Hóa học và những vấn đề liên quan

Re: *** chemistry ***

Tran Hoang Van đã viết:
Hehe cả lớp chị sau khi vào học tiết hóa đầu tiên đã nhìn nhau tự hỏi ko hiểu mình có quyết định sai khi chọn học chuyên hóa ko nhỉ :D
Hehe đúng là nhớ lại thời cấp... 2 học hóa rồi đội tuyển các thứ... thấy thích thật :D CÓ khi toàn bộ kiến thức hóa của mình là từ cấp 2 đọng lại :D
ôi sao chị Van giống em vầy nè :eek: :)) , hồi cấp 2 học đội tuyển hóa thích thật đấy, với cả hồi đấy cũng nhàn nữa, suồt ngày ngồi học hóa, lúc nào thấy thích thì lại lấy hóa ra làm, phải công nhận là em chỉ còn nhớ rõ những gì học từ hồi cấp 2, còn những gì mới học thì học rồi lại quên mất à :))

To anh Nam: cảm ơn nhiều vì tập đề hóa anh cho em mượn hôm nay nha =D> :)) :)) , em sẽ giữ cẩn thận và sẽ trả anh vào thứ 7. Em cảm ơn nhiều nhiều lắm :))
 
Re: *** chemistry ***

Đào Việt Hằng đã viết:
distillation là cái gì vậy ạ?
Chắc cách chị Vân làm là đúng rồi, đáng tiếc là em ko hỏi được đáp án của bài này nên chịu chết chả biết cuối cùng là thế nào?
Hôm trước gặp mấy chất sau ko biết gọi tên thường ra sao nè mọi người:
(CH3)3CCH2OH
(CH3)2C(OH)0CH2-CH3.
Distillation là sự chưng cất
bình thường thì (CH3)4C gọi là neopetan, còn nếu gọi kiểu danh pháp IUPAC chuẩn thì là 2-đimetylpropan
vậy thì (CH3)3C-CH2-OH chắc là 2-đimetylpropanol rồi :)) ( cái này em cũng chưa học, ko chắc lắm :)) )
còn cái chất sau trông kỳ vậy :-/
***************
 
Re: *** chemistry ***

Hôm trước gặp mấy chất sau ko biết gọi tên thường ra sao nè mọi người:
(CH3)3CCH2OH
(CH3)2C(OH)0CH2-CH3.
chất đầu không bít có phải là axit neopentylic không nhỉ , chất thứ hai thì đến tối tớ về tra danh pháp mới đọc được
 
Re: *** chemistry ***

cái chất đầu em tưởng nhóm -OH là ancol chứ
còn chất sau nếu có nhóm COOH thì C đầu có hóa trị mấy vậy :-/ , trông kỳ kỳ
 
Re: *** chemistry ***

Ko biết em Hằng đã có câu trả lời cho 2 chất HC chưa nhỉ
Chị đang học thi stressed quá vào forum giải lao 1 tí, thử cố đọc tên 2 chất này xem nào. Chắc là dễ sai lắm vì bây giờ chị chưa đến hóa HC mà hóa phổ thông thì đã 3 năm quá khứ rùi :p
Chất đầu chị làm giống em Hải Anh nhưng bổ sung là 2,2-Dimethylpropanol
Chất thứ 2 là ether của (CH3)2C(OH)2 với propanol CH3CH2OH
Theo IUPAC ether R-O-R' sẽ dc gọi "alkoxyalkan" trong đó O-R' là nhóm alkoxy và R là tên alkan
Như vậy theo chị chất trên là 2-Ethoxy-2-Methyl-2-Hydroxy-Propan (chả biết thứ tự giữa nhóm (OH)- và nhóm (CH3)- phải gọi cái nào trc :()
Còn theo cách gọi thông thg thì tên nhóm Ankyl + đuôi Ether. Như vậy chắc là 2-Methyl-2-Hydroxy-Ethyl-Propyl(Propanol)-Ether??? :-B
Nghe thật là khủng hoảng 8-}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: *** chemistry ***

Ko biết em Hằng đã có câu trả lời cho 2 chất HC chưa nhỉ
Chị đang học thi stressed quá vào forum giải lao 1 tí, thử cố đọc tên 2 chất này xem nào. Chắc là dễ sai lắm vì bây giờ chị chưa đến hóa HC mà hóa phổ thông thì đã 3 năm quá khứ rùi
Chất đầu chị làm giống em Hải Anh nhưng bổ sung là 2,2-Dimethylpropanol
Chất thứ 2 là ether của (CH3)2C(OH)2 với propanol CH3CH2OH
Theo IUPAC ether R-O-R' sẽ dc gọi "alkoxyalkan" trong đó O-R' là nhóm alkoxy và R là tên alkan
Như vậy theo chị chất trên là 2-Ethoxy-2-Methyl-2-Hydroxy-Propan (chả biết thứ tự giữa nhóm (OH)- và nhóm (CH3)- phải gọi cái nào trc )
Còn theo cách gọi thông thg thì tên nhóm Ankyl + đuôi Ether. Như vậy chắc là 2-Methyl-2-Hydroxy-Ethyl-Propyl(Propanol)-Ether???
Nghe thật là khủng hoảng
chị vân ơi, theo em không khủng khiếp đến thế đâu
cách đọc của chị theo em là của hệ danh pháp thế của IUPAC, nhưng theo em thì bạn hằng hỏi danh pháp thường tức là hệ danh pháp Gốc - chức chị à
như vậy em đã có câu trả lời là
1.Alcol nêopntylic
2. bạn hằng viết sai
thực chất nó là (CH3)2C(OH)CH2CH3 : đọc là alcol tert- pentylic
 
Re: *** chemistry ***

cái chất đầu em tưởng nhóm -OH là ancol chứ
anh nhầm nhọt tí
còn chất sau nếu có nhóm COOH thì C đầu có hóa trị mấy vậy , trông kỳ kỳ
cái này thì em lại nhầm, nếu theo công thức ấy thì nó là tạp chức rượu - ete em à chứ không phải là axit cacboxylic
to chị hoài vân chị học trường gì Zay, đỉnh thật đấy
to em hải anh làm được bao nhiêu đề rùi, làm hết anh quẳng cho tập nữa _ phải cái tập nầy hơi thông dụng, chắc em có rùi
 
Re: *** chemistry ***

cái này thì em lại nhầm, nếu theo công thức ấy thì nó là tạp chức rượu - ete em à chứ không phải là axit cacboxylic
em nhầm rồi :)) , tại cái chất đó em đã học đâu :))

to em hải anh làm được bao nhiêu đề rùi, làm hết anh quẳng cho tập nữa _ phải cái tập nầy hơi thông dụng, chắc em có rùi
:-s anh làm như em siêu lắm vậy :eek: :)) , em đang cố gắng làm mỗi tuần 5 đề thôi anh ạ :-s , ko biết có đạt chỉ tiêu ko :)) , có bài nào mắc em mang sang hỏi anh nhé ;;) :)) , lớp anh hình như ngay gần lớp em mà phải ko nhỉ :))
 
Re: *** chemistry ***

chị vân ơi, theo em không khủng khiếp đến thế đâu
cách đọc của chị theo em là của hệ danh pháp thế của IUPAC, nhưng theo em thì bạn hằng hỏi danh pháp thường tức là hệ danh pháp Gốc - chức chị à
như vậy em đã có câu trả lời là
1.Alcol nêopntylic
2. bạn hằng viết sai
thực chất nó là (CH3)2C(OH)CH2CH3 : đọc là alcol tert- pentylic

Nhưng nếu em Hằng ko viết sai thì chất đó vẫn có nghĩa chứ (ether)?
Nếu đọc như em Hằng viết thì chị đọc thế này có đúng ko vậy? (Chị sửa lại 1 tí, chị viết thừa 1 Methyl)
Theo IUPAC: 2-Ethoxy-2-Hydroxypropan
Ethoxy là -O-CH2-CH3, liên kết với C số 2 của propan nên là 2-Ethoxy
2-Hydroxypropan là (CH3)2CHOH (1H ở Alkan sẽ bị lấy đi khi tạo ether)
Còn nếu sửa đi thì chị sẽ đọc là 2-methyl-2-hydroxy-pentan
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: *** chemistry ***

nguyen vinh nam đã viết:
to chị hoài vân chị học trường gì Zay, đỉnh thật đấy

Huhu em có bạn gái nào tên là Hoài ko vậy, hay là em ko có thằng bạn nào tên Hoàng :D Vì nếu em nhắc đến chị thì tên chị là Hoàng Vân muh :)
Chị đang học Munich University of Technology (TU München), ngành Chemical Engineering, nhưng mà mới vừa học dc 1 kì Anorganic thôi, sắp thi rồi :((
Trg chị thì đỉnh, bọn SV cũng đỉnh, mỗi mình là lò dò lọ mọ học mãi chưa thấy vào đc gì :((
 
Re: *** chemistry ***

trời ơi, em cũng thích ngành chemical engineering lắm, nhưng chắc là ko đc rùi, vậy em thấy ngành environmental engineering cũng tuyệt, mà không thì Civil engineering càng tuyệt vời :x :))
 
Re: *** chemistry ***

chẹp, làm khổ mọi người mất rồi vì em viết sai thật và cảm ơn bạn vn nhiều.
Mà em ko hiểu lắm về cách gọi tên thường, chẹp, chỉ được dạy trên lớp chẳng hạn khi nào là iso khi nào là neo và biết một số chất tiêu biểu.Có ai nói chi tiết hộ quy tắc gọi tên thông thường ko?
hôm nay ngồi ngắm bảng HTTH ấy, thấy ở phần dãy điện hóa có mấy cái lạ lắm ko hiểu nổi:
vd. Hg2+/Hg Ag+/Ag Hg2+/Hg
Vậy thì cuối cùng là cái nào đứng trước cái nào đây mà còn thấy cả cặp oxh-k là Fe3+/Fe nữa trông lạ lạ.Ai cho vd về trường hợp này được ko?
 
Re: *** chemistry ***

Em Hằng có viết thiếu Hg+ chỗ nào ko vậy? Chị viết ra đây một số cặp oxi hóa /khử với standard potential (hic gọi là gỉ nhỉ) để em tham khảo nhé

E°Hg/Hg+ (thực ra là 2Hg/Hg2 2+) = +0,79V
E°Ag/Ag+ = +0,80V
E°Hg/Hg2+ = +0,85V

Còn Fe/Fe3+ ví dụ như khi cho Fe tác dụng với HNO3 chẳng hạn
Fe + 3NO3- + 6H+ -> Fe3+ + 3NO2 + 3H20
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: *** chemistry ***

Sao em HA lại ko đc học Chem Engi vậy :-?
Nếu em học Civil Engi thì chẳng liên quan đến hóa học mấy nữa rùi
Mà ko thấy các em (các bạn, các anh chị) lớp Hóa vào đây mấy nhỉ
 
Re: *** chemistry ***

em chắc sẽ ko đc học Che Engineering đâu, chưa học đã bị răn đe rùi kìa :-s :)) , với cả học Che Engineering lại còn phải thi sinh nữa kìa ( em đang nói mấy cái trường ở S'pore chẳng hạn :-s ), với cả lúc đầu em cũng thích hóa học theo kiểu chuyên sâu thôi, tức là chỉ học hóa thôi, nhưng mà sau rồi em thích học hóa để ứng dụng trong các ngành khác hơn :))
nếu học Civil E thì cũng có trong đó phần về Urban Environment mà, hóa cũng nhiều, với cả em thấy thích Civil hơn :)) ,đc học nhiều thứ :))
với cả hóa học càng sâu càng khó à :(
 
Re: *** chemistry ***

ko thấy các anh chị em bạn lớp hóa nào thật nhỉ :eek: :))
chẳng biết các khóa trước ra sao chứ còn khóa này thì mấy tên lớp hóa tên thì chẳng vào HAO mấy, tên thì còn lo... câu bài chị ạ ;;) :)) , mà vào đây thì khó câu bài hơn, hoặc câu lâu hơn :)) :))
 
Re: *** chemistry ***

chẹp, trong bảng HTTH của em ghi thế nên em mới hỏi, hóa ra là in sai, choáng ghê.Em cảm ơn chị Vân nhé.Hết cả thắc mắc :D.
 
Re: *** chemistry ***

hừm, tiện thể em nhờ các anh chị giải hộ em bài này
A là dd AgNO3 0,01M, Nh3 0,25M
B là dd hỗn hợp cl-, Br-, I- với nồng độ 0,01 M
trộn dd A với dd B ( giả thíêt nồng độ ban đầu của các ion ko thay đổi) thì kết tủa nào được hình thành?
trên cơ sở đó hãy đề nghị phương pháp nhận biết sự có mặc của Cl- trong dd chứa hỗn hợp Cl-. Br-, I-
( bọn em đang học về phức chất)
thanks mọi người trước ^^
 
Re: *** chemistry ***

Đỗ minh phương đã viết:
hừm, tiện thể em nhờ các anh chị giải hộ em bài này
A là dd AgNO3 0,01M, Nh3 0,25M
B là dd hỗn hợp cl-, Br-, I- với nồng độ 0,01 M
trộn dd A với dd B ( giả thíêt nồng độ ban đầu của các ion ko thay đổi) thì kết tủa nào được hình thành?
trên cơ sở đó hãy đề nghị phương pháp nhận biết sự có mặc của Cl- trong dd chứa hỗn hợp Cl-. Br-, I-
( bọn em đang học về phức chất)
thanks mọi người trước ^^
này, cái này chắc có liên quan đến Tích số tan phải ko :-/ , em lớp hóa sướng thật đấy, lớp chị có đc học mấy cái phần này đâu :(( :((
đến lớp 11 học chắc qua một chút về phức chất à, có dạy gì đâu, cứ dặn HS là, các con ơi kết tủa đồng tan trong dd NH3 nhé , vậy thôi, chán thế :eek:

cái này chắc nhờ chị Vân rùi :)) , chị giải nhanh cho cả em học tập nữa
 
Re: *** chemistry ***

Trong dd B c mỗi anion đều là 0,01M ah?
Chị thử làm thế này ko biết có đúng ko:
Vì tích số tan của AgI là nhỏ nhất và AgCl là lớn nhất nên trên lý thuyết AgI sẽ đc tạo thành đầu tiên. Vì c(Ag+) = c(I-) nên sau đó ko còn kết tủa nào khác đc hình thành nữa.
Trên thực tế thì trong kết tủa thu đc vẫn có lần 1 chút AgBr, AgCl thì ko vì môi trg của dd là amoniak
(còn AgI và AgBr bền trong môi trg amoniak )
Trong trg hợp nhỏ dd Ag+ ko có NH3 vào hỗn hợp dd halogenid thì thứ tự hình thành kết tủa là AgI (vàng) -> AgBr (vàng nhạt hơn) -> AgCl (trắng)
Nhận biết sự có mặt của Cl-: nhỏ từ từ AgNO3 vào dd cần nhận biết đến khi ko còn kết tủa nào hình thành thêm nữa. Sau đó cho NH3. 1 phần kết tủa sẽ tan (phần kết tủa còn lại ít đi và vàng hơn)
AgCl + 2NH3 <=> [Ag(NH3)2]Cl

Như bọn chị làm thực hành thì nhỏ AgNO3 vào hỗn hợp dd đến khi kết tủa bám lại với nhau thành "cục", quay ly tâm, sau đó cho tiếp AgNO3 vào phần dd sau khi đc ly tâm, thu đc kết tủa, lại ly tâm tiếp, lặp đi lặp lại đến khi ko còn kết tủa nữa. Phần kết tủa cuối cùng (nếu trong dd có Cl-) sẽ chứa phần lớn AgCl có máu trắng. Làm như vậy vì khi cho Ag+ pư với halogenid kết tủa hình thành ngay làm dd rất đục ko thể nhìn bằng mắt là còn kết tủa tạo thành nữa hay ko.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên