Hội người yêu sách

XXX ... hay không là tùy vào cảm nhận từng người thôi, thực ra đi vào tiểu thuyết hiện đại ngày nay thì nó cũng là một cái thường thấy rồi :-j

Quan trọng không phải là XXX hay không, mà quan trọng là mình đọc truyện hay đọc XXX ;))



Mua đi em, tiểu thuyết của Sidney Sheldon hay lắm :D

0:) 0:) 0:) truyện của bác Sid này đỉnh là ở chỗ đấy 0:) bác í có đề cập đến sex nhưng mà sex trong truyện chỉ là tình tiết phụ, tô điểm cho cốt truyện [=))] thôi :)

ông nhận bác này thik viết về pnữ ;)) em thik Sứ giả của thần chết lắm í <:p chuyện đấy giết ng` rất có lí, lại theo n` cách khác nhau 8-> đa dạng 8-> kết thúc bất ngờ nữa 8-> còn Âm mưu ngày tận thế thì khỏi fai? nói 0:)

@em Thu: thik truyện giết chóc hả ? đấy , đọc đi, ko những giết chóc mà con` rất nhân văn nữa [:))] chứ mà em chỉ thik chuyện giết ng` dã man, dài dòng ko có nội dung thì đọc Điệp viên của Chúa í :|
 
ghét cái thể loại truyện dài dằng dặc đọc chờ cái gì đấy hay hay mà đến chữ cuối cùng vẫn chả thấy đâu =))
rât chi là hãm :">
 
Hôm nay vừa mua và đọc xong Bí ẩn con chó lúc nửa đêm
Mấy truyện bây h thấy hay có nội dung hơi 'quái dị' là sao nhỉ :-/
 
trào lưu mới mà, đợi có thế chiến 3 lại đầy truyện chiến tranh ngay.
 
Hôm nay vừa mua và đọc xong Bí ẩn con chó lúc nửa đêm
Mấy truyện bây h thấy hay có nội dung hơi 'quái dị' là sao nhỉ :-/

chuyên con chó đấy quá hay 0:) bi h chuyện tâm lí mà hay như thế hơi bị hiếm đấy 8-> rất đơn giản mà sâu sắc :)>-
 
chuyên con chó đấy quá hay 0:) bi h chuyện tâm lí mà hay như thế hơi bị hiếm đấy 8-> rất đơn giản mà sâu sắc :)>-

Mình thấy chuyện về nhữhg diễn biến bất thường của tâm lý của con người bây giờ mới gọi là thời "hoàng kim" chứ >_< . Hồi xưa làm gì có ai chú ý đến đề tài này đâu.

Có rất nhiều sách bán rất chạy về chủ đề này, đặc biệt là sách của các tác giả Nhật như Murakami hay Yoshimnto Banana... :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
muốn đọc diễn biến tâm lý thì kiếm tiểu thuyết trinh thám phân tích hành vi ấy!
 
Mới vào đây đã thấy toàn super.
Bik ngay là có ông Hoàng
 
Mình thấy chuyện về nhữhg diễn biến bất thường của tâm lý của con người bây giờ mới gọi là thời "hoàng kim" chứ >_< . Hồi xưa làm gì có ai chú ý đến đề tài này đâu.

Có rất nhiều sách bán rất chạy về chủ đề này, đặc biệt là sách của các tác giả Nhật như Murakami hay Yoshimnto Banana... :)

Đồng ý với bạn Hương Ly . Đã có ai đọc Rừng Nauy của Murakami chưa ạ . Thật sự là mình ko hiểu tác giả nêu ra 1 loạt những " những diễn biến bất thường tâm lí " ,( như kiểu bị trầm cảm ) rồi tự tử, để nhằm mục đích gì nữa :s
 
Rừng Nauy của Hảuki Murakami à
Ông này viết nhiều đoạn hấp dẫn thật ;;)
 
Đọc mấy truyện kiểu này mình cảm giác như được nghe các tác phẩm thính fòng đương đại 8->
 
Công nhận :)) Gần đây có quyển " Địa ngục tầng thứ 19 " của Sái Tuấn là đi vào thể loại này đấy, có em nào đọc chưa ;))

Anh nhắc tới Sái Tuấn mới nhớ. Các tác gia Trung Quốc cũng "điên cuồng" trong thể loại "tâm lý huyền bí" ;)). >_<

Chuyện Trung Quốc em chưa đọc nhiều. Chủ yếu đọc Banana. :D
"Địa ngục tầng thứ 19" đọc giới thiệu mà thấy kinh dị quá ><. Anyway, em thích tiểu sử của ông tác giả :D

"Sái Tuấn lớn lên ở Thượng Hải. Hồi nhỏ ước mơ được trở thành chuyên gia vẽ bản đồ. Cũng đã suýt theo học Đại học Mỹ thuật. Sái Tuấn đam mê tiếng mẹ đẻ, rồi dần dần khẳng định tiếng Hán là thứ ngôn ngữ tuyệt mỹ trên đời, khát khao sáng tác tiểu thuyết thật sự đặc sắc dâng đời bằng thứ ngôn ngữ này. Sái Tuấn tự nhận mình là "Đứa con cưng của linh cảm", sống bằng linh cảm trời ban cho, anh cũng thường lo rằng ‘bộ não của mình sẽ bỗng nhiên nổ tung vì vô số linh cảm bất chợt nảy sinh".

Bắt đầu viết tiểu thuyết năm 22 tuổi, cùng năm đó được nhận "Giải thưởng văn học trẻ Cúp Bertelsman - văn học nhân dân". Năm 2001, bộ tiểu thuyết trường thiên kinh dị "Vi-rút" ngạo nghễ ra đời, cũng từ đó tác giả không ngừng ngao du trong cõi tâm lý huyền bí, mải mê trong sáng tác. Đã in: các bộ tiểu thuyết trường thiên "Mắt mèo", "Quán trọ U Linh', "Chung cư thôn vắng"... Trong đó, tiểu thuyết trường thiên "Nguyền rủa' đã được dựng thành phim truyền hình với tên gọi "Đoạn Hồn Lâu Lan".

Sái Tuấn là một kỳ tài, bằng vào trí tưởng tượng phi thường và tư duy logic chặt chẽ nghiêm ngặt, đã nỗ lực sáng tạo nên thể loại "tiểu thuyết kinh dị" của riêng đất nước Trung Quốc. Tiểu thuyết kinh dị của Sái Tuấn đã giải phẫu phân tích sâu sắc sự giao thoa giữa lịch sử và thực tế, giữa tình yêu và sự kinh dị, giữa huyền hoặc và suy diễn, mà vẫn thấm đậm chất nhân văn xuyên suốt đông tây, tìm tòi những mệnh đề sâu xa bên ngoài sự kinh hãi, thể hiện một năng lực tiềm tàng theo kịp những bậc thầy như Stephen King, Anfred Hitcoke
. "

Nhắc tới "linh cảm" và "sự nổ tung vì linh cảm" khiến mình nghĩ ngay tới cậu bé Yoshio trong Amrita - một cậu bé rất dễ thương :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc Rừng nauy cứ thấy thường thường sao ấy :|
tình cảm thắm thiết thì chả tới
cảnh nóng thật ra cũng bình thường :|
chả thấy có gì đặc biết 8->
 
Nói chung, trào lưu hiện nay là đi sâu vào tâm lý (sâu cực kỳ sâu, người Pháp siêu món này lắm) và "đưa chuyện phòng the ra mặt giấy, đem rao cái đó để bán hàng" mà. Trước đây, người ta chỉ viết đến chỗ 2 nhân vật vào phòng là hết ( như trong "3 người lính ngự lâm" cũng có đấy, một tác phẩm cổ điển).
Còn có người không hiểu ý của các tác giả hả? Nếu thích khó hiểu thì tìm đọc cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng "Solaris" của Stanilav Lem ấy. Chắc là phải biết Lem chứ, Verne của TK 20 mà, nhà văn vĩ đại nhất của Ba Lan. Trong "Solaris", nếu bỏ qua các kiến thức khoa học đẳng cấp cao ( không nên cố hiểu chỗ này vì chắc chắn sẽ không hiểu! ) thì phần còn lại ( hàng tá lớp nghĩa chồng chồng chất chất ) cũng đủ phê rồi. Cho nên ở một số nơi, các tác phẩm của Lem là tài liệu học tập đối với sinh viên khoa triết. Có ai đọc Saint Esupery chưa, "Hoàng tử bé" với "Cõi người ta" đó mà. Siêu khó hiểu! Mỏng dính mà mình đọc đi đọc lại cũng không hiểu gì. Thế mà họ lại in dành cho trẻ con đọc. Bó tay!

@MR: đề nghị chú không đá xoáy người lương thiện như anh. Anh đây vốn thật thà, ngây thơ, thẳng thắn, trung thực. Chú bơm hỏng làm anh "lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa". Đừng thấy anh hiền mà bắt nạt kẻo anh "xẻ thịt lột da, nuốt gan uống máu" đó. Anh cũng đổi chữ ký luôn để chú thấy quan điểm của anh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Hoàng tử bé" :x cực nổi tiếng :D nhưng...chưa đọc >_< :))
Mình mới xem phim "the little princess" ;))
 
xem có hiểu không bạn hiền? Tớ cũng xem rồi và cho rằng các bé em sẽ hiểu theo nghĩa đơn thuần nhất, tớ không hỉu:D .Tóm lại, bông hoa, con cừu, con rắn rồi những người lớn kỳ quặc là ý gì? Vì sao chú bé nói với người phi công:" Ông lại cũng giống những người lớn mất rồi!". Người ta bình:""Hoàng tử bé" thể hiện nỗi đau tư tưởng của nhà văn và mong ước không nguôi của ông vào lòng nhân ái, vào tình yêu thương của con người với con người", đọc mãi chả hiểu nổi 20%.
 
này quyển Rừng nauy ý mình nghe kể xong ghê chả dám đọc :)) thấy bảo tả nhiều cảnh ...nó thật và hấp dẫn lắm :)) ghê quá :))
 
tớ chưa đọc nhưng không biết có ghê hơn Sidney Sheldon không?
Mà có ai đọc truyện ngắn Marcel Ayme chưa? Hay lắm đấy! Dành cho người từ 7 tuổi đến 77 tuổi, nhiều lớp nghĩa khác nhau.
 
Back
Bên trên