Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Được rồi, thích thách anh thì cũng được.
1. Em nói định nghĩa nhưng không nói đủ, cái phần đầu tiên là phần quan trọng nhất của nó "...appeals to the prurient interest in sex; portrays, in a patently offensive way, sexual conduct..." Em đã viết không đầy đủ, chính xác thì đừng kêu ca. Có 2 phần là điều kiện cần và đủ, điều kiện cần mà không nêu ra thì có ý nghĩa gì.
Ủa, em vừa trích định nghĩa từ trong luật ra, sao anh lại bảo là không đủ? Theo em hiểu câu này thì trong những bài trước em chỉ trích phần lack of v..v.. Tất nhiên là em trích thì em chỉ trích phần có liên quan thôi chứ và hơn nữa, đã nói đến dâm thư thì em tưởng là mọi người đều thống nhất về định nghĩa của nó, anh lại còn bắt em phải dạy mọi người là, này nhé này nhé, dâm thư là những tác phẩm kích động bản năng tình dục thuần tuy; miêu tả một cách trần trụi việc giao cấu v...v... (như phần anh đã trích tiếng anh ở trên từ chính phần em trích ở vụ Miller v. California).
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
2.Em nói ra một đống law nhưng không thực sự hiểu application của nó. Luật của Mỹ vốn là common law, nói chung được xây dựng cả thệ thống dựa qua các vụ đã xử trước. Với những quy định của em nói chỉ imply được một điều là đó sẽ là các mực thước để xây dựng luật và thể chế, nếu có kiện cáo sẽ được luật pháp bảo vệ dựa vào những tiêu chuẩn đó. Nhưng thực ra những điều kiện này rất mơ hồ, thiếu chính xác, giống định nghĩa "một ngày u ám là một ngày trời không đẹp".
Em chẳng nói ra một đống luật nào cả, em trích Miller v. California. Chính vì luật Mỹ là common law, miller v. california là một vụ rất quan trọng của tòa tối cao để các vụ khác dựa vào xử sau này. Em chẳng thấy quyết định của tòa có gì mơ hồ cả. Anh chỉ trích common law hay hệ thống tòa án Anglo-Saxon là mơ hồ, thiếu chính xác là sai. Xây dựng luật dân sự theo kiểu Pháp hay Việt Nam thì không bao giờ quy định được hết các quyền và nghĩa vụ của công dân cả. Trong khi đó, anh lại bỏ qua, không biết cố tình hay anh không biết, một điều rất quan trọng là luật được áp dụng theo quyết định của cộng đồng từng địa phương. Em xin trích trong Miller v. California nhé: "The basic guidelines for the trier of fact must be: (a) whether "the average person, applying contemporary community standards" would find that the work, taken as a whole, appeals to the prurient interest..." Đây cũng là điều em rất thích của common law vì hệ thông bồi thẩm đoàn rất mạnh, người bị kiện có tu thế ngang bằng với các cơ quan cá nhân tố tụng trước pháp luật.
Lê Nguyễn Ngọc Tâm đã viết:
Common law là dựa vào common sense của reasonable person, em đả kích người khác về cách nhìn nhận của họ thì không dựa vào luật được đâu. Em chỉ có thể nói là em vượt được người khác nếu mà em chứng tỏ là người ta unreasonable under normal circumstances, chụp cái chữ "relativism" gì đó vào người khác chả chứng tỏ được gì cả, anh có thể chụp cho em khoảng 3 từ đại loại như thế vào đầu chả khó khăn gì, anh không tin là em biết nhiều những thứ đó hơn anh. Em rõ ràng đã bỏ qua cái cơ bản nhất của common law khi lập luận như vậy.
Cái câu của anh "Common law dựa vào common sense của reasonable person" là anh bịa ra. Chưa có ai định nghĩa common law như vậy cả. Nếu có ai bảo common sense of the people ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của tòa khi xử theo common law, em còn có thể chấp nhận được. Vả lại, có phải mọi người đều reasonable đâu? Không biết anh đã đọc câu này chưa: "Morality describes the way that any of us would like the world to work." - Steven D. Levitt. Đây là một trong những luận điểm cơ bản mà em xây dựng những lập luận của mình về việc nâng cấp các tác phẩm liên quan đến tình dục.
Mà xin anh hãy đọc kỹ lại. Em không hề mơ hồ trong những lời em nói. Chuyện relativism, em nói là "em có cảm giác", không phải là một kết luận. Nếu nó là một kết luận thì em đã chứng minh rồi. Anh đừng có nhầm. Bây giờ là một cảm giác nữa nhé. Em có cảm giác anh không thuộc ngành xã hội nên tuy có suy luận theo kiểu học kinh doanh nhưng không mang tính chính thống, học thuật.
Em rõ ràng lấy law của Mỹ vào technical and scientific sense tức là đi ngược với "life with all its fullness" làm hallmark của common law (lại lần nữa). Câu đầu tiên anh nói em không hiểu luật là còn chưa có nghĩa khẳng định, phải đợi em thực sự đi vào phần phân tích về luật thì anh mới nói rõ được.
Nếu chưa khẳng định thì sao còn mở mồm nói em chưa hiểu luật? Anh trích cái câu "life with all its fullness" ở đâu mà dùng dấu ngoặc kép (quotation mark)? Cái câu ""life with all its fullness" làm hallmark của common law" anh trích ở đâu? Tài liệu nào? Hay lại là một câu anh nặn ra để bảo em sai? Nếu việc anh nặn ra là có thật thì anh chỉ lòe được mấy đứa gà gà bị em làm cho bẽ mặt bể mỏ đang cố tìm cọc cho khỏi hậm hực thôi, đâu có lòe mấy người hiểu biết được?
Còn về cái luận điểm của em về đã dâm thư thì dâm thư cho sành điệu thì anh chả tranh cãi. Giống kiểu đã tiêm chích thì phải biết cơ cấu hoá học và cách điều chế mới là hay chứ. Dùng máy tính phải biết lập trình... The fact remains noone cares, người trong hay là người ngoài, ai muốn thì họ sẽ tìm hiểu. Em nghĩ là em lôi cái lập luận đấy xong kêu gào "mày nhục lắm" mà thuyết phục được cậu xem dâm thư nào thì anh thấy giỏi.
Bây giờ thì anh lại dùng thủ pháp như em gọi là báo chí khát máu. Anh bẻ méo cả cái luận đề (claim) của em. "đã dâm thư thì dâm thư cho sành điệu", "kêu gào "mày nhục lắm" mà thuyết phục được cậu xem dâm thư nào thì anh thấy giỏi" - trích Tâm". Thứ nhất, xin anh đọc lại lời em kỹ để hiểu. Thứ hai, nếu anh hiểu như vậy thì anh phải trích lời của em đàng hoàng kèm theo lời giải thích tại sao anh lại hiểu lời của em như vậy. Thứ ba, em không thuyết phục ai đọc dâm thư cả. Thứ tư, anh đừng có lầm, việc em bảo như anh diễn đạt "đọc dâm thư thì sành điệu" chẳng qua là cách dẫn đề của em vào cái vấn đề lớn hơn mà em đã nêu ra. Thứ năm, các ví dụ anh lấy nghe có vẻ tương đồng nhưng thực ra thì không. Điều làm cho các câu đó rất khác nhau là vị trí của người nói. Anh cứ thử nghĩ kỹ mà xem. Thứ sáu, những tác phẩm nếu có như em đề nghị, không thể bị gọi là dâm thư được (obsence material). Vì sao thì em đã giải thích ở những bài trước.
Còn việc em chỉ ra rằng pháp luật, kể cả luật tương đồng (common law) ở Mỹ lẫn luật dân sự (Civil law) như ở Việt Nam đều không thực thi pháp luật về văn hóa đồi trụy một cách triệt để (Cái này đập lại cái nỗi sợ pháp luật khiếp đảm của anh Trung) thì lại bị các anh yêu quý của em lờ. Tại vì sao? Em đã phân tích rồi, luật cấm văn hóa đồi trụy (obsence material) được viết dựa trên quan điểm đạo đức (morality). Chính vì vậy mặc dù ở Mỹ, nó không sai về mặt pháp luật, câu chữ (do pháp luật do con người tạo ra nên Tòa tối cao xử như vậy là không có sai) nhưng nó buồn cười về mặt tư duy bình thường (common sense, chẳng nhẽ obsence material không phải là một speech nên không được bảo vệ bởi tu chính án số 1 về quyền tự do ngôn luận? Vì vậy mới có chuyện cười rằng chánh oán tòa tối cao của Mỹ thường xem từng đoạn băng để phán quyết xem nó là văn hoa đồi trụy (obsence material) hay không). Mọi việc đều xoay quanh vấn đề đạo đức (morality) cả. Xin được trích câu của Levitt: "“Morality describes the way that any of us would like the world to work. Economics describes the way the world actually does work." Bởi vì con người hành động theo những động cơ (incentive)-- hành động cơ bản của kinh tế học (economics) theo những nghiên cứu của Levitt-- ví dụ như đạt được lợi nhuận cao nhất, có lợi nhất; hoặc trong trường hợp văn hóa đồi trụy là thỏa mãn bản năng-- nên mặc dù họ (những người tạo ra luật cấm văn hóa đồi trụy) muốn thế giới hoạt động theo kiểu đạo đức trong trường hợp này, họ viết luật, phán xét theo quan điểm đạo đức nhưng trên thực tế, nó không thể nào đạt được hiệu lực như trong viễn tưởng của những người tạo ra nó bởi vì nó đi ngược lại với động cơ (incentive) của mọi người. Vậy thì tại sao lại làm những việc vô ích như vậy? Đấy là một trong rất nhiều trò hề (bullshit) vẫn xảy ra trong bất cứ xã hội nào vì sự mâu thuẫn ngớ ngẩn của con người (morality vs. incentive).