Giải quốc gia có thể không được tuyển thẳng nữa???

Ở đây nhiều gà chính hiệu lắm, các em cứ hỏi thoải mái, nghe kể với báo chí làm gì ;) Nếu anh nhớ ko nhầm thì cái anh Dũng kia cũng có 1 cái giải QT toán :D

Đồng ý với Dung là ko nên suốt ngày chỉ học (ví dụ đây, nhưng có lẽ vì thế nên ko đc giải :biggrin: http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=1050833&postcount=47), nhưng các cơ hội thể hiện gì đó em ví dụ đc ko. Bây giờ có thể có nhiều mục tiêu hơn hồi trước nhưng anh vẫn ko nghĩ có cái gì phổ biến hơn giải QG :-?

Còn luyến tiếc, nói thật là luyến tiếc cho bọn em thôi, chứ như anh thì qua rồi. Giải QG gắn với anh từ cấp 2, nhờ có nó mình cũng đã có nhiều cơ hội, tự tin hơn nhiều, ngắn gọn là ko có nó thì ko thể đc như ngày hôm nay (mặc dù bây giờ ngán tất cả các loại thi thố đến tận cổ rồi). Cái vào thẳng ĐH chỉ là con muỗi, anh vẫn phải thi :D, còn nhiều cái lợi khác nhưng như anh ko phải là phổ biến nên khó thuyết phục mọi ng thôi.

@HA: ý anh là em ko giống một ng dễ bị ép buộc :D
 
Tu dung bay gio em lai thay lo lo, neu chua gi da bi loai thi chac bo me buon lam...nhung biet lam sao dc, bai lo*?m thi da lo*?m roi, ko sua dc nua...:((
 
Biết trước tình hình thế này thì em đã xin bố mẹ "chạy" cho em cái hộ khẩu miền núi và bảng học bạ trường chuyên Plây Ku :))
 
Thi HSG quốc gia là cần thiết. Bỏ tuyển thẳng là đúng.
Học sinh VN học lệch quá. Chế độ thi ĐH 3 môn đã lệch rồi (những môn cần thiết cho học Kinh tế chẳng hạn, là sử địa văn ngoại ngữ, chứ không phải lý hóa, chính mình thi KTQD mà còn thấy buồn cười). Thi QG một môn lại càng lệch. Cứ bỏ tuyển thẳng đi, ai máu thi thì vẫn thi. Còn các mục áp lực giáo viên, nội dung ôn thi QG không sớm thì muộn sẽ tự cân bằng.
VN thi quốc tế luôn giành thứ hạng cao, nhưng tại sao sau đó những người được giải cao nhất lại cử đi học Anh Pháp, những nước luôn có ít giải hơn? Đơn giản là vì thành tích thi quốc tế chỉ là thứ yếu trong mục tiêu của một nền giáo dục. Năm vừa rồi mình may mắn học cùng lớp với chú giải nhất quốc gia toán của Pháp kiêm huy chương đồng thế giới, và chú giải nhất quốc gia lý của Pháp. Mình rất bất ngờ vì họ thật sự toàn diện, cả triết, ngoại ngữ cũng đứng hàng nhất lớp. Riêng chú giải nhất QG Toán của Pháp nói tiếng Anh, tiếng Nga như tiếng Pháp, và năm vừa rồi còn thi thêm được giải Bạc Lý Quốc Tế nữa. Sau khi ẵm một nhất quốc gia và 2 giải Đồng (Toán) và Bạc (Lý) quốc tế, nó lại tiếp tục cung cúc quay về học với... lớp. Lớp mình học gì mọi người biết không? Học luyện thi Đại học.
Giáo dục VN đang gặp nhiều vấn đề lớn. Giải quyết không thể ngày một ngày hai. Trong quá trình thay đổi nhất định sẽ lại phát sinh thêm vấn đề, cũng như lúc đang dọn nhà là lúc bừa bộn nhất.
Đau cũng phải cắt.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh so sánh thế khập khiễng quá, hai nền giáo dục của 2 nước có trình độ phát triển quá chênh lệch sao có thể đi áp đặt cho nhau được. Kiểu thi đại học của bọn nó khác xa với VN, áp lực lại càng ko thể bằng (đầu vào thường dễ, chỉ có học phí đắt + học chày bửa), chương trình học ở phổ thông cũng rất thoải mái (thường là 5-6 môn tự chọn), học sinh được quyền tự do tối đa nên thường những đứa chọn đi thi QG là rất thong minh và hoàn toàn tự nguyện, ko chịu áp lực gì cả. Còn ở VN thì sao? Chắc khỏi cần nói anh tự biết, h/s phải cày bao nhiêu môn? Áp lực thi cử thế nào? v.v… Mục đích thi QG của 2 nước khác nhau quá xa, nếu muốn bỏ tuyển thẳng ĐH thì phải thay đổi từ bản chất của kỳ thi QG, hay nói đúng hơn là cả hệ thống giáo dục chứ ko phải chỉ nói bỏ là bỏ được.

Về chuyện học lệch mà các bác vẫn nói, em thấy một học sinh học lệch theo khả năng và sở thích của mình là hoàn toàn đúng. Những học sinh lên đến cấp 3 thường (đáng lẽ) phải có hướng đi riêng cho mình sau này rồi, phải tự hiểu mình giỏi cái gì và thích cái gì. Con người chẳng ai toàn diện cả, vậy sau cứ phải bắt học đều, bắt cái gì cũng phải giỏi? Tất cả những nước có nền giáo dục phát triển trên TG có thằng nào bắt học sinh thượng vàng hạ cám cái gì cũng phải học như ở VN ko? Bây giờ một thằng yêu môn toán, có năng khiếu toán, thi giải nhất toán QG, vậy thì tại sao nó ko được vào thẳng chuyên Toán Bách Khoa hay chuyên toán Tổng hợp? Vì thằng đấy ngu văn sử địa hay sao? Vì thằng đấy học lệch toán quá nên ko được vào thẳng chuyên toán học à?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
So sánh thi ĐH với thi QG: thi ĐH đề dễ hơn, số ng đạt cao hơn, tổ chức tuy có chặt chẽ nhưng cũng ko thể bằng thi QG. Mọi ng đều đồng ý một đứa đạt giải QG thừa khả năng thi ĐH nhưng ngược lại thì ko. Vậy tại sao một thằng đạt thi QG ko đc vào ĐH còn thi ĐH thì đc :eek:

Còn 1 môn với 3 môn thì câu trả lời nằm chính trong bài của em. Thực ra vào ĐH vẫn học lại hết, cái ng ta cần chọn là cái tư duy và cần cù thôi. 1 hay 3 môn mà chọn đc ng có tư duy + ý thức học cần thiết thì đấy mới là mục tiêu của thi ĐH. KTQD nó ko phải chọn cái kiến thức Toán Lí Hóa của em mà nó chọn cái tư duy của em và đấy là lí do nó ko thi Sử Địa. Tất nhiên ở đây lấy thi ĐH làm chuẩn, nhiều ng ko coi cái này là chuẩn nhưng nếu chưa bỏ cái này mà bỏ ở thi QG thì chẳng phải bỏ cái tốt hơn để dùng cái dở hơn sao.

Một sai lầm ở hầu hết các tranh cãi về những vấn đề thế này là ko so sánh việc làm thế này có tốt hơn ko. Nhiều bác bảo phải bỏ cái này và làm thế này (trong edu.net.vn) nhưng khổ cái việc bỏ thì bộ làm ngon chứ cái thêm kia thì…. :)). Mà tất nhiên chỉ bỏ mà ko bổ sung cái kia thì chả khác gì định mổ ruột thừa (chưa đến mức chết ngay), phanh bụng ra, cắt đc cái ruột thừa nhưng ko thể khâu lại. Hậu quả còn thê thảm hơn! Nó liên quan đến đề tài này ở chỗ việc này trước tiên có thể làm sụp đổ kì thi QG nhưng thi QG sụp rồi thì thay thế như thế nào lại chưa rõ ràng hoặc ko khả thi. Hãy nhớ muốn thay đổi tự nhiên phải dùng quy luật của tự nhiên chứ ko phải suy nghĩ chủ quan là tôi muốn thế này hay thế kia.

Còn ví dụ thì em cũng phải tính nước Pháp có bao nhiêu thằng có ngần đấy khả năng chứ. Em tưởng những đứa giải QT Lý của VN thì Toán Hóa Văn Anh nó gà sao? Em có tin nó làm thơ giỏi hơn em ko? Toán Hóa thì hơi gần, coi như ko cần tính. Lớp anh cũng chả thiếu những quái nhân như thế, chắc các lớp khác cũng thế, nhưng tất nhiên ko phải đứa nào cũng đc thế. Anh biết 4/5 đứa thi Lý QT cùng khóa anh và anh tin các mặt khác của chúng nó em ko dễ bắt nạt đc đâu.

Mọi ng có thể vào http://diendan.edu.net.vn/forums/726/ShowForum.aspx http://diendan.edu.net.vn/forums/647/ShowForum.aspx đọc mấy phần thảo luận về cái này, trong đấy mình thấy bác lsquang nói giống mình nhất :D, nhưng nếu định post bài thì nghĩ cẩn thận vì ở đấy ng ta thảo luận nghiêm túc thực sự và khá trình độ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thi QG nó chuyên sâu 1 môn trong khi ĐH nó đòi hỏi 3...
Thế nên có trg hợp giải QG thi trượt ĐH. Nhưng nhìn chung ai đc giải QG cũng đều có năng lực cả. Thg` thì ko chỉ học siêu 1 môn thi QG đó đâu.
Em thấy thi QG làm người ta quá chuyên sâu về 1 môn nào đó, ko thể học đều các môn khác (thứ mà thi ĐH yêu cầu với 3 môn thi).
Còn 1 môn với 3 môn thì câu trả lời nằm chính trong bài của em. Thực ra vào ĐH vẫn học lại hết, cái ng ta cần chọn là cái tư duy và cần cù thôi. 1 hay 3 môn mà chọn đc ng có tư duy + ý thức học cần thiết thì đấy mới là mục tiêu của thi ĐH. KTQD nó ko phải chọn cái kiến thức Toán Lí Hóa của em mà nó chọn cái tư duy của em và đấy là lí do nó ko thi Sử Địa. Tất nhiên ở đây lấy thi ĐH làm chuẩn, nhiều ng ko coi cái này là chuẩn nhưng nếu chưa bỏ cái này mà bỏ ở thi QG thì chẳng phải bỏ cái tốt hơn để dùng cái dở hơn sao.
Anh em bảo: "Học ĐH xong ra, dù trình độ kém 1 anh học nghề, nhưng vẫn làm việc vững tay hơn". ĐH trang bị phương pháp cho mình vào xã hội mà. Học ÐH xong nó khác hẳn ko học.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đau cũng phải cắt
thực sự em không hiểu rõ lắm ý của anh trong câu chốt này :)
nếu theo em (chỉ là theo em hiểu thôi ;;) ) thì việc tiếp nhận một học sinh đạt giải quốc gia vào trường Đại học là đau lắm ạ?
Kể ra cũng khó hiểu, trường cấp ba nào cũng ước có học sinh được giải quốc gia và đại học thì "quằn quại" vì những học sinh ấy...
Thế đại học hoành tráng đến thế cơ ạ?!? (em chưa vào được đại học nên chưa hình dung được nó như thế nào! :D)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, một người mà đã được giải quốc gia (các môn khoa học tự nhiên) thì tất nhiên tư duy họ phải tốt rồi . Mà tư duy tốt thì học môn nào chả được (KHTN) .
Việc bỏ tuyển thẳng bây giờ sẽ không hợp lý lắm, vì chế độ thi cử của mình vẫn lởm khởm . Học sinh giỏi Toán vẫn có thể chết các môn văn ... Lẽ ra việc tuyển hay không tuyển học sinh là quyền của trường đại học chứ không phải của Bộ .
 
Trần Đức Anh đã viết:
Việc bỏ tuyển thẳng bây giờ sẽ không hợp lý lắm, vì chế độ thi cử của mình vẫn lởm khởm.
:) em thấy điều này rất đúng vì thời điểm là một yếu tố cực kỳ quan trọng (một trong những nhân tố được các cụ đúc kết: thiên thời địa lợi nhân hòa) trong việc quyết đáp một vấn đề nào đó . ví như việc xóa bỏ hợp tác xã trước năm 85-86 được coi như đi ngược chính sách của Đảng :-s còn bây giờ mà ai đòi lập lại cái hợp tác xã "chung vui, chung buồn" ngày xưa thì chắc là ...:-s Chính vì vậy mặc dù học sinh giải quốc gia Toán có thừa khả năng thi Đại học nhưng cũng không thể cắt chế độ tuyển thẳng của người ta được. Nói thế quá bằng bảo nhà anh nhiều tiền rồi, giàu rồi, anh sẽ không được hưởng một chế độ xã hội nào nữa (trong khi người ta lăn lưng ra làm, phục vụ đất nước để kiếm được số tiền đó). Có tiền rồi người ta muốn có nữa, có giải rồi người ta lại muốn có thêm thành tích nữa, điều đó phải được hoan nghênh, khen thưởng chứ=D>. Ví dụ có giải quốc gia, chắc chắn vào một trường đại học rồi thì thí sinh (giỏi + nhiều tiềm năng) đấy mới dám thi trường cao hơn chứ, nếu không, theo chính sách mới, giải để đấy, nhân tài để đấy, thí sinh sợ, thi trường thấp, cuối cùng điểm vẫn cao --> đại học giỏi bớt một sinh viên tài :|

Ngoài ra, Bộ nói là nếu để học sinh lớp 11 thi thì sẽ bị học lệch, tại sao người ta không nghĩ là nếu không thi học sinh giỏi thì học sinh vẫn học lệch để thi đại học? Nếu cứ tình trạng tát nước theo mưa thì chắc vài năm nữa Việt Nam chẳng thi một cái gì, đảm bảo xóa triệt để bệnh thành tích lẫn tiêu cực, gian lận. :D

Một điều nữa, bộ giáo dục cho rằng những "cẻi céch" (viết theo "cải cách" của các bé lớp 1) sẽ giúp giảm tình trạng "luyện gà nòi". Ô, thế chẳng nhẽ luyện gà nòi là xấu à, gà nòi như kiểu "thép đã tôi" thế là tốt chứ là tệ chắc? Mỗi người có một khả năng khác nhau, giỏi trong một lĩnh vực khác nhau, phải chú ý mà phát huy người đó thì đất nước mới thêm người tài chứ. Cứ bắt học sinh học tất cả, biết tất cả, đảm bảo sẽ không ít học sinh trong tình trạng "ngoan đạo" học tất ... nhưng không giỏi một cái gì. Đến cả nhà bác học cũng chỉ giỏi một lĩnh vực. Thử hỏi thế giới có nhà bác học nào mà sáng sớm tinh mơ ngồi viết tiểu thuyết, đến trưa trời nắng thì cắm cột mốc xem góc của tia sáng là bao nhiêu, chiều đến bệnh viện xét nghiệm bệnh nhân HIV, tiện thể nhìn quanh quẩn xem táo nó rơi như thế nào và tối ngồi ngắm sao để rút ra quy luật vận động của Trái đất và vũ trụ .... không ạ?. Với nền giáo dục toàn diện như nước ta hiện ra, chúng ta rất mong muốn "ra lò" một nhân vật điển hình tuyệt cú mèo như thế! :D

Nếu cho em một điều ước, em sẽ ước "Giá như bộ trưởng bộ giáo dục biến hóa thu nhỏ người lại và đi học cùng bọn em một tháng thì ..." :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không nên khẳng định chắc chắn là đã được giải quốc gia thì thừa khả năng đỗ vào đại học. Thực tế là đã có người được giải QG và thi trượt đại học ( do bị 5 điểm Văn tốt nghiệp nên mất vào thẳng )
Còn chuyện có giải toàn quốc thì tư duy tốt cũng khó nói lắm. Nói chung cứ học mãi một thứ thì nếu không giỏi thì cũng khá, ai cũng thế cả. Nhất là cái kiểu thi của VN thì không loại trừ được trúng tủ, và cũng không loại trừ được tiêu cực.
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Không nên khẳng định chắc chắn là đã được giải quốc gia thì thừa khả năng đỗ vào đại học. Thực tế là đã có người được giải QG và thi trượt đại học ( do bị 5 điểm Văn tốt nghiệp nên mất vào thẳng )
Còn chuyện có giải toàn quốc thì tư duy tốt cũng khó nói lắm. Nói chung cứ học mãi một thứ thì nếu không giỏi thì cũng khá, ai cũng thế cả. Nhất là cái kiểu thi của VN thì không loại trừ được trúng tủ, và cũng không loại trừ được tiêu cực.
;;) chính thế đấy ạ, yêu cầu cũng khắt khe lắm nếu đủ tiêu chuẩn để tuyển thẳng thì cũng chí ít cũng là học được 6 môn tốt nghiệp (với đủ các lĩnh vực) đấy chứ ạ --> vượt qua tiêu chuẩn ko học lệch của Bộ :p
Với cả bài viết của em là học sinh giải quốc gia có thừa khả năng để thi vào trường đại học (thi thẳng thừng, hồn nhiên như bao người không được giải) chứ không phải thừa khả năng đỗ đại học ạ, vì 1001 lý do để học sinh giỏi mà bị trượt --> cần xem xét để giúp đỡ người đó cho phù hợp thì tốt hơn là dè bỉu rồi cho người ta out luôn b-). Theo em là như thế :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ nói là thừa khả năng trên mức yêu cầu vào ĐH chứ ko nói thừa khả năng vượt qua kì thi ĐH với 3 môn vì tớ vẫn cho rằng ng ta cần chọn cái tư duy là chính chứ ko phải cái kiến thức ko. Từ khi biết kết quả thi tốt nghiệp đến khi thi ĐH chưa đầy 1 tháng, ko trở tay kịp cũng chả có gì là lạ. Chưa kể các loại lý do khác mà báo chí thì chỉ túm vào “thằng này có giải QG mà vẫn trượt ĐH” thôi. Thêm nữa là có chú như thế nhưng số đó ko nhiều vì thường ít đứa hy sinh theo kiểu 5 ăn 5 thua mà sẽ có phương án dự phòng.

Bất kì kì thi nào cũng sẽ có chuyện bỏ sót và trao giải nhầm, nhưng thi QG là đã ít sai sót nhất rồi. Cái trúng tủ hay học mãi 1 cái thì cái gì mà chả có. Việc những đứa xấp xỉ điểm chuẩn chênh nhau 0.5-1 điểm ko thể khẳng định đứa này xứng đáng hơn đứa kia vào ĐH nhưng vẫn phải quyết định đấy thôi. Năm thứ nhất của BK có 1/7 lưu ban hoặc bị đuổi cho thấy rõ luận điểm này. Nhưng chắc chắn thi QG ko thể đến 1/7 nhầm, chưa kể rất nhiều đứa ko đc giải cũng vẫn xứng đáng vào ĐH. Thi QG mà trúng tủ đc đến giải 3 thì cũng ko thể phủ nhận nó vẫn có một nền tảng tốt. Còn chuyện tiêu cực, tớ nghe nhiều đến mức có vẻ ai cũng nghĩ chạy giải QG còn dễ hơn chạy vào ĐH :)), chả hiểu sao lại có nhiều ng nghĩ đến cái này thế. Nhà nào mà có khả năng chạy đc vào đội tuyển, giải QG, rồi tốt nghiệp loại khá chắc nó cho con nó đi du học luôn chứ lại thèm cái suất ĐH quèn :), nếu thật thì cũng là tr/h cá biệt, sao phải lăn tăn thế. Chốt lại là tớ ko nói thi QG là hoàn hảo nhưng nó tốt hơn rất nhiều kì thi ĐH và nhấn mạnh là sao lại bỏ cái tốt hơn.

@ ĐA: Anh nghĩ là việc bỏ vào thẳng thì những ng mà khả năng họ có thì họ vẫn vào ĐH thôi, ko đến nỗi bỏ nó thì bỏ phí mất tài năng. Quan trọng là bỏ vào thẳng sẽ làm giảm nhiệt tình của hs trong việc học và thi HSG. Mình đã ôn thi HSG với ôn thi ĐH rồi nên hiểu, thi HSG thì chả có đâu là bờ, ít nhất thì cũng khá xa. Còn thi ĐH thì nó chỉ đến một ngưỡng nào đó, sau đó thì làm bài đến phát nhàm, nhưng vẫn sợ trượt mà nhai đi nhai lại. Rõ ràng nếu HSG ko mặn mà với thi QG nữa mà tập trung cho thi ĐH thì sẽ có rất nhiều thời gian, công sức bị lãng phí. Ng khác thì ko rõ chứ mình thì có lẽ thời gian thừa đấy sẽ ở trên sân bóng rổ chứ chắc chắn ko có chuyện mang Văn ra học => làm gì có chuyện học đều hơn
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chốt lại là tớ ko nói thi QG là hoàn hảo nhưng nó tốt hơn rất nhiều kì thi ĐH và nhấn mạnh là sao lại bỏ cái tốt hơn.
Em thấy bỏ cả 2 là tốt nhất.:D. Vì dù sao 1 bài thi đại học cũng không thể đánh giá nổi 1 con người. Em thấy có nhiều người rất giỏi kinh doanh thể hiện tố chất ngay từ nhỏ, có leadership, critical thinking tốt nhưng lại chết ở bài đại học. Rõ ràng bài thi đại học và có lẽ cả quốc gia đều không hoàn toàn khẳng đinh tài năng hay tư duy của học sinh. Bởi: thi đại học giờ chỉ cần không quá stupid và cầy nhiều là đc. QG thì thông minh 1 tí + cầy+ thầy+ may mắn là ổn. :D
 
Đã có quyết định 11 không được đi thi --> hãm :|. Bây giờ nhiều đứa học 12 giả dụ ko đc đi thi cũng bị ép :(
 
Em Hiếu phát biểu có vẻ tự tin nhỉ:D Chị thấy nếu 1 tí như em nói thì chưa chắc đã qua nổi vòng trường chứ đừng nói là đc giải quốc gia nhé. Còn nhắc đến đc giải thì phải là cày cực nhiều đấy:)
 
Uầy mọi ng` bàn tàn sôi nổi chủ đề này quá em góp tí nào :D
Theo em bỏ hay ko bỏ cũng có cái tốt của nó, bỏ thì HS đạt giải QG đúng là khổ thật nhg mà thi QG ở các địa phương cũng vớ vỉn lắm đấy ạ. Em đã từng nghe 1 thầy giáo cực kỳ có uy tín tâm sự là bi h ở các tỉnh, con cháu các bác cán bộ toàn được nhét vào trường chuyên, xong được dúi cho con giải QG để đỡ phải thi ĐH ( vì thi QG là từng tỉnh tổ chức thi riêng ở trường chuyên của mình ---> dễ dàng gian lận )
Năm ngoái tỉnh Thái Bình có 5 chú đi thi môn j í cả 5 chú đều đc giải QG, nhg đến cuối cùng khi phúc tra lại bài thi thì cả 5 bài giống nhau như đúc --> hủy kết quả thi đấy ạ.
Thế nên, em thấy thi ĐH còn công bằng hơn thi QG í, nhg mà em vẫn ko thik bỏ tuyển thẳng vì em cũng đang luyện thi QG :D
 
Môn gì ấy là môn Tin, giải ấy là giải Nhất, mỗi tội gian lận ngu quá, copy y xì bài của nhau :)).
 
Anh cũng nghe nói, nhưng nếu mấy cái tiêu cực mà mỗi năm mỗi tỉnh chỉ có 1 điểm thi trong 2 ngày mà ko giải quyết đc thì phải dẹp cái bộ GD chứ ko phải kì thi QG. Thi ĐH với thi tốt nghiệp còn đổ tại rộng với đông, chứ thi QG thì anh ko tin là ko dẹp đc. Năm nay thấy bảo thi tập trung đấy :-?

Còn chuyện bỏ thi nọ kia, nếu có phương án khả thi thì bàn tiếp, chứ anh cũng nghe hàng đống ý kiến kiểu này nhưng thay cách nào thì ko thấy nói. Nếu có cách nào hay hơn thì có gì mà phải bảo thủ
106.gif
. Nhưng yếu tố “khả thi” phải đặt trước yếu tố “hay”. Hơn nữa chính sách của bộ GD là tính theo số đông, các em cứ lấy ví dụ nhỏ lẻ thì thuyết phục sao đc. Ví dụ trên số ít chỉ có tác dụng nhắc ta cần xem vấn đề đó có phải phổ biến không và phổ biến ở mức độ nào chứ ko thể vì số ít như vậy mà không dám ra quyết định.

Quyết định bỏ hay giữ ko phải vì nó xấu hay tốt mà phải vì kết cục chung sẽ tốt hơn hay xấu hơn. Xấu mà nếu bỏ còn thê thảm hơn thì quyết ko làm, tốt mà nếu bỏ còn tốt hơn thì có gì phải ngại ;)
 
Nếu xét trong thời đại của chúng ta ngày nay thì một nền giáo dục toàn diện sẽ sản sinh ra được những con người toàn diên còn nếu không thì ngược lại. Hiện tại thì nước ta đã có cuộc vận động nói không với bệnh thành tích trong học tập và trong thi cử nhưng cái cuộc vận động này có thành công hay không thì chưa ai có thể biết trước :p Còn hiện nay thì những học sinh lớp 10 bọn em đang học SGK phân ban (bộ SGK phân ban đã từng thí điểm). Sau một thời gian học tập (em học ban KHTN) thì tình hình là sách giáo khoa vô cùng nặng và kiến thức lại quá lớn (lớp 10 mà đã học đến tập 2 của lớp 12) (Anh)Chị nào được xem sẽ thấy :D. Ban A có Toán,Lý,Hóa,Sinh nâng cao; Ban C có Văn, Sử,Đia,Ngoại Ngữ (tại sao lại có Ngoại ngữ nhỉ)??? >>học SGK phân ban vô cùng nặng nhọc nên việc học để lấy giải là chuyện càng không thể đạt được. Năm nay lại có cải tiến thi trắc nghiệm ngoại ngữ cũng là một việc thiếu cần thiết bởi thi ngoại ngữ soạn được 4 đề mà có khoảng 40 học sinh thì chỉ cần hỏi nhau 1 lúc là xong, thế còn gọi gì là trắc nghiệm?? Thêm nữa, như em đã nêu ở trên thì việc bỏ tuyển thẳng hay tuyển thẳng cũng tốt :) còn với cải cách năm nay thì chúng em sẽ phải chỉ thi chung ĐH và Tốt nghiệp THPT gộp làm một (tính khả thi của "dự án" cái này thì cũng chưa biết nhưng theo em thì đó sẽ là một sự may mắn nhưng cũng là một sự "nguy hiểm") không biết ý kiến các anh các chị như thế nào?

____________________
Mod Tâm: Không được viết bài toàn bằng màu đỏ em ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên