Học sinh đang hoàn toàn “mù” lịch sử

Nguyễn Minh Trung
(Nguyen Minh Trung)

New Member
Dạo này báo chí nói nhiều về việc này quá, hôm nay tình cờ đọc bài này trên báo Tuổi trẻ, post lên thảo luận cùng với mọi người ?

Đây là bài báo:

(Dân trí) Quá nhiều điểm 1, 2 môn Lịch sử trong kì thi đại học vừa qua. Các GS, các giảng viên môn Lịch sử kêu trời. Các phương tiện thông tin đại chúng nóng ran...Kết quả thi thì phản ánh như vậy nhưng lý do thì sao? Hãy thử thâm nhập.

Những bộ nhớ đầy xáo trộn

Học sinh bây giờ nắm lịch sử một cách "lơ mơ" và "lung tùng phèo" lắm - một người bạn dạy lịch sử đã nói với tôi. Nhiều người khác cũng đã nói tương tự như vậy, nhưng nếu tin ngay thì e rằng vẫn có gì đó như là "bắc chõ nghe hơi".

Cách cũ rích vẫn là thử một vài cuộc đối thoại nho nhỏ về lịch sử. Không khó như hình dung ban đầu, đa số các em học sinh đều vui lòng nhận lời và tỏ ra rất hợp tác trong đối thoại...

Khi được hỏi Hồ Quí Ly là nhân vật thuộc thời kì lịch sử nào, học sinh Thanh Hương, trường THPT Kim Liên (Hà Nội) ngập ngừng một lát: "Thời Nguyễn thì phải". Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2, 3 do vị tướng nào chỉ huy? "Lý Thường Kiệt". Nước Vạn Xuân do ai lập ra? "Em không biết"...

Đành rằng những nội dung này nằm trong chương trình học của những năm trước nên có thể thời gian đã "giúp sức" cho sự quên lãng nhưng ngay cả khi hỏi Lịch sử lớp 10 có những nội dung gì, học về thời kì nào thì học sinh này cũng không nhớ nổi. Thậm chí, câu hỏi cuộc Cách mạng tư sản nào mở ra thời Cận đại của lịch sử thế giới, cũng chỉ nhận được cái lắc đầu...

Hỏi tiếp đến học sinh Trần Vũ Công, lớp 12 về vị vua đầu tiên và vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, học sinh này xin hoãn binh: "Để em nghĩ một lúc, chắc sẽ nhớ ra". Sau một hồi lâu vò đầu bứt tai, Công đề nghị "chuyển". "Lịch sử dài, lan man quá... làm sao chúng em nhớ nổi. Bây giờ ai cũng học thực dụng, học những môn mình sẽ thi đại học thôi. Cứ chứa nhiều thứ vào bộ nhớ sẽ nặng đầu".

Rời trường THPT Kim Liên, chúng tôi tìm đến ngôi trường mang tên một nhân vật lịch sử: trường THPT Phan Đình Phùng. Tại đây, học sinh Tuấn Đức lớp 12 đã cho chúng tôi một cuộc trò chuyện đầy "xáo trộn" về lịch sử.

Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế? "Nghe quen quá... nhưng em nghĩ không ra". Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? "Một ông nào đó, đã chết". Quá bất ngờ, chúng tôi đặt ra một câu hỏi ngược lại với câu trên: Phan Đình Phùng là ai? Câu trả lời còn gây bất ngờ hơn nữa: "là người giúp sức cho Trần Quốc Tuấn".

Một sự xê dịch tới 5 thế kỉ. Cũng không có gì là lạ khi Đức tiếp tục trả lời vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là Nguyễn Huệ, vị vua cuối cùng của triều này là Hàm Nghi. Khi được hỏi tại sao những nội dung trên vừa được học trong chương trình lịch sử lớp 11 mà vẫn trả lời sai, học sinh này hồn nhiên đáp lại: "chúng em học xong cách đây những... hai tháng".

Vậy nhưng, khi chúng tôi chuyển sang câu hỏi về vua Càn Long của Trung Quốc, học sinh này "phủ đầu" luôn: "Em còn biết rõ cả bố của vua Càn Long là Khang Hy". Trong khi đó, học sinh có tên Trần Công Tâm, dè dặt cho rằng mình chỉ nhớ mang máng về lịch sử.

Cứ như vậy, có tới 4/6 học sinh được hỏi đã "tắc" trước câu hỏi về lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê mà tên của ông được viết rất to trên một tấm biển ngay ngắn trước cổng ngôi trường các em đang học.

Các thầy cũng muốn kêu

Biết chắc rằng, nếu tiếp tục theo đuổi những cuộc đối thoại như trên thì kết quả thu được cũng na ná như nhau, chúng tôi bèn tìm đến kêu với những người thầy dạy lịch sử ở phổ thông. Thầy Nguyễn Đình Huy, nguyên trưởng bộ môn lịch sử trường THPT Hà Nội- Amsterdam, từng có thâm niên 40 năm đứng trên bục giảng tỏ ra rất buồn khi dân ta không biết sử ta như vậy.

Thầy Huy thừa nhận, đa số học sinh quan niệm môn Sử chỉ cần học thuộc không cần đầu tư suy nghĩ, nên chỉ đầu tư cho các môn khó như Toán, Lí, Hoá, Ngoại Ngữ... Số đông học sinh có học lực trung bình nên việc làm bài tập các môn khó đã "choán" hết thời gian, không còn "khoảng trống" cho môn Lịch sử. Trang thiết bị thiếu thốn cũng góp phần làm các bài lịch sử nghèo nàn, không hấp dẫn học sinh.

Ví như, cả trường Am chỉ có 2-3 băng hình về Cách mạng tư sản Pháp, trong khi không hề có một băng hình nào về lịch sử Việt Nam. Nhưng giả sử có băng hình thì cũng không dễ sử dụng vì chỉ dạy nội dung trong SGK cũng đã thấy thiếu thời gian...

Cô Nguyễn Thị Kim, trường THPT Kim Liên cũng bức xúc về SGK: "Theo tôi, cần phải xem lại SGK. Cách viết, trình bày SGK của ta chưa thể hiện là một hệ thống và kiến thức trong đó quá nặng. Trong các tiết học, cô và trò phải cùng bơi mà nhiều khi vẫn không tới... bờ.

Kiến thức nhiều quá khiến học sinh học lịch sử cứ rối bù lên. Theo tôi, những người viết sách Lịch sử nên bỏ thời gian xuống trường thử dạy xem trong khoảng thời gian một tiết học, có thể truyền đạt được bao nhiêu kiến thức, vận dụng phương pháp như thế nào để đạt được hiệu quả bài giảng cao nhất và tốt nhất cho học sinh."...

Còn nhớ, tại một cuộc trao đổi giữa lãnh đạo Bộ GD- ĐT với các nhà khoa học cách đây chưa lâu, GS sử học Phan Huy Lê đã thẳng thắn cho rằng: "Lịch sử trong SGK của chúng ta là lịch sử của người lớn thu nhỏ, bắt trẻ con học". Theo ông, chúng ta chưa có hình thức thể hiện sinh động những nội dung lịch sử cho phù hợp với lứa tuổi, khiến lịch sử được học trở thành mớ kiến thức nặng nề, khô cứng với học trò.
________________________________________________________​


Vừa đọc vừa thử trả lời mấy câu hỏi trên, kết quả trong đầu hiện ra thế này:

1. Hồ Quí Ly là nhân vật thuộc thời kì lịch sử nào ? Cuối nhà Trần, tể tướng cuối cùng của nhà Trần, đã phế vua Trần tự phong vương và công trình còn để lại đến ngày nay là thành nhà Hồ nổi tiếng ở đất Thanh Hóa. Đây là người mà sử học hiện đại đánh gia cao về những cái cải cách đi trước thời đại như dùng tiền giấy ..(và vì thế mà cải cách của ông không thành công). Quãng cuối / đầu 1400.

2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2, 3 do vị tướng nào chỉ huy? Trần Hưng Đạo. Cuộc chiến lần 1 do vua đầu tiên của nhà Trần + tể tướng Trần Thủ Độ, lúc đó Trần Hưng Đạo mới chỉ là 1 tướng trẻ. Quãng 1200.

3. Nước Vạn Xuân do ai lập ra ? Đinh Tiên Hoàng, dẹp loạn 12 sứ quân, quê ở Hoa Lư. Quãng giữa 1000-1100.

4. Cuộc Cách mạng tư sản nào mở ra thời Cận đại của lịch sử thế giới ? Cách mạng Tư sản Anh, quãng 1650.

5. Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế? Không thể tin là mình không nhớ nổi .

6. Phan Đình Phùng là ai? Vị quan văn thời nhà Nguyễn, có liên quan tới chiếu Cần vương, khởi nghĩa Hương Khê chống Pháp.

7. vị vua đầu tiên của triều Nguyễn - vị vua cuối cùng của triều này ? Nguyễn Ánh - cõng rắn cắn gà nhà - nhiều lần bị Quang Trung Nguyễn Huệ đánh cho tan tác, chỉ khi Quang Trung mất đi, cầu cứu quân Pháp mới thắng đc nhà Tây Sơn. Vị cuối cùng là Bảo Đại - vua bù nhìn - trước 45 và từ 46-54, đã từng được mời vào Quốc hội từ 45-46, sau 54 lưu vong ở Pháp.

Sau khi tra lại trên mạng thì kq là:

1. Đúng - năm đúng là quãng 1400.
2. Cũng tạm. Nhà Trần thành lập năm 1225 (vua Trần Thái Tông), kháng chiến Nguyên Mông lần 1 là 1258, lần 2 là 1285 và lần 3 là 1287.
3. Sai :(.
Wikipedia tiếng Việt đã viết:
Tổ chức quốc gia của nhà nước Vạn XuânLý Bí sau khi tiêu diệt quân nhà Lương năm 554, dựng nước Vạn Xuân, lấy hiệu là Lý Nam Đế, kinh đô ở miền cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có hai ban văn võ. Người đứng đầu ban văn lúc đó là Tinh Thiều, người đứng đầu ban võ là Phạm Tu. Nước Vạn Xuân chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, nên cách tổ chức chi tiết không được ghi chép đầy đủ.

4. Sai :((, cách mạng tư sản Hà Lan, tí ra nhảy sông Hồng :((
5. Đề Thám :(( đập đầu xuốngđất mà chết thôi :((
6.
Phan Đình Phùng mất đi, cuộc khởi nghĩa cũng kết thúc. Song, cuộc khởi nghĩa Hương Khê xứng đáng là đỉnh cao của phong trào Cần Vương. Đây cũng là thời điểm kết thúc sứ mạng lãnh đạo của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam chống Pháp.
, cũng tạm.

7.
Nhà Nguyễn là
triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và chấm dứt khi vua Bảo Đạithoái vị vào năm 1945 – tổng cộng là 143 năm.
cũng tạm.

Có lẽ mọi người cũng thử kiểm tra lại kiến thức của mình như thế, xem có đúng chúng ta đáng bị phê phán không. Mình vẫn đang tự hỏi xem môn Sử cần phải dạy kiểu gì, và kiến thức Sử trong đầu học sinh ở mức nào là có thể chấp nhận được. Mình tin là số người chỉ trả lời được 4/7 chắc nhiều phết đấy ;).
 
À à, vụ này xem ra là có tương lai.

Chú Trung cho anh hỏi, học lịch sử để làm gì ? Có kiến thức về lịch sử Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho thanh niên bây giờ ?

Mấy câu hỏi, trả lời off hand, anh chịu, nhưng google thì anh đúng cả thảy, chả sai phát nào, kinh không ?

Anh thấy, mỗi có nhân có những nhu cầu sở thích và khả năng riêng, chả việc gì phải áp đặt những chuẩn mực của mình vào người khác cả. Có thể anh chả biết gì về lịch sử Việt Nam, nhưng anh vẫn có thể ngửng cao đầu hơn khối thằng 10 điểm tốt nghiệp Sử bởi đơn giản anh tôn thờ những giá trị khác nó (theo hệ qui chiếu của anh), hoặc đơn giản nữa là anh có nhiều tiền hơn chúng nó (theo hệ qui chiếu của xã hội loài người)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồi thầy Huy dạy em, em có thể thuộc ngay bài trên lớp. Thậm chí bây giờ em còn nhớ bài thầy nói về thời kỳ "ăn lông ở lỗ". Nhưng thầy dạy chậm đến độ hết năm bọn em mới hòm hòm nửa quyển. Còn lại về tự học mà đi thi.

Sau này lên lớp 11 và 12 thì học cô Hạnh. Cũng hay. Nhưng vẫn cảm thấy quá nhanh. Bài vừa học buổi trước, buổi sau nhiều khi không thể nhớ nổi mình đã học bài gì. Hì. Rút ra: để tiếp thu tốt lịch sử thì không thể 1 bài/45' được.

À mà bố Càn Long là Ung Chính chứ có phải Khang Hy đâu. Nhưng dân mình cứ bảo là thuộc sử Tàu hơn sử ta nhưng không phải. Giỏi lắm thì biết được 3 ông này, Tần Thủy Hoàng. Rồi còn ai mà hay được làm phim nữa.
 
Khanh Nguyễn đã viết:
À à, vụ này xem ra là có tương lai.

Chú Trung cho anh hỏi, học lịch sử để làm gì ? Có kiến thức về lịch sử Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho thanh niên bây giờ ?

Mấy câu hỏi, trả lời off hand, anh chịu, nhưng google thì anh đúng cả thảy, chả sai phát nào, kinh không ?

Anh thấy, mỗi có nhân có những nhu cầu sở thích và khả năng riêng, chả việc gì phải áp đặt những chuẩn mực của mình vào người khác cả. Có thể anh chả biết gì về lịch sử Việt Nam, nhưng anh vẫn có thể ngửng cao đầu hơn khối thằng 10 điểm tốt nghiệp Sử bởi đơn giản anh tôn thờ những giá trị khác nó (theo hệ qui chiếu của anh), hoặc đơn giản nữa là anh có nhiều tiền hơn chúng nó (theo hệ qui chiếu của xã hội loài người)
Em ko nghĩ như anh , đó là một trong những tư tưởng sai lầm về môn này. Đành rằng ai cũng có sở thích về một môn nào đó nhưng nếu giành một ít thời gian, dù chỉ là một khoảng thời gian nhỏ so với anh học toán, lý, hóa thì anh vẫn có thể nhở được những mốc quan trọng trong lịch sử nước nhà :)>- Ở đây chẳng có ai nói về chuyện ngửng cao đầu với ai hết, em thấy là người Việt Nam mà ko biết sử VN thì ko ổn ;) Nếu ko biết, anh ko có chút tự hào dân tộc nào, ko có chút tự hào mình là người VN hay sao ??? :)
Học lịch sử cũng để giúp ích học các môn khác nữa, học để hoàn thiện mình, chứ ko phải toán, lý, hóa là tất cả thế giới đâu. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khanh Nguyễn đã viết:
À à, vụ này xem ra là có tương lai.

Chú Trung cho anh hỏi, học lịch sử để làm gì ? Có kiến thức về lịch sử Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho thanh niên bây giờ ?

Mấy câu hỏi, trả lời off hand, anh chịu, nhưng google thì anh đúng cả thảy, chả sai phát nào, kinh không ?

Anh thấy, mỗi có nhân có những nhu cầu sở thích và khả năng riêng, chả việc gì phải áp đặt những chuẩn mực của mình vào người khác cả. Có thể anh chả biết gì về lịch sử Việt Nam, nhưng anh vẫn có thể ngửng cao đầu hơn khối thằng 10 điểm tốt nghiệp Sử bởi đơn giản anh tôn thờ những giá trị khác nó (theo hệ qui chiếu của anh), hoặc đơn giản nữa là anh có nhiều tiền hơn chúng nó (theo hệ qui chiếu của xã hội loài người)
Em cho anh hỏi: em có phải là người Việt Nam không? Em có mang dòng máu Việt trong huyết quản của mình không mà nói như vậy?

Đây không phải vấn đề điểm số! Học lịch sử Việt Nam để thấy tự hào về dân tộc Việt Nam, để sống có trách nhiệm hơn, xứng đáng với dòng máu Việt Nam, để biết được giá trị của chính mình khi là người Việt Nam, để có thể ngẩng cao đầu khi nói rằng: "Tôi là người Việt Nam"! (Anh luôn ngẩng cao đầu khi nói câu đó, chứ không phải khi nói "tôi có 1 tỷ USD/euro")!

Có dân tộc nào bị chó Khựa đô hộ hơn 1000 năm còn giữ được bản sắc của chính mình không? Có dân tộc nào đánh đuổi được đạo quân thiện chiến nhất thế giới Nguyên Mông đến 3 lần ra khỏi bờ cõi không? Có dân tộc nào với trang bị thiếu thốn đã thắng được những đội quân hùng mạnh với trang bị hiện đại từ hai đế quốc hàng đầu Pháp, Mỹ không? Có trận thủy chiến nào độc đáo như Bạch Đằng Giang không? ...

Lịch sử là những cái đã qua, nhưng là một phần của dân tộc, của con người Việt Nam. Hi vọng em không thiếu phần đó!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khanh Nguyễn đã viết:
À à, vụ này xem ra là có tương lai.

Chú Trung cho anh hỏi, học lịch sử để làm gì ? Có kiến thức về lịch sử Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho thanh niên bây giờ ?

Mấy câu hỏi, trả lời off hand, anh chịu, nhưng google thì anh đúng cả thảy, chả sai phát nào, kinh không ?

Anh thấy, mỗi có nhân có những nhu cầu sở thích và khả năng riêng, chả việc gì phải áp đặt những chuẩn mực của mình vào người khác cả. Có thể anh chả biết gì về lịch sử Việt Nam, nhưng anh vẫn có thể ngửng cao đầu hơn khối thằng 10 điểm tốt nghiệp Sử bởi đơn giản anh tôn thờ những giá trị khác nó (theo hệ qui chiếu của anh), hoặc đơn giản nữa là anh có nhiều tiền hơn chúng nó (theo hệ qui chiếu của xã hội loài người)
Nhắc chú nghe một câu của cô Trần Nga nhá "Nếu anh bắn 1 viên đạn súng lục vào quá khứ, tương lai sẽ nã anh bằng một viên đại bác", vẫn còn nhớ chứ ? Hiện tại của con người được dựng lên bởi quá khứ, cũng giống như thành công xây dựng trên thất bại vậy, mỗi con người sống trong một cộng đồng của mình, cộng đồng ấy chính là dân tộc, thế nên quá khứ của của con người rộng ra thành lịch sử của dân tộc. Con người chạy theo lợi ích cá nhân, nhưng tựu chung cũng phải phục vụ cho lợi ích của dân tộc là cái cao nhất, từ đó mà suy ra không được quên quá khứ, nguồn cội của mình, hiểu theo mọi thứ nghĩa thì quay lại thành không được quên lịch sử dân tộc. Nói chú có hiểu không ?

Nhưng anh nói thế không có nghĩa là anh muốn đi theo cái hệ quy chiếu hủ lậu của mấy quyển sgk. Anh không cần chú nhớ tất cả những ngày / tháng / năm mà sgk đưa ra, giờ mày chỉ cần vẽ được biểu đồ các triều đại Việt Nam xếp theo thứ tự thời gian, ghi được các quãng thời gian tương đối, nhớ được vài sự kiện tiêu biểu trong các thời kỳ, tên các nhân vật nổi tiếng, ý nghĩa của các sự kiện / đóng góp cho dân tộc của các cụ danh tiếng là tốt lắm rồi, mà thế là đủ. Khi nào được như thế thì phone cho anh, lúc đó may ra chú mới được mọi ngừoi tôn trọng. Mà anh thấy chú lạ nhỉ ? Mình là thằng có học, mà những thằng có học không lôi tiền ra để đo cái gọi là "ngửng cao đầu". Thằng chột làm vua xứ mù, dù chú có ngẩng cao đầu khi cầm 1 tỷ USD đi vào 1 cái chợ mà bị một ông giáo sư khinh thì vứt, mà người có học, họ biết mày là dân Việt Nam mà không dám nhận mình là Việt Nam, đek biết sử Việt Nam thì họ khinh lắm, anh nói thật.

Túm lại là anh khuyên chú nên tự kiểm điểm lại mình, anh gợi ý là không xem phim ảnh xxx trong 1 tháng chẳng hạn. Và thay vì ra ngoài đường lao động công ích trong 1 tuần, hàng ngày chú có thể copy and paste các thông tin lịch sử của mình vào vi.wikipedia, sống thế là có tâm đấy, đời không bạc kẻ có tâm đâu.

Hồi thầy Huy dạy em, em có thể thuộc ngay bài trên lớp. Thậm chí bây giờ em còn nhớ bài thầy nói về thời kỳ "ăn lông ở lỗ". Nhưng thầy dạy chậm đến độ hết năm bọn em mới hòm hòm nửa quyển. Còn lại về tự học mà đi thi.
Anh học thầy Huy 2 năm, lớp 10 và 12. Với thầy chưa bao giờ tìm được dù chỉ 1 chữ "chán" cả. Hồi lớp 12, học đến phần Trung Đông, nhờ xem thời sự thường xuyên mà anh thoát bài kiểm tra miệng (chưa học bài nên các số liệu quên sạch :))).:)>-
 
Vấn đề ở đây có lẽ là cách truyền đạt kiến thức thôi. Sử Tàu dễ nhớ vì nó gắn với các thể loại: 1. phim: từ phim hay đến phim 3 xu; 2. truyện lịch sử / dã sử / tiểu thuyết lịch sử...

Chắc ai cũng đã đọc "Tam quốc diễn nghĩa", hay xem phim "Thái Bình thiên quốc", đọc xong, xem xong chắc nhớ nhiều hơn là ngồi gạo mấy quyển sách lịch sử khô như ngói của bộ GD (tất nhiên vẫn có người thích - ví dụ như tôi chẳng hạn, nhưng cũng tùy đoạn thôi!). Lịch sử Việt Nam hoành tráng như thế, nếu có cách dạy hay tạo cho học sinh hứng thú thì sẽ rất tốt. Các nhà văn cũng nên viết các loại tiểu thuyết lịch sử (như quyển "Hồ Quý Ly" chẳng hạn) hoặc thậm chí truyện tranh (cái này nghe hấp dẫn!). H/s sẽ đọc truyện mà tự nhiên nắm được sử! Với lại chắc phải giảm tải các môn khác, chứ không thì chả có thời gian mà sử sách gì! "Chơi mà học" vô cùng hiệu quả và thú vị!

Làm phim về lịch sử cũng tốt, nhưng phải nghiêm túc trong từng chi tiết: ví dụ all film về lịch sử của VN đều cho d/viên mặc áo the, đóng khăn theo fashion ở thời Nguyễn (có phải không nhể?), trong khi vd như thời Trần mốt là xăm mình, đầu cạo trọc (ai kiểm tra hộ cái!). Kịch bản cũng phải được chau chuốt cẩn thận, hợp lý: vd trong film gì đó không nhớ nữa, ông Đề Thám chỉ huy khởi nghĩa Yên Thế mà chỉ có mỗi việc cầm đồng hồ để xem giờ rồi đực mặt ra --> hiểu sai lịch sử. Cũng nên đầu tư vật chất cho làm phim một chút, ví dụ kiểu làm phim của ta về cuộc kháng chiến của Đại Việt chống Nguyên Mông thì dễ mỗi bên có được độ 5 con ngựa vừa còi vừa lùn lắm, sẽ rất buồn cười, phản cảm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thôi nào, các bác của em đừng có Việt Nam nữa đi, cứ lôi chuyện yêu nước, quí quê hương tự hào dân tộc ra hô hào mãi, trẻ con nó vừa vừa thôi. Khủng bố đang cao trào xung đột tôn giáo đang lên cao mà các bác vẫn duy tâm như thế, có ngày mất nước, em thật.

Trước hết, để em phân tích những con số mà đài báo đưa ra. Phải nhìn vào yếu tố con người các bác ạ, bọn học sinh chọn thi môn Sử trong kì thi đại học, nói chung, anh xin lỗi, toàn bọn dốt, không có khả năng giải Toán, làm Lý Hóa thì chọn thi Sử và cái khối bỏ mẹ gì của nó vì nếu may mắn quay được thì còn có cửa làm sinh viên. Đơn giản thế thôi, bọn nhà báo ăn tục bốc phét hay dùng thống kê để lòe thiên hạ và các bác, chứ bọn biết nghĩ một tí như em, thì lại khác, phỏng ạ.

Về chuyện lịch sử Việt Nam, hiểu biết thì tốt, không hiểu biết thì cũng chẳng có tội gì. Việt Nam không nghèo vì các bác không biết lịch sử đâu.

Mới lại, các bác em có tự hào thì cũng tự hào vừa vừa thôi, chứ mấy năm nữa lên máy bay bước ra khỏi lũy tre làng lại giật mình vì những niềm tin bị sụp đổ thì thương lắm. Hồi xưa, em cứ tưởng chùa một cột cao lắm, tháp bút nhà mình oách lắm, nhưng hóa ra không phải. Chùa một cột đúng là có một cột thật, nhưng cột to hơn cả chùa. Tháp Bút thì chả cao bằng cái nhà ba tầng, gọi là tháp mà không thấy nhục. À, còn cái cố đô nhà mình, đặt vào Thiên An Môn, người không biết thì thế nào cũng nhầm thành cái WC. Tóm lại, phải biết mình chui ra từ đâu thì mới gọi là yêu nước các bác em ạ.
 
Khanh Nguyễn đã viết:
Trước hết, để em phân tích những con số mà đài báo đưa ra. Phải nhìn vào yếu tố con người các bác ạ, bọn học sinh chọn thi môn Sử trong kì thi đại học, nói chung, anh xin lỗi, toàn bọn dốt, không có khả năng giải Toán, làm Lý Hóa thì chọn thi Sử và cái khối bỏ mẹ gì của nó vì nếu may mắn quay được thì còn có cửa làm sinh viên. Đơn giản thế thôi, bọn nhà báo ăn tục bốc phét hay dùng thống kê để lòe thiên hạ và các bác, chứ bọn biết nghĩ một tí như em, thì lại khác, phỏng ạ.
Ô hay, có ai nói gì về chuyện thi ĐH môn sử đâu mà em lôi những chuyện này ra? Học sử, đọc sử, tìm hiểu sử khác với thi ĐH môn sử chứ?
Khanh Nguyễn đã viết:
Mới lại, các bác em có tự hào thì cũng tự hào vừa vừa thôi, chứ mấy năm nữa lên máy bay bước ra khỏi lũy tre làng lại giật mình vì những niềm tin bị sụp đổ thì thương lắm. Hồi xưa, em cứ tưởng chùa một cột cao lắm, tháp bút nhà mình oách lắm, nhưng hóa ra không phải. Chùa một cột đúng là có một cột thật, nhưng cột to hơn cả chùa. Tháp Bút thì chả cao bằng cái nhà ba tầng, gọi là tháp mà không thấy nhục. À, còn cái cố đô nhà mình, đặt vào Thiên An Môn, người không biết thì thế nào cũng nhầm thành cái WC. Tóm lại, phải biết mình chui ra từ đâu thì mới gọi là yêu nước các bác em ạ.
Xin lỗi em, ở VN này ối người đi nước ngoài nhiều gấp tỉ lần em, người ta cũng chưa giở cái giọng ấy ra! Theo em thì em "chui từ đâu ra"?
Em thật sự không hiểu anh và Trung nói gì à?
 
Hô hô, tsb cái thằng Khanh hóng hớt, các bác tha cho nó, em nó ngu dại, để em dạy bảo nó, thằng này đáng giết.
Bảo là học sinh việt nam dốt lịch sử, cũng chỉ bởi vì các bố lười đọc kinh niên thôi, chẳng có nguyên nhân nào khác.
 
Cái vấn đề này em cũng thấy từ lâu rồi :(, mà chính tử bản thân suy ra, thế mới buồn :(. Ngồi nghe bố với các chú nói chuyện lịch sử mà chả biết cái gì :|. Rồi thấy chả hiểu sao sử Mĩ nhớ cũng kha khá (mấy cái học ở lớp thôi :D), mà sử VN ngu thế :|. Điểm ở lớp thì cao, nhưng học xong năm hỏi thì chả nhớ gì :(.
7 câu kia, có mỗi câu 2 với câu 7 là trả lời được kha khá (căn bản "thần tượng" Nguyễn Huệ với THD) câu 1 thì có nhớ mang máng HQL là ai, no more, câu 3 chịu, câu 4 đoán bừa -> sai, câu 5 :|, câu 6 ... khởi nghĩa Hương Khê :|,
Mà mấy cái này nhớ tí, chứ nhắc đến mấy lần chiến tranh gần đây chắc còn tịt nữa :| (chắc tại ko học ở VN 3 năm 5,6,7 và 12 và ko đọc sách sử ở ngoài :()
Học ở trường thì toàn kiểu học vẹt, nhồi nhét để được điểm rồi hết năm la fqueen.
Công nhận thầy Huy dậy cực hay, nhưng học thấy chắc được 6,7 điểm thi mất :|, phần đầu chắc thuộc phần sau chưa học đến.

Còn bác Khanh Nguyễn thì đi đến đâu là cũng phải ăn nói ngu si để người khác chửi cho là sao :|, em ek hiểu gì cả :|. Phải thằng Hiếu nó còn post bài ở đây nó cũng vào chửi cho ko kịp ho he gì. Chán chuyện chả thèm nói. Lúc nào cũng có một bác nhận sẽ về dạy bảo mà sao vẫn chứng nào tật nấy.
 
Các chú đợi anh một lúc, anh đang giết nhím, giết xong thì sẽ vào hấp diêm từng chú một, nhất là chú Minh, anh hấp cả trên mạng lẫn trong game.
 
:|, thôi anh cứ đi hấp diêm nhím đi :|
 
Thực sự mà nói thì em rất chán môn Sư, có lẽ là vì kiến thức quá nhìu. ?Nhưng trong thâm tâm, em vẫn muốn mình là người giỏi Sử, kiến thức uyên thâm, hỏi gì bít nấy! Trường mình không có lớp chuyên Sử nhỉ?
 
Không thích lạc đề nhưng anh thấy khá buồn cười cho cái luận điểm "Phải xét lại hoàn toàn ý nghĩa của cuộc chiến tranh với Hoa kỳ (mà thực chất là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn)" của chú.
Mà chú nghĩ sử chống + thì khách quan còn sử + là nhồi sọ à. Hơ hơ.
 
Thực ra sử nước nào mà chẳng cố nhồi tí tự hào dân tộc vào. Chả thể mà sách Sử của Nhật bị chỉ trích đầy ra đấy thôi.
Nhưng em thích nó thật thật một tí. Chứ không đến lúc nghe những chuyện thật choáng lắm. Như nghe chuyện VC vào Huế rồi giết nhiều người làm quan lại trong triều. Ác.
 
Chẳng có SGK của nước nào viết đúng sự thật hết. Quan trọng là khi tìm hiểu phải sử dụng cái đầu của mình thế nào.
 
ồi giời, cuối cùng lại quay về việc chỉ trích sách giáo khoa va hò nhau động não , mệt!
 
Khanh Nguyễn đã viết:
À à, vụ này xem ra là có tương lai.

Chú Trung cho anh hỏi, học lịch sử để làm gì ? Có kiến thức về lịch sử Việt Nam mang lại những lợi ích gì cho thanh niên bây giờ ?

Anh thấy, mỗi có nhân có những nhu cầu sở thích và khả năng riêng, chả việc gì phải áp đặt những chuẩn mực của mình vào người khác cả.
hơ hơ, em thấy cái việc này ko đơn giản là biết lịch sử, giỏi lịch sử hay có chịu học lịch sử hay ko, mà nó còn liên quan tới vấn đề kiến thức của mỗi con người. Em nghĩ có những "hiểu biết tối thiểu" về lịch sử chả cần phải tinh thông sử sách rõ ràng quá, hoặc là cứ phải ôm khư khư quyển lịch sử và học thuộc lòng thì mới biết, cái chính là cá nhân có biết tự tiếp thu kiến thức cho mình ko, nghe đài báo, đọc sách vở ko thôi cũng có thể nhập tâm dễ dàng được.
Còn học lịch sử để làm gì á, lợi ích gì á, thì theo em nếu ko học lịch sủ chắc thế hệ con em tụi mình chắc cũng chẳng biết tại sao giữa hà nội lại chềnh ềnh cái xác máy bay B52 vô lý thế, hoặc tại sao ông cha mình xa xưa lại đi lập mấy cái đền ghi công ba cái lão vớ vẩn nào đó mình ko biết nguồn gốc ra sao ? đầu óc chúng ta rộng rãi, sáng sủa và còn nhiều chỗ trống lắm, tranh thủ học thêm, biết thêm tí nào tốt tí ấy chứ :)>-
Chuyện "sở thích, khả năng" nghe lại càng buồn cười, chẳng lẽ cho vào óc một tý thông tin lịch sử bé tí tẹo mà cũng ko đủ "khả năng" thì đúng là "thiểu năng"rùi đấy, nói chung em thấy mấy người trong bài của Trung hình như hơi "có vấn đề", chẳng biết đầu các ban ý để dành chứa những cái cao siêu gì, pó tay [-x ;;)
Khanh Nguyễn đã viết:
Có thể anh chả biết gì về lịch sử Việt Nam, nhưng anh vẫn có thể ngửng cao đầu hơn khối thằng 10 điểm tốt nghiệp Sử bởi đơn giản anh tôn thờ những giá trị khác nó (theo hệ qui chiếu của anh), hoặc đơn giản nữa là anh có nhiều tiền hơn chúng nó (theo hệ qui chiếu của xã hội loài người)
hi hi, chắc anh nhiều "tiền tài" lắm ha, hôm nào cho em làm quen với rồi anh em mình cùng "ngẩng cao đầu" để ngắm mấy thằng 10 điểm tốt nghiệp sử chúng nó đang "cúi xuống" nhìn lại anh em mình
 
Back
Bên trên