Home sweet home

uầy...hehe...đúng ý mình...thế mà sao chỉ nói có mỗi 1 câu ngắn thế thôi nhỉ :p
 
Nguyễn Thu Vân đã viết:
Bà 1 năm được về 2 lần còn tức cái j` :(( :(( :(( b-)
đấy là năm đầu em còn nhớ nhung bỡ ngỡ, bố mẹ em thương em cho em về chị ạ b-)
vẫn tức chứ nị :(( :(( :(( (khóc với) :|
 
Chiếc bus dừng lại ở Lai Chi Kok, thị trấn biên thuỳ, bên kia là Trung Quốc. Giữa đoàn du khách Mỹ hồng hào, mập mạp, y phục sặc sỡ, Chính và Ngọc xuống xe, đi bộ qua cửa biên giới Trung Quốc. Mười một giờ trưa. Nắng rực rỡ. Con đường dài chừng một cây số và kín đặc một dòng song người Trung Hoa từ đài Loan, từ Hong Kong tấp nập trở về thăm nhà ở bên trong lục địa. Lúc này, vị phu nhân trẻ tuổi của một đại sứ Hoa Kỳ lưu động không còn một dấu vết nào ở Ngọc nữa. Cũng vậy, không còn một dấu vết, người nữ công dân thế giới ở nàng, đã viễn du khắp cùng trái đất. đã cùng người chồng Mỹ cưỡi voi săn thú ở những rừng rậm Phi Châu, chứng kiến những bạo động tôn giáo đẫm máu ở Trung đông, du thuyền trên sông Gange, trượt tuyết ở Thuỵ Sỹ. Từ khởi đầu chuyến đi, bên cạnh Chính, nàng đã thay đổi. Hoàn toàn. Trở lại là nàng. Hoàn toàn. Chừng như ở nàng có một cái gì rất thanh xuân vừa sống lại. Chỉ vì nàng đang được chuyện trò thoả thích bằng, bằng tiếng Việt, với Chính. Chừng như ở nàng vừa có một phục sinh nào đó. Lấp lánh. Chỉ vì nàng được đi chơi trọn một ngày với một người đồng hương như Chính, điều không có với nàng và như thế đã bao nhiêu năm. Chừng như với Chính đang dạt dào trở lại trong nàng một thể loại tình cảm nào đó, lãng mạn, thơ mộng, thiếu nữ, cái thể loại tình cảm từ lâu ở nàng đã mất. Và sự thay đổi như một hạnh phúc quá bất ngờ nàng vừa có được.

Qua cửa biên giới. Đất Tàu. Đổi xe. Đi tiếp. Trời đất Trung Quốc hiện ra trước tầm mắt, qua những cảnh tượng và hình ảnh đều đối nghịch. Những khúc đường trồng dương liễu đẹp như tranh, như thơ. Nhưng lòng đường lầy lội, và hai bên là những xóm làng hắt hiu buồn bã. Những toà cao ốc lớn đang xây cất cho những thị trấn và những vùng kỹ nghệ ngày mai. Nhưng kế liền là những túp lều đổ nát, những rác rưởi chất đống. Những thửa ruộng vuông vức, những sông lạch hiền từ. Nhưng ở cạnh là những nông phu Tàu, áo tơi, nón lá, những hình bóng gầy guộc, âm thầm nhẫn nhục đẩy trâu đi. Từng quãng, bus dừng lại. Cho du khách chụp hình, thăm viếng một số danh lam thắng cảnh đã ấn định từng tiết mục trong chương trình du lịch. Thị trấn Shekou. Ống khói và nhà máy. Ngọc nói: “Williams cho em biết, Shekou sẽ trở thành một thành phố kỹ nghệ lớn. Để khi được trả lại chủ quyền cho Bắc Kinh, Hong Kong sẽ rộng lớn gấp mười lần hơn.” Phòng triển lãm ở Shenzhen. Bản tuyên ngôn lịch sử thành lập Trung Hoa Dân Quốc khắc trên đá phiến, dựng trong khung kính. Trạm dừng Nantau. Bữa ăn trưa, món Thượng Hải, trên tầng lầu một khách sạn, đám du khách Mỹ cầm đũa vụng về, lúng túng và Ngọc luôn tay tiếp đầy thức ăn vào bát cho Chính. Whampoa. Một thương khẩu bát ngát. Những con tàu ra khơi. Những con tàu về bến. Chặng chót Quảng Châu. Cổ tháp tám tầng đèn thờ Tôn Dật Tiên và tượng thờ người tổ phụ của nước Tàu Tam Dân Chủ Nghĩa. Khách sạn Đại Lục. Trời Hàng Châu đã về chiều, mưa bụi lất phất. Ngọc vào một cửa tiệm. Mua tặng Chính một cái khăn quàng màu tím, rất đẹp. Quàng khăn vào cổ chàng, dịu dàng: “Anh giữ lấy, như một kỷ niệm của chuyến đi chơi này với em.” Rồi mọi người lên xe lửa, trở về Hong Kong.

Nhớ lại, trọn một ngày đi chơi tươi tắn, sáng láng. Nhưng đoạn đường đi về không còn như vậy nữa. Mà nghiêm trang, buồn rầu. Như mọi chấm dứt đều là như vậy. Như câu chuyện của Ngọc, nàng kể về nàng, thân thế nàng, quá khứ nàng, nghiêm trang mà buồn rầu, trong khi đoàn tàu vùn vụt băng qua những làng xóm Trung Quốc đã tối đặc, không còn nhìn thấy gì nữa ở ngoài khung kính:


- Anh Chính, anh nói anh ở thành phố Westminster, Quận Cam, vùng Nam California, phải vậy không? Mười năm trước đây, nhân một chuyến đi nghỉ hè với Williams từ Liban về San Francisco, em có tới Westminster một lần. Chỉ một lần. Tìm thăm mẹ em, mấy đứa em gái. Sau lần đó, không còn lần thứ hai nào nữa.

Chính kinh ngạc:

- Không còn lần thứ hai? Sao vậy?

- Để em kể tiếp. Anh sẽ tội nghiệp cho em lắm. Chuyến về thăm mẹ ấy với em thật ê chề, thật đau đớn. Bà cụ không chịu tha thứ, đã đuổi em ra khỏi nhà, cấm cửa không cho ở lại. Mấy đứa em gái em nữa. Chúng hỗn xược mắng em là đồ me Mỹ khốn nạn và nói cả nhà, cả họ coi em từ lâu như đã chết, như không có. Đã trăm lần em tự hỏi, lấy một người chồng ngoại quốc mà là một trọng tội, một nhơ nhuốc đến như vậy sao. Cũng là em không chịu nghe lời mẹ, tuân theo sự xếp đặt của bà. Có phần nào em thất hứa với Tiến nữa. Mẹ em rất phong kiến, rất độc đoán. Muốn em phải lập gia đình với Tiến. Buộc em phải lấy Tiến, chỉ vì hai gia đình đã hứa gả con gái cho nhau, không cần biết em có yêu, có thuận tình lấy tiến hay không. Hai tháng trước mất miền Nam, Tiến bị bắt trong một trận đánh ở Đồng Xoài. Đứt hẳn liên lạc. Coi như mất tích. Khi đó em đã là một nữ nhân viên của toà đại sứ Mỹ, thượng cấp của em là Williams. Và Williams đã tỏ tình. Muốn em về Mỹ cùng. Về Tiến, em đã gặp nhiều lần. Đi chơi. Trò chuyện. Thời gian trước ngày anh ấy bị bắt. Tiến đàng hoàng, có đủ điều kiện của một người chồng tốt. Nhưng em chỉ cảm thấy nể trọng, không thấy thương yêu. Một hôn nhân tốt đẹp phải từ một tình yêu có thực, phải không anh?

- Đúng vậy. Mọi bắt buộc đều tối thậm vô lý.

- Vậy mà mẹ em bắt buộc đấy, anh thấy có kỳ không? Khi toà đại sứ bắt đầu cho nhân viên di tản trước tình hình khẩn cấp, em đã trình bày ngay với mẹ em và mấy đứa em gái. Là chẳng còn chuyện gì quan trọng nữa ngoài chuyện phải ra đi trước Hà Nội sắp vào. Vấn đề này em đã được sự thoả thuận của Williams. Từ một điều kiện em đặt ra” phải cả gia đình có tên trong danh sách đi cùng, em mới chịu theo Williams về Mỹ. Vậy mà mẹ em lại không chịu. Nói không đi đâu hết. Nói sống chết với Sài Gòn. Còn chửi mắng em hư đốn vì muốn lấy chồng ngoại nhân, muốn trở thành me Mỹ. Vô lý nữa là còn buộc em chờ Tiến hết tù đày trở về để lấy Tiến. Mấy ngày cuối cùng của Sài Gòn với em là mấy ngày thật thê thảm. Mẹ ghét, em khinh, coi em như một con điếm không them nhìn mặt. Lúc em lủi thủi ra khỏi nhà, trở vào toà đại sứ, cánh cửa gia đình đóng sập lại sau lưng với những lời chửi rủa tàn nhẫn đuổi theo. Và em đã khóc hết nước mắt trên đường đi với Williams vào Tân Sơn Nhất.

Động tới một thương tâm, Ngọc nghẹn ngào không nói được nữa. Tròng mắt đã ngấn lệ long lanh. Một lát. Thật lâu. Cuối cùng nàng thở ra một hơi dài và kể tiếp, đoàn tàu vẫn vùn vụt lao mình trong đêm Trung Hoa đen đặc:

- Cách đây năm năm, nhiệm sở của Williams khi đó ở Thượng Hải, em được tin mẹ, mấy đứa em vượt biên được. Tới Mỹ. Định cư ở vùng anh đang ở đó, ở Nam California. Em mừng hết nói. Đòi ngay Williams lấy cho vé máy bay, tức tốc từ Thượng Hải về Mỹ. Để trùng phùng với em, với mẹ.

Chính hỏi:

- Và Ngọc đã gặp?

Sịu mặt:

- Thà đừng gặp còn đỡ đau lòng tủi nhục hơn. Thời gian không đem tới cho mẹ em một nghĩ lại, một xót thương nào hết. Coi như em đi theo Williams là một trọng tội trọn đời không thể tha thứ được. Em không kể cho anh nghe cái lúc gặp lại làm gì. Kinh khủng. Ngoài sức tưởng tượng. Anh chỉ cần biết em không được đặt chân vào trong nhà nữa. Buổi tối thuê phòng ở một khách sạn gần biển. Vùng Huntington, New Port Beach gì đó. Hôm sau trở về Thượng Hải ngay. Hai năm trước đây em được them tin Tiến đã được trả tự do. Cũng vượt biển. Cũng tới Mỹ. Bắt liên lạc được với gia đình em ở Cali. Và đã lấy Loan, đứa em gái kế của em.

Cười buồn:

- Cái kiểu Thuý Kiều đã xa thì lấy Thuý Vân ý mà, anh. Tội nghiệp cho em là lại coi gia đình rất trọng. Như một cái gốc. Như một cái mái. Mà Williams và hai đứa con ngoan ngoãn của em không thể thay thế được. Cho nên sống ở đâu cũng buồn. Đi khắp thế giới với Williams chỉ thấy thế giới lạnh buốt. Chỉ thấy tứ cố vô thân.

Nhìn Chính, chứa chan yêu mến:

- Anh đã hiểu tại sao tình cờ được gặp một người như anh trên quê người em đã mừng rỡ biết chừng nào. Lại vừa được đi chơi trọn một ngày với anh nữa.

Những hồi còi hú dài, âm thanh ngân xa trong đêm tối. Đoàn tàu chạy trên một khúc lượn vòng. Bánh sắt nghiến rần rần. Tàu ngưng. Đã tới biên giới. Chạy tiếp. Bên ngoaì khung kính, nhà cửa, đèn sang, những dãy xe hơi dưới những mặt đường thấp. Trung Quốc tối tăm và mưa bay đã bỏ lại. Đã lãnh thổ Hong Kong gặp lại, với cái nhịp sống vào đêm vẫn ào ạt như nhịp sống ban ngày. Vào ga. Đoàn tàu chậm đà hẳn lại. Bánh sắt lăn từ từ. Chính và Ngọc sửa soạn đi xuống. Chính hỏi:

- Ngọc phải về khách sạn?

- Mấy giờ rồi anh?

- Bảy giờ rưỡi.

Ngọc kêu lớn một tiếng và nhìn xuống bộ đồ đi đường đơn giản của nàng:

- Em không kịp về khách sạn thay đồ nữa rồi. Mặc. Thôi cứ thế này đến thẳng tư thất ông đại sứ. Cũng là chỗ rất thân tình, không sao. Có gì em mượn áo của bà đại sứ vậy. Chị ấy cũng một khổ người với em.

- Chỗ ở của ông đại sứ xa không?

- Trên lưng chừng ngọn đồi ở hướng Bắc Hong Kong em đã chỉ cho anh buổi sáng.

- Để tôi đưa Ngọc tới.

Ngọc đứng sững lại giữa sân ga. Nàng nắm chặt lấy tay Chính, mừng rỡ:

- Hay quá! Tưởng anh sẽ bỏ rơi ngay tại chỗ này.

Ngọc vẫy một cái taxi. Bằng một tiếng Anh rành mạch nàng nói với người tài xế địa chỉ của tư thất đại sứ Hoa Kỳ đương nhiệm ở Hong Kong. Người tài xế Trung Hoa gật đầu nói biết và hai người vào xe.

Mưa lất phất trên Kawloon rực rỡ ánh sáng, với những hàng quán còn đông đặc, những cửa tiệm còn mở cửa. Taxi chạy men theo một khúc vịnh. Mặt nước mờ hơi sương. Thấp thoáng giữa dòng những điểm lửa di động của tàu phà xuôi ngược. Taxi chui xuống một đường hầm dằng dặc, ngoi lên mặt đất. Từ Cửu Long đã sang tới Hong Kong. Cảng Thơm về đêm không kéo dài sự náo nhiệt như ở bên Củu Long. Nơi những ngân hàng, những building đã vắng lặng trên những dãy phố yên tĩnh. Rồi chiếc taxi chạy lên một tầm cao, trên những sườn đồi, những con đường lượn vòng. Và Hong Kong và Cửu Long, và vịnh và biển hiện ra, lấp lánh, sâu hút ở phía dưới, như trong long một thung lũng mênh mông.

Suốt dọc đường, Ngọc không nói gì. Toàn thân nàng vẫn toát ra sự dịu dàng. Nhưng hai tay nắm chặt cái sắc, nhìn thẳng về phía trước, khuôn mặt xinh đẹp của nàng là một nghiêm trang, căng thẳng. Như nàng đang im lặng cùng đêm tối im lặng. Như nàng đã sống trước với phút chia tay, sau một ngày vui đã hết, sau một gặp gỡ ngắn và không có lần khác nữa. Xe chạy tiếp trên những con đường lượn vòng, trên những đỉnh đồi, hai bên là những biệt thự tráng lệ. Trời vẫn lất phất mưa. Một lúc nào đó, Chính quay sang, dịu dàng: “Ngọc lạnh không?” Nàng đáp không nhưng ngồi xích lại gần Chính hơn và đặt tay lên tay chàng. Tới một khúc đường tuyệt đẹp, một bên là những biệt thự có cổng lớn và rào sắt, một bên là thành đá trống nhìn thấy toàn cảnh Hong Kong chạy dài ở dưới thấp và trải rộng tới thật xa, Ngọc nói nhỏ: “Đây rồi, anh.”

Chính dìu Ngọc ra khỏi xe. Hai người cùng đi xa chiếc xe mươi bước rồi đứng lại. Trời Hong Kong thăm thẳm trên đâu. Những hạt mưa trên cao, nhỏ và nhẹ như một niềm ngờ vực, đậu xuống mái tóc. Chính nắm lấy tay Ngọc, bàn tay nàng mềm mại, lạnh buốt:

- Từ biệt. Cám ơn Ngọc về chuyến đi chơi tuyệt vời ở Hàng Châu.

Nàng cúi đầu xuống, như có nghìn lời muốn nói mà chẳng biết nói gì nữa với Chính, phút giây từ biệt. Một lát. Rồi nàng ngẩng đầu lên, khuôn mặt nghiêm trang, cái nhìn thăm thẳm:

- Mai anh về Mỹ?

Chính gật:

- Sáng mai. Chuyến bay sớm nhất.

Cái nhìn thăm thẳm hơn:

- Còn gặp được anh nữa không?

Chính cười, bước lại gần hơn, chàng muốn lúc chia tay ấm áp chứ không buồn bã:

- Quả đất tròn, thật tròn. Ngọc nhớ kỹ, đừng quên. Hôm qua chúng mình hoàn toàn xa lạ nhau. Chỉ một tình cờ, tối nay đã trở trành thân thiết. Vậy thế nào cũng có lần gặp lại.

Ngọc không cười:

- Chuyến đi chơi hôm nay không bao giờ em quên, anh biết vậy không?

Chính gật:

- Biết. Cũng không bao giờ quên. Không bao giờ quên Ngọc.

Người đàn bà vụt ngã vào Chính. Tiếng nàng thật nhỏ, thì thầm, mà như một tiếng kêu lớn, của một xúc động cực kỳ mãnh liệt:

- Trời ơi, anh. ôm lấy em, ôm chặt lấy em.

Chính ôm lấy người đàn bà. Người đàn bà của một gặp gỡ ngắn. Một tình cờ ngắn. Một hạnh phúc ngắn. Chàng ôm thật chặt. Cảm thẩy rõ rệt hương thơm của mái tóc Ngọc bao phủ lấy chàng. Cảm thấy trong vòng tay, khối da thịt nóng bỏng của Ngọc ghì sát vào chàng. Cảm thấy hơi thở dồn dập của nàng, trên ngực chàng. Nàng khóc. Chính cúi xuống, âu yếm:

- Đừng khóc. Không có gì phải khóc nếu chúng mình không bao giờ quên nhau. Thôi, em vào nhà kẻo lạnh.

Chàng hôn nhẹ lên mái tóc người đàn bà và tháo vòng tay ra. Ngọc nghe, không khóc nữa. Nàng nắm chặt lấy tay Chính, cố mỉm cười với chàng. Rồi quay gót, từ từ đi sang bờ đường bên kia. Nàng đứng lại trước một cổng sắt uy nghi, bên trong có một người cảnh sát Trung Hoa đứng gác. Người cảnh sát chừng như đã biết rõ Ngọc là ai. Hắn kính cẩn chào và vội vã mở ngay cổng sắt. Vào bên trong cổng, Ngọc đứng lại. Quay đầu nhìn lại Chính vẫn đứng yên chỗ cũ nhìn theo. Nàng giơ cao bàn tay, làm dấu hiệu từ biệt. Đoạn, đi vào phía bên trong và cánh cổng sắt từ từ đóng lại

Trận mưa đêm đã dứt. Bầu không khí trên cao mát lạnh, trong vắt. Chiếc taxi từ từ đổ dốc. Xe chạy trên những mép vực cheo leo, những thành đá dựng đứng. Và hiện ra ở từng khoảng trống, từng khúc quanh, là Hong Kong, là Kawloon bát ngát sâu hút ở dưới thấp, với những dải đèn lửa lung linh giữa một biển sương mù trắng xoá. Chính tựa lưng vào thành ghế xe. Châm một điếu thuốc hút. Tấm lòng chàng bâng khuâng, một bâng khuâng rất dịu dàng. Đầu óc chàng đầy đặc hình ảnh Ngọc. Tiếng cười nàng. Ánh mắt nàng. Bàn tay nàng. Dưới nắng sớm, qua cửa biên giới đi vào Trung Quốc. Dưới nắng chiều, trên một hè phố Hàng Châu. Ngọc, anh không quên. Chúc em xinh đẹp, chúc em sung sướng, dưới bất cứ vòm trời nào, ở bất cứ nơi chốn nào. Một tuần lễ ở Hong Kong, với anh rồi chẳng có gì đáng ghi nhớ. Ngoại trừ khúc đường đèo cao ngất ấy, chúng mình từ biệt nhau, anh ôm em trong tay và Hong Kong ở dưới chân.
 
Truyện ngắn của Mai Thảo. đọc cũng hay |-)

Phá hoại topic chồng tí :p Hơi lệch chủ đề mà ko sao. Việt Nam là nhà - Home sweet home mà nhỉ :D
đọc rồi cho đọc nốt vậy :x
đấy, yêu nước thế đấy, làm người ta yêu luôn cả nhau. 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thiên Hương đã viết:
Truyện ngắn của Mai Thảo. đọc cũng hay |-)

Phá hoại topic chồng tí :p Hơi lệch chủ đề mà ko sao. Việt Nam là nhà - Home sweet home mà nhỉ :D
đọc rồi cho đọc nốt vậy :x
đấy, yêu nước thế đấy, làm người ta yêu luôn cả nhau. 8-}
:) Công nhận chuyện ngắn này hay và xúc động thật......................Mọi người trong này còn ai có khả năng nữa thì phát huy nốt cho em xem ké với đc ko ạ?
 
Bệnh nghề nghiệp tái phát! Viết đi em, lâu lắm ko có báo H2T, ko được đọc truyện em Nhật viết! :D
 
Đọc bài của anh MN xúc động quá :(( Lại thấy tủi thân. Nhưng mà hay quá (hix, khen hơi bị thừa, chắc mọi người nghĩ mình là con ngớ nghỉn 8-} nhảy vào đây làm trò)
 
:D bạn Nhật háo hức về nhà lắm rồi nhỉ...

Câu này để dành cho 90 tiếng nữa: welcome home ;)
( hehe...định nói = tiếng việt nhưng nghe nó ko hay tý nào nên bạn cứ dịch theo ý bạn nhé :p)
 
anh Nhật sướng nhé :D được về mùa thu mát mẻ quá thích :D
 
Ặc hóa ra anh MN sắp đc về VN à?vui thế nhỉ?không biết trong thời gian ở nhà anh có kịp viết 1TP dặc sắc nào cho H2T ko?chẹp chẹp hồi hộp đây...............
 
trái tim đòi hỏi nhiều thế. mà cái ava trông mắt mũi rất có dáng trở về ;;)

làm vợ đang 99 thành 100 bài rồi /:). về xem xét cái tai tử tế, bảo ai chăm sóc chồng thay vợ hộ cái nhá :)>-
 
Chỉnh sửa lần cuối:
have an impressive holiday..home sweet home..bach mai street...number...book shop...your home...
send my regards to your mum, from a little girl..with a small cake..
enjoy yoursefl..and write sth..for a new autumn..
 
Đọc bài của chị Bích thủy trong Tâm sự vui buồn và bài này của anh Nhật có cái cảm giác không thể không rep. Mặc dù không biết nói cái gì :(( . (vì chưa từng thử qua cái cảm giác xa nhà như thế, hơn nữa em cũng không phải là người HN 8-} ). Thế nhưng vẫn nhất định rep một cái gì đó.
Bây giờ anh Nhật đã về đến nhà rồi nhỉ (chắc đang ngủ khò |-) ).
Có một thời gian em ghét anh Nhật lắm, vì mấy cái truyện ngắn trên HHT :D. (không hiểu vì sao /:) ) Cho đến lúc trước khi đọc bài này vẫn hơi ghét một tẹo, bây giờ thì chắc là hết ghét rồi :p.
@ Shit: Cái hồi tao chat với mày mày đang ở VN phải không? Tao thấy mày dũng cảm lắm ấy, chứ tao bây giờ, thậm chí ai mà hỏi " em có ý định đi không?" là lại ngần ngư không dám trả lờ, mà cũng không biết trả lời thế nào nữa, kể mà một năm trước thì đã trả lời là có rồi, có điều dù đi hay không, chắc cũng không dám đi sớm như mày :| .(huyên thuyên như người điên, có khi mày cũng chẳng nhớ tao là ai nữa, nhờ :)) )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:)) để còn giúp bạn đánh bóng tên tuổi ở môi trường Học Viện (<---- nói nốt lời cho bạn cùng tiến đấy B-))
 
Anh Nhật sướng thía :(( Ở Sing, bay vèo một cái là về đến nhà.
...10 tháng nữa....cố lên...:X
 
9 tháng nữa, cố lên < đú theo con Diệu Anh >
hôm nay tự nhiên thằng bạn bảo, tao và mày sẽ tổ chức sinh nhật chung nhé, làm mình nghĩ lại hồi ở VN, sinh nhật năm nào cũng một đống bạn, làm mình mệt ơi là mệt, thế mà bâyh lại chỉ muốn được như hồi ấy...
Dung : ờ tao vẫn nhớ mày mà, chỉ ko nhớ nik mày thôi. Sorry.
mà tao với mày cũng mới chat với nhau được 1 lần nhỉ.
Dũng cảm á, tao cũng chẳng biết nữa...
 
lại lên cơn roài, lại cô đơn roài...../:) thía mà cứ tâm sự thì lại bị cười......thảm quá cơ.....:(
 
Ai bảo bạn ko đẹp? Ai bảo bạn cô đơn :p, hãy đến với ponds, lễ hội tôn vinh vẻ đẹp 8-} (lại ngớ nghỉn roài :p)
Lào, nếu chị ko chê thì cứ tâm sự đi, em nghe ;;)
Chả biết bác MN về nhà thế nào roài? Chắc là hả hê lắm :(( Bác phát biểu cảm tưởng cho anh em nghe cái, hix, nghe xong nhỡ mà càng lên cơn thì chết :((
 
Truyện hay nhỉ :) Cảm ơn em Thiên Hương đã ko nghe lời chồng post hết lên nhé ;) Đấy phụ nữ ko nghe lời chồng là hay thế đấy, chứ cứ ngoan ngoãn theo các ông có mà... :p
 
Back
Bên trên