Nguyễn Gia Linh
(nguyen gia linh)
New Member
Nhược điểm của các cụ nhà ta hồi xưa!
Đúng là nói xấu dân tộc thì là không tốt nhưng nhận ra khuyết điểm để mà tránh thì có lẽ vẫn là tốt hơn. Từ xa xưa dân mình đã có thói quen sản xuất nhỏ lẻ, túm tụm lẻ tẻ mấy người với nhau, chỉ tính đến cái lợi nhỏ trước mắt và làm gì cũng muốn cho xong việc một cách nhanh nhất bất kể cách nào. Từ đó dẫn đến vài hậu quả:
- Dân mình rất khó làm giàu quy mô lớn với các công ty lớn như các nước khác. Cứ được một chút lợi là đã tìm cách để chia ra để lấy cho riêng mình chứ ko nghĩ đến việc góp vào làm cái lớn hơn nữa (Chẳng hạn như ở nước ngoài có những trường dạy về khách sạn thì trong Ban quản lý nhà trường có thành viên là người sở hữu toàn bộ khách sạn nhưng cũng chỉ có vai trò bình thường ko chủ chốt, người có khả năng vẫn đảm nhiệm vị trí cao hơn. Ở nước mình điều này rất khó thực hiện được vì ít ai dám mạo hiểm).
- Trật tự xã hội lộn xộn, ý thức cá nhân cực kỳ thấp kém. Xếp hàng thì chen lấn xô đẩy, mạnh ai nấy chen rồi lại cãi vã nhau; sang đường thì toàn tìm chỗ nào ngắn tắt, ko được đi để đi, lon ton một lúc chui ra đến giữa đường đã thấy đứng cạnh toàn ô tô xe tải đang đi tốc độ cao; vào chỗ đông đúc ko chịu nhìn chỉ dẫn đường, chỗ đi ra thì lại đi vào dẫn đến...tắc đường. Cứ thấy đường gần là đi, bất kể là có giới hạn hay hạn chế gì, dẫn đến việc xe tải đi qua cầu làm sập cả cầu.
- Cứ sản xuất, lắp đặt thoải mái mỗi người một kiểu, chẳng có tiêu chuẩn gì. Cái nhỏ cái to không hề thống nhất, dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng, bảo dưỡng. Theo một bài trên VNexpress thì riêng cầu đường nước ta hiện nay có đến 789 tiêu chuẩn khác nhau. Dân nước bạn thường có các chuẩn riêng cho từng mô hình (nhà cửa, nhà hàng, sách vở,...), chỗ nào cũng như nhau còn ta thì không dẫn đến việc ngay trong cùng một lĩnh vực mà nhân viên cũng như sinh viên học/làm ở chỗ này thì thế này, chuyển sang chỗ mới lại bắt đầu học lại từ đầu --> lãng phí thời gian.
- Các quyết định hầu như đều vội vàng hấp tấp. Làm thế nào cho xong luôn chứ không cần biết đến kết quả thế nào. Đối với dân nước khác thì phải thống nhất ý kiến mọi người trước, được đa số tán thành rồi đưa ra quyết định (có thể gọi là trưng cầu dân ý)--> nhằm đảm bảo vệ sự uy tín cũng như tính hiệu lực. Còn dân ta thì đưa ra quyết định trước, mọi người nhảy vào phản đối la hét rồi sau đó mới sửa đổi dẫn đến mọi người không phục và cũng không nghe theo.
- Tuy nhiên thế hệ trẻ bây giờ có ý thức và tiến bộ hơn nhiều và tình hình bây giờ cũng tương đối khác so với xưa, nếu có tồn tại cũng là do ảnh hưởng của tầng lớp lớn tuổi. Vì thế hy vọng mọi người đóng góp cho một dự đoán xem khoảng bao nhiêu năm nữa thì dân mình sẽ có một xã hội tương đối nề nếp và ý thức người dân sẽ tốt một cách đồng đều.
Đúng là nói xấu dân tộc thì là không tốt nhưng nhận ra khuyết điểm để mà tránh thì có lẽ vẫn là tốt hơn. Từ xa xưa dân mình đã có thói quen sản xuất nhỏ lẻ, túm tụm lẻ tẻ mấy người với nhau, chỉ tính đến cái lợi nhỏ trước mắt và làm gì cũng muốn cho xong việc một cách nhanh nhất bất kể cách nào. Từ đó dẫn đến vài hậu quả:
- Dân mình rất khó làm giàu quy mô lớn với các công ty lớn như các nước khác. Cứ được một chút lợi là đã tìm cách để chia ra để lấy cho riêng mình chứ ko nghĩ đến việc góp vào làm cái lớn hơn nữa (Chẳng hạn như ở nước ngoài có những trường dạy về khách sạn thì trong Ban quản lý nhà trường có thành viên là người sở hữu toàn bộ khách sạn nhưng cũng chỉ có vai trò bình thường ko chủ chốt, người có khả năng vẫn đảm nhiệm vị trí cao hơn. Ở nước mình điều này rất khó thực hiện được vì ít ai dám mạo hiểm).
- Trật tự xã hội lộn xộn, ý thức cá nhân cực kỳ thấp kém. Xếp hàng thì chen lấn xô đẩy, mạnh ai nấy chen rồi lại cãi vã nhau; sang đường thì toàn tìm chỗ nào ngắn tắt, ko được đi để đi, lon ton một lúc chui ra đến giữa đường đã thấy đứng cạnh toàn ô tô xe tải đang đi tốc độ cao; vào chỗ đông đúc ko chịu nhìn chỉ dẫn đường, chỗ đi ra thì lại đi vào dẫn đến...tắc đường. Cứ thấy đường gần là đi, bất kể là có giới hạn hay hạn chế gì, dẫn đến việc xe tải đi qua cầu làm sập cả cầu.
- Cứ sản xuất, lắp đặt thoải mái mỗi người một kiểu, chẳng có tiêu chuẩn gì. Cái nhỏ cái to không hề thống nhất, dẫn đến khó khăn trong việc sử dụng, bảo dưỡng. Theo một bài trên VNexpress thì riêng cầu đường nước ta hiện nay có đến 789 tiêu chuẩn khác nhau. Dân nước bạn thường có các chuẩn riêng cho từng mô hình (nhà cửa, nhà hàng, sách vở,...), chỗ nào cũng như nhau còn ta thì không dẫn đến việc ngay trong cùng một lĩnh vực mà nhân viên cũng như sinh viên học/làm ở chỗ này thì thế này, chuyển sang chỗ mới lại bắt đầu học lại từ đầu --> lãng phí thời gian.
- Các quyết định hầu như đều vội vàng hấp tấp. Làm thế nào cho xong luôn chứ không cần biết đến kết quả thế nào. Đối với dân nước khác thì phải thống nhất ý kiến mọi người trước, được đa số tán thành rồi đưa ra quyết định (có thể gọi là trưng cầu dân ý)--> nhằm đảm bảo vệ sự uy tín cũng như tính hiệu lực. Còn dân ta thì đưa ra quyết định trước, mọi người nhảy vào phản đối la hét rồi sau đó mới sửa đổi dẫn đến mọi người không phục và cũng không nghe theo.
- Tuy nhiên thế hệ trẻ bây giờ có ý thức và tiến bộ hơn nhiều và tình hình bây giờ cũng tương đối khác so với xưa, nếu có tồn tại cũng là do ảnh hưởng của tầng lớp lớn tuổi. Vì thế hy vọng mọi người đóng góp cho một dự đoán xem khoảng bao nhiêu năm nữa thì dân mình sẽ có một xã hội tương đối nề nếp và ý thức người dân sẽ tốt một cách đồng đều.
Chỉnh sửa lần cuối: