Thưa anh Trung, câu hỏi của anh là 1 câu nonsense. Anh cũng là DHV, đừng post bài đi ngược tinh thần của mọi ng như thế. Suy nghĩ kĩ anh nhé, ý của anh Vũ Anh va Kiên ntn thì anh tự biết. Vậy em xin hỏi anh, hàng ngày anh đều nhìn lên trời, 90% buổi tối anh nhìn lên trời 1 lần thì anh quan sát thấy gì:-/ Trên trời có bao nhiêu vì sao? Tại sao trời hôm đấy có những vì sao sáng mà hôm sau lại tắt ngóm:-/ Sự hình thành của các vì sao thế nào:-/ Anh trả lời đc chăng? Tài liệu và thông tin đầy rẫy ra đấy, anh trả lời đc chăng?
Hay anh chỉ có thể trả lời đc về 1 số vì sao mà anh (hypothetically anh thích sao) thấy thú vị:-/
"tinh thần của mọi ng" là tinh thần của ai? Của riêng em à? Em muốn chi phối nó thế nào thì nó phải thế ấy à? Người nào có ý kiến khác với của em thì phải im lặng không được lên tiếng à? Và điều hành viên thì sao? Điều hành viên thì không được có chính kiến hay sao? Điều hành viên thấy các thành viên nói những điều trái tai mà không quan tâm điều chỉnh thì còn làm điều hành viên cái nỗi gì nữa?
Tài liệu nào đầy rẫy em thử chỉ cho anh xem? Vả lại em và một số người khác có ý chi9r trích những thành viên khác ở chỗ họ không biết thông tin là vì không chịu tìm hiểu. Vậy anh hỏi lại chính em xem bọn em đã tìm hiểu chưa? Và có ai ở đây biết câu trả lời không cho câu hỏi của anh không? Nếu trong ngày không có ai biết câu trả lời, mà ở đây đã có biết bao nhiêu người đi bầu, thì đó có phải là một điều đáng buồn không? Nhà nước có nên có biện pháp để phổ biến kiến thức hơn không? Bầu cử là trách nhiệm, thế mà người dân không hiểu rõ được việc sử dụng trách nhiệm của mình, thì nhà nước nên làm thế nào? Tự hài lòng với kết quả hời hợt bên ngoài là 99% đi bỏ phiếu à?
To Nguyen Vu Anh:
Những điều em trích dẫn ai cũng hiểu cả. Điều mà không phải ai cũng hiểu (trong đó có anh), là tại sao số đại biểu ứng của ban đầu lại nhiều thế, mà đến khi chúng ta bầu lại ít thế? Trước hết trả lời câu hỏi dễ nhất của anh, là "có bao nhiêu người":
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F540F/
Có tất cả 238 người tự ra ứng cử. Kết quả là trong danh sách để chúng ta đi bỏ phiếu còn lại 30 người.
Câu hỏi tiếp theo, khó hơn nhiều là tại sao con số đó lại ít đi vậy? Câu trả lời khá mơ hồ mà nhiều ngườii biết là do họ "không qua được vòng hiệp thương". Và cái anh muốn hỏi là có ai biết gì về các "vòng hiệp thương" này không? Qui tắc hiệp thương là thế nào? Cụ thể là ai sẽ bỏ phiếu những vòng này? Và chủ ý của chúng ta, những cử tri bình thường, được phản ánh thế nào qua các vòng hiệp thương đó?
Một cách mơ hồ, thì người ta nói rằng các ứng cử viên tự do này không qua được 3 vòng hiệp thương là vì "không có đủ" sự ủng hộ của cử tri tại cơ quan, hoặc nơi cư trú... của họ. Vậy anh thử hỏi là đã có em nào, hay anh chị, các bạn nào ở đây đi bỏ phiếu hoặc biểu quyết ủng hộ/không ủng hộ một cử tri nào tại địa bàn của mình chưa? Liệu chúng ta có quyền gì trong hiệp thương không? Những người bỏ phiếu hiệp thương có đại diện cho chúng ta không và sự đại diện này thể hiện như thế nào?
Đó mới là những phần khó tìm hiểu của luật bầu cử, chứ còn cứ đến ngày đến giờ là nghe đài gọi, rồi chạy ra điểm bỏ phiếu đọc qua tiểu sử một vài ứng viên rồi bầu thì ai mà chẳng biết.
To Hà: Giáo dục công dân thì hình như có đề cập một chút đến hệ thống quả lý nhà nước, tuy không thật nhiều lắm. Trên đại học thì chỉ học lịch sử đảng, triết học Mac, lịch sử triết học mà thôi. Những thứ đó đều là lý thuyết chung, không có liên quan gì đến hệ thống chính trị của nhà mình.
Xin nói thêm là bản thân tôi không có ý kiến rõ ràng lắm về việc có nên đưa môn học này vào chương trình không. Chỉ có điều nghe một số bạn trẻ hùng hồn tuyên bố về hiểu biết của mình về hệ thống cho nên cảm thấy cần phải làm rõ. Nếu các bạn quả thật hiểu biết đến thế thì tốt. Còn nếu không phải thì nên nhìn lại mình. Tranh luận cần phải trên cơ sở sự thật, không phải trên cơ sở niềm tin.