Hà Nội niềm riêng tôi

Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)

Điều hành viên
Gửi bài của cô bạn cho cả nhà đọc nhé. Bài này, khi đọc, GS Đinh Xuân Lâm, một trong "tứ trụ" của Sử học Việt Nam, đã rất cảm động và bảo rằng có thể trích đoạn vào sách giáo khoa ở Việt Nam

L.

***

Hà Nội niềm riêng tôi

... Dẫu là người sinh ra ở Hà Nội, người đến đây lập nghiệp vào một chiều hè nhễ nhại mồ hôi đặc quánh với bụi đường hay là người chưa từng đặt chân ghé thăm Hà Nội, thì mỗi người đều có một Hà Nội cho riêng mình. Cao sang, ô trọc, giầu có hay cần lao... đó là cảm nhận của mỗi người. Tôi cũng có một Hà Nội của riêng tôi – một Hà Nội lặng lẽ dịu dàng và vô cùng trong trẻo...

Nơi tôi sinh Hà Nội
Ngày tôi sinh một ngày bỏng cháy
Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó
Đêm lặng nghe trong gió
Tiếng sông Hồng thở than... (1)

Vâng… ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó, gần hồ Hoàn Kiếm và cách sông Hồng chẳng bao xa. Nhưng không, tôi không phải là một người Hà Nội chính gốc để có thể dành cho thành phố này một tình yêu trọn vẹn niềm kiêu hãnh. Tôi chỉ nhớ, nhớ thôi - một Hà Nội, với những con đường rợp bóng cây, nơi lưu giữ cho tôi những ngày tháng đã cách xa, giờ nhắc đến lại như ngân thầm dòng ký ức cơ hồ như có ai đó đem tất cả hương tình xưa cũ ấy mà đổ oà ra trước mắt vậy. Cũng bởi, chỉ có nhớ không thôi những riêng tư tình cảm, mà hình như tôi dễ dàng xuề xoà bỏ qua cho Hà Nội những gai góc và ô tạp của một đô thị đang mỗi ngày một thay đổi. Những thay đổi khiến đau đớn cả một vùng dĩ vãng, khiến người Hà Nội gốc phải chật vật lắm mới thu gon cho mình một góc tâm hồn để chất chứa những tình cảnh mới mẻ ấy.

Tôi nhớ. Và nhớ. Nhớ bốn mùa không gian Hà Nội. Nhớ những sớm tinh sương, những đêm khuya phố vắng cùng anh tôi đạp xe thong thả. Đạp thật chậm và hít thật sâu hương hoa của Hà Nội, mặc cho sương khuya rơi đẫm tóc vai, mặc cho vòng xe lăn dài thành kỷ niệm. Nhờ có những khoảnh khắc như vậy mà sau này tôi mới biết cảm nghe sâu xa hơn cái thiên thu của mỗi giây phút sống.

Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ, tôi vội vã trở về
lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen
dù chỉ là một chiều hương giăng lối cũ... (2)

Nhớ Hà Nội là nhớ mưa phùn lất phất đầu xuân cho cây bàng, cho bằng lăng, phượng vĩ nảy lộc, cho hoa sữa nở trắng phố quen. Nếu như hoa sữa khoe hương vào mỗi độ thu về với gió heo may nhè nhẹ thì hoa sưa lại khoe sắc trắng tinh khôi khi Hà Nội vẫn còn trân mình chịu cơn giá lạnh của một mùa đông rét mướt chưa kịp qua. Hàng năm, cứ vào khoảng vài ba tuần sau Tết Nguyên đán, phố Phan Chu Trinh, phố Phan Đình Phùng, phố Trần Hưng Đạo, và rải rác trên nhiều con phố khác như trên đường Hoàng Diệu, phố Hoàng Hoa Thám, dốc Ngọc Hà... những cây sưa khẳng khiu bỗng trở mình bung nở từng chùm, kết tầng kết lớp, trắng tinh cả cây tựa như tuyết phủ. Hoa sưa lạ lắm, trổ bông ào ạt trước khi bật lá mới. Hoa không thơm, mau nở và chóng tàn. Mỗi độ hoa thường chỉ kéo dài dăm bảy ngày. Có khi hôm nay những chùm hoa còn đong đưa trên cao, ngày mai hoa đã trút rải trắng góc phố mất rồi, trút tựa như tuyết rơi, khiến khách qua đường lòng đang bộn bề chuyện cơm áo cũng thoáng nghe một chút xao xác bâng khuâng như đang bước trên một kỷ niệm chợt đến...

Mùa hoa sữa qua đi cũng là lúc hai hàng sấu đường Trần Phú từ tốn thay lá mới. Sấu cứ vừa trút lá vừa đâm lộc non trong tiết cuối xuân có nắng thật vàng. Gặp khi gió mạnh lá sấu bứt cành bay bay khắp phố. Thoáng bóng áo dài, thoáng vài mái tóc, phố bỗng dưng như thực như mơ trong vẻ đẹp không thể nào đem so sánh. Cứ mỗi đầu hè sấu lại âm thầm trổ bông trên cao, rồi rụng xuống cho trẻ nhỏ nhặt xâu thành từng chuỗi. Hoa sấu màu trắng đục li ti, hương thật nhẹ... thật nhẹ... Trong trẻo và mát lành. Âu cũng là cái duyên thầm của một loài cây mang cái tên thật bình dị. Mặc cho ai yêu hoa sữa hơn, tôi vẫn cứ dành cho những cội sấu một tình yêu không chia sớt, chẳng phải vì ưa món sấu dầm có vị chua thanh thanh được bán trước mỗi cổng trường, hè phố, mà có lẽ vì sấu gợi nhớ trong tôi những bữa cơm thanh đạm và ngon miệng mà mẹ thường sắp cho chúng tôi ngày nhỏ. Bữa cơm có rau luộc, có tôm rang, có bát nước canh dầm sấu màu hồng dìu dịu...

Rồi mùa hè đến với phượng vĩ rực đường Cổ Ngư, với bằng lăng tím phố Thợ Nhuộm, với tiếng ve sầu ra rả trên những cành me, cành sấu phố Ngô Quyền... Hạ về hoa lá tưng bừng nhưng tôi không tìm được cái riêng đặc biệt cho Hà Nội nên nỗi nhớ dừng lại ở quả sấu chín vàng cắt khoanh bày bán trên những gánh hàng rong. Nỗi nhớ tôi chuyển mùa...

Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,
nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu (3)

Phải công nhận mùa thu Hà Nội đẹp, bởi phố phường có hương, có sắc. Nói đến hương là nói đến hoa sữa là nhắc nhớ đến đường Bà Triệu, đường Hùng Vương, và nhất là đường Nguyễn Du cạnh hồ Thiền Quang tĩnh lặng êm đềm. Cây cao, thân mốc, bông trắng xanh li ti từng chùm nhỏ. Chẳng hiểu có phải vì bấm vào cành non thấy ứa ra chất nhựa màu trắng đục hay không mà người ta gọi đó là cây hoa sữa. Hoa sữa nở vào tháng Mười, dịp cuối thu đầu đông trong gió heo may nhè nhẹ. Giống như dạ lan, nguyệt quế, hoa sữa thơm về đêm. Đêm càng sâu, hương hoa càng nồng nhưng cũng thật mộc mạc và thi vị với chút gì đó liêu trai trong sự dâng tiết hết mình ấy.

Hà Nội mùa thu, mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về, thơm từng con phố
Mùa cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ
Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua... (4)

Phải rồi, mùa thu còn là mùa cốm thơm thơm xanh màu ngọc thạch, được các mẹ các chị cẩn thận gói ghém trong hai lần lá sen rồi buộc lại bằng sợi rơm nếp vàng óng ả; là mùa của hoàng lan, ngọc lan ngan ngát về đêm, cho người đi xa nhớ hương xưa mà thầm hỏi, chẳng biết bây giờ ngõ Tức Mạc có còn cây hoàng lan, đền Quan Thánh có còn cội muỗm già, ngõ Tạm Thương bạn cũ có ghé qua...

Rồi một ngày “hoa sữa thôi rơi”, mùa đông đến được báo hiệu bằng cái mẫn cảm của cây bàng trên đường Tràng Thi và trên nhiều con đường khác trong khu phố cổ. Lá bàng to nên khi rơi trong đêm vắng nghe nặng tựa bước chân người. Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là hàng cây cơm nguội phố Lý Thường Kiệt. Lá đổi màu một lượt rồi rụng theo gió cuốn bay lao xao khắp mặt phố dài. Lá rơi như rắc những mảnh nắng vàng trong cái lạnh se se đầu mùa, cái lạnh không khiến người ta phải suýt xoa run rẩy nhưng lại làm xao động những góc khuất trong hồn, cho bàn tay tình nhân lần tìm hơi ấm, thầm lặng lồng vào nhau những hẹn ước không lời.

Hà Nội mùa này chiều không buông nắng
Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô
Quán cóc liêu xiêu một câu thơ
Hồ Tây, Hồ Tây tím mờ... (5).

Hà Nội lúc giao mùa sương giăng như lụa, Tháp Rùa mờ mờ hư ảo, cây lộc vừng rũ bóng tịch liêu. Trong gió mùa đông bắc lành lạnh, thi nhân dễ ngẩn ngơ đi tìm cho mình một tri âm tri kỷ để chia sẻ cảm nhận về những điều bình dị nhất, như một ráng chiều sóng sánh mặt hồ Tây, dăm vòng sóng nhỏ tạo nên bởi cái búng mình của con nhện nước; chia tiếng chuông ngân nơi thiền viên chuà Trấn Quốc hay cùng lắng nghe tiếng chim trời gọi nhau về tổ... Bởi, tất cả những hình ảnh tưởng như bình thường ấy có thể khiến thi nhân bỗng thấy hồn mình xôn xao khép mở những nỗi niềm, bỗng nghĩ nhiều hơn về nỗi cô đơn tâm linh của con người, về những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của đời sống. Và, dù cho bơ vơ bất lực vẫn tha thiết đi tìm sự giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của cuộc đời, để sống, để cười, để tận hưởng hương sắc của đất trời, cái mà dường như con người ta đã nhiều khi vô tình bỏ lỡ và đánh mất giữa dòng đời vội vã...

Vậy đó, tôi nhớ một Hà Nội của riêng tôi, như nhớ những hàng cây bao năm nay đứng đó cho kỷ niệm trở thành kỷ niệm, cho tôi rong ruổi vào ký ức và ngỡ ngàng nhận ra ẩn sâu trong lòng một nỗi nhớ khôn cùng về nơi chốn mà tôi chưa bao giờ cảm thấy thuộc về, Hà Nội ơi...

(1) "Hà Nội và tôi" (Nhạc và lời Lê Vinh)
(2) "Hà Nội ngày trở về" (Nhạc Phú Quang & Lời Thanh Tùng)
(3), (4) "Nhớ mùa thu Hà Nội" (Nhạc và lời Trịnh Công Sơn)
(5) "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa" (Nhạc Trương Quý Hải & Lời Bùi Thanh Tuân)

(Lê Tố Uyên, Praha tháng 7-2005)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Hôm nay là một ngày nắng kinh khủng . Một ngày hè thực sự của Hà Nội ...

Chợt nhớ những ngày mà người ta hay gọi là ngày xưa .. Những ngày đã qua của Hà Nội , không quá xa để gọi là hồi ức nhưng đủ gần để coi là một thời cũ của Hà Nội bình yên :)....|-)

cdb0.jpg


Không nhớ rõ lần đầu bước chân lên Hà Nội là từ bao giờ . Cả nhà ở Nam Định , bây h gọi là thành phố nhưng ngày ấy nó nghèo xác xơ , nghèo đến trần trụi ...|-) Bố làm chức cảnh sát quèn , mẹ đi chợ , em còn nhỏ lắm , chỉ nhớ về tuổi thơ hầu hết qua lời kể của bố mẹ, của bà , của các bác ... Làm công chức nhà nước còn chả đủ tiền ăn , tiền uống, bố mẹ quay sang làm thêm đậu kiếm tiền , tháng đầu bố gày đi 9 kí , mẹ thì vốn yếu ...Em hồi đó nhỏ xíu, độ có 1 tuổi , thiếu mẹ chăm cứ khóc mãi cả ngày, bố vào nhét cho thanh đậu vào mồm, lại im re ngồi ăn , bã trắng vương đầy mép... |-)

Tối đêm hì hục xay đõ làm đậu, tiếng lợn kêu ầm ĩ vì đói, đá máng đá chậu xủng xiểng ... biết làm sao khi mà đến người còn chả đủ ăn thì lợn gậy đói cũng phải ...Sáng ra bố đi làm , mẹ đạp cái xe cọc cạch đi bán , có hôm ngã xe đậu đổ hết , ngồi tần ngần giữa phố không biết tính sao về bữa ăn buổi chiều... giọt ngắn giọt dài vơ đậu nát về cho lợn , nó chê cũng chả thèm ăn... Người đói , lợn cũng chả no....

Rồi mẹ đi chợ , bán vải, bán thịt, không lỗ thì cũng bị lừa mất hết vốn liếng...

Cuộc sống khó khăn cứ trôi đi như thế ....

Bố nói với mẹ là bố sẽ lên Hà Nội học :)... Ngày bố đèn sách , cả nh vát vả nhưng đều có niềm vui chung..... Và bố đi , hai mẹ con ở nhà ...

Năm em lên 5 .bố đón cả nhà lên Hà Nội , nhà cửa dưới quê bán hết , mua được cái 81 , để bố đi học và đi xe ôm ,kiếm thêm tiền trang trải...

Mảnh đất hồi đó mua chịu được của ông bác , rộng tầm 30 m2 , vốn là một mảnh đất bỏ hoang, một góc nhỏ là bế nứoc công cộng của khu tập thể ... Xung quanh toàn cỗng rãnh , nói không ngoa , cứt người cứt chó sình lầy ko thể nào phân biệt được...

Bố vừa đi học vừa chạy xe kiếm tiền trả nợ , mẹ làm may bên cửa hàng nhỏ ngõ bên ...

Hà Nội ngày ấy chỉ vẻn vẹn có từ nhà ra cửa hàng mẹ làm , rồi từ đó quay trỏ lại nhà ...

Thế thôi |-)

6c5f.jpg


Rồi em được đưa lên bà ngoại, đi học mẫu giáo , tuần về nhà có thứ 7, chủ nhật. Nhớ mẹ lắm >_< Con nhỏ lầm lầm lì lì ít nói ... đấy , em của ngaỳ xưa khi Hà Nội cũng là ngaỳ xưa ........|-)

Đường Hà Nội góc nhà em ở, khu Mai Động , gần Kim Ngưu ấy , xe chạy nhiều lắm , toàn ô tô , Hà Nội như cái gì mới mẻ khác hẳn phố nhỏ vắng người dưới quê . Một Hà Nội bụi bặm , đầy người ...|-)

9e82.jpg


Đông Hà Nội thì lạnh kinh khủng :-$ Đâu có nhưu bây h , em mặc áo lưới vẫn vô tư đi ;;) :)) Ngày đó đựoc mẹ mua cho cái áo ấm nào là thích lắm . Khoác ba bốn lớp to xù như con gấu vẫn thấy thèm được mẹ ôm chặt hơn vào những ngaỳ gió mùa về...:)

23b9.jpg



Và nhớ hơn là những ngaỳ giấp Tết , Hà Nội nhộn nhịp vô cùng, đâu đâu cũng có đào , quất .. Ngày ông còn sống vẫn có nhiều năm vẫn về quê ăn tết , chỉ nhớ Hà Nội trứoc 30 , còn sau đó thế nào không rõ.. giờ ông mất rồi, chỉ ở Hà Nội thôi, mới thấy những ngày đầu năm, mung 1, mùng 2... Hà Nội vắng tèo , mà thế lại có vị riêng của Hà Nội ... đạp xe trên đường rộng mênh mông , em giừ vẫn nhìn rõ ngày tết ấy...hai đứa con gái đi cùng nhau trên chiếc xe đạp , đường rộng thênh, thích lắm, ngêu ngao hát... Rồi gặp ông già ngồi viết chữ bên Quốc Tử Giám , xí xớn vào ngó..... Bây giờ vẫn treo trứoc bàn học tờ giấy đỏ ngày xưa ...|-) Thanh Tình Bằng ...

Đấy , tình bạn được ấp ủ trong lòng Hà Nội....

9e82.jpg


Hà Nội cũng đẹp vô cùng trong mưa , mỗi lần mùa mưa về , kèm theo Gió, theo Nước ... lượn lờ một mình trên Hồ Gươm, nước xanh đục thường nông lắm, mưa về hồ trắng xóa như băng nước dâng cao nhìn như thẳng với đường :x Mỗi lần có mưa thế nào cũng đi dọc lên Phố Huế , Hàng Bài, lên Bờ Hồ, hàng Bông, rồi lần dần ra góc đường Thanh Niên... Thỉnh thoảng lên Lạc Long Quân rồi vào đường cụt , cũng vui.. Những con đường chỉ có ở hà Nội..:x

Nhưng không, tôi không phải là một người Hà Nội chính gốc để có thể dành cho thành phố này một tình yêu trọn vẹn niềm kiêu hãnh. Tôi chỉ nhớ, nhớ thôi - một Hà Nội, với những con đường rợp bóng cây, nơi lưu giữ cho tôi những ngày tháng đã cách xa, giờ nhắc đến lại như ngân thầm dòng ký ức cơ hồ như có ai đó đem tất cả hương tình xưa cũ ấy mà đổ oà ra trước mắt vậy. Cũng bởi, chỉ có nhớ không thôi những riêng tư tình cảm, mà hình như tôi dễ dàng xuề xoà bỏ qua cho Hà Nội những gai góc và ô tạp của một đô thị đang mỗi ngày một thay đổi. Những thay đổi khiến đau đớn cả một vùng dĩ vãng, khiến người Hà Nội gốc phải chật vật lắm mới thu gon cho mình một góc tâm hồn để chất chứa những tình cảnh mới mẻ ấy.

Cuộc sống thay đổi thì con người ít nhiều cũng đổi thay.. em giờ khác nhiều so với những năm xưa ấy :) Đôi lúc thèm được một ngày sống lại ngày xưa, ở trong Hà Nội cũ, trở về làm người Hà Nội cũ .. Một chút xíu thôi ... vì dù sao vẫn yêu con người của hiện tại và Hà Nội như bây h vẫn cứ là Hà Nội hiền của em :p ... :">...|-)

Nghe thì bùn cười , nhìu người bảo hâm :)) Ừ thì em hâm , nhưng như vậy, có chút niềm an ủi của riêng em.....Ko phải người Hà Nội gốc , sinh ra cũng không ở Hà Nội , cũng chỉ gắn bó với Hà Nội độ hơn chục năm ... như thế , Hà Nội , có được phép gắn cái mác " của em " vào không :) ? .... Dù thế thì Hà Nội với em từ lâu, lâu lắm rồi đã là một mảnh đất Mẹ..........

Vẫn nhớ mãi những hình ảnh về Hà Nội từ ngày đầu tiên , có thể không đẹp , không tráng lệ như bây h ... , nhưng chút Hà Nội ấy , luôn tồn tại trong góc lòng , đôi chút ích kỉ khi chỉ muốn giữ Hà Nội cho riêng mình , chỉ riêng mình em...|-) ... Hà Nội của ngày ấy, hay của bây h ... vẫn luôn hiền , luôn đẹp, luôn bình yên , một ngày nắng như ngày hôm nay , cũng chìm vào sự bình yên của Hà Nội...........



3d69.jpg



Hà Nội đẹp nhất trong lòng em... , và Ams đẹp nhất trong lòng Hà Nội

P/S :
Vâng… ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà tôi ở đó, gần hồ Hoàn Kiếm và cách sông Hồng chẳng bao xa.

Sông Hồng gần hồ Gươm á ??? :eek: :eek: :eek:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Phương Hoa đã viết:
Hôm nay là một ngày nắng kinh khủng . Một ngày hè thực sự của Hà Nội ...

Chợt nhớ những ngày mà người ta hay gọi là ngày xưa .. Những ngày đã qua của Hà Nội , không quá xa để gọi là hồi ức nhưng đủ gần để coi là một thời cũ của Hà Nội bình yên :)....|-)

Chuê viết lên tay, dài và hay lắm :)

Nói về Hà Nội, nên kiếm "Gió tự thời khuất mặt" của nhà văn (gái) Lê Minh Hà (LMH - cô giáo dạy Văn của Ams thời xưa) đọc. Những hoài niệm trong đó ghê gớm và mạnh mẽ lắm, có điều ai trải qua thời xa xưa ấy mới cảm được.

Hôm qua anh có gặp được chị LMH bên Đức, quen và thân nhau qua thư từ, báo chí... tròn 12 năm, giờ mới gặp mặt. Chị LMH là người Hà Nội gốc, dĩ nhiên, và là một trong số ko nhiều những nhà văn rất Hà Nội, ở thời buổi này.

Có lẽ hôm nào sẽ kiếm lại bản thảo (chuẩn, chị Hà cho - ko phải bản in ở nhà đã bị cắt xén tùy tiện), để post lên HAO một vài chương...

L.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhà văn rất HÀ Nội à :D có đặc điểm này nữa cơ à :)) Em ko bít cô này :-/

Bây h mới nghĩ ra là từ Hồ Gươm đi một đoạn lên cầu Chương Dương là ra sông Hồng :))
 
Trần Phương Hoa đã viết:
Nhà văn rất HÀ Nội à :D có đặc điểm này nữa cơ à :)) Em ko bít cô này :-/

Có chứ! Chị LMH hiện đang ở Đức, Berlin. Những cuốn (truyện ngắn, truyện dài) của chị LMH in ở Việt Nam đều thấm đượm chất Hà Nội, hơn ai hết.

Gửi ở đây, chương 1 của "Gió tự thời thuất mặt", kèm vài ba lời giới thiệu như khi đăng trên tờ báo của anh bên này, Chuê coi xem có thấy hay gì ko nhé :)

L.

================

Lời giới thiệu: Trong lời tựa tập truyện ngắn đầu tiên của nhà văn Lê Minh Hà (LMH), một cây bút quen biết với độc giả NCTG, nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã nhận xét những trang viết của LMH thuộc dòng văn chương "vết rạn": tác giả không đề cập tới những vấn đề ầm ĩ, đao to búa lớn, mà xuất phát từ những chuyện nhỏ đời thường, "những lời thì thào, những tiếng nấc nghẹn, những nỗi đau âm thầm" được LMH khắc họa lại "hàm chứa toàn-cảnh-lớn-lao của thời đại, của cuộc nhân sinh". Và Nguyễn Mộng giác đặt hi vọng "cái còn lại dài lâu trong lòng người là những "tiếng đoạn trường", những lời tâm sự chân thành, những vết rạn mong manh xảy ra trong đời thường của những con người sống đời sống rất bình thường trong xã hội", mặc dù ông cho rằng thời chúng ta đang sống, "mọi người sống hối hả vồ vập, những nỗi đau thầm thường bị những tiếng la hét lấn lướt, nhà văn thường yếu thế trước các chiến sĩ" ("Những vết rạn đời thường" - lời tựa tập "Trăng góa", Nhà xuất bản Thanh Văn, California 1998)

Nhận định ấy của Nguyễn Mộng Giác đã được chứng tỏ qua những tập truyện ngắn sau đó của LMH, in ở hải ngoại và trong nước, và đặc biệt, trong truyện dài "Gió tự thời khuất mặt", vừa được ấn hành tại Việt Nam tháng 4-2005 qua bởi Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Đau đáu hoài niệm quá khứ và những hồi quang của thời hiện tại, tinh tế và nhạy cảm trong cách khắc họa tính cách và khai triển các tuyến nhân vật, có thể bình tâm khẳng định "Gió tự thời khuất mặt" là một tác phẩm lớn của văn học Việt Nam về đề tài những năm tháng chiến tranh và thời hậu chiến.

Được sự cho phép của nhà văn LMH, từ số này, NCTG sẽ khởi đăng tác phẩm quan trọng này, với niềm tin độc giả sẽ ưu ái nó như những tiểu thuyết lớn khác, từng góp phần soi rọi quá khứ để giúp chúng ta hiểu rõ hiện tại, như "Nỗi buồn chiến tranh", "Bến không chồng", "Thời xa vắng", "Mảnh đất lắm người nhiều ma"...

Xin chân thành cám ơn nhà văn LMH đã cung cấp bản gốc và cho phép NCTG được đăng tải "Gió tự thời khuất mặt"! (H.Linh)

*

Gió tự thời khuất mặt
(Chương 1)

"Cho một Hà Nội nhọc nhằn mà dịu dàng, một Hà Nội thiếu mà vẫn đủ, những mùa xanh xưa chúng ta"

Anh có thấy trẻ con chạy sau buổi tan trường trên phố ngập nắng?
Buổi chiều đông bớt lạnh
Những chiếc bóng nhỏ bé chạy xôn xao trên đường
Bụi bợn lên từ những gót chân ríu rít
Tôi có cảm tưởng chúng đang chuyển động trong một nhịp trống vô hình
một nhịp trống náo nức
Một ý nghĩ về hạnh phúc le lói rồi sáng bừng
Bầy trẻ nhỏ vô tư
Anh có thấy trẻ con chạy sau buổi tan trường trên phố ngập nắng?

1983 - Hà Nội

1.

Nơi ấy, con bé con trở thành thiếu nữ. Qua những tháng ngày đứt đoạn. Rồi thành đàn bà.

Nơi ấy xa rồi và người đàn bà trẻ con nhớ mãi. Nhớ. Và biết rằng mình sẽ không tìm về. Nơi chốn là để đi xa quay về trong hồi ức. Nếu tìm về bằng bước mỏi, nơi chốn có còn thân thuộc nữa không?

Nơi ấy ngày xưa thơm mùi sen ổi là một ngõ vắng dẫn thẳng vào khu tập thể gồm phần lớn gia đình văn hóa mới, có chứng nhận đóng dấu phát hàng năm. Một cái cổng đồ sộ bằng sắt hàn hoa lá cành thường xuyên được gia cố, cánh nhỏ mở, ra vào tự do không kiểm soát, cánh lớn luôn khóa chặt giống như mọi cánh cổng liên quan tới những nơi quyền chức từ bấy đến giờ. Đã có lần một ông cán bộ cao cấp có tiêu chuẩn Volga hứng chí cho anh lái xe nghỉ, tự mình ngồi sau tay lái đưa vợ tới thăm một người bà con sống ở đó. Anh thường trực cung kính nép bên cánh cổng nhỏ mời bà vợ oai phong lẫm lẫm vào, còn ông chồng cao cấp của bà thì được đá mắt hừm hừm kèm lời dặn: 'Anh ngồi ngoài trông xe chờ đồng chí đây không nhỡ trẻ con nó tắt mắt thì chúng tôi không chịu trách nhiệm.' Cuộc viếng thăm đó đã trở thành một huyền thoại của ngõ, được kể tới tận bây giờ, khi mà cánh cổng cũ đã được tháo bỏ (có lệnh hay tự động thì cư dân không một ai biết). Ngày gặp mặt cán bộ công nhân hưu trí, ông thường trực cũ mắt đã đục đục, bộ com-lê si đa mua đâu đó trên mạn Quốc Tử Giám, giật giật mấy ngón tay ông bạn già hỏi thăm về ông khách cốp dạo nào. 'Khổ. Nào tôi có biết. Thấy bà ấy bảo gì ông ấy cũng nghe, lại nữa là ông ấy tự lái xe... May gặp ông ấy không để bụng chứ hôm ấy thì tôi hoảng quá... ông ấy mất rồi à... Khổ...'

*

Huyền thoại dĩ nhiên để nghe mà nửa tin nửa ngờ. Bọn trẻ bây giờ phóng xe ào ào vào ra cái ngõ chật hàng ngày theo châm ngôn 'đi xe xịn là để người tránh chứ đâu phải để tránh người' không hoài hơi tìm hiểu những huyền thoại kiểu như thế, cũng như những điều kiện tinh thần vật chất làm nảy sinh huyền thoại, chẳng hạn sự tồn tại (không biết để làm gì) của một cái cổng có thật và một ông thường trực có thật một thời. Cũng có thật một thời: vườn hoa giữa khu tập thể, tiếng bóng chuyền vang rất xa những chiều hè đầy nắng, những bông sen với mùi hương có thể làm người ta đêm về bay lên được trong bóng tối dày đặc đầy hăm dọa bởi tiếng còi báo động quen thuộc mà bao giờ cũng đột ngột.

Không có ai từ nơi đó thúc nhau 'đi đi đi đi'. Không có ai từ nơi đó gọi nhau 'về đi về đi'. Người ra ra vào vào cánh cổng vô hình xưa, thân yêu thì hồ hởi chào nhau, hỏi giá mớ rau con cá vừa mua. Mà ghét nhau, vừa cãi chửi nhau thì cũng cố làm sao để 'con mặt ... kia ... thằng mặt ... kia' biết nỗi khinh bỉ đang chực bục ra, nhưng nếu có bục ra ở đây thì cũng không bị lên án là kẻ chấp nhặt và gây sự...

Người đàn bà trẻ con đã đi đi về về bao nhiêu năm qua cái ngõ nhỏ đầy ứ chuyện vặt vãnh của thế gian này. Bên kia đường, trấn ngay trước cửa một nhà hộ sinh, cây đa già tỏa bóng xuống những bà ộ ệ đi vào và khép nép đi ra, nào khăn nào nón, đùm đùm gói gói, mặt mũi vừa võ vàng vừa bủng beo, nhưng mắt thì cứ sáng rực. Tia sáng đó thường chỉ thấy ở mắt người vừa sống lại. Không phải lúc nào họ cũng hớn ha hớn hở cái vẻ đàn bà ấy. Có những người đi vào một mình, đi ra một mình, mặt cúi gầm, bước dấn về phía phố và tia nhìn của họ không hòa được vào ánh ngày rất rực rỡ nơi này, khoan thủng mặt đất lầm lỳ, làm tim người đàn bà trẻ con buốt nhói. Khi đó Ngân thường thu mình nhìn lên vòm đa cổ thụ, lắng nghe tiếng gió, giống như tiếng thở dài an ủi mà người đời có thể cho nhau.

Đã một lần, Ngân đã nhìn, đã ngóng một người con gái từ nơi ấy. Người con gái gầy guộc, mặt vàng như nghệ, ôm một bọc nhỏ cúi đầu bước ra khỏi cổng nhà hộ sinh. Cây đa già chao cả vòm lá trên đầu gọi gió. Tiếng gió lá rì rào, như một hơi thở nhẹ, êm dịu, bất thường vào cái ngày tháng bảy vừa sáng đã hầm hập. Cô gái ngửa mặt. Đôi mắt cô ứ đầy nước và cô mỉm cười. Từ bên đường bước vội sang một cô gái khác. Họ trao nhau cái bọc, từ đó thoát ra tiếng oe oe non dại. Họ dìu nhau đi vào ngõ, đầu ngẩng cao, bất chấp những đôi mắt từ các hàng quán hai bên ngõ chú mục. Có một bà nạ dòng từ trong đó lao ra giằng lấy cái bọc đùm đứa bé, chửi bới cô gái ầm ỹ. Một bà khác cũng lao ra. Hai người đàn bà trẻ chỉ né người, bình thản đi tiếp. Tại sao lúc đó người đàn bà trẻ con lại nghĩ rằng con đường dẫn từ cái cổng chỗ mình đang đứng sang cái cổng bên đường rất dài, dài sang tới kiếp sau của mình và của họ.

*

Sống hết nửa đời, người đàn bà trẻ con vẫn không tin hẳn được vào những điều linh thiêng vốn mờ mịt với con người. Cũng vì thế mà Ngân thường chả mấy khi để ý tới mùi hương khói xộc sực nức quanh gốc đa già. Xứ sở này vốn chuộng những điều bí hiểm. Nếu không có thì người ta sẽ tự tạo. Nên đền miễu bị triệt từ năm này qua năm khác mà còn nguyên đó và giờ đang được thoăn thoắt trùng hưng. 'Thần cây đa ma cây gạo.' Bao nhiêu chiều hè đi rông ngoài phố, bọn Ngân đã lẻn ra sau gốc đa, tụt quần tè tồ tồ, rồi sau đó sợ mất mật khi bị bọn lớn hơn khuyên bảo một cách đầy nghiêm trọng. Nhưng ngay cả trong giấc mơ dễ bị hù dọa của con trẻ khi đó Ngân cũng chưa từng yết kiến vị thần đã lấy thân cây đa già làm nơi trú ngụ. Mà ma, có thật sao? Chỉ nhớ lâu lắm lắm rồi, năm sáu kế hoạch năm năm rồi, một đêm kia có người đàn bà mang đến đặt giữa rễ cái rễ con của cây đa già một bọc nhỏ chỉ còn hơi âm ấm và hoàn toàn câm lặng. Nếu tính thời khắc theo giờ làm việc của rất đông người khi đó thì đấy là giữa ca ba. Những người quét đường còn đang rê chổi đoạn đầu phố, phải tảng sáng hoặc muộn hơn họ mới tới được nơi này. Người đàn bà ra đi không dùng dằng. Nhưng chị ta đã khóc, khóc nhiều lắm, trước và sau khi từ bỏ cơ quan mà chị ta đã làm việc mấy năm trời, khóc khi một mình lăn lộn bên rệ đê làng Thanh Nhàn, cái làng mà cư dân của nó khi đó toàn những kẻ cả đời không biết tới chữ thanh nhàn, khóc lúc tỉnh dậy thấy bên cạnh mình là đứa bé vẫn dính với mình bằng một sợi thịt da định mệnh. Chị ta sẽ còn phải khóc nhiều nữa, khi đã trở thành một bà lão bệ vệ và lắm của chìm, rất được ông chồng đang lên như diều thì bị hất về hưu sớm và những đứa con ngoan ngoãn giỏi làm ăn kính yêu. Nhưng đấy là chuyện của bây giờ. Còn lúc đó...

Ngân vừa nói chuyện ma. Đấy là một sự kiện trọng đại của cư dân trong và quanh quanh cái ngõ Ngân sống. Phải, nếu có thì con ma nhỏ đó nay cũng đã thành một ma luống tuổi. Đứa bé đó cứ lạnh buốt dần đi giữa những rễ cái và rễ con của cây đa già. Tảng sáng, lúc bà lão bán xôi thường ngồi sát tường nhà hộ sinh phát hiện ra thì đứa bé chỉ còn là một hình người bé bỏng bầm tím. Cái linh hồn bé nhỏ đó nấn ná hồi lâu quanh mấy cái tã cái chăn cũ cũ rồi bay lên lẩn vào vòm lá, nhìn xuống đám người đang lao xao thương cảm và chì chiết, buồn bã thở dài. Đấy là một tiếng thở dài kỳ dị, rất kỳ dị, không chứa ẩn một chút nào sự thoả mãn bé thơ. Đau đớn. Rồi nó bay đi. Không bao giờ nó trở về.

Nhưng mà từ đó dưới gốc đa bắt đầu một cuộc sống khác. Bà lão bán xôi đặt nơi thằng bé bị lỗi giờ sinh một bát hương. Những buổi sáng tiếp theo bà đều cắm vào đó một nén hương và đặt bên cạnh một bát xôi. Bát xôi đó, khi đã hết hàng, bà sẽ nhẩn nha gảy gảy tàn than và ngồi nhai chậm rãi cho đến hết trước khi cất gánh lên vai về nhà. Có vẻ như từ hôm đó bà thường bán hết hàng sớm. Không biết vì sao, một sớm kia bà thôi bán xôi, chuyển sang bán vàng hương, cũng ở chỗ đó, và bảo rằng thánh khiến bà. Thánh, theo cách giải thích rối mù mà hết sức đơn giản của bà, chính là đứa bé, nay đã được sung vào đội ngũ những ông hoàng.

Bà lão sai một thằng cháu đóng cái hòm gỗ, sơn đúng màu sơn quan tài loại ba mậu dịch bán căn cứ vào giấy chứng tử, chất đầy ở một cái phố nhỏ gần gần đó. Thằng cháu phát huy trí tuệ cho xứng với đồng bạc tương đương năm bát phở gà của bà, đóng đinh treo cái hòm lên thân cây, chỗ có cái chạc ba đầu tiên, thỉnh bát hương đã ấm chân vào đó rồi dùng vôi ăn cắp ở công trường gần nhà quét một vệt trắng lốp từ đó xuống tới gốc. Thật không ngờ rằng chỉ một cái hòm đỏ nhỉnh nhỉnh hơn tổ chim bồ câu như thế đủ để đánh thức lại cả một niềm tin tưởng ngỡ đã chết từ lâu lắm trong lòng dân chúng. Người ta đổ xô tới khấn vái, bát hương đặt cao quá không cắm được thì họ cắm hương thẳng vào mặt đất, giữa rễ cái rễ con. Những bà chửa đi đẻ thắp hương trước lúc còn chưa khóc mếu vì đau. Người nhà họ hớt hải chạy ra thắp hương khi những cơn đau kia đã tới mức bất bình thường. Những bà bán hàng trong cái chợ gần đó đều đặn khấn vái nhoay nhoáy trước lúc mở hàng. Những ông mặc thế sự xoay vần, cứ tiếp tục các lễ nghi cúng quảy để xin thánh thần đừng rời bỏ đất nước này mà đi hết. Người ta xin phù hộ và người ta lễ tạ, đông nhất là vào rằm mồng một, chen chúc nhau, huých mông thụi ngực nhau, lườm nguýt nhau trong khoảng cách từ gốc cây cho tới bờ tường nhà hộ sinh. Hoàn toàn công khai, bởi ngôi nhà sát nhà hộ sinh khi đó là một xưởng chế biến mì sợi và mỗi sáng bà chủ xưởng cũng rất thành tâm vái gốc đa đều đều. Sau này, khi hết chiến tranh, bột mì viện trợ không còn và xưởng chế biến mì sợi phải đóng cửa, nhà xưởng trở thành trụ sở công an phường thì mọi sự cũng có khác đi. Nhưng còn lâu mới tới khoảng thời gian đó...

*

Một cách ngẫu nhiên, người đàn bà trẻ con phát hiện ra mình luôn luôn khai không đúng địa chỉ. Cứ như trời xui, tất cả cư dân trong ngõ ai cũng như ai đều một mực nói mình ở Cây đa nhà bò. Nghĩa là bên này đường. Nghĩa là ở trong nhà hộ sinh. Hình như Ngân đã đỏ hết mức có thể đỏ khuôn mặt mình khi đọc trong cái cười của anh bạn mới quen một sự nghi ngờ đùa cợt không xứng đáng. Đấy chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ của họ không thể khai thông được, mặc dù cả hai đều trẻ, đều vân vân và nói tóm lại là đẹp đôi. Vào những năm tháng ấy không thể có chuyện một cô gái chưa chồng điềm nhiên đi qua gốc đa bước vào cổng nhà hộ sinh nếu không có một lý do chính đáng liên quan tới một người khác có lý do chính đáng để vào ra nơi đó: một bà chị ruột của mình hoặc của bạn, một bà chị họ, một cô em, hay bà mẹ (ví dụ thế) đi đẻ.

Thực ra thì cả khu tập thể của Ngân có cùng một số nhà, như mọi số nhà khác. Đấy là một trong những khu tập thể đầu tiên được xây dựng sau ngày hoà bình lập lại ở Hà Nội. Không phải là một khu dân cư chung chung mà là khu tập thể của một nhà máy. Ba dãy nhà cao tầng cách nhau những khoảng sân rộng thênh thang và những vườn hoa to như một góc công viên. Tất cả các căn phòng đầu tầng đều rộng gấp đôi các căn phòng khác. Theo như cách người ta hình dung về một cuộc sống chung đầy lý thú thì đó sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa của cư dân trong tầng, đọc sách chẳng hạn, đánh bóng bàn chẳng hạn. Trong những tiểu thuyết Liên Xô được hào hứng dịch và đọc thời ấy thì căn phòng đó sẽ được gọi là Góc đỏ. Những cái cống lộ thiên chạy xung quanh mỗi ngôi nhà bao giờ cũng khô rang và không một cọng rác vào ngày nắng ráo. Ngày mưa, nước theo đó chảy ồ ồ xuống cống cái. Không bao giờ khu tập thể bị ngập, ngay cả lúc đầu kia thành phố dân chúng bì bõm lội trong nước dâng như lũ trên phố. Những cái ghế cho trọng tài ngồi thổi còi cầm chịch mỗi trận đấu bóng giao hữu giữa cư dân trong khu hay giữa đội bóng của nhà máy với các đội bóng khác trong thành phố luôn được gia cố. Hầu hết mọi nhà đều sống gần như cùng một nhịp ăn, làm, chơi. Cũng có đôi ba gia đình có một nhịp sống khác khiến mọi người vừa nghi ngại vừa ganh tị. Nhưng họ là thiểu số, một thiểu số hãnh diện song vẫn phải tìm mọi cách che giấu mình.

*

Cô gái mới vượt cạn một mình kia không thuộc thế hệ những đứa trẻ đầu tiên có mặt trong khu tập thể. Những đứa trẻ đó, sinh sau ngày hòa bình lập lại, lúc bố mẹ đang phấn chấn vì căn phòng tập thể mới được phân và tất cả có một đặc điểm chung: thường mang những cái tên trùng lặp và người ta phải phân biệt lũ trẻ bằng cách gọi ghép tên người sinh thành ra chúng. Rất nhiều Quyết; Chiến; Thắng; Lợi; Hòa; Bình; Hồng; Hà; Quang; Minh; Trường; Sơn; Hoài Nam; Chung Thủy... Những cái tên không hề luôm nhuôm, đôi khi còn nhuốm chút gì đó quê quê, song buổi chiều vào lúc các ông bố bà mẹ cao giọng gọi con về tắm táp cơm nước nghe đã thấy hừng hực tinh thần thời đại.

Người đàn bà thuộc thế hệ trẻ con đó, thế hệ đã từng chứng kiến mà không hề biết cái phút quyết định sinh tử của cuộc đời cô gái vừa vượt cạn. Lúc cô mới chỉ là một mầm sống...

*

"Trong cuốn sách viết sau cùng, "Gió tự thời khuất mặt", tôi nhận ra không phải mình đang dựng lại quá khứ, mà là ý thức về nó, của tôi và bạn bè tôi thời đó. Đọc lại bản thảo, tôi kinh ngạc khi gặp lại nhiều ý nghĩ của mình từ hai mấy năm về trước" (Lê Minh Hà)
 
Mà anh Linh nè! em đã từng đọc những bài viết, nghe những bài hát... viết về Hà Nội rất hay nhưng hổng có một từ nào về "Hà Nội" cả mà lắng đọng, da diết trong từng câu chữ khi đọc chúng ta đều hiểu đó chỉ là Hà Nội và Hà Nội mà thôi.

Còn những người không phải Hà Nội khi viết họ hay dùng chữ "Hà Nội" có phải không nhỉ?????????? như Trịnh Công Sơn khi viết phải có chữ Hà Nội "Nhớ mùa thu Hà Nội" (cái này thì Trịnh đã thổ lộ rồi). Còn các bài khác rất ít có từ Huế nhưng các bản nhạc của Trịnh rất đặc Huế bởi Huê là một phần máu thịt trong ông!

Chào Thân ái!
 
Sao anh Linh biết em lười đọc rồi còn tốt bụng cho em cả một bài khủng bố thế kia :))

tôi nhận ra không phải mình đang dựng lại quá khứ, mà là ý thức về nó

Em thích câu này :|

người đàn bà trẻ con :-? Nghe thú thật ^^

Còn những người không phải ở Hà Nội khi viết họ hay dùng chữ "Hà Nội" có phải không nhỉ??????????

Hehe có một em trong SG để chữ kí HAO là " em đã bắt đầu yêu đất Bắc, yêu Hà Nội và yêu HAO " :p hình như thế 8-|

^^ :x
 
Cho một Hà Nội nhọc nhằn mà dịu dàng, một Hà Nội thiếu mà vẫn đủ, những mùa xanh xưa chúng ta"

Anh có thấy trẻ con chạy sau buổi tan trường trên phố ngập nắng?
Buổi chiều đông bớt lạnh
Những chiếc bóng nhỏ bé chạy xôn xao trên đường
Bụi bợn lên từ những gót chân ríu rít
Tôi có cảm tưởng chúng đang chuyển động trong một nhịp trống vô hình
một nhịp trống náo nức
Một ý nghĩ về hạnh phúc le lói rồi sáng bừng
Bầy trẻ nhỏ vô tư
Anh có thấy trẻ con chạy sau buổi tan trường trên phố ngập nắng?
1983 - Hà Nội

Hay.....:x

9 năm sau những dòng viết này thì em ra đời và 3,4 năm sau đó được biết đến HN :))
 
Trần Phương Hoa đã viết:
Sao anh Linh biết em lười đọc rồi còn tốt bụng cho em cả một bài khủng bố thế kia :))

Anh có 1 tính rất xấu mà nhiều người đã nhắc, mà ko sửa được. Ấy là, mình thích cái gì, thì cứ muốn chia sẻ và nhiều khi, ép người khác phải đọc.

Dù nó dài ngoằng, và dĩ nhiên là có thể ko phù hợp với kiểu "đánh nhanh, thắng nhanh" trên forum, là nơi chỉ cần viết vài ba chữ, là xong 1 mess :))

Truyện dài, ko đăng được hết ở đây. Tra tấn phần cuối nhé, như ở dạng đăng trên báo của anh. Ai thích thì liên hệ để có cả cuốn.

Những ai nghĩ rằng mình là người Hà Nội, và những ai muốn biết người Hà Nội thực sự là như thế nào, rất nên đọc cuốn sách này :))

L.

Gió tự thời khuất mặt
(Phần kết)

Người đàn ông chần chừ dừng bước:

- Ngân đấy à? Ngân không ở trong đó xem tiếp nữa à?

- Ở ngoài này thích hơn Phan. Sang năm Ngân lại đến nơi này. Bảo tàng thì vẫn còn đấy, xem sau. Nhưng cái khoảnh khắc này thì chỉ một phút nữa thôi là người ta đã có thể không thể hình dung lại nổi. Phan nhìn xem: Lá như là nắng đầu thu vậy. Trong khi mây xám như một ngày đầu đông ở nhà mình. Còn bầu trời thì mới rộng làm sao. Liệu bao giờ tuyết nhỉ?

Người đàn ông tắt cái walkman, quay nhìn vòm cửa viện bảo tàng:

- Còn lâu Ngân. Bây giờ mới mùa thu. Rồi sang năm Ngân sẽ phát nản vì tuyết. Nhất là những ngày tuyết sắp rơi. Lạnh kinh khủng. Lạnh méo cả miệng. Còn bầu trời thì giống như cái bụng của con tằm bệnh ấy, vàng úa úa và phù ra ở chân trời. Kìa, anh Thịnh nhà Ngân với Vĩnh cũng ra rồi. Giờ thì phải đi tập hợp mấy vị lãnh đạo kia lại. Các vị đó ra lâu lắm rồi.

Người đàn bà chìa tay, cầm lấy cái walkman từ tay bạn, ngoắc ống nghe lên tai:

- Phan đang nghe gì đấy?

- Bình thường toàn classic. Hôm qua thấy cái CD Trịnh Công Sơn của Vĩnh. Lâu lắm rồi nghe lại... thấy...

Tiếng người đàn ông nhỏ dần theo bước chân Ngân rời đi, xa vời bên ngoài headfon đang thả tiếng. '...Rừng đông rơi chiếc lá - ta cười với âm u... Trên quê hương còn lại ta đi qua nửa đời không thấy một ngày vui đường trần rồi khăn gói mai đây chào cuộc đời...Nhìn lại nhau con mắt lo âu xin vỗ về muôn yêu dấu... Nhìn lại nhau che những cơn đau...' Rơi, từng giọt âm thanh cà phê đắng. Bầu trời xứ lạ mênh mông như những ngày chưa xa nơi quê nhà. Thời gian giống như tách cà phê bỏng rẫy thình lình tuột khỏi tay, tan tành trong lòng người đàn bà. Tiếng chân những người đàn ông thân quý lạt xạt gần lại trên lá ướt. Người đàn bà ngửa mặt, mỉm cười. Nước mắt ứa ra mằn mặn. Vậy đấy! Năm tháng này còn được nghĩ về nhau! Năm tháng này vẫn phải nghĩ về nhau! Hạnh phúc?!

*

Nơi ấy, những cô bé con trở thành thiếu nữ, qua tháng ngày đứt đoạn, rồi thành đàn bà.

Nơi ấy, rất lâu sau có một người đàn bà trở về. Ngõ nhỏ ồn ào. Người đàn bà đứng bên này đường ngước nhìn vòm đa cổ thụ. Những chiếc xe máy lồng lộn, nhả khói khét lẹt cùng âm thanh rợn óc. Người đàn bà giật mình, bước lùi: tấm lưng con gái đen nham nhám, bờ mông căng trong mảnh quần lót màu đen trong vắt gần như bật khỏi cái cạp váy trật thấp, hùng hổ vọt ngang. Một chiếc lá vừa rời cành, nóng nảy vật lộn với gió. Người đàn bà ghìm mình trong ao ước bước dấn ra giữa phố, xòe tay...

Ngày hôm sau người đàn bà ra đi.
Trở lại quá khứ gặp nhiều người quen hơn bây giờ

*

Không phải là quá khứ chung chung...
Quá khứ của hắn
Mà dùng súng lục để bắn
Là chết

*

Vầng trăng nhỏ bé
Đêm ta về
Chìm dưới đáy sông sâu, lặng lẽ
Nước chảy, theo thời gian, và gương trăng khi mờ khi tỏ
Buồn hay vui, ai có hỏi một lần
Này trăng
Người có quá khứ không?


2003 - Limburg

Phần thơ: trích từ "Như Những Mùa Thu" - Đỗ Quang Nghĩa

(Lê Minh Hà, 2001 - 2003)

=============

Lời kết: Quý độc giả vừa theo dõi phần cuối tiểu thuyết "Gió tự thời khuất mặt", một tác phẩm lớn của nền văn học Việt Nam thời hậu chiến.

Suốt 29 kỳ báo, qua "Gió tự thời khuất mặt", cả một thời kỳ chứa chất biết bao hoài niệm vui buồn đã được nhà văn Lê Minh Hà khắc họa như một chuỗi tự sự đầy chất thơ, rất riêng tư với nhiều dằn vặt, tự vấn và khắc khoải. Nói như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, có rất nhiều xao xác, xót xa, trên những trang sách của nhà văn nữ này.

Như thế, "Gió..." chắc chắn không phải là một tác phẩm dễ đọc. Nhất là, với hình thức đăng dài kỳ trên một tờ tuần báo cộng đồng, hình thức mà, thực sự, bình thường chỉ thích hợp hơn cả với những tiểu thuyết giật gân kiểu trinh thám, hình sự hoặc những "truyện tình ba xu". Hơn nữa, là một tờ báo ra hàng tuần nên việc theo dõi "Gió..." hẳn gặp phải những khó khăn rất dễ hiểu. Đây là điều mà BBT NCTG ý thức được, từ trước khi khời đăng thiên truyện.

Tuy nhiên, "Gió..." đã nhận được sự ưu ái của những độc giả đã từng trải nghiệm, từng sống qua những khoảng khắc bi thương ấy của lịch sử Việt Nam. Và điều khiến NCTG vui mừng nhất, rằng có bạn đọc đã thổ lộ rằng, qua tác phẩm này, họ đã thấu hiểu được một phần của quá khứ, để lý giải được hiện tại và hướng tới tương lai.

NCTG chân thành tri ân nhà văn Lê Minh Hà đã cung cấp tác phẩm và cho phép đăng tải "Gió..." trên báo. Cạnh đó, cũng xin cám ơn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vì bài viết đầy cảm xúc mà NCTG xin đăng kèm phần cuối của "Gió...", như để soi sáng thêm những gì mà quý độc giả đã đọc.
(H.Linh)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cây đa nhà bò

Và ở đó có một nhà hộ sinh.
Và ai đã là người Hà Nội không thể không nhớ nơi đó.
Nhà hộ sinh cây đa nhà bò.

Người đàn bà trẻ con trong "Gió tự thời khuất mặt" suốt tuổi thơ mình đã nhìn vào đấy, từ bên kia đường, trước con ngõ dẫn vào khu tập thể gia đình. Và suốt quãng đời về sau chị (cô, nàng) đã lấy đó làm tâm điểm, là nơi xuất phát và đi về, cho cái nhìn của mình về đời người. Sống, thế nào là sống? Những hồi ức đan xen giữa một miền quê sơ tán và một đường phố thủ đô. Những ký ức nuốt vào trong gan ruột của người bố và những quan sát cảm nhận chạm vào da thịt tuổi non của cô bé đang lớn. Trong một khung cảnh chiến tranh và hậu chiến. Cây đa đứng đó như một chứng nhân. Câm lặng. Bao dung. Và bất lực.

Trong cái nhìn của người đàn bà trẻ con, mấy thế hệ người đã sinh ra, đã sống như phải gánh chịu lấy cái kiếp đã sinh ra làm người mà không hiểu làm người như thế đã phải sống chưa. Rồi đến thế hệ người đàn bà trẻ con chập chùng chênh vênh nguyên lành và đổ vỡ, bình yên và bất trắc, tin tưởng và chán chường, hoài nghi và đau khổ. Sống, thế nào là sống? Người đàn bà trẻ con dằn vặt mình, dằn vặt bố, dằn vặt bạn bè với những suy nghĩ không nói ra lời, nén lại trong một vẻ ngoài như khiêm nhường, yếu mềm. Cây đa đứng đó thấy hết, nghe hết. Mùa qua mùa, lá rụng rồi lá lại mọc. Cây đa còn đó, nhưng mấy lớp người đã đi qua nó, về đâu. Và gió vẫn thổi mãi trong vòm lá đa. Thổi vào/qua những cuộc đời khiến chúng tan tác muôn nơi.

Lê Minh Hà viết tiểu thuyết, nhưng đây là một kiểu tiểu thuyết riêng chị. Cũng có thể đọc "Gió tự thời khuất mặt" như đọc một bài thơ dài. Không chỉ vì những trích đoạn thơ rất gợi ở đầu mỗi chương. Không chỉ vì những câu văn viết rất ý tứ, nhịp nhàng, có nhạc, có điệu. Thơ ở tiểu thuyết Lê Minh Hà là ở cảm xúc dồn nén và bung tỏa theo nhịp tháng ngày người đàn bà trẻ con nhìn, và nghe, và ngấm, và ngẫm, giữa khoảng cách cái ngõ nhà mình và nhà hộ sinh cây đa nhà bò. Triền miên chảy tràn trang sách là chuỗi hồi ức đứt nối, là vang động những tình cảm nghĩ suy quá khứ hiện tại tương lai của một kiếp người. Của những kiếp người. Nhiều người quen của tác giả sẽ gặp lại bóng hình mình trên sách. Những người thân của tác giả sẽ thấy một phần đời mình trong đó. Nhưng khi viết "Gió tự thời khuất mặt", tôi nghĩ, tác giả tin sẽ tìm được sự đồng cảm, sẻ chia của nhiều người, cũng như chị, đã sống qua một thời buộc phải nghĩ suy rất nhiều về cái sống. Vậy nên tiểu thuyết của Lê Minh Hà không chủ vào nhân vật, không lấy sự liền mạch của một hành động chính làm nền cho cốt truyện. Chị viết tiểu thuyết là viết cái trải nghiệm. Của mình. Của nhiều người. Ngân, người đàn bà trẻ con, là tác giả, là nhân vật. Cũng là anh, là tôi. Là những ai sống mà không thôi tự hỏi mình sống, thế nào là sống.
Này trăng, người có quá khứ không?

"Gió tự thời khuất mặt" đã thổi lại trên trang sách Lê Minh Hà. Lật mặt theo gió cảm những đau buồn. Những ông Thả giờ còn không? Những Hằng An giờ ở đâu? Người đàn bà trẻ con giờ cũng đã gia đình chồng con. Mà ở nơi đó cây đa vẫn còn. Vẫn còn nhà hộ sinh nơi đó. Và những câu thơ nhạc Trịnh, còn đó, đã thành một ám ảnh cho không chỉ một thế hệ đi qua cuộc chiến.

Nhưng còn không, một người đàn bà trẻ con khác?

Gió thổi bay tung kỷ niệm một thời
tuổi trẻ rộng lòng cho gió cuốn
để khi trở về già người ta đi tìm lượm
mảnh kỷ niệm ven đường - trách gió hoài hơi.


Xao xác, xót xa rất nhiều trên những trang sách này.

(Phạm Xuân Nguyên - Hà Nội 3-2005)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Những ai nghĩ rằng mình là người Hà Nội, và những ai muốn biết người Hà Nội thực sự là như thế nào, rất nên đọc cuốn sách này

Chơi trò khích bác nhau rồi :))

Em còn một bộ Thám tử Eiji rồi còn mấy bộ của bác Fujio.F.Fujiko nữa còn chưa đọc xong =)) Nhìn dài thế này ngại quá T___T

Mà thôi anh tóm tắt đi , trích phần đầu rồi tí cuối đọc sao hiểu nổi 8-|

Nơi ấy, những cô bé con trở thành thiếu nữ, qua tháng ngày đứt đoạn, rồi thành đàn bà.

;;) :p thật sâu sắc :D

Nơi ấy, rất lâu sau có một người đàn bà trở về. Ngõ nhỏ ồn ào. Người đàn bà đứng bên này đường ngước nhìn vòm đa cổ thụ. Những chiếc xe máy lồng lộn, nhả khói khét lẹt cùng âm thanh rợn óc. Người đàn bà giật mình, bước lùi: tấm lưng con gái đen nham nhám, bờ mông căng trong mảnh quần lót màu đen trong vắt gần như bật khỏi cái cạp váy trật thấp, hùng hổ vọt ngang. Một chiếc lá vừa rời cành, nóng nảy vật lộn với gió. Người đàn bà ghìm mình trong ao ước bước dấn ra giữa phố, xòe tay...

Yêu quá khứ không có nghĩa là ko chấp nhận hiện tại và hướng đến tương lai . Hoài cổ quá đâm ra hơi tiêu cực với cuộc sống mới ^^ Đoạn này bác tả có vẻ bất mãn quá :)) Có lẽ là vì thế hệ khác :| :D hehe

Vầng trăng nhỏ bé
Đêm ta về
Chìm dưới đáy sông sâu, lặng lẽ
Nước chảy, theo thời gian, và gương trăng khi mờ khi tỏ
Buồn hay vui, ai có hỏi một lần
Này trăng
Người có quá khứ không?

Nghe hấp dẫn 8->

Thôi em đi đọc Eiji đây , đọc xong trang này hoa hết cả mắt @-) @-) Giải lao tí @-) Pozt bài chất lượng kiểu này cũng là một cách tra tấn (em) hiệu quả :D

( ấy đùa thôi đừng giận :"> :p)
 
Anh Linh cho em nói leo lạc đề một tí, nhà văn Hà Nội mà ở Berlin, Đức còn có Nguyễn Thị Hoài, giọng viết rất "đanh đá" và rất Hà Nội :) Ở Box Truyện có mấy truyện của Nguyễn Thị Hoài mà Trang hay là em đẩy lên đó ạ.
 
Trần Hoàng Vân đã viết:
Anh Linh cho em nói leo lạc đề một tí, nhà văn Hà Nội mà ở Berlin, Đức còn có Nguyễn Thị Hoài, giọng viết rất "đanh đá" và rất Hà Nội :) Ở Box Truyện có mấy truyện của Nguyễn Thị Hoài mà Trang hay là em đẩy lên đó ạ.

Ừ, em nhắc anh mới nhớ ra chị Hoài. Cái đanh đá của chị Hoài ko rõ có Hà Nội ko? Có lẽ là của Hà Nội thời bao cấp nhỉ?

Quên mất là em ở Berlin, biết thế trước khi đi liên hệ, biết đâu có dịp "giao lưu" 1 tẹo :((

L.
 
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Ừ, em nhắc anh mới nhớ ra chị Hoài. Cái đanh đá của chị Hoài ko rõ có Hà Nội ko? Có lẽ là của Hà Nội thời bao cấp nhỉ?

Quên mất là em ở Berlin, biết thế trước khi đi liên hệ, biết đâu có dịp "giao lưu" 1 tẹo :((

L.

Em off nốt này :D Em ở Munich tít phía nam cơ ko ở Berlin đâu anh ạ :)
Anh có quay lại Đức vào tầm cuối tháng 9 đầu tháng 10 ko ạ? ;;)
 
Trần Hoàng Vân đã viết:
Em off nốt này :D Em ở Munich tít phía nam cơ ko ở Berlin đâu anh ạ :)
Anh có quay lại Đức vào tầm cuối tháng 9 đầu tháng 10 ko ạ? ;;)

:) Vậy mà anh cứ nghĩ em ở Berlin. Quan liêu quá!

Cỡ giữa tháng 9 anh muốn qua Berlin vài ba ngày, vì bà chị họ của anh làm tổ chức 15 năm VINAPHUNU ở bên ấy, nghe bảo sẽ rất linh đình. Định vậy thôi, chứ chưa biết ra sao. Bây giờ mỗi lần đi đâu là rậm rịch chán.

Vẫn biết bên Đức có Octoberfest (viết thế phải ko nhỉ?), nhưng anh ko thạo khoản bia bọt lắm... :))

L.

TB. Viết xong mới chạy vào đọc cái link của em cho :) Nghe thích nhỉ, "giao lưu" thế mới bõ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
Nói về Hà Nội, nên kiếm "Gió tự thời khuất mặt" của nhà văn (gái) Lê Minh Hà (LMH - cô giáo dạy Văn của Ams thời xưa) đọc. Những hoài niệm trong đó ghê gớm và mạnh mẽ lắm, có điều ai trải qua thời xa xưa ấy mới cảm được.

Hôm qua anh có gặp được chị LMH bên Đức, quen và thân nhau qua thư từ, báo chí... tròn 12 năm, giờ mới gặp mặt. Chị LMH là người Hà Nội gốc, dĩ nhiên, và là một trong số ko nhiều những nhà văn rất Hà Nội, ở thời buổi này.

Có lẽ hôm nào sẽ kiếm lại bản thảo (chuẩn, chị Hà cho - ko phải bản in ở nhà đã bị cắt xén tùy tiện), để post lên HAO một vài chương...

L.

Anh Linh à, thời còn ở Ams, em có học 1 cô Hà. Xin lỗi cô, em không nhớ đầy đủ họ tên cô. Ko biết có phải cô Hà, anh Linh nói ko?!:-/

Cô Hà của em có 1 cô con gái, tên là Hà Chi (em ko biết là nhớ đúng không nữa). Còn chồng cô tên là Nghĩa.
Cô Hà của em có kiểu giảng văn khá ấn tượng, ra đề bài kiểm tra cũng ấn tượng. Kiểu: "Em hãy chỉ ra trong bài Đây mùa thu tới những từ, những câu thơ buồn".
24 đứa lớp em, chẳng đứa nào làm đúng!:))
Nhưng cô cũng linh động cho điểm. Cái bài đó, em còn giữ. Cũng như em còn giữ tất cả các bài kiểm tra mà cô đã chấm.
Có lần, em lên "kiện", được thêm 3/4 điểm. Sướng gần chết!=D>
Hồi đầu thì ko thích cô, vì cô dạy và chấm khác thày Việt Anh (thày dạy văn hồi lớp 10, thường vẫn cho điểm những chỗ em viết phá cách, theo cảm tính), em mất vị trí Văn trong lớp. Khóc vì điểm của cô đến vài lần. Cô chấm bài mà chi ly từng ý.
Nhưng sau thì thấy thích tính cô!
Chỉ tiếc là đến lúc thấy thích cô thì cô đi Đức.!!!
Cô Hà của em không xinh, nhưng "như con gà mái". Nếu đúng là cô, thì chắc cô sẽ hiểu sao em nói thế (nhắc lại thì đúng hơn).
 
Cô ơi, em chẳng nhớ được các chi tiết cụ thể quanh cuộc sống của cô, học trò cô vẫn lơ đãng thế đấy. Thậm chí đã từng đến nhà cô chơi, mà h thì chẳng nhớ nổi. Mà đúng là cô ở gần cây đa nhà bò hay sao đó!
Nhưng cô có tin là em nhớ rõ khuôn mặt cô? Em thích khuôn mặt ấy! Còn bởi nó rất đặc trưng tính cách cô.
Chúc cô của em hạnh phúc!
 
Đúng em ạ. Hoàn toàn chính xác! (Nói theo kiểu Lại Văn Sâm)

Hôm vừa rồi anh và bố anh có qua Berlin chơi, và có gặp chị Hà. Anh gửi 1 tấm ảnh chị Lê Minh Hà chụp với bố anh để minh họa nhé. Bố anh xưa dạy Văn chị Hà ở Đại học Sư phạm.

L.

Phạm Thu Hà đã viết:
Anh Linh à, thời còn ở Ams, em có học 1 cô Hà. Xin lỗi cô, em không nhớ đầy đủ họ tên cô. Ko biết có phải cô Hà, anh Linh nói ko?!:-/
Cô Hà của em có 1 cô con gái, tên là Hà Chi (em ko biết là nhớ đúng không nữa). Còn chồng cô tên là Nghĩa.
Cô Hà của em có kiểu giảng văn khá ấn tượng, ra đề bài kiểm tra cũng ấn tượng. Kiểu: "Em hãy chỉ ra trong bài Đây mùa thu tới những từ, những câu thơ buồn".
24 đứa lớp em, chẳng đứa nào làm đúng!:))
Nhưng cô cũng linh động cho điểm. Cái bài đó, em còn giữ. Cũng như em còn giữ tất cả các bài kiểm tra mà cô đã chấm.
Có lần, em lên "kiện", được thêm 3/4 điểm. Sướng gần chết!=D>
Hồi đầu thì ko thích cô, vì cô dạy và chấm khác thày Việt Anh (thày dạy văn hồi lớp 10, thường vẫn cho điểm những chỗ em viết phá cách, theo cảm tính), em mất vị trí Văn trong lớp. Khóc vì điểm của cô đến vài lần. Cô chấm bài mà chi ly từng ý.
Nhưng sau thì thấy thích tính cô!
Chỉ tiếc là đến lúc thấy thích cô thì cô đi Đức.!!!
Cô Hà của em không xinh, nhưng "như con gà mái". Nếu đúng là cô, thì chắc cô sẽ hiểu sao em nói thế (nhắc lại thì đúng hơn).
 

Đính kèm

  • vina_9.jpg
    vina_9.jpg
    98.8 KB · Xem: 17
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Linh ơi, em cảm ơn anh nhiều lắm.
Đã chẳng bao giờ nghĩ có thể có lúc nào đó gặp lại cô.
Mà cô thì ko nhớ được học trò đâu. Ko sao mà. Miễn cô ko thay đổi là được.

Nhưng cô của em đã có nét thời gian rồi!!!!!! (Nói đến đây, mà sao thấy sao sao đó...!!!)
Mà học trò của cô cũng vậy mà!

Anh Linh à, anh gặp cô em, anh nói: học trò Nga 2 năm 1993, vẫn nhớ cô.
Hà Chi của cô năm nay 15-16 rồi còn gì.
Chú Nghĩa có còn nhận xét vợ là "con gà mái" thay vì "con công" nữa thôi?!

Anh à, cô em chỉ viết văn hay còn làm gì ko?

Anh kể tên mấy cuốn của cô em có ở Việt Nam, em tìm mua.
 
Trần Hoàng Vân đã viết:
Anh Linh cho em nói leo lạc đề một tí, nhà văn Hà Nội mà ở Berlin, Đức còn có Nguyễn Thị Hoài, giọng viết rất "đanh đá" và rất Hà Nội :) Ở Box Truyện có mấy truyện của Nguyễn Thị Hoài mà Trang hay là em đẩy lên đó ạ.

Lâu mới vào lại đây, quên ko nhắc em: chị Hoài họ Phạm :)

L.
 
Back
Bên trên