Re: *** chemistry ***
1/Lấy 1 cốc đựng 200mL dd CuCl2 25%,thả vào 1 sợi nhôm có khối lượng là 5,4g .Sau thí nghiệm kết thúc ta thu đ.c kết quả sau:
+sợi nhôm biến mất
+xuất hiện hạt màu nâu đỏ
+thu đ.c 2,7 L khí
+dd vẫn trong suốt
Hỏi hạt nâu đỏ là gi`??Khối lượng bao nhiêu??Giải thích hiện tượng??
Đây là một bài toán nhắc về sự thủy phân mạnh của ion kim loại trong dung dịch nước. Dung dịch CuCl[SUB]2[/SUB] ở trên được giữa ở một pH khá thấp để tránh sự thủy phân của ion Cu[SUP]2+[/SUP]. Vì vậy khí thoát ra là hidro (tác dụng giữa Al và axit trong dung dịch). Hạt nâu đỏ là Cu lắng tụ dưới đáy cốc. Dung dịch vẫn trong suốt do pH của dung dịch vẫn còn khá thấp nên ngăn cản sự thủy phân mạnh trong ion Al[SUP]3+[/SUP]. Phần tính toán còn lại thì các bạn tính dùm Nguyên nhé.
Ghi chú: đây là một bài trong phần bài tập của thầy Hoàng Nhâm dạy trong đội tuyển.
1. Cần 2 lít dd CuSO4 0,01M coù pH = 2,00 để mạ điện:
a/. Tại sao dung dịch cần pH thấp như vậy?
b/. Trong phòng thí nghiệm có muối CuSO4.5H2O, nước nguyên chất, H2SO4 98% (D= 1,84g/ml). Hãy trình bày cách chuẩn bị dung dịch trên (bỏ qua chất phụ).
2. Có vật cần mạ, bản đồng, dung dịch vừa được chuẩn bị trên và nguồn điện thích hợp:
a/. Hãy trình bày sơ đồ của hệ thống để thực hiện sự mạ điện này (có hình vẽ). Viết phương trình phản ứng xảy ra trên điện cực.
b/. Tính thời gian thực hiện sự mạ điện nếu biết:
I = 0,5 ampe; lớp mạ điện có diện tích 10 cm2, bề dày 0,17 mm; khối lượng riêng của đồng là 8,89 g/cm3; hiệu suất của sự điện phân này đạt 80%.
(Đề thi học sinh giỏi Hoá quốc gia 1995)
Bài 1: câu a tương tự như lập luận trên (tránh sự thủy phân của ion kim loại). Câu b thì cách làm thế này: cân 5.00 gam đồng hidrat (0.02 mol) rồi cho vào bình, rồi thêm vào một ít nước (để hòa tan). Đong 0.5435 mL dung dịch axit sunfuric 98% rồi cũng cho vào bình trên (đã có nước, vì phải cho axit vào nước chứ không nên cho nước vào axit). Sau đó, đổ nước cất vào bình cho đến 2 lít thì sẽ được dung dịch trên.
Bài 2: phần này các bạn có thể xem lời giải gợi ý trong quyển "Nồng độ và dung dịch" của thầy Nguyễn Trọng Thọ.
Chỉ dùng H2O và phương pháp vật lý, hãy nhận biết các chất bột sau : FeCl3 , MgSO4, NH4Cl ,Fe(NO3)2, Hg(NO3)2 và KOH.
Bài này ta lần lượt áp dụng các phương pháp sau: nhận biết bằng màu (FeCl[SUB]3[/SUB] và Fe(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]), nhận biết bằng đun các chất bột (NH[SUB]4[/SUB]Cl, Hg(NO[SUB]3[/SUB])[SUB]2[/SUB]), còn KOH thì có thể hòa tan vào nước rồi dùng quỳ tím hay phenolphtalein.
hãy xác định công thức cấu trtucs của hidrocacbon C10H16, cho bít nó có khả năng hấp thụ 1mol H2, còn khi ozon phân sẽ tạo thành điexton đối xứng có thành phần C10H16O2
Bài này có nhiều hợp chất thỏa mãn các giả thiết trên, trong đó ta phân làm 2 loại:
Loại 1: 2 vòng sáu có chung 1 cạnh và mang liên kết đôi trên cạnh đó (1,2,3,4,5,6,7,8-octahidronaphtalen).
Loại 2: 2 vòng năm có chung một cạnh và cạnh này mang liên kết đôi (mất 8 cacbon), còn 2 cacbon còn lại là 2 nhóm metyl phân bố đối xứng trên mỗi vòng.
---> như vậy sẽ có 3 hợp chất thỏa mãn đề bài (chưa xét các đồng phân lập thể).
Nhờ các bạn kiểm tra giúp Nguyên xem có gì sai sót không nhé.
>-