Những bài làm văn học kì bất hủ của 12H2- Tổng hợp và bình luận!
Chắc các bạn phải tự hỏi tại sao lại có Topic này trong forum lớp? Lý do thật đơn giản: vừa rồi lớp ta trả bài thi học kỳ Văn, theo lời cô giáo thì do chấm bài quá cẩn thận, xét nét từng chữ một mà cô đã suýt đau tim vài lần (chính xác ra là suýt ngất nhưng mà tất nhiên ngất là do đau tim chứ còn gì nữa) với những câu văn "bất hủ" của lớp ta (ai bảo cẩn thận là tốt nào?
)
). Mà như chúng ta đều biết hằng năm trên Dân trí lại có bài báo tổng hợp những bài văn như thế, tớ thiết nghĩ sớm muộn gì chả lên mạng sao lại phải để bọn Dân trí nó viết về mình, lớp ta cứ tự vạch áo cho người xem lưng trước luôn, tiên hạ thủ vi cường mà lị.
Bài viết sẽ tổng hợp theo chiều dọc tức là theo dòng những câu hỏi trong đề thi:
I/ Đôi mắt của Nam Cao: câu này thì phần lớn lớp ta đều làm tốt, mà thực ra với những câu thế này thì hoặc là ko làm được thì bỏ qua hoặc làm được dù thiếu cái này thừa cái nọ cũng khó mà sai được => bỏ qua và chúc mừng cả lớp ta qua được phần này.
)
II/ HCM và đồng bọn (ý là những câu hỏi lôm côm xung quanh ông này):
Đến đây thì ko hiểu là lớp ta ko khoái lãnh tụ hay ko làm được nên phá đời mà có những câu văn ko biết là xuất phát từ những cảm xúc dạt dào nào:
"Bác đã vô tình ném vào kho tàng văn học dân tộc..." (bài làm theo tin đồn là của Trịnh Minh Trang khi trả lời câu hỏi về Nhật kí trong tù): một câu trả lời khá thô và làm ta khó liên tưởng đến một bạn gái là tác giả. Nhưng thực ra truyện nó là thế này: hôm đi thi ko hiểu Minh Trang nghĩ gì lại ngồi trên thằng bơm xe để có gì còn hỏi bài nó??? (Cái này thì no comment, hỏi thằng bơm xe về văn??). Kết quả là ông bơm chỉ gợi ý đúng một câu và chúng ta vừa đọc câu văn bất hủ đó đấy.
)
Nhưng hóa ra bơm xe cũng đâu phải tầm thường về văn, Trung cấp bơm xe cơ mà. Cùng một câu văn nhưng với lớp ta thì mỗi người một vẻ:
Tuấn sầu trong cơn nóng giận đã viết:"Bác đã tương vào kho tàng văn học dân tộc....". Câu hỏi là có nên coi đây là một hình thức phản động giống như Hoàng trong Đôi mắt? Có lẽ như vậy bởi khi trả bài Tuấn sầu có vẻ tiếc nuối lắm: "Lẽ ra tao phải viết là: Bác đã đóng vào kho tàng......".
Nam tửu trong cơn say để lấy cảm hứng viết văn thì lại tuyên bố: "Bác đã vãi vào trong kho tàng văn học dân tôc...". Tất nhiên ta đều hiểu ở đây ai là người muốn vãi ra nhưng kiểu đưa cảm xúc của mình vào tác phẩm thế này thì thật là zzzz.
III/ Tập làm văn:
A/ Đề 1: BKSD hay có thể gọi là "Bên con sông" cho nó ngắn (trong bài xin viết tắt là BCS)
Đề cho phân tích một đoạn văn về tội ác của giặc và nỗi đau của người mẹ nên rất cần cảm xúc của người viết, cái mà lớp ta e là nêu ko thừa thì chắc chắn cũng ko thiếu.
Tiêu biểu như Hùng Dương trong giai đoạn dậy thì, làm sao kiềm chế được những cảm xúc mới mẻ của mình, nhất là đang trong điều kiện thuận lợi. Anh liên tục sử dụng những từ ngữ căm giận cực đồ như "Lũ giết người! Chúng là lũ giết người!"
Nêu như vậy chưa đủ thì nhiều người còn sử dụng dấu câu như kiểu biện pháp nghệ thuật: theo lời cô Văn thì có những bài sử dụng tới 3 dấu chấm than liên tiếp. "Lũ giết người!!!" hay có bạn rất ngây thơ, hồn nhiên khi sử dụng những kiểu thể hiện cảm xúc rất lạ: "Trong bài BCS, phải chăng Hoàng Cầm....?". Nếu bạn hỏi tôi câu hỏi tu từ có gì là lạ thì tất nhiên câu trả lời là ko có gì ko tốt nhưng nếu 3 câu viết liên tiếp mà hỏi tu từ tới hai lần như kiểu truyện cổ tích hay sao mà toàn "Có phải ko nhỉ" hay "Phải chăng là" hay "Có lẽ là"... Ấy là chúng ta nghe đọc đã thấy gai người huống hồ cô Văn phải trực tiếp chấm điểm, những câu hỏi liên tiếp khiến cô cảm thấy như bị bức cung và phải phê vào bài: "Tôi biết rồi" để chứng tỏ thật ra ta đây biết hết ko phải đố.
)
Nhưng thậm chí có người còn nhầm giữa Chat và làm văn khi sử dụng nhũng kí hiệu lạ thường, ví du: "Trong tác phẩm BCS, phải chăng Hoàng Cầm...!!??". ?????? (no comment). Tác giả tình nghi có bạn đã dùng những dấu như
) để diễn tả niềm vui.
( để bày tỏ sự xúc động và thêm cả lời đề nghị hãy Đồ sát giặc Pháp của một số bạn say mê Cửu Long trong bài văn nhưng cô giáo đã ko nỡ tiết lộ ra.
Đề 2: "Anh hùng nhặt vợ" của Kim Dung:
Bài văn phân tích rất bình thường này tưởng như khó có thể có những câu chuyện bi hài nhưng như tuổi ten vẫn thường nói: Nothing is impossible". Lớp ta ko có thì lớp khác có.Với cách mở đầu như thế này của một bạn H1 thì khó trách sao cô Văn có vẻ phờ phạc hơn mọi khi sau khi chấm bài:"Chúng ta hãy cùng phân tích nhé". Vâng, kiểu viết tưởng như tuyệt chủng từ cấp 1 này lại hồi sinh trong bài văn của một bạn sắp đi thi tốt nghiệp lớp 12, một kiểu viết quá già, tuổi ten giờ đây phải viết là "Mình cùng phân tích nha" thì mới chính xác, dễ xương và làm bài văn uyển chuyển mềm mại hơn. Thật ra tác giả nghĩ bạn ko có gì sai chỉ tiếc là câu văn quá hiền, giờ muốn rủ ai làm gì đó, kể cả phân tích một bài văn đi chăng nữa thì ta phải dùng mẫu câu:"Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi phân tích" chẳng hạn.
)
)
Còn nhiều chi tiết và lời đồn đại xung quanh bài thi năm nay nhưng có lẽ đã là quá đủ và chúng ta hay cùng thương thức bài văn trên trước khi nó xuất hiện trên dân trí.zzzzz
*Lưu ý: những truyện trong bài chỉ là chém gió, hoặc lấy cảm hứng từ sự thật và tin đồn chứ ko phải có thật. Mọi sự trùng hợp về địa danh, con người đều ko tin được.