gloomy sunday makes me wanna die...T_T"

:)) Thằng Trọng bị làm sao thế ? Tự nhiên lại muốn chết ah ?
 
Để xem, xem tranh của ai đáng sợ hơn :))
Tranh vẽ mới có giá trị chứ cái ảnh sửa photoshop này mà doạ ai chứ bộ ? ảnh vẽ sao nhìn chẳng có tí ti nào gợn màu bột thế ? mà tóc tái mặt mũi trơn tru ko một vết tì ? :)) :)) bỏ cái nền xanh rêu u ám cổ cổ ra thì chẳng khác gì những bức anime hoặc kiểu final bây giờ, lại còn lai lai mấy con cầm bình gốm uốn éo trong mấy cái tranh lụa bán đầy ngoài đường .
Chờ mấy hum nữa xem tui có chết hay lên cơn diên ko nhe' :)) chết cười bạn nào kiếm đâu ra cái tranh vẽ mắt sâu sâu tí mà trí tưởng tượng vãi cả phong phú ạ !! =)) =))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hồi trước nghe doom nên giờ nghe thấy k0 đến nỗi....
 
cái tranh vớ vẩn này mà cũng giết ng đựoc ah ^^ tối qua có bạn nào đó gửi cho em bảo em nhìn lâu lâu vào, ngổi 15' nhìn trừng trừng tuởng có cái j xồ ra như bao nhiêu tranh lừa đảo làm ng ta hết hồn khác ^^ mỏi mắt quá trời, nhìn mãi nhìn mãi thấy mặt con này cứ nghệt ra ^^ trông thật ngu ngốc ^^ mặt nó bóng loáng nhẵn nhụi thế kia, nhìn là biết ko phải vẽ, cái mắt thế kia vẽ kiểu j :))
 
Đồng ý ! Bắt tay cái nào :))
Nhưng tại sao bảo cái mắt thế kia ko vẽ được ? ko hiểu ý nói gì ????
 
Lần đầu tiên em đc nghe bài GS là cái ngày khá kinh hoàg! Đó là ngày fải chia tay vs "ai đó"(ngta đi xa mà) Hôm đấy em khóc khá nhiều, rồi tự dưg nhớ là hôm trc có đứa bạn jới thiệu về bài đó, thế là tìm nghe :D Nghe xog, đag khóc :"> nín luôn!:) Thực ra, em thấy bài nè nếu xét trog bối cảnh âm nhạc ngày xưa thì có thể nó sẽ gây nhữg hiệu ứg j j đó đúng như lời đồn đại thật! Nhưg nếu xét theo quan điểm âm nhạc bh thì nó cũng khá thườg! Vs nhữg ai nghe Doom thì lại càng chẳg có j!
Còn về bức hình cô gái kia :)) Em cũng tán đồg wan điểm vs anh Đức Trọng!! Nhìn là thấy dấu hiệu của photoshop rồi!! Đời thủa nhà ai mà tranh vẽ lại có mắt bóng loáng thế kia!! Nét tranh thì nuột ko tả đc!! Nếu thực sự đc như cái mà chúng ta đag chiêm ngưỡg kia thì quả là ông họa sĩ này đại tài rồi!!
(bài viết có j sơ suất xin mọi người lượng thứ ah!)
 
eo, đùa, chiều hôm nay con bạn em nó gửi cho mấy bài viết về cái bài Glômy Sunday này với cái bức tranh ma quái ý, tò mò dã man, search tung cả Google lên cuối cùng vào Hao lại thấy mấy cái đường truyền nên lấy hết can đảm nghe thử...........:|
.........hức........cả nhà em ngủ hết rồi...em vừa nghe bài này vừa ngắm cái ảnh.........:(( eo, sợ lắm ý,chả hiểu sao lạnh hết cả sống lưng,vào MDA thì nhìn thấy ảnh cái ông nhạc sĩ đấy, mặt nhìn trông ghê ghê, vào lại Hao thì thấy cái ava của chị Yến :(:)(:)((, sợ quá mọi người ơi :(:)((
 
Vũ Xuân Hương đã viết:
Nói chung cái bài đấy là bịa thì iem cũng biết rồi ^^ Nhưng mà nhiều khi điều bịa đặt nó lại hấp dẫn hơn sự thật trần trụi nhiều :)) Mấy cả đọc xong, nghe chán, vẫn chả thấy muốn chết tí gì cả :p Có lẽ gu âm nhạc bây giờ khác thời các cụ quá rồi. Em nghe Stair way to Heaven hay To day is a good day to die còn thấy u ám hơn í chứ :)

:) Một số bài bị đặt vớ vẩn kiểu ấy, cùng những tranh ảnh nhảm nhí chỉ để dọa con nít thôi em :)

Anh gửi lại đây một bài viết xác thực về Seress Rezso nhé :)

L.

===============

Chủ nhật buồn, ca khúc "chết người" của nước Hung

Có một bài ca, xuất phát từ một xứ sở nhỏ bé nằm giữa lòng Đông Âu, đã được dịch ra hơn 100 thứ tiếng trên thế giới (trong đó có tiếng Việt), đã được hơn 50 ca sĩ thể hiện trong vòng 70 năm qua, kể cả những tên tuổi lớn như Billie Holiday, Sarah Vaughan, Ray Charles, Elvis Costello, Marianne Faithfull, Diamanda Galás, Sinéad O'Connor, Sarah McLachlan, Björk, Sarah Brightman...

Ca khúc ấy, có thời từng là khúc hát cửa miệng của nhiều kẻ si tình trước giờ tự vẫn. Cho dù chung cuộc, vào năm 1999, nước Pháp đã chọn nó là bản nhạc tình buồn nhất của thế kỷ XX, nhưng khi vừa chào đời và lan truyền, bài ca đã bị cấm ở nhiều nước vì không ít kẻ đã tự kết liễu cuộc đời dưới ảnh hưởng của nó.

Gần đây nhất, giai điệu bài hát đã vang lên trong bộ phim "Danh sách Schindler" (Schindler’s list), từng được 10 giải Tượng vàng Oscar của đạo diễn lừng danh Steven Spielberg, khiến không ít khán giả đứng tuổi bồi hồi nhớ lại thời thanh xuân và âm thầm với những hoài niệm không quên.

Đó là ca khúc "Chủ nhật buồn" (Szomorú Vasárnap), nhạc của Seress Rezső, lời thơ của Jávor László và Seress Rezső, ra đời cách đây 73 năm, được coi là thương hiệu tầm cỡ thế giới bậc nhất của Hungary trong âm nhạc, kể từ đó tới giờ.

Bài viết này xin chuyển đến độc giả một số thông tin về lịch sử và những huyền thoại xung quanh "bài ca chết người" này, cùng các tác giả của nó!


*

Mùa thu năm 1933. Jávor László, một chàng trai Budapest 26 tuổi, thợ khắc đá kiêm phóng viên hình sự tờ "Báo 8 giờ", khi ấy hoàn toàn vô vọng với tình yêu đặt ở nơi một thiếu nữ đã là vợ kẻ khác. Trong buổi hẹn hò bí mật cuối cùng, chàng trai tuyên bố chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ này, đối với chàng, cô gái không còn tồn tại nữa. Jávor László xin cô gái cho phép chàng giữ một kỷ niệm về mối tình với cô: lưu khuôn mặt cô trong chiếc mặt nạ thạch cao để có thể âu yếm, cưng nựng khuôn mặt ấy ngay cả khi đã xa cô!

Bài thơ "Chủ nhật buồn" đã ra đời như thế, nếu chúng ta có thể tin được huyền thoại về nó. Và tại sao lại không tin? Cho dù, một lời lý giải khác cũng đãc được đưa ra, ít thi vị hơn nhiều: "Chủ nhật buồn" được lấy cảm hứng sau một đêm thứ Bảy lu bù, và nhà thơ của chúng ta chợt tỉnh giấc vì nhận ra anh không còn một xu dính túi!

Dầu sao đi nữa thì tác phẩm cũng được "ra lò", được phổ nhạc và ngay tháng Mười một năm ấy, cả nước Hung đã chìm trong cơn sốt "Chủ nhật buồn".

Các bà các cô quý phái ngồi phủ phục bên chiếc máy hát cũ, nước mắt tuôn trào vì nỗi buồn "thiên thu" của bài hát. Cùng lúc đó, các cô sen cũng cố nghe lỏm và sụt sùì, trong khi đang dọn nhà, lau chùi hoặc nấu nướng.

Báo chí Hung đương thời đã đăng tải một số mẩu chuyện thú vị, nhưng rùng rợn, liên quan đến ca khúc "Chủ nhật buồn", như sau:

- Tại một tiệm ăn ở Budapest, một thực khách lăm lăm khẩu súng ngắn và dọa... tự tử, nếu dàn nhạc Tzigane không chơi ngay lập tức "Chủ nhật buồn". Và sau khi được nghe bài ca có sức mạnh thần bí, ông ta gục xuống bàn, nức nở kể lại nỗi buồn của mình dù chẳng ai đề nghị.

- Thậm chí, một làn sóng tự sát điên dại đã diễn ra. Mở đầu là cô Kis Eszter, trước khi uống độc dược còn cẩn thận và trau chuốt để bản nhạc "Chủ nhật buồn" lên gối. Một chàng trai nghèo tỉnh lẻ, trái tim nhạy cảm không chịu nổi nỗi u sầu trong bài ca, cũng qua đời vì nhồi máu cơ tim. Ledig László, một nhân viên ngân hàng 23 tuổi, thì dùng súng bắn thẳng vào tim khi đi trên một chiếc taxi, vào dúng một ngày Chủ nhật, vì đêm trước anh đã thức đến sáng và nghẹn ngào trước giai điệu "Chủ nhật buồn".

Kể từ khi đại văn hào Đức Goethe viết tác phẩm Werther, chưa ai có thể khiến cả châu Âu hướng về mốt tự sát như thế! Không có gì đáng ngạc nhiên khi Jávor, chàng trai thất tình, bỗng nổi tiếng với bài thơ "Chủ nhật buồn", đã nói như sau với ký giả tờ "Nhật ký Pest" khi nghe phong thanh về thành công "chết người" của mình: "Giờ, người ta nghĩ đến tôi như kẻ đào mồ với chiếc xẻng trong tay". Và nhận xét ấy thật chính xác! Bởi lẽ "Chủ nhật buồn" luôn đi kèm với những khái niệm buồn đau tan nát.

Nhất là, chỉ vài năm sau khi bài thơ ra đời, "Chủ nhật buồn" - kèm giai điệu của Seress Rezső - đã được dịch ra gần 30 thứ tiếng; bản nhạc và những chiếc đĩa hát "Chủ nhật buồn" tràn ngập thị trường thế giới, reo rắc không khí chết chóc khắp châu Âu, Mỹ, Phi và cả Trung Quốc...

*

Thành công của thi phẩm "Chủ nhật buồn" vượt xa mọi mong đợi. Cố nhiên, ngoài sụ đau khổ của Jávor László, cần một ai khác phổ nhạc cho những vần thơ tang tóc đó: Seress Rezső, một nhạc sĩ tự học, vụng về nhưng thiên tài.

Seress Rezsõ, từ Quận VII bùn lầy nước đọng thủ đô Budapest, đã có một bài ca được các cây đại thụ trong làng nhạc quốc tế xưng tụng. Chỉ cần nhắc một vài cái tên - Louis Armstrong, Bing Crosby, Frank Sinatra, hay Ray Charles -, và sau đó, hễ một ngôi sao quốc tế nào đưa "Chủ nhật buồn" (Gloomy Sunday) vào chương trình của mình, thì họ đã cầm chắc trong tay sự thành công.

Chào đời năm 1899 trong một gia đình gốc Do Thái, tên thật là Spitzer Rudi, tác giả phần nhạc "Chủ nhật buồn" thường được gọi với cái tên "Seress bé nhỏ" vì ông chỉ cao hơn 1m50 chút đỉnh. Trong đời chỉ chơi nhạc vào buổi tối ở hai tiệm ăn nhỏ và đầy khói thuốc lá ở Budapest là Kulacs và Kispipa, hầu như thực khách không mấy khi thấy rõ Seress ngồi khuất sau chiếc dương cầm. Miệng phì phép thuốc lá, giọng khản đặc, chỉ chơi dương cầm kiểu "mổ cò" với hai ngón của bàn tay phải, lần mò tìm nốt nhạc, vậy mà theo lời kể của người đương thời, hàng ngày, từ 6 giờ tối đến rạng sáng, Seress đã tạo nên một bầu không khí bốc lửa tại nơi ông chơi nhạc. Sức hấp dẫn của ông là ở đó: cuốn sổ lưu niệm của ông, với thủ bút và ý kiến của những nhân vật lừng danh đương thời cũng xác nhận điều này.

Ngắn gọn, mà có lẽ chính xác hơn cả, là nhận xét của Otto Klemperer, nhạc trưởng lừng danh người Đức: "Không phải nhạc sĩ - chỉ là thiên tài" (Er ist kein Musiker - er ist ein Genie). Hẳn phải là như thế, vì trong 40 năm ròng rã của đời nghệ sĩ, Seress không hề biết viết, đọc bản nhạc và biết chơi dương cầm một cách "tử tế" và đây cũng là điều khiến ông thường xuyên có mặc cảm và lo lắng, nhất là khi ôntg biết có một nhạc sĩ nổi tiếng nào đó đặt chân đến cái tiệm ăn tồi tàn để nghe ông. Vậy mà, Seress vẫn liên tục cho "ra lò" những ca khúc mà đa phần đều rất được ưa chuộng! Cách sáng tác của ông cũng được biệt: vừa huýt sáo, ông vừa ngẫm nghĩ và khi được giai điệu nào "hợp lý", ông nhờ người ghi lại thành bản nhạc. Thô sơ vậy mà trong đa số các trường hợp, chỉ trong ít ngày, từ cậu bé đánh giày, chị người ở đến các bà, các cô thị dân đều hát theo điệu nhạc của Seress, một thành công chắc chắn của sự thành công! Cố nhiên, trong số đó thì "Chủ nhật buồn" là đỉnh cao! Cho dù, không ít người đương thời cho rằng Seress còn ít nhất 40 ca khúc khác, không tồi hơn, thậm chí, có thể còn hay hơn "Chủ nhật buồn"!

Cuộc đời Seress đầy những chi tiết nổi trôi, và thực ra chúng ta cũng không biết được nhiều về ông. Thời thanh niên, qua tấm hình trên tờ quảng cáo, do mê một nữ tài tử xiếc uốn dẻo trên không mà Seress bỏ nhà theo một gánh xiếc và chỉ nhờ một may mắn kỳ lạ mà chàng trai ấy đã không bỏ mạng trong một buổi tập. Về sau, Seress học kịch nghệ và biểu diễn tại một đoàn kịch ở Budapest trong vòng 9 năm. Tại đây, ông tìm thấy một chiếc dương cầm cũ nát và thử những giai điệu đầu tiên trên đó. Lũ trẻ rong chơi ngoài phố, giới quân nhân nghỉ phép và các cô cậu giúp việc là những thính giả đầu tiên của Seress: những tràng pháo tay tán thưởng các ca khúc ngẫu hứng do Seress sáng tác đã khích lệ ông chuyển hẳn sang con đường âm nhạc.

Năm 1925, nhạc phẩm "Một đêm nữa" (Még egy éjszakát) khiến tên tuổi Seress được biết đến trên toàn nước Hung; 16 ngàn bản nhạc được bán ra và đây là kỷ lục thời đó ở Hungary. Năm 1935, người ta đã viết về Seress như sau: "Ở nước ngoài, nếu một nhạc sĩ chỉ sáng tác được một phần tư số ca khúc được ưa thích so với Seress, thì người ấy hẳn phải sống vương giả, có nhà lầu 6 phòng, xe hơi, và có thể lựa chọn các hợp đồng phim. Còn Seress thì chơi dương cầm ở một quán nhỏ, thù lao mỗi tối là một vài đồng và một bữa tối thanh đạm".

Cần biết là thời ấy, muốn sống thoải mái, người Hung cần độ 200 đồng hàng tháng. Ấy vậy mà Serres không buồn ra nước ngoài để nhận thù lao từ các bản nhạc và đĩa hát được bán ra của ông, cho dù, chỉ riêng tại Ngân hàng Irving Trust, người ta đã giữ cho ông khoản tiền gần 1 triệu rưởi đồng! Các hợp đồng béo bở của ngoại quốc không khiến ông động lòng, Seress cũng không buồn đến dự buổi hòa nhạc ngày lễ tại Carnegie Hall, cho dù người Mỹ rất muốn tận mắt được thấy tác giả "Chủ nhật buồn" tại đó! Lẽ ra, Seress đã có thể sống giàu có, tiếng tăm như ông hằng mơ ước - vậy mà ông đã lựa chọn những tiểu thị dân, những cô sen, những cậu bé đánh giày... hàng ngày cứ đúng 6 giờ lại vào quán nghe ông chơi đàn và hát.

Cuối Đệ nhị Thế chiến, nước Hung đứng về phe bại trận và gia sản nhiều triệu đô-la của Seress tại ngân hàng Mỹ đã bị trưng thu với lý do... nước Hung phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho Đồng minh! Chưa hết, dưới thời XHCN, cạnh những nhạc sĩ lừng lẫy của nước Hung nhu Liszt Ferenc, Bartók Béla..., cái tên Seress Rezső cũng bị đưa vào danh mục cấm vì chính quyền cộng sản cho rằng các sáng tác của ông mang yếu tố độc hại, hơn nữa, theo cách nói thời bấy giờ, chúng "phục vụ cho chủ nghĩa đế quốc".

Năm 1956, khi mấy trăm ngàn dân Hung di tản sau cuộc cách mạng mùa thu bị Liên Xô đàn áp, Seress có thể ra nước ngoài và bạn bè ông cũng khuyên nhà nhạc sĩ như vậy. Nhưng không gì khiến ông rời nước Hung! Seress nói nửa đùa nửa thật: "Tôi không dám lên máy bay vì sợ độ cao - đứng ở vỉa hè mà tôi cũng đã cảm thấy hoảng rồi! Hơn nữa, tôi có một giấc ác mộng là sẽ bị chết trong một tai nạn máy bay!"

Nói vậy, chứ sự thực là có hàng ngàn lý do khiến Seress không bao giờ muốn rời bỏ đất nước. Ông yêu vô cùng mảnh đất Budapest: trong 10 năm cuối đời, không bao giờ ông bước khỏi Quận VII nơi ông sinh sống và chơi nhạc. Một điều nữa: Seress coi mình là một thi sĩ và với ông, một anh đánh giàu, một chị nướng bánh mỳ... hay bất cứ ai đều có thể rời quê hương, chỉ thi sĩ thì không! Và Seress biết, ở Hung, những khán thính giả bình dân không bao giờ rời bỏ ông! Nhất là, tại đó, ông có Helénke, từng được coi là phụ nữ đẹp nhất Budapest, người đã bỏ chồng là một đại tá giàu có thể theo nhà nhạc sĩ nghèo vì tin rằng sẽ có ngày Seress được vinh hiển!

Sáu mươi chín tuổi, khi biết mình lâm trọng bệnh, Seress đã tìm đến cái chết vào một ngày thứ Hai buồn bã bằng cách nhảy từ cửa sổ căn hộ ông sống, tại tầng 4 một tòa nhà. Cả đời Seress bị ám ảnh bởi cái chết, bài ca do ông phổ nhạc và đặt một lời cũng là một "tình ca chết chóc", ấy vậy mà chính cái chết đã đưa ông vào bất tử, như bản "Chủ nhật buồn" trước đó 35 năm.

*

"Chủ nhật buồn" được biết đến ở Việt Nam từ đầu thập niên 50, qua lời Việt của nhạc sĩ Phạm Duy. Nhạc sĩ cho biết:

"Trong thời gian du học ở Pháp, tôi rất yêu những bản nhạc tình của một nữ nhạc sĩ đang nổi tiếng tên là Nicole Louvier và có soạn lời tiếng Việt cho một số bài của cô ta. Rất buồn là tôi đã quên hết. Nhưng tôi nhớ là có vì cô mà soạn lời cho một trong những bài nhạc tình buồn nhất của thế giới. Đó là bài SOMBRE DIMANCHE, được phóng tác từ nhạc dân ca Hung-gia-lợi. Bài này có hơi nhạc rất gần gũi với hơi nhạc của Nicole Louvier. Người đời có tạo một huyền thoại về bài CHỦ NHẬT BUỒN phóng tác từ nhạc bohémien này, nói rằng đã có người tự tử khi nghe bản nhạc..." (trích "Ngàn lời ca khác")

Trong vòng hơn 50 năm qua, cho dù ca khúc này tương đối khó hát, nhiều thế hệ ca sĩ miền Nam và hải ngoại - từ Khánh Ly, Sỹ Phú, Chế Linh, Duy Quang... đến Thiên Phượng... đã trình diễn "Chủ nhật buồn" qua lời Việt Phạm Duy. Ca từ của bản tiếng Việt, mặc dù, như lời Phạm Duy, là được phỏng theo bản tiếng Pháp, nhưng lại theo sát và phản ánh tinh thần của nguyên bản một cách tài tình và đáng phục! Bản nhạc đó, nhiều người không để ý, có thể tưởng nó là "thuần Việt", vì nó được du nhập vào Việt Nam đúng lúc đất nước phân ly, lòng người tan nát và tao loạn. Như nhạc sĩ Phạm Duy nhận xét, "Chủ nhật buồn" có thể đã ảnh hưởng nhiều đến dòng nhạc tình nói về thân phận những cặp tình nhân yêu nhau trong cơn mê sảng và nhức nhối, với tâm thức có thể xa nhau (vĩnh viễn) bất cứ lúc nào, xuất hiện ở miền Nam cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dòng nhạc tình ấy, hẳn nhiên, không còn phản ánh thứ "tình xanh khi chưa lo sợ" của các nhạc sĩ tiền chiến như Lê Thương, Lê Yên, Hoàng Giác, Dzoãn Mẫn, Đoàn Chuẩn..., mà "đã trở thành não nề và đánh vào não tính". Phạm Duy nhìn thấy ảnh hưởng và dấu ấn khá rõ ràng của "Chủ nhật buồn" trong "Lời buồn thánh", một nhạc phẩm tân lãng mạn của Trịnh Công Sơn:

Chiều chủ nhật buồn,
Nằm trong căn gác đìu hiu,
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều,
Trời mưa, trời mưa không dứt,
Ô hay mình vẫn cô liêu...


Hoặc giả, vẫn là Trịnh Công Sơn, trong nỗi buồn của ngày Chủ nhật mùa mưa ở "Tuổi đá buồn":

Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang,
Từng ngón tay buồn em mang em mang,
Đi về giáo đường, ngày Chủ nhật buồn...


Gần đây nhất, ở trong nước, nhóm nhạc AC&M - trong album "Những ca khúc bất tử" - cũng đã đem lại một nét mới cho bản tình ca này, và đây có lẽ cùng là lần đầu tiên sau 1975, "Chủ nhật buồn" chính thức xuất hiện ở Việt Nam. Và, kể từ khi mạng Internet toàn cầu được phổ biến, giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng đã có dịp biết đến những huyền thoại, những mẩu chuyện xung quanh "bài ca chết người" này. Cho dù không phải tất cả những thông tin vàng thau lẫn lộn ấy trên mạng đều là xác tín, thì một bài ca ở thuở xa xưa, ra đời khi nền Tân nhạc Việt Nam còn chưa chính thức xuất hiện, cũng đã đi vào sự hiểu biết của người yêu nhạc Việt Nam một cách rộng rãi, như thế.

L.
 
Mấy thằng/con hâm chán đời muốn chết đi tự tử muôn cái chết của mình thêm phần kì ảo nên cứ bày trò ấy mà ! Chết cười :))
 
:)):))lúc đầu chuẩn bị nghe bài Gloomy Sunday, ng`ta bảo ko đc nghe 1 mình, thế là gọi anh trai sang cùng nghe...Các bác có biết chuyện rì xảy ra ko???em nghe xong vẫn ngủ ngon lành, còn anh rai thì chửi em rằng: "con ngu, tự nhiên gọi sang, nghe ghê chết đi đc":))anh ý làu bàu suốt:))mình lo wa', chỉ sợ anh ý....:-S
hóa ra mấy hôm sau, anh ý hỏi link nghe bài hát, bảo là phải đối mặt mới hết sợ....:)):)):)):)). ~~~~>kết cục có hậu: 2 anh em vẫn sống nhăn răng:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ơ, chưa vào link, nhìn cái Avata em trọng thấy đẹp, vào link rồi, nhìn rồi, vẫn thấy đẹp...ghê gì chứ....Bị rợn người là vì mấy người dùng photoshop phối màu chuẩn quá, cái mái tóc nâu nâu, rất đều rất đẹp bên ngoại, với một chút long lanh ở mắt kết hợp lại...làm người xem choáng, ko có gì...Cái Avata trước đây của Anh Trọng Nghĩa nhìn còn ghê hơn...
 
Bài này so với Fade to Black của Metalica
Cái nào hơn
Chắc chắn là về số ng` tự tử thì k thua rùi
Còn chất lg. thì ...
 
Đọc mỏi mắt cả topic thấy bài này có vẻ không thường tí nào...
Hôm trước lên search lại download nhầm sang cái bài gì đó trong phim Giầy Thủy Tinh... b-)
Bây giờ đang download bằng link ở trang đầu...
Lát nữa mà không còn post thì mọi người tự hiểu lý do nhé... :((
 
Đàn ông con trai gì mà nhát như cáy thế !!! :)) chết thế quái nào ??? :))

----------

ah mà cái link ở trang đầu bản đấy nghe hổng có hay
Nghe bản của Billy holiday ấy, jazz nên cũng ảm đạm như cái tên, bản này được thằng bạn gửi cho nên ko biết chỗ down , thử search xem
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ờm..., 1 bài trong phim Giầy Thủy Tinh hay ơi là hay, thế mà lời là bài "Gloomy Sunday" nà thía lào???8-}Noạn hết roài...
 
Vũ Xuân Hương đã viết:
”Gloomy Sunday” là tên của một bài hát kể về 1 tình yêu đã mất. Thật đúng như tựa đề của nó, bài hát được viết vào một ngày Chủ Nhật thật ảm đạm của tháng 12 năm 1932 bởi 1 nhà soạn nhạc tên là Reszo Seress.

Reszo thường nằm nguyên ngày trong căn phòng của mình ở thủ đô Paris. Người phụ nữ anh yêu vừa cự tuyệt tình yêu cao thượng của anh. Reszo luôn luôn tôn thờ tình yêu của mình, nên vì vậy anh đã phải đau khổ thật nhiều khi tình yêu của anh bị từ chối. Trong nỗi thất vọng, anh đã sáng tác ra bài hát sầu thảm nhất trong đời. Khi bản nhạc được hoàn thành, Reszo cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút trong lòng. Tuy nó không bù vào nỗi mất mát tình yêu to lớn kia, nhưng bài hát của anh ta thật hay - đủ hay để được đưa vào dĩa nhạc thời bấy giờ.

Khi Reszo cố gắng bán ”Gloomy Sunday”, thoạt đầu anh đã gặp nhiều khó khăn khi tìm người tiêu thụ. Các nhà sản xuất đĩa nhạc cho rằng bài hát nghe rất lạ và quá buồn thảm để trở thành 1 đĩa nhạc có giá trị.

Một nhà sản xuất đã viết rằng: "Có cả một mối tuyệt vọng bị đè nén thật kinh khủng trong bài hát ấỵ Tôi không nghĩ rằng nó sẽ đem lại điều gì hay ho cho người nào nghe một bài hát như thế này" (There's a sort of terrible compelling despair about it. I don't think it would do anyone any good to hear a song like that).

Nhưng không vì thế mà Reszo ngừng cố gắng để tìm mối tiêu thụ. Cuối cùng, anh ta đã tìm được 1 nhà sản xuất chịu phát hành nhạc của anh. Khi bài hát được tung ra thị trường cũng là lúc nhiều sự việc lạ lùng bắt đầu xảy rạ

Một người đàn ông đang ngồi trong 1 quán café đông đúc tại Budapest đòi ban nhạc chơi bản ”Gloomy Sunday”. Ông ta ngồi tại bàn ông ta vừa nhấp rượu champagne vừa lắng nghe bản nhạc. Khi bản nhạc chấm dứt, ông ta trả tiền, rời khỏi quán, và vẫy 1 chiếc xe taxi. Vừa ngồi vào trong xe, ông ta liền lôi ra 1 khẩu súng và tự kết liễu đời mình.

Vài ngày sau đó, một cô gái bán hàng thật trẻ đã tự treo cổ tại Berlin. Nằm phía dưới chân của cô gái là tờ nhạc của bài "Gloomy Sunday".

Một cô thư ký xinh đẹp tại New York tự tử trong hộ của mình bằng hơi ga đã để lại một mẩu giấy nhỏ xin yêu cầu bản nhạc ”Gloomy Sunday” được chơi vào buổi lễ an táng cô.

Khắp thế giới, có nhiều bài tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấỵ Ca sĩ chết trong lúc hát. Người ta chết trong lúc nghe.

Cuối cùng thì công ty truyền thông Anh Quốc phải cấm hẳn bài ”Gloomy Sunday” vào những buổi phát thanh thường lệ trên làn sóng. Công ty này không thể làm ngơ trước những lời phiền hà đến từ bài hát ấỵ

Nhiều hệ thống viễn thông Hoa Kỳ cũng nhanh chóng làm giống vậỵ Mười lăm quốc gia khác đã đâm đơn kiện bài hát. Các luật sư quanh thế giới đã tranh luận rằng người soạn nhạc của bài hát có nên chịu trách nhiệm cho hàng loạt cái chết là hậu quả của sự sáng tạo của anh ta hay không. Nhưng khi các đài radio cố gắng hủy bỏ bài hát thì nó càng trở nên phổ biến hơn. Người ta còn cảm thấy hào hứng hơn khi nghe bài hát "tự tử" này (suicide song).

Bài hát dường như ảnh hưởng mọi người không phân biệt gì đến tuổi tác hay tầng lớp. Một người đàn ông 80 tuổi tự hủy diệt đời mình bằng cách nhảy từ cánh cửa sổ lầu bảy xuống trong khi bản nhạc đang hát. Một cô gái 14 tuổi chết đuối khi trong tay còn cầm một bản copy của bài ”Gloomy Sunday”.

Một nạn nhân trẻ tuổi khác, một cậu bé sai vặt người Ý, đang đi ngang một người ăn xin trên lề đường đang hát bản nhạc ”Gloomy Sunday” đột nhiên dừng lại, để chiếc xe đạp của cậu sang một bên, tiến dần đến chỗ người ăn xin và cho ông ta hết số tiền mà cậu đang có. Sau đó chẳng một lời nào, cậu bé đi đến một cây cầu gần đấy và tự nhảy xuống tìm lấy cái chết.

Báo chí lượm lặt hết tất cả những câu chuyện và gửi phóng viên đến phỏng vấn Reszo và hỏi anh ta nghĩ gì về điều ấỵ Nhưng Reszo cũng bàng hoàng như bao người khác. Anh ta cũng chẳng hiểu vì sao bài hát của mình đã gây ra nhiều điều bất thường đến vậỵ

Từ đó, người soạn nhạc dường như bị truyền nhiễm những điều bất lành theo sau bản nhạc bất cứ khi nào và nơi đâu khi bản nhạc được chơi lên. Khi bài ”Gloomy Sunday” trở thành một "top hit" trong tuần, Reszo đã viết một lá thư gửi cho người yêu cũ của chàng và xin thêm một cơ hội nữa để nối lại mối duyên xưa.

Ngày hôm sau, người ta tìm thấy thi hài của cô gái trẻ đã chết vì uống thuốc quá liều lượng. Bên cạnh cô ta là một tờ giấy với nét chữ nghệch ngoạc trên ấy nhưng còn có thể đọc được. Đó là tên của bản nhạc ”Gloomy Sunday”.

Đến lúc này thì Reszo chẳng còn nghi ngờ gì về bài hát mang đầy tính nguyền rủa của chính mình. Lần đầu tiên trong đời, Reszo cố gắng thu hồi lại bản nhạc để nó khỏi bị lan ra nhiều thêm. Nhưng tất cả mọi nổ lực của anh đều không thành. Bài hát càng bị cấm, nó lại càng trở nên phổ biến hơn. Những bản copy lậu được bày bán trên đường phố như một loại trái cấm.

Trong mỗi quốc gia, số người chết lại càng gia tăng. Bài hát đã đem lại nhiều lời đồn đãi chết người đến nỗi các nhạc sĩ không dám chơi bài ấy hay thậm chí các ca sĩ cũng sợ không dám hát.

Thời gian trôi qua, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ và người ta cũng bắt đầu quên đi bài hát ấy. Dần dần, cơn sốt bài hát được lắng dịu xuống.

Vào thời điểm này Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc quyết định nới lỏng lệnh cấm bài hát. Đài BBC cho phát thanh ”Gloomy Sunday” trên làn sóng điện, nhưng bấy giờ bản nhạc chỉ còn là một hợp tấu khúc (orchestral piece). Từ ấy bài hát được sửa lại theo lối hoà âm hợp khúc này.

Cũng bản nhạc được sửa lại theo kiểu version mới này được phát ra và cứ lập đi lập lại hàng giờ trong một căn hộ nhỏ. Người cảnh sát đi tuần gần đấy cứ phải nghe mãi một bài hát và lấy làm la.. Tiếng âm nhạc phát ra từ cánh cửa sổ của một căn hộ trên con phố mà người cảnh sát tuần tiễu. Cảm thấy lạ vì người nào có thể nghe mãi một bài hát cứ hát đi hát lại mãi thật nhiều lần mà không ngừng nghỉ, người cảnh sát cuối cùng quyết định điều tra. Khi viên cảnh sát bước vào căn nhà, ”Gloomy Sunday” đang được hát trên dàn máy hát xoay tròn tự động. Thân thể của một thiếu phụ đang nằm cạnh chiếc bàn nơi để chiếc máy hát đang chạỵ Người thiếu phụ đã chết với một liều thuốc ngủ cực mạnh.

Đây mới chỉ là một bắt đầu của hàng loạt cuộc tự tử khác nối tiếp. Một lần nữa, Cơ Quan Truyền Thông Anh Quốc phải ra cấm lệnh đối với bài hát.

Giờ đây thì Reszo Seress đã trở thành một người luôn bị ám ảnh bởi những cái chết do bài hát của anh ta gây nên.

Có hơn 100 người chết sau khi nghe bài hát ”Gloomy Sunday”. Bài hát vẫn có thể được nghe từ thời này sang thời khác. Gần đây, số tường trình về những cái chết liên quan đến bài hát ấy không còn nữa. Có lẽ lời nguyền năm xưa đã hết linh nghiệm chăng? Có thể là vậy, nhưng nếu bạn đang ở trong một quán bar nào đó và khi nghe người Disc Jockey bảo rằng bản nhạc cũ kỳ lạ ”Gloomy Sunday” sắp được chơi, tôi thành thật khuyên bạn nên bước ra ngoài và tham gia những trò chơi khác thì tốt hơn.

Còn một vấn đề mà bạn cũng nên biết là ông Rezso Seress, người viết ra bản nhạc này tự tử vào năm 1968 ...

Nguyên bản của bài hát này được viết bằng tiếng Hungari, sau đó được Gainsbourg dịch ra tiếng Pháp. Lời nhạc tiếng Pháp của Gainsbourg đây:

SOMBRE DIMANCHE
Sombre dimanche
Les bras tout chargés de fleurs
Je suis entré dans notre chambre
Le coeur las car je savais déjà
Que tu ne reviendrais pas
Et j'ai balancé des mots d'amour et de douleur
Je suis resté tout seul comme un con pauvre conne
Et j'ai pleuré tout bas
En écoutant gueuler la plainte des frimas

Gloomy sunday

Je crèverai un sunday où j'aurais trop souffert
Alors tu reviendras mais je serai parti
Des cierges brûleront comme un ardent espoir
Et pour toi sans effort, mes yeux seront ouverts
N'aie pas peur mon amour s'ils ne peuvent te voir
Ils te diront que je t'aimais plus que ma vie

Gloomy sunday

Alors tu reviendras mais je serai parti
Des cierges brûleront comme un ardent espoir
Et pour toi sans effort, mes yeux seront ouverts
N'aie pas peur mon amour s'ils ne peuvent te voir
Ils te diront que je t'aimais plus que ma vie

Gloomy sunday

Khi sang Mỹ thì có 2 bản dịch khác nhau. Bản thứ nhất không rõ do ai dịch, bản thứ 2 do Diamanda Galás dịch.

GLOOMY SUNDAY
Version 1:
Sunday is gloomy
My hours are slumberless
Dearest the shadows
I live with are numberless
Little white flowers
Will never awaken you
Not where the black coach
Of sorrow has taken you
Angels have no thought
Of ever returning you
Would they be angry
If I thought of joining you
Gloomy Sunday
Sunday is gloomy
With shadows I spend it all
My heart and I have decided
To end it all
Soon there'll be flowers and prayers
That are sad, I know
But let them not weep
Let them know
That I'm glad to go
Death is no dream
For in death I'm caressing you
With the last breath of my soul
I'll be blessing you
Gloomy Sunday
Dreaming
I was only dreaming
I wake and I find you asleep
In the deep of my heart dear
Darling I hope
That my dream never haunted you
My heart is telling you
How much I wanted you
Gloomy Sunday
Gloomy Sunday


Version 2:
Sadly one Sunday
I waited and waited
With flowers in my arms
All the dream has created
I waited 'til dreams,
Like my heart, were all broken
The flowers were all dead
And the words were unspoken
The grief that I know
Was beyond all consoling
The beat of my heart
Was a bell that was tolling

Saddest of Sundays

Then came a Sunday
When you came to find me
They bore me to church
And I left you behind me
My eyes could not see
What I wanted to love me
The earth and the flowers
Are forever above me
The bell tolled for me
And the wind whispered, "Never!"
But you I have loved
And I'll bless you forever

Last of all Sundays


Lời Việt do nhạc sĩ Phạm Duy viết lại từ nguyên bản Sombre Dimanche hay Gloomy Sunday! các bạn hãy nghe nhạc sĩ Phạm Duy vì sao ông soạn lời Việt cho bản nhạc này :

"...Trong thời gian du học ở Pháp (1954-1955), tôi rất yêu những ca khúc của một tài hoa sớm nở chóng tàn là Nicole Louvier và có soạn lời ca tiếng Việt cho bài SI TU ME DÉLIVRERAS của nàng. Rất buồn là tôi đã quên rồi. Nhưng tôi nhớ là đã vì nàng mà tôi soạn lời cho một trong những bản nhạc tình buồn nhất của thế giới. Ðó là bài SOMBRE DIMANCHE, được phóng tác từ nhạc dân ca cổ của nước Hungary. Bài này có hơi nhạc rất gần gũi với hơi nhạc của Nicole Louvier. Người đời có tạo một huyền thoại về bài CHỦ NHẬT BUỒN phóng tác từ nhạc bohémien này, nói rằng đã có người tự tử khi nghe bản nhạc..."
Nhạc : Seress Rejso Lời Việt : Phạm Duy Ca sĩ: Khánh Ly

Chủ nhật buồn, đi lê thê
Cầm một vòng hoa đê mê.
Bước chân về với gian nhà,
Với trái tim cùng nặng nề.
Xót xa gì ? Oán thương gì ?
Ðã biết nuôi hương chia ly.
Trót say mê đã yêu thì
Dẫu vô duyên còn nặng thề.
Ngồi một mình, nghe hơi mưa,
Mặc lệ tràn câu thiên thu.
Gió hiên ngoài nhắc một loài
Dế giun hoài ru thương ru.
ru hỡi ru hời !
. . . . . .
Chủ nhật buồn, tôi im hơi
Vì đợi chờ không nguôi ngoai.
Bước chân người nhớ thương tôi,
Ðến với tôi thì muộn rồi !
Trước quan tài, khói hương mờ
Bốc lên như vạn ngàn lời.
Dẫu qua đời, mắt tôi cười
Vẫn đăm chiêu nhìn về người.
Hồn lìa rồi, nhưng anh ơi,
Tình còn nồng đôi con ngươi,
Nhắc cho ai biết cuối đời
Có một người yêu không thôi
Ru hỡi ru hời !

(Nguồn: Forum Việt Đức, do Wildchild post. Lâu rồi ko nhớ chính xác :D)

Nghe Khánh Ly ở đây: mms://music.vietupdate.com/music.vietupdate.com/Chu nhat buon.asf :x

Có 9 bản Gloomy Sunday. Bản của Sarah Brightman nghe được nhất. Ngoài ra còn 1 bản ko nhớ của ai, hát sai nhạc be bét nghe cũng ngộ :D Tối về sẽ up lên U send it để mọi người nghe thử :)
Uầy sao lại kím đc cái sự tik hay ho + rùng rợn này ạ??????????????
Sao iem thấy bảo phải thất tình rồi nghe bài này thì mới tự tử cơ mà? Hay là phải nghe bản gốc gì gì đó? Nói chung nghe bao nhiu lần rồi, thấy sợ lém nhg chưa đến mức phải tự tử :))
Mà có nhìu dị bản phết
 
Back
Bên trên