Hmmm có ai hứng thú với nhạc cổ điển không nhi?

Vớ vẩn, Moonlight của Beethoven tuyệt tác nỗi gì. Dở ẹc đều đều như ko.
Valse Chopin khó hiểu bỏ cha.
Ai đánh được bài valse 64, 1 của Chopin hay Racokzy của Lizst thì tui mới phục.
Đừng nhắc đến lão Clayderman, ngứa tai lắm.

:D có mỗi Traumerel là hay :D
 
ai biết trang nào down sheets dễ nhất ko?
 
Em Việt Anh loạn ngôn rùi đó.
Số lượng thể loại nhạc cổ điển nếu đếm tất cả các thời kì thì lên tới khoảng 40 thể loại. Càng về sau xuất hiện thêm nhiều thể loại mới và cũng xuất hiện nhiều tác phẩm phóng túng không theo thể loại nào cả. Nhìn chung hầu như chỉ có nhạc cổ điển là có thể loại, còn các dòng nhạc khác thì hoặc không có thể loại, hoặc có nhưng không có ranh giới rõ ràng, hoặc lấy sự phóng túng là mục đích nên chủ định không có thể loại [như Jazz].
Mọi người đừng nhầm thể loại với phong cách. Nói nhạc flamenco đó là một phong cách trong âm nhạc viết cho guitar được đặc trưng bởi tính chất bốc lửa và cuồng nhiệt của các tác phẩm và một đặc trưng khác là các tác phẩm được viết cho hòa tấu nhiều guitar và thường hay có thêm bộ gõ; chứ không phải là thể loại flamenco. Còn về thể loại thì phần lớn các tác phẩm đó đều không thuộc thể loại nào rõ ràng mà được xem chung là tiểu phẩm cho hòa tấu [các tác phẩm không có cấu trúc chương và gần gũi với các loại điệu nhảy]. Những tác phẩm âm nhạc cho guitar, cái mà người ta gọi chung là Guitar cổ điển, là một dòng nhạc tương đối độc lập và tách biệt với âm nhạc cổ điển nói chung, do mang nhiều đặc điểm và qui tắc khác với các tác phẩm cổ điển khác. Tớ không học guitar nên không biết nhiều lắm.
Còn đối với âm nhạc cổ điển thì sự phần chia tương đối rạch ròi. Mỗi thể loại có những đặc trưng nhất định về cấu trúc, thành phần và tính chất. Có nhiều tiêu chí để phân loại các thể loại. Trên tiêu chí cấu trúc chương đoạn, các tác phẩm thuộc một trong hai loại: Có một chương và có nhiều chương, giữa các chương có thời gian nghỉ và có sự khác biệt về tính chất âm nhạc. Một tiêu chí quan trọng khác là xét theo thành phần nhạc cụ dùng cho tác phẩm đó. Qua các thời kì và trong các phong cách, trường phái khác nhau có sự khác biệt về các thể loại nên đó cũng là một tiêu chí khác.
 
Tiêu chí cơ sở để liệt kê và phân loại chi tiết các thể loại cổ điển là tiêu chí về thành phần nhạc cụ. Đây là một số thể loại tiêu biểu của nhóm thành phần khác nhau:
1. Nhạc thính phòng [Chamber music]
Gồm các tác phẩm viết cho một nhạc cụ [độc tấu] hoặc cho một số nhạc cụ hòa tấu với nhau.
*Các thể loại nhiều chương:
- Sonata: Cho 1 nhạc cụ độc tấu hoặc 1 nhạc cụ chính với 1 nhạc cụ đệm. VD: Sonata cho piano, harp, guitar, violin... độc tấu; Sonata cho violin và piano, violin và guitar, cho cello và piano, cho 2 piano, cho flute và harp...
- Các thể loại hòa tấu: Song tấu [Duo], Tam tấu [Trio], Tứ tấu [Quartet], Ngũ tấu [Quintet], Lục tấu [Sextet], Thất tấu [Septet], Bát tấu [Octet] và Cửu tấu [Nonet]
- Tổ khúc [Suite]
- Các thể loại âm nhạc giải trí: Serenade, Notturno, ...
*Các thể loại không có cấu trúc chương:
- Biến tấu, Rondo, Fuga.
- Khúc luyện tập [Etude], Khúc phóng túng [Capriccio, Fantasia, Toccata], Anh hùng ca [Rhapsody].
- Các thể loại tiểu phẩm: Menuet, Scherzo, Impromtu, Valse, Mazurka, Polonaise, Prelude, Serenade, ...
2. Nhạc giao hưởng [Symphonic music]
* Có cấu trúc chương:
- Giao hưởng [Symphony]: Viết cho một dàn nhạc.
- Concerto: Thường viết cho một nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc.
- Tổ khúc [Suite]
* Không có cấu trúc chương:
- Khúc mở màn [Overture]
- Thơ giao hưởng [Syphonic poem]
- Khúc phóng túng [Capriccio, Fantasia], Anh hùng ca [Rhapsody]
- Biến tấu [Theme and Variations]
- Các thể loại tiểu phẩm: valse, serenade, polka, march, các điệu nhảy [Dances]...
3. Nhạc sân khấu:
Thường gồm nhiều mục nhỏ, viết cho dàn nhạc để làm nền cho một tác phẩm sân khấu như ballet, kịch, phim. Thường được xếp vào thể loại Tổ khúc.
4. Nhạc hát [Vocal music]
* Các thể loại nhạc hát tôn giáo [Sacred music, Biblical music, Religious music]
Thường có nhiều mục và hát theo Kinh thánh:
- Mass [Nhạc lễ Missa]
- Requiem [Nhạc lễ tưởng niệm]
- Oratorio [Kịch tôn giáo]
- Cantata, Choral, Passion, Madrigal,...
* Các thể loại nhạc hát thông tục [Secular music]
- Các thể loại bài hát: Lieder, chanson, ...
- Tổ khúc, liên khúc [Song cycle]
- Các thể loại giọng hát với dàn nhạc: Aria, Duet, Terzet [Trio], Quartet, Quintet, Sextet,...; March, Chorus. [Được sử dụng trong Nhạc kịch hoặc đứng độc lập, là một tác phẩm hoàn chỉnh]
- Các thể loại nhạc kịch: Opera, Operetta, Opera buffa, Singspiel, Drama per musica...
Trên đây là liệt kê những thể loại tiêu biểu, ngoài ra còn nhiều nữa, và một số tác phẩm cũng không thuộc thể loại rõ ràng nào. Theo sự phát triển chung của âm nhạc cổ điển, thì mỗi thể loại lại phân nhỏ ra làm nhiều thể loại nhỏ hơn khác biệt nhau về qui mô, tính chất âm nhạc, kĩ thuật, v.v.... Nói chi tiết về các thể loại này thì phải tới vài quyển sách, nên đại cương là như thế.
 
Chào mọi người, đây là lần đầu em tham gia mấy cái việc viết lách linh tinh này đấy. Em cũng rất thích nhạc cổ điển và đang học piano tại nhà.
Em thấy bản Moonlight Sonata cua Beethoven hay đấy chứ nhỉ, học cũng khó nữa ( eo ơi, em phải học gần 3 tháng mới xong đấy ) Các bản nhạc cua Mozart hay Chopin đều hay cả. Em rất thích bài The beautiful blue Danube của Johann Strauss, nghe hay hết chỗ chê luôn. Còn mấy bài của Richard Clayderman thì công nhận là cũng bình thường, hầu như toàn là nhạc bán cổ điển.
Mong các anh chị am hiểu và yêu thích nhạc cổ điển giúp đỡ em nha !!
 
Richard Clayderman thì chỉ được cái là có sự sáng tạo trong khi chơi nhạc ông ta không chơi nhạc của người khác mà ông ta chơi nhạc do ông ta cảm nhận được thứ nhạc của ông ta không phải là bán cổ điển mà là độc tấu Piano cùng dàn nhạc nhẹ tôi thì không thích nghe Richard Clayderman lắm còn bạn muốn nghe bán cổ điển thực sự thì bạn hãy nghe Ponmoliat(không biết tôi viết có đúng không nhưng đọc ra là Pônmôliát) hoặc Yanni đặc biệt là ponmoliat ông này đã mang những bản nhạc cổ điển ra để phối cho dàn nhạc nhẹ(bược ngoặt vĩ đại của nền âm nhạc thế giới).Nói chung là 2 người này là nổi bật nhật về trường phái bán cổ điển.
 
cổ điển ah? phải hỉu mới thấy hay và ý nghĩa mà nhạc sĩ đã gửi gắm...
 
undefined
Trần Hải Phương đã viết:
cổ điển ah? phải hỉu mới thấy hay và ý nghĩa mà nhạc sĩ đã gửi gắm...

Không hẳn vậy đâu,rất nhiều người làm quen với nhạc cổ điển qua các bản nhạc ngắn và phổ biến mà,ví dụ như một so tác phẩm cua Johan Strauss,Tschaikowski trong các chương trình quảng cáo hay một đoạn trong tổ khúc "Bốn mùa " của Vivaldi ,bản giao hưởng số 3 của Beethoven trong chương trình thời sự trước kia này,hay bản "Fur Elise" thì đi đâu cũng gặp,chính tôi cũng vì thấy các đoạn nhạc đó hay nên mới tò mò tìm hiểu thêm,kết quả là mê luôn rồi bắt đầu hiểu chứ ban đấu thì ai mà hiểu được,chỉ trừ các trường hợp rất đặc biệt thôi,chứ chờ cho đến khi hiểu mới nghe thì đành ôm hận xuống âm phủ thôi.:D
 
Đinh Anh Vũ đã viết:
nhạc cổ điển chẳng có gì hay cả
Bạn Vũ tự tin với hiểu biết và khả năng thưởng thức âm nhạc của mình đến thế sao?Vậy xin cho hỏi loại nhạc nào là hay?
Tôi cũng xin nói luôn,dù kiến thức về nhạc cổ điển của mình chưa được là bao nhưng tôi cho rằng đó là loại nhạc đáng được tôn trọng nhất về mọi mặt :về lịch sử phát triển,có dòng nhạc nào sánh ngang được với nó về thành tựu cũng như thời gian tồn tại không?Có dòng nhạc nào tương đương nó về giá trị nghệ thuật không?Bạn Vũ thử nghĩ xem tại sao nó được coi là kinh điển?Bạn đã thưởng thức đến một phần nghìn số tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển chưa?Nhân tiện xin hỏi :bạn thích nghe nhạc hay thích nghe lời?Nếu bạn thích cái sau thì bạn thấy nhạc cổ điển không hay cũng phải thôi.Có lẽ bạn Vũ đây cũng chưa bỏ thời gian tìm hiểu xem tại sao nhiều nước trên thế giới lại khuyến khích công dân nghe nhạc cổ điển trong khi chính các quốc gia đó có rất nhiều các ngôi sao ca nhạc pop,rock.Dù sao tôi cũng không muốn tranh cãi với bạn về vấn đề này bởi ở đây ai cũng biết nhạc cổ điển như thế nào,còn nếu bạn muốn cảm nhận được cái đẹp của thứ âm nhạc tuyệt diệu đó thì rất nhiều người sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn,trước hết bạn hãy đọc các bài viết của mọi người đi.
 
Đa phần người ta cho rằng nhạc cổ điển là đỉnh cao của mọi loại nhạc hiện giờ đấy. Các thể loại nhạc khác đều có dùng chất cổ điển, chỉ có ít hay nhiều thôi. Nói chung, mỗi người thích một thể loại nhạc, nếu bạn ý không thích nhạc cổ điển thì chẳng có gì sai, nhưng đa số người nghe đều cho rằng ai nghe được cổ điển thì mới là người biết thưởng thức âm nhạc. Em Vũ nói vậy chắc là em chỉ quen nghe nhạc ĐT hay LT hả? :D
 
Ờ , thích hay không thích là sở thích riêng của mỗi người. Nhưng "hay" hay "không hay" thì chúng ta lại chưa đủ tư cách và hiểu biết để đánh giá . Lần sau chú ĐInh Anh Vũ nên viết "tôi thấy nhạc cổ điển chẳng có gì hay cả" .
 
em cung thich nhat la Chopin va thich nhat ban Nocturne in C minor.Op(khong nho ro lam) nua ma em lai khong co ban nhac de tap.Anh chi nao co khong,giup em voi
 
Triệu Gia Phong đã viết:
Ờ , thích hay không thích là sở thích riêng của mỗi người. Nhưng "hay" hay "không hay" thì chúng ta lại chưa đủ tư cách và hiểu biết để đánh giá . Lần sau chú ĐInh Anh Vũ nên viết "tôi thấy nhạc cổ điển chẳng có gì hay cả" .
Nếu học đàn(đánh nhạc cổ điển như violin, guitare,piano,...)thì có lẽ việc cảm nhận và đánh giá âm nhạc không phải là ko thể
 
Có thể đánh giá 1 tác phẩm, nhưng không thể đánh giá cả 1 thể loại nhạc được em ạ :)
 
chưa thấy ai nhắc đến "15 VIRTUOSITY STUDIES" của MOSZKOWSKI nhỉ..........tất cả đều là những etudy biểu diễn...........trên cả tyệt vời..............
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thich nhac co dien lam nhung khong am hieu nhu cac anh chi o day. Cac anh cho viet nhieu nhieu vao nhe de em con hoc tap.Doc xong em lai biet them mot chut.Em khong co piano nhung van co the tap duoc tren keyboard.Nei duoc choi tren mot cay dan piano chac se hay lam .Nhung phim dan piano nang hon rat nhieu so voi keyboard dung khong a??

----------

em vua tap xong 1 bai cua Grieg _bai ca cua nang Solvie (khong ro co phai viet the nay khong).Em rat muon duoc nghe ban nhac goc nhung khong biet phai tim o dau?Co anh chi nao biet khong chi gium em voi!

----------

Em vua doc xong may bai viet cua anh Tu!Em chang biet viet gi ca...thay anh Tu gioi qua!!!Nghe anh ca ngoi Bach nhu vay chac em cung phai di tim dia thoi.Em chi toan nghe Chopin thoi ,khong biet nghe Bach co kho qua khong?
 
Bach học không khó đâu nhưng muốn giỏi nhạc lý + cơ bản thì nên học Bach.
Nhạc Bach la nhạc cổ điển chính gốc nên dễ nghe hơn nhạc lãng mạn là cái chắc.
Muốn học nhạc khó thì cứ tìm Schumann hay Liszt í, he he
 
:x Em cũng thích nhạc cổ điển lắm, Beethoven thì thích mấy bản Sonatas thôi :p, chắc tại em cũng nghe chưa nhiều lắm, nhưng em thấy bản Sonata 2 in A major nghe tuyệt lắm, ngoài ra thì bản "Moonlight Sonata" cũng hay nữa :x.

Polonais của Orginski thì em mới nghe vài lần, lần đầu tiên là nghe một người bạn chơi Piano, hôm đó con bé chơi cả Swan lake và cả một đoạn nhạc ngắn hay tuyệt đến nỗi phải chơi 2 lần em nghe, mồ hôi đầm đìa :(:(, tội thật :(.

Em thấy thích nhất là Bach, ko hiểu sao nhạc của Bach rất có ko khí :x, chắc tại như anh gì nói thì nó dễ nghe hơn chăng :)), cả Vivaldi cũng hay nữa :x.

Mozart có một bản symphony hồi trước em rất mê, nhưng ko nhớ số mấy mà bây giờ ko sao tìm ra nữa :(:)(, bởi Symphony thì Mozart có cả đống :|, mà có lẽ bản hồi trước em nghe chỉ là một đoạn thì chắc khó tìm ra được :(.

Nhưng sao em thấy trong Winter của Vivaldi có một đoạn giống trong Viva mà Bond chơi :|.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên