Học đại học ở Việt Nam-Nên hay không Nên :-/

Đặt ra câu hỏi này có lẽ là không đúng với tinh thần của topic, nhưng mình nghĩ nhiều bạn cũng có chung suy nghĩ về chuyện này. Đó là học xong rồi thì nên về hay ở?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nếu giỏi thì ở lại
chỉ sợ bọn nó không cấp visa tiếp cho mah ở thôi :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nếu giỏi thì ở lại
chỉ sợ bọn nó không cấp visa tiếp cho mah ở thôi :))

ở lại làm j`:|
Mình về. H kiếm việc ở US chẳng phải dễ dàng j`. Mình với bọn nó, bằng đều có giá trị như nhau cả, đứa nào double major hay hơn thế thì còn hơn mình nhiều. Rồi còn tiền nhà, tiền xăng xe thuốc nước, tính ra đau đầu lắm, với mình thì là thế vì mình ko đc siêu nhân như nhiều bạn:)). Mình đem bằng Mĩ về Việt Nam hoặc 1 nước Châu Á nào đấy như Sing hay Trung Quốc thì mình xin việc dễ hơn, tiếng anh cũng tốt hơn bọn ở nhà học Đại Học nên khả năng làm cho công ty nước ngoài cao hơn. Ở VN làm 1 tháng $2,3k thì cũng đã đủ sống sung túc rồi^:)^ Ở US làm vài chục $k nhưng nhiều khi mệt mỏi lắm bạn ạ, mà làm vài chục $k thì cũng phải siêu nhân lắm:)):))
1 phần là mình quan trọng cái đời sống tinh thần hơn. Về VN có gia đình bạn bè, anh em rượu chè bù khú, ăn uông đầy đủ. Cầm vài trăm $ trong túi làm j` để rồi đến khi muốn ăn bát xôi gà cũng ko đc ăn:)) Ngoảnh đi ngoảnh lại thấy tuổi trẻ trôi mẹ nó qua, nếu nói về học thì ở US hơn VN chứ ăn chơi thì ko đâu bằng cái Việt Nam nhà mình:x
Cá nhân 1 tí thì mình là con một, nên mình về còn chăm nom 2 cụ:))
 
Mình cũng là con một, lại là con gái nên về lâu về dài chắc chắn về thôi. Nhưng h bố mẹ còn trẻ và đều khuyến khích tận dụng những năm tháng trc mắt cho mọi cơ hội nên ko thể nói trc đc. Nhưng học xong thì chắc là sẽ ko về VN ngay, có thể ko ở Mỹ mà ở chỗ nào đó khác, nhưng quả thực ko muốn học xong rồi lại về VN ngay, trừ khi có anh nào giàu cầu hôn :"> jk
 
Học xong nếu có việc làm thì nên ở lại một hai năm tích lũy kinh nghiệm rồi sau đấy cũng nên về nước thôi. Dù sao Việt Nam vẫn là quê hương mình, có gia đình, có bạn bè. Về còn làm giàu cho đất nước. :D :D :D :D
 
Nếu có học bổng hoặc điều kiện kinh tế thì nên đi du học em ạ. Nhưng nên nhớ là học ở đâu cũng phải chăm chỉ thì mới giỏi được :D
Anh có mấy thằng bạn học ở BK HN, rất giỏi, kiến thức của 2 bên học không khác nhau lắm đâu; chỉ khác về phương pháp giảng dạy và làm việc. Nhưng nếu quyết tâm thì dù học ở Việt Nam mình vẫn có thể thay đổi 1 phần những phương pháp đó.
 
Em quote 1 tí rồi chạy ra:

"HARVARD UNIVERSITY
JOHN F. KENNEDY SCHOOL OF GOVERNMENT
CHƯƠNG TRÌNH CHÂU Á

[...]

1. Giáo dục


Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện đang khủng hoảng. Mặc dù tỷ lệ đi học ở các cấp phổ thông tương đối cao, nhưng chất lượng của các bậc học này rất đáng lo ngại. Kết quả trượt tốt nghiệp trung học phổ thông trong năm 2007 cho thấy nhiều học sinh thậm chí còn không nắm được kiến thúc cơ bản. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên được vào đại học cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong những người ở độ tuổi học đại học. Trong năm 2000, tỷ lệ lao động tốt nghiệp đại học chỉ chiếm 2% tổng dân số, so với 5% ở Trung Quốc và 8% ở Ấn Độ là những nước đông dân hơn rất nhiều.
Năm 2005, tỷ lệ sinh viên đỗ đại học ở Việt Nam chỉ là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc và In-đô-nê-xia là 17%-19%, còn ở Thái-lan là 43%. Mặc dù số lượng sinh viên đại học đã tăng một cách đáng kể từ năm 1990 nhưng với hạn chế về cả số lượng và chất lượng giảng viên, hệ thống đào tạo đang ngày càng bị dồn nén. Không những thế, chất lượng đào tạo ở các trường đại học của Việt Nam chưa đạt chuẩn. Giảng viên ở các trường đại học của Việt Nam có rất ít bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Trên thực tế, trường đại học của Việt Nam thua xa khi so với ngay cả trường của các nước Đông Nam Á - vốn chưa phải là những trường đẳng cấp quốc tế.32 Nếu nhìn vào sản phẩm đào tạo thì khoảng phân nửa sinh viên ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo.
Những kết quả đáng buồn như vừa miêu tả không phải do hệ thống giáo dục hiện nay thiếu tiền. Trên thực tế, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. Như vậy, vấn đề thực sự nằm ở chỗ nguồn lực này được sử dụng như thế nào, và đặc biệt, nằm ở cấu trúc quản trị xơ cứng và bất cập ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục. Chi tiêu của hệ thống giáo dục hiện nay kém minh bạch và lãng phí. Như lời bình luận của một tác giả trên báo Tuổi Trẻ, nếu những con số chính thức về quỹ lương là đáng tin cậy thì mức lương trung bình của giáo viên phải cao gần gấp đôi mức lương thực tế họ đang được nhận. Vậy thì tiền đi đâu? Không lẽ nó đã bị cơ chế hiện nay “nuốt chửng”? Với một hệ thống quản trị như vậy, đổ thêm tiền vào chỉ là giải pháp tình thế mà không thể giải quyết được những vấn đề cơ bản nhất của nền giáo dục Việt Nam về chất lượng và khả năng tiếp cận. Trong giáo dục đại học, các trường cần phải có nhiều quyền tự chủ hơn để có thể chuyên môn hóa sâu, cạnh tranh trên cơ sở chất lượng và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, đề bạt phải chuyển từ tiêu chuẩn “thâm niên” sang “kết quả”. Cần mở rộng nguồn tài trợ cho các trường đại học, không chỉ bao gồm học phí và các khoản hỗ trợ của nhà nước, mà còn bao gồm hợp đồng nghiên cứu và đóng góp hảo tâm của khu vực tư nhân. Chất lượng các trường đại học là một chỉ báo đáng tin cậy cho mức độ phát triển của nền kinh tế. Những nước giàu và đang trở nên giàu thường có nhiều trường đại học tốt, còn những nước nghèo thì không. Hiện nay, các trường đại học của Việt Nam có thể bị xem như là kém nhất so với hầu hết các nước đang phát triển ở khu vực Đông Nam Á, chứ chưa cần so với Đông Á. Nếu như không có những biện pháp cấp thiết để cải cách giáo dục thì chắc chắn là Việt Nam sẽ không thể đạt được các mục tiêu đã đề ra về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Như đã lưu ý ở trên, các nước Đông Á rất chú trọng tới việc thúc đẩy năng lực phát triển công nghệ của quốc gia. Sử dụng mọi thước đo khách quan, dường như nền khoa học và công nghệ của Việt Nam là một thất bại. Điều này, đến lượt nó, lại là một trong những trở ngại chính cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký có 2 bản quyền với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO). Hình 4 cung cấp thêm bằng chứng về mức độ bất cập về trình độ công nghệ của Việt Nam. Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế. Cũng trong năm đó, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của trường Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế.38 Mặc dù kết quả đáng thất vọng như vậy nhưng mới đây chính phủ đã tuyên bố kế hoạch biến các nhà nghiên cứu của VAST thành hạt nhân cho một trường đại học khoa học và công nghệ mới của Việt Nam. Liệu có nên đặt niềm tin của việc đào tạo các thế hệ nhà khoa học và kỹ sư tương lai của Việt Nam vào một tổ chức yếu kém về năng lực nghiên cứu khoa học? Đây lại là một ví dụ nữa cho nỗ lực che chắn cạnh tranh của các tổ chức thất bại thông qua các biện pháp hành chính. Một lựa chọn tốt hơn là nới lỏng kiểm soát đối với các viện nghiên cứu và trường đại học, và cho phép các tổ chức này cạnh tranh với nhau để thu hút được những giảng viên và sinh viên xuất sắc nhất và những nguồn tài trợ dồi dào nhất - tất cả đều dựa trên kết quả hoạt động thực tế.
Để cải thiện chất lượng giáo dục đại học và khoa học, các trường đại học của Việt Nam phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất và có những ưu đãi hấp dẫn nhất để thu hút được những nhà khoa học hàng đầu. Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các trường đại học của mình xâm nhập thị trường chất xám toàn cầu, và các trường này đang ngày càng thành công trong việc mời được những nhà khoa học Trung Quốc xuất sắc nhất từ Mỹ và từ các nước khác trở về với mức đãi ngộ và hỗ trợ nghiên cứu cạnh tranh. Trái lại, Việt Nam chưa sẵn sàng chấp nhận tham gia “cuộc chơi” săn lùng chất xám này. Trên thực tế, những người xuất sắc nhất trong hệ thống của Việt Nam vẫn phải chịu một sự ghen tị nếu như họ có may mắn được đãi ngộ một cách trọng thị hơn những người khác. Thị trường chất xám là một thị trường toàn cầu, và những nhà khoa học xuất sắc nhất của Việt Nam có rất nhiều lựa chọn trong thị trường này. Chắc chắn là chỉ có một số rất ít nhà khoa học xuất sắc chịu chấp nhận các điều kiện làm việc ở các trường đại học của Việt Nam như hiện nay. Lòng yêu nước của mỗi nhà khoa học đều có, nhưng họ cũng cần cả những sự đãi ngộ và tôn trọng xứng đáng nữa.

[...]"

Đây là trích trong nghiên cứu của đại học Harvard dành cho Việt Nam, so sánh giữa Đông Nam Á và Đông Á rồi liên hệ đến Việt Nam. Đoạn này nói về giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.

Em cũng được nghe nhiều người kể về giáo dục đại học của Việt Nam rồi, trừ Y được nhiều người đánh giá cao còn đâu ai cũng bảo nên ra nước ngoài học. 8-}

Nhiều người cứ cắm mặt thi đại học mà chả cần biết tương lai làm nghề gì, em cũng chả hiểu tại sao :-?? Em chọn ngành nghiên cứu thì liệu có nên học đại học ở Việt Nam không, rồi ra trường chả có việc làm :-< hoặc lương mua gạo chả đủ 8-X:

@ Chị Nhật Anh: chị ở thành phố nào của Úc thế ạ?
 
Back
Bên trên