Kỳ thi này [SAT] được đặt ra là để kiểm tra những khả năng HỌC ĐẠI HỌC của học sinh.
Cái này thì có thể là nói hơi quá. Nói thật chính xác ra thì SAT chỉ kiểm tra khả năng toán và khả năng đọc hiểu tiếng Anh của học sinh thôi.
Cuối cùng dẫn đến bao nhiêu tiêu cực: học chay, học vẹt, học tủ rồi quay cóp. Học sinh cho thế là bình thường vì cho rằng những cái được dạy đó là không cần thiết (đúng thật vì có muốn học đâu). Cha mẹ thì cứ thấy cái bảng điểm là sướng mắt, là "mở mày mở mặt", cũng chẳng cần biết kiến thức đến đâu. Rõ ràng là quan niệm này đã ăn vào máu thịt của người Việt Nam, trở thành 1 vấn đề nan giải. Thử hỏi đến bao giờ mới bắt kịp các nước năm châu?
Cái này thì anh buộc phải nói vào một chút. Thực ra vấn đề không phải là bố mẹ muốn con mình điểm cao để mở mặt, cái bố mẹ muốn là con cái có khả năng có một cuộc sống dễ dàng, thành công hơn. Với một xã hội ai cũng có bằng, mình không có bằng là mình thiệt. Mọi người đều đi học thêm để có điểm cao, mình không đi là mình thiệt. Không thể đổ cách học không hợp lý vào phụ huynh và học sinh được. Họ chỉ là người bị động, phản ứng lại với điều kiện môi trường (cách mọi người đánh giá khả năng người khác).
Việc này có thể giải thích bằng Ratchet Effect. Ai có thời gian thì tìm hiểu thêm, cái đó rất hay. Ở đây xin tạm dịch là hiệu ứng bánh răng cưa. Để dễ hình dung thì mọi người xem bánh răng cưa đồng hồ, có những bánh răng sẽ làm một bên là đường cong, một bên chéo cạnh, mục đích là để cho vận động của bánh răng cưa chỉ có thể theo 1 chiều nhất định.
Ví dụ của hiệu ứng này có thể cho như sau: có một nhóm người sắp bị chết đói ở một khu vực sa mạc. Ta cứu trợ bằng cách cho họ thức ăn. Nhóm người này sẽ lớn lên, giao phối, tăng dân số dẫn tới nguy cơ chết đói còn cao hơn vì có nhiều hơn. Ta lại giúp họ tiếp bằng cách cung cấp cho họ thêm thức ăn, họ ăn hết, tăng trưởng về dân số, hình thành nguy cơ chết đói còn lớn hơn trước nữa. Bây giờ việc ta cứu trợ sẽ ngày càng khó khăn vì có thêm miệng ăn mà không có đường nào ra cả. Muốn thực sự cứu họ đòi hỏi cách giải quyết sáng tạo, mạnh mẽ vượt bậc. Đơn giản là di chuyển họ sang vùng khác. Nếu họ quá yêu quý mảnh đất khô cằn đó thì ta phải giúp đỡ họ tự kiếm thức ăn bằng cách cho công cụ. Nếu vậy vẫn chưa đủ vì đất không có màu mỡ thì ta phải cải thiện đất cho họ. Những việc này không nhất thiết là lỗi của ai hay cơ quan nào.
Việc dạy thêm (hay cách học) ở Việt Nam cũng vậy. Thầy cô giáo được trả lương rất thấp, việc làm logic đương nhiên là dạy thêm cho học sinh để cho đủ ăn (nếu mà thày cô có biết cách kiếm tiền hiệu quả hơn thì đã làm việc đó, chả đi dậy). Do một số học sinh đi học thêm có ưu thế hơn về điểm số trên lớp và kết quả thi, các học sinh khác / phụ huynh cũng muốn con của mình có ưu thế cạnh tranh để sau ra đời nên cho con đi học thêm, cái đó cũng không thể trách phụ huynh hay học sinh tự nguyện đi học thêm được. Đến khi tất cả mọi người đều theo xu hướng, đi học thêm, ai mà không đi học thêm là thiệt. Đổ lỗi cho ai? Thầy cô giáo chỉ cố gắng để đủ ăn bằng khả năng lương thiện của mình. Học sinh thì phải học để có thể cạnh tranh với học sinh khác. Phụ huynh thì phải cho/bắt con đi học sinh để có thể cạnh tranh với học sinh khác vào trường tốt. Chương trình học thì chả liên quan gì cả, không phải là chương trình học là nguyên nhân làm cho ưu thế cạnh tranh giữa các học sinh thay đổi. Giống như đá bóng ở sân xấu thì lực lượng tương đối của 2 đội vẫn giống như là đá bóng ở sân đẹp.