói là chúng mày nhỏ, còn trẻ chưa đủ nhận thức... Nhưng mà bây giờ đào xới lại lịch sử thì hóa ra thời xưa khi các cụ đi làm Cách mạng thì cũng chỉ là một lũ trẻ con mà thôi (toàn 16-22 tuổi, thậm chí có cả 14 tuổi) :D Thế mà chả ai nói là các cụ hồi đấy trẻ quá, suy nghĩ không chính chắn...

Vậy tuổi tác không thể là rào cản trong tranh luận bất cứ vấn đề gì :)
 
Mỉa ích gì đâu. Thần đồng đất Việt thì cũng chỉ là con tốt trên bàn cờ đại cục, so anh với tầng lớp thần đồng đất Việt thì anh không nhận đâu. Văn Quyến còn là một hạt cát bé xíu, so tôi với Văn Quyến tôi cũng chẳng nhận.

Chẳng nhẽ đất nước Việt Nam chỉ của em mà không phải của anh?

Bác Thành, đất nước cũng là của bác nữa, bác vượt qua những tiểu tiết vớ vẩn để nhìn ra câu quan trọng nhất của bài. Người ta chỉ lo cái thân mình bị chê kém thôi chứ không lo vận mệnh đất nước có trong tay mình hay không. Chỉ có bản lĩnh thực sự của bản thân mới thay thời chuyển thế được thôi, chê người khác không tính là bản lĩnh đâu.Các bác đừng phí lời mỉa em,thứ nhất nó chả có tác dụng gì cả ngoài việc mỉa em, thứ hai em cũng chả để ý hay là cảm thấy đau xót gì đâu. Các bác cứ mỉa cho nhiều rồi cũng chỉ thành kẻ đứng ngoài nhìn đất nước sẽ thay đổi thành thế nào thôi.

Tiện thể nói luôn vấn đề về giáo dục VN là bài toán lớn nhưng cũng không quan trọng, kệ cũng chẳng sao :)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nói thật!!!!!!loãng ghê! chả hiẻu đang viết gì! thành cãi nhua rồi đấu có thảo luận nghiêm túc nứa :)
 
Hồ Lê Vi Ngân đã viết:
nói thật!!!!!!loãng ghê! chả hiẻu đang viết gì! thành cãi nhua rồi đấu có thảo luận nghiêm túc nứa :)
Đây cũng là 1 trong những căn bệnh cố hữu của người VN mình đấy nhỉ!! :) :)
 
Triệu Ngọc Quang Huy đã viết:
Chú Trung nói thế là vu khống cho a rồi, a ko có ý mai mỉa đâu nhé, a thật tâm muốn cho các e nó thử lửa đấy chứ. Có câu "Lửa thử vàng, gian nan thử sức" mà lị.

Các bác các chú nhớ là đang còn trẻ đấy nhé, mới "đầu 2" mà đã bảo "để các em nó" thử này thử kia cứ như là sắp được nghỉ hưu nhỉ. Thế các chú tưởng là ko phải làm gì à? Cũng phải chuẩn bị có tinh thần trách nhiệm đi nhé, mình ko phạm phải đã đành, thấy ai sai thì đừng có ngại mà phải nhắc nhở. Ðấy là biện pháp khắc phục khuyết điểm của quần chúng đấy, biết mình chưa đủ mà phải giúp người nữa.
To Tâm: Em yên tâm, ở đời anh ko bao giờ tin hay chấp nhận và cũng ko bao giờ chịu rơi vào 2 chữ "bế tắc" đâu. Ðã được sinh ra là phải phấn đấu để.. sống chứ :) . Những cái anh nêu ra anh biết chắc chắn là giới trẻ bây giờ khá hơn rất nhiều và ít phạm phải như trước kia. Chẳng qua đề cập ở đây là để mọi người cho ý kiến và quan tâm hơn đến mấy vấn đề này ngoài đời thường. Dù gì thì khi mình tranh luận rồi mà gặp phải tình huống đó thì mình cũng dễ tránh và dễ phát hiện để giúp người khác tránh hơn đúng ko.
 
Nguyễn Gia Linh đã viết:
Các bác các chú nhớ là đang còn trẻ đấy nhé, mới "đầu 2" mà đã bảo "để các em nó" thử này thử kia cứ như là sắp được nghỉ hưu nhỉ. Thế các chú tưởng là ko phải làm gì à? Cũng phải chuẩn bị có tinh thần trách nhiệm đi nhé, mình ko phạm phải đã đành, thấy ai sai thì đừng có ngại mà phải nhắc nhở. Ðấy là biện pháp khắc phục khuyết điểm của quần chúng đấy, biết mình chưa đủ mà phải giúp người nữa.
To Tâm: Em yên tâm, ở đời anh ko bao giờ tin hay chấp nhận và cũng ko bao giờ chịu rơi vào 2 chữ "bế tắc" đâu. Ðã được sinh ra là phải phấn đấu để.. sống chứ :) . Những cái anh nêu ra anh biết chắc chắn là giới trẻ bây giờ khá hơn rất nhiều và ít phạm phải như trước kia. Chẳng qua đề cập ở đây là để mọi người cho ý kiến và quan tâm hơn đến mấy vấn đề này ngoài đời thường. Dù gì thì khi mình tranh luận rồi mà gặp phải tình huống đó thì mình cũng dễ tránh và dễ phát hiện để giúp người khác tránh hơn đúng ko.
hic,nhắc nhờ ở đâu thì dám,chứ riêng ở VN thì e ko dám-> dễ bị ăn đập lắm ah :|
ở VN khối vụ đánh nhau chỉ vì nhìn nhau, huống hồ gì cái vụ góp ý thế này nữa
 
Lê Duy Trung đã viết:
hic,nhắc nhờ ở đâu thì dám,chứ riêng ở VN thì e ko dám-> dễ bị ăn đập lắm ah :|
ở VN khối vụ đánh nhau chỉ vì nhìn nhau, huống hồ gì cái vụ góp ý thế này nữa
chú này suy nghĩ bế tắc quá
2 bác Linh: bác đừng nói thế mà tội cho em, em nói là nhường cho các em nó cầm cờ chứ có phải rút lui đâu. Em luôn nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình chứ. Ý của em là mọi người phải cùng chung vai với nhau cùng giải quyết vấn đề, đừng nên vì tí bất đồng mà cứ cãi nhau, cuối cùng chẳng được j cả. Em tự nhận thấy mình chẳng có j hay ho cả, nên nếu đàn em của mình mà có ý kiến nào hay thì phải học hỏi thôi, câu nệ làm j mấy cái tiểu tiết vớ vẩn đấy, phải ko nào... :> :> :>
 
Quay lại chủ đề chính: Không biết các bác có theo dõi các bài viết gần đây của TS VŨ Duy Khương - trường ĐH Harvard ko?? Theo đó dân Việt Nam mình có 2 thói quen xấu chính là:
1. Manh mún: Chỉ nhìn được các cái lợi trước mắt mà không nhìn thấy được những cái lợi lâu dài để mà phấn đấu, sẵn sàng bằng lòng với những gì mình đang có, không muốn phấn đấu cao hơn.
2. Hay cay cú (như kiểu con gà tức nhau tiếng gáy): Như dân TQ dù trong nước nó óanh nhau rất ghê nhưng khi ra nước ngoài mới thấy họ bảo vệ nhau cũng rất ác liệt.
2 tính xấu đấy kìm hãm rất lớn sự phát triển của đất nước mình.
Theo em, sở dĩ Việt Nam khó thay đổi các tính xấu trên chủ yếu là do cái mà theo ông Cường thỏ dạy sinh em hồi lớp 11 nói đó là môi trường văn hóa(tiện đây xin fep' cho em chửi ông ý một câu cái tội dám cho em 7 phẩy sinh hồi đó: "Này ông Cường, ông là đồ con thỏ, đừng tưởng mình đẹp trai nhá", phù, xong rồi). Tức là kiểu như một ông người dân tộc dù bị bắt vì chặt rừng xong khi được thả ra lại đi chặt rừng tiếp chỉ vì một lý do: Tôi không chặt thì cái thằng hàng xóm tôi cũng chặt thôi.
Tự kiểm điểm bản thân, em cũng rất nhiều lần giống cái thằng con ngồi sau xe bà me kia vứt hộp sữa xuống đường ( tất nhiên là không cần gọi điện về hỏi mẹ xem nên vứt hộp sữa ở đâu rồi) vì cái suy nghĩ đường phố chỗ nào chẳng có rác, nhà nào chẳng vứt rác ra trước cửa, trên vỉa hè, đường đi, mình chỉ thêm 1 chút rác nhỏ cho cái đống rác vốn sẵn của bọn họ thôi => vô tội, dù có cắn rứt lương tâm tý chút. Tuy nhiên khi sang nước ngoài thì khác hẳn, em đã từng cầm cái bã kẹo cao su đi 1 chặng dài chỉ để tìm các thùng rác, hik, đi bộ qua đường lúc nào cũng đúng chỗ, chỉ đi trên vỉa hè...

Nhưng em nghĩ khi kinh tế, xã hội phát triển thì trình độ dân trí cũng phát triển, con người dần dần cũng tự thay đổi để theo kịp xã hội thôi.
Lúc đó em nghĩ tính cay cú của dân Việt Nam ta biết đâu lại có ích. Lấy ví dụ như nhà em và nhà hàng xóm cùng mở 2 cửa hàng giống nhau, nhà bên cạnh nhà em bỏ công sức tâm huyết ra làm ăn lớn, không thèm manh mún như nhà em, đến khi họ phát triển rồi thì chắc em cũng lên cơn cay cú mà cố gắng thay đổi thôi.
Nhưng dù sao em vẫn tin ở thế hệ trẻ VN sẽ thay đổi được
 
Hành động đi tìm chỗ vứt kẹo cao su của chú Hiếu chính là thể hiện sự tiến bộ của giới trẻ VN bây giờ còn gì. Mà bây giờ chắc là cũng nhiều bạn khác làm như thế. Còn về vấn đề dân trí phát triển thì tớ nghĩ đến khi bất kỳ cậu nào định vứt rác ra đường mà thấy xấu hổ rồi ko vứt nữa thì coi như dân mình cũng gần như xóa bỏ được mấy tật xấu đấy rồi.
 
Nguyễn Gia Linh đã viết:
Hành động đi tìm chỗ vứt kẹo cao su của chú Hiếu chính là thể hiện sự tiến bộ của giới trẻ VN bây giờ còn gì. Mà bây giờ chắc là cũng nhiều bạn khác làm như thế. Còn về vấn đề dân trí phát triển thì tớ nghĩ đến khi bất kỳ cậu nào định vứt rác ra đường mà thấy xấu hổ rồi ko vứt nữa thì coi như dân mình cũng gần như xóa bỏ được mấy tật xấu đấy rồi.
Ý bác nói là dân trí của người vn mình bây h là thấp hay sao? Cái này thì e ko đồng ý rồi, theo e thì dân trí của ta hiện h là thuộc loại khá (ko dám nói là cao), nhưng ý thức thì hơi bị kém---------> cực kỳ nguy hiểm!!!
 
Nguyễn Gia Linh đã viết:
Hành động đi tìm chỗ vứt kẹo cao su của chú Hiếu chính là thể hiện sự tiến bộ của giới trẻ VN bây giờ còn gì. Mà bây giờ chắc là cũng nhiều bạn khác làm như thế. Còn về vấn đề dân trí phát triển thì tớ nghĩ đến khi bất kỳ cậu nào định vứt rác ra đường mà thấy xấu hổ rồi ko vứt nữa thì coi như dân mình cũng gần như xóa bỏ được mấy tật xấu đấy rồi.
Cái đáng nói ở đây là em chỉ tìm chỗ vứt kẹo cao su ở nước bạn thôi, còn ở nước mình thì em mà tìm chỗ vứt kẹo chắc người ta tưởng em điên hoặc Bôn.
 
hề lố...ố...ố...ố...ô Gia Linh! Lần đầu tiên tao thấy mày tham gia vào forum chuyện nghiêm túc này đấy! Thú vị thật! "liu đít ca vơ ri"! Tao cũng hay xem forum này lắm, thỉnh thoảng anh em mình lên cho vui nhé! Lập topic khác đi!
 
Vũ Đức Minh Hiếu đã viết:
Cái đáng nói ở đây là em chỉ tìm chỗ vứt kẹo cao su ở nước bạn thôi, còn ở nước mình thì em mà tìm chỗ vứt kẹo chắc người ta tưởng em điên hoặc Bôn.
Ầy, tại sao không nhỉ?! Anh vẫn đi tìm chỗ vứt kẹo mà có ai bẩu anh điên hay bôn đâu?! Mà kể cả có người bẩu mình thế đi chăng nữa thì kệ xừ ló chứ! Đấy là anh "tu thân" anh! Quan điểm của anh là mặc kệ người ta có vất rác đầy đường, mình vẫn vứt rác vào đúng chỗ cần vứt! Trừ khi có sóng thần.
 
Le Nguyen Ngoc Tam đã viết:
Chỉ có bản lĩnh thực sự của bản thân mới thay thời chuyển thế được thôi, chê người khác không tính là bản lĩnh đâu.
Câu này nghe được!


Le Nguyen Ngoc Tam đã viết:
Tiện thể nói luôn vấn đề về giáo dục VN là bài toán lớn nhưng cũng không quan trọng, kệ cũng chẳng sao :)).
Câu nầy anh chửa hiểu rõ, em làm ơn giải thích thêm cho anh được không?


Le Nguyen Ngoc Tam đã viết:
Em nói thật bác Linh với bác Thành đừng buồn: cách các bác tiếp cận vấn đề cũ quá, bế tắc quá mà còn thiếu thực tế nữa. Tầm nhìn các bác thừa xa nhưng thiếu rộng nên không nhận ra hết các biến số trong phương trình, lập luận quá phức tạp nhưng không hiệu quả. Suy nghĩ gò bó trong con đường hi vọng con người (Việt Nam) sẽ hoàn hảo bằng cách thay đổi từ bên trong của họ. Nghĩ rằng con người không có điểm xấu mới là người tốt.Âu thì ai cũng thế cả, nhất là các nhà văn. Làm theo kiểu nhà văn thì chỉ mô phỏng được thế giới thôi. Chẹp, lại còn cuốn cả bọn trẻ con theo nữa, thấy đứa nào đọc cũng bế tắc chẳng biết phải làm gì.

Con người VN chỉ là bài toán nhỏ, em nói câu này chắc các bác không đồng ý. Thôi các bác không nên quá lo, hãy cứ để đất nước đấy cho bọn em lèo lái vậy.
Đoạn này em phân tích sâu hơn một chút được không? Chưa đủ lý lẽ để thuyết phục người đọc.
"Con người VN chỉ là bài toán nhỏ" và "giáo dục VN là bài toán lớn" có mâu thuẫn không em?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Việt Linh đã viết:
"Con người VN chỉ là bài toán nhỏ" và "giáo dục VN là bài toán lớn" có mâu thuẫn không em?

Không mâu thuẫn đâu ạ nhưng để giải thích thì mất quá nhiều công vì nó liên quan đến cách nhìn của em về đại cục rất rộng lớn. Nói đơn giản thế này vậy, con người VN là chuyện bây giờ, còn em muốn tri thức là con đường đưa nước mình tới tương lai, lấy nó là ưu thế cạnh tranh. Đưa đất nước tới đến đâu là chuyện lớn, còn để cho nước mình nằm ngang với các nước bình thường khác là chuyện sớm muộn gì cũng xảy ra. Như em nói đấy, chỉ là cách nhìn của mỗi người thôi, có người cho rằng công nghiệp dầu khí mới nên là mũi nhọn.


Em không định giải thích cho người ta phục anh ạ, lúc nói thì rất là lớn, có quá nhiều thứ để nói, rồi nói mỗi câu đều có cả trăm cách phản đối khác nhau. Phản đối thì thường cả 2 đều đúng, mỗi người một cách nhìn khác nhau nên không đồng ý, giải thích tốn công lắm. Nói thì to nhưng việc làm thì quá đơn giản chẳng ai nhận ra cả, chẳng ai biết mà phản đối cả, chỉ cần làm có hiệu quả thì giải thích cho công chúng làm gì trong khi dân mình lấy chỉ trích làm thú vui. Vả lại chuyện nào thì giải thích chứ chuyện đại sự thế này giải thích kỹ lưỡng thì phải với người có tầm nhìn ngang với của mình mới đáng anh ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Le Nguyen Ngoc Tam đã viết:
Không mâu thuẫn đâu ạ nhưng để giải thích thì mất quá nhiều công vì nó liên quan đến cách nhìn của em về đại cục rất rộng lớn. Nói đơn giản thế này vậy, con người VN là chuyện bây giờ, còn em muốn tri thức là con đường đưa nước mình tới tương lai, lấy nó là ưu thế cạnh tranh. Đưa đất nước tới đến đâu là chuyện lớn, còn để cho nước mình nằm ngang với các nước bình thường khác là chuyện sớm muộn gì cũng xảy ra. Như em nói đấy, chỉ là cách nhìn của mỗi người thôi, có người cho rằng công nghiệp dầu khí mới nên là mũi nhọn.


Em không định giải thích cho người ta phục anh ạ, lúc nói thì rất là lớn, có quá nhiều thứ để nói, rồi nói mỗi câu đều có cả trăm cách phản đối khác nhau. Phản đối thì thường cả 2 đều đúng, mỗi người một cách nhìn khác nhau nên không đồng ý, giải thích tốn công lắm. Nói thì to nhưng việc làm thì quá đơn giản chẳng ai nhận ra cả, chẳng ai biết mà phản đối cả, chỉ cần làm có hiệu quả thì giải thích cho công chúng làm gì trong khi dân mình lấy chỉ trích làm thú vui. Vả lại chuyện nào thì giải thích chứ chuyện đại sự thế này giải thích kỹ lưỡng thì phải với người có tầm nhìn ngang với của mình mới đáng anh ạ.
Ôkê, anh không tranh luận với em về chuyện tầm nhìn của em hoặc của anh và những người khác. Anh thật sự muốn mở mang tầm nhìn của mình nên mới hỏi em những câu đó, chứ hoàn toàn không có ý chọc ngoáy hay phản đối gì. Cách em đưa quan điểm làm anh tò mò và muốn tìm hiểu, vậy thôi. Nhưng nếu em không muốn giải thích quan điểm của mình (với những người như anh) thì em vào forum này và đưa ra những ý kiến về topic này làm gì? Em đã đưa ra quan điểm thì hãy bảo vệ quan điểm của mình, còn nếu không bảo vệ quan điểm (dù với lý do chính đáng trên) thì đừng đưa ra quan điểm, hãy để cho anh, anh Gia Linh, anh Thành (sorry bác Thành, hôm qua viết không để ý tuổi của bác), ... bàn bạc và thảo luận theo trình độ và tầm nhìn của mình.
Nếu em còn hứng thú giải thích thì anh nói như thế này:
- Phần của em nói về tri thức quá chung chung, giống nghị quyết hơn là quan điểm hay lập luận của một người tham gia forum.
- Anh cũng nghĩ công nghiệp không là mũi nhọn của VN.
- "Việc làm đơn giản" của em là gì? (1 câu thôi).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Le Nguyen Ngoc Tam đã viết:
Không mâu thuẫn đâu ạ nhưng để giải thích thì mất quá nhiều công vì nó liên quan đến cách nhìn của em về đại cục rất rộng lớn. Nói đơn giản thế này vậy, con người VN là chuyện bây giờ, còn em muốn tri thức là con đường đưa nước mình tới tương lai, lấy nó là ưu thế cạnh tranh. Đưa đất nước tới đến đâu là chuyện lớn, còn để cho nước mình nằm ngang với các nước bình thường khác là chuyện sớm muộn gì cũng xảy ra. Như em nói đấy, chỉ là cách nhìn của mỗi người thôi, có người cho rằng công nghiệp dầu khí mới nên là mũi nhọn.


Em không định giải thích cho người ta phục anh ạ, lúc nói thì rất là lớn, có quá nhiều thứ để nói, rồi nói mỗi câu đều có cả trăm cách phản đối khác nhau. Phản đối thì thường cả 2 đều đúng, mỗi người một cách nhìn khác nhau nên không đồng ý, giải thích tốn công lắm. Nói thì to nhưng việc làm thì quá đơn giản chẳng ai nhận ra cả, chẳng ai biết mà phản đối cả, chỉ cần làm có hiệu quả thì giải thích cho công chúng làm gì trong khi dân mình lấy chỉ trích làm thú vui. Vả lại chuyện nào thì giải thích chứ chuyện đại sự thế này giải thích kỹ lưỡng thì phải với người có tầm nhìn ngang với của mình mới đáng anh ạ.
chẳng hiểu cái quái gì 8-|
 
Hồ Lê Vi Ngân đã viết:
em nói như đúng rồi!!!!!!!!em cứ làm như thay đổi cả 1 chế độ là chuyện đẽ dàng lám ko bằng ý
con đưong nào cũng thé thôi!!!!!!tất có cái đứoc cái hại!
nói nhẹ là ko bít gì! nói nặng là đồ phản động!!!!!sory có lẽ tại mình bảo thủ! nhưng mà ghet nhất là cái kiểu cứ ngồi đó là phủ nhận hoàn toàn những gì cha ông làm đựoc xong rồi giá như cái này giá như cái nọ !!!!!!!!!xây dựng được 1 xã hội như ngày hôm nay đâu phải dễ! thế mà còn bít bao nhiu là lũng đoạn!!!!!!đùng 1 phát thay đổi chế đô!!!!chắc ngừoi dân chít hết qua
mọi người toàn nhìn sự việc ở con mắt của người bể trên! nghe hơi hơi giông ĐÔI MẮT của Nam cao :D
Mình lại nghĩ khác.
Vấn đề ở đây không phải là nên phủ nhận hay ko nên phủ nhận. Mình nghĩ rằng phải xét xem việc phủ nhận đó đúng hay sai. Đánh giá một việc gì nên nhìn vào kết quả của nó.
Còn về việc thay đổi chế độ là điều ko nên bàn. Có bàn cũng chẳng giải quyết được gì. Mình thấy vấn đề quan trọng hiện nay không phải ta theo TB hay CNXH, mà là mô hình CHXH đã phù hợp chưa. Những người lãnh đạo chủ nghĩa xã hội đã đặt đúng vị trí ko. Xã hội phong kiến cũng có lúc thịnh lúc suy.
Nếu nó vẫn phù hợp thì vẫn tồn tại.
 
Back
Bên trên