Con gái Hà Nội gốc.

Nguyễn Thanh Thảo
(Violethn)

Điều hành viên
Bây giờ thật khó tìm trên đường phố Hà Nội những bóng hồng tóc dài, cặp lửng sau lưng, dáng hình mảnh mai, thon thả trong chiếc áo dài trắng tinh khôi. Càng khó tìm thấy trong những cô gái Hà Nội tóc tém nhiều màu, quần áo đúng mốt... cái nết "công, dung, ngôn, hạnh" vốn là niềm tự hào của con gái Hà Nội xưa. Bởi họ là hiện thân của một Hà Nội hiện đại, một Hà Nội ồn ào, náo nhiệt và đầy sức sống mới.

Nhưng vẫn có một Hà Nội khác. Hà Nội của những mẹ, những bà... một Hà Nội chịu thương chịu khó, một Hà Nội dịu dàng và đảm đang, một Hà Nội mà mọi người vẫn tự hào gọi bằng cái tên "Con gái Hà Nội gốc". Hầu hết họ đã ở lứa tuổi 50,-60, thậm chí còn nhiều hơn thế. Sáng sáng, họ dậy sớm, nấu cho chồng bát phở, cho con ít mỳ, hay quả trứng ốp la, hoặc ra phố mua về món bánh cuốn mỏng tang, chính gốc Thanh Trì thơm mùi Cà cuống. Rồi khi chồng, con lên xe đi làm, cũng là lúc họ thong thả xách chiếc làn ra chợ chuẩn bị bữa cơm trưa và chiều cho gia đình. Khác hẳn với các cô gái thế hệ mới, tranh thủ thời gian chạy ù ra chợ chọn cho nhanh, mua cho "no con mắt" hơn là theo nhu cầu ăn uống. Những chiếc làn của "con gái Hà Nội gốc" ấy thường ít mà tinh. Chọn con cá chép thật béo, rán lên phải thơm phức, chọn con ốc cũng đúng là ốc mít Hồ Tây, luộc lên chấm mắm gừng thì ngon phải biết ...Mùa nào thức nấy, cứ khi những hạt mưa cuối thu rơi lắc rắc là lúc trên bàn nhà họ có món chả rươi thơm lừng, vàng ruộm. Khi gió heo may bắt đầu se se đường phố cũng là lúc trên bàn thờ không thể thiếu hương cốm xanh thoang thoảng và đĩa hồng chín đỏ au.

Mẹ bạn thân tôi cũng là một "con gái Hà Nội gốc". Gặp bác trong cái không gian chật hẹp của căn ngõ nhỏ phố Hàng BẠc, khi đang nấu món canh cua rau gút trên bếp. Cũng là cua, cũng là rau gút, lại nấu trong chiếc nồi nhôm lâu năm, nhưng sao trông ngon mắt và thèm đến vậy. Cua nổi gạch từng mảng nâu se trắng trên mặt nồi canh, lại thấp thoáng màu vàng của gạch cua, rau gút trắng nõn như ngó cần... bát canh cũng vừa nước trông thanh thoát, thơm dịu dàng - nhất là trong những trưa hè oi bức. Đó là cái tài của con gái Hà Nội. Thế mới biết, không phải cứ sơn hào, hải vị mới là ngon.

Lại nhớ chuyện cụ bà "Hà Nội gốc" ở cạnh nhà. Mỗi lần nhà bà ăn bún mắm tép là bà lại mất cả nửa buổi sáng để đi chợ mua cho đủ gần 20 thứ rau các loại. Mắm tép cũng phải do chính tay bà làm, để lên mầu đỏ au, thơm lựng. Gắp đủ các thứ rau, đặt trên một lát bún lá cắt nhỏ, một lát thịt lợn ba chỉ và rưới mắm tép thơm mùi riềng, mùi thính. Ăn hệt như đang thưởng thức trà đạo...Thấy nó thật thiêng liêng và đáng nâng niu lắm. Khác hẳn cái cách một số người Hà Nội bây giờ vẫn ngồi xổm ngay trên vỉa hè, hồn nhiên thưởng thức món bún đậu mắm tôm. Và tự thấy mình nhiều khi cũng "xuề xòa" với miếng ăn, một phần không hề nhỏ và rất quan trọng cho cuộc sống. Thế mới biết vì sao các vị khách từ xa tới, nhất là khách nước ngoài, mỗi lần tới Hà Nội, dẫu được mời đi nhà hàng, họ vẵn năn nỉ được tới nhà của những người bạn Việt Nam để thưởng thức món nem rán, món thịt chân giò ... tay cầm đũa có vẻ ngượng nghịu nhưng họ ăn rất nhiệt tình vì ngon, vì được những người bà, người mẹ của bạn chăm sóc rất ân cần, chu đáo...

Chỉ còn không lâu nữa Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm tuổi. Sống trong tầng không gian cổ kính ấy, người Hà Nội chúng ta dường như "hấp thụ" đầy đủ nét thanh lịch của người Hà Nội được "đúc" lên từ nhiều nét riêng, và đương nhiên những người "con gái Hà Nội gốc" kia cũng góp một phần không nhỏ....

" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
:)
 
Nguyễn Thảo đã viết:

Mẹ bạn thân tôi cũng là một "con gái Hà Nội gốc".

" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
:)

Thảo thân mến,

Bài viết của Thảo viết rất nhẹ nhàng nhưng thật hay khiến mình thấy Hà Nội đẹp hơn, thêm hiểu và yêu Hà Nội hơn. Cảm ơn Thảo rất nhiều.

Nhân tiện, nếu mẹ bạn thân của Thảo có con gái, làm ơn cho mình xin địa chỉ, số điện thoại và email. Mình muốn học thêm một chút về các món ăn Hà Nội.

Chúc Thảo năm mới mạnh khoẻ, xinh đẹp và luôn luôn vui tươi.

Người yêu Hà Nội,

Hữu Cầu
 
Người Hà Nội gốc “Hàng” và người Hà Nội gốc “Lội”

Hihi, em sưu tầm được bài này hay này :p

Người Hà Nội gốc "Hàng" và người Hà Nội gốc "Lội"


Hà Nội bây giờ chật cứng những người và rất lộn xộn. Chỗ nào cũng người là người, chỗ nào cũng rác là rác, như một làng quê lớn với đủ mọi cái hay, cái dở. Người phất lên cũng nhiều, người đổ xuống còn nhiều hơn nhưng không thấy ai có ý định rời bỏ mảnh đất này.

Cách đây chục năm, tôi ngồi nói chuyện với ông Ngọc, Giám đốc Công ty Thiết kế điện ở Hà Tây. Ông Ngọc là một trí thức gốc Hà Nội. Nói chuyện với ông thật thoải mái, dễ chịu không chỉ vì ông có kiến thức sâu rộng, mà còn vì ông mang sẵn trong máu một tính cách đặc biệt của người Hà Nội - dí dỏm, hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy.

Ông bảo: "Nhà mình ở Hàng Đào. Cơ quan mình có một cậu phó phòng, người Thanh Hoá. Tốt nghiệp đại học, cậu vào cơ quan, ở tập thể, hộ độc thân. Bẵng mấy năm không gặp, hôm rồi trông thấy nhau ở hội nghị, cậu ta khoe bây giờ ở Hàng Trống, cả vợ con cũng đưa ra đây rồi, đã nhập khẩu đàng hoàng. Còn mình bây giờ làm việc ở Hà Tây, gia đình cũng chuyển đến một khu tập thể xa trung tâm. Thời thế xoay vần cũng hay." Nói xong ông cười thật nhẹ nhõm.

Trong một lần làm việc với một số nhà báo về chuyện đất đai, nhà cửa, ông Lê Ất Hợi, cũng một người Hà Nội gốc, lúc đó là Chủ tịch UBND thành phố, kể rằng, theo ông biết, sau giải phóng thủ đô tháng 10/1954, toàn thành phố có khoảng 20 vạn người có hộ khẩu Hà Nội. Bây giờ con số đó là bao nhiêu tôi không rõ, còn dân Hà Nội đã lên trên 3 triệu... Trong số hơn 3 triệu người ấy, bao nhiêu phần trăm là Hà Nội gốc, mà chúng tôi gọi vui là dân Hà gốc “Hàng” và bao nhiêu phần trăm là dân tứ xứ đổ về thủ đô. Thành phần này gọi vui là dân Hà gốc “Lội”. Gọi thế thôi chứ không phải vì họ ngọng, không phải vì họ ít học.

Rất nhiều người từ các nơi đến thủ đô đã trở thành danh nhân của đất nước. Cũng xin nói, bên cạnh những lớp người như vậy cũng có không ít người về đất kinh thành chẳng học được mấy sự thanh lịch, văn hoá ở đây mà chỉ mang theo những thói dở, những hủ tục làm nhơ mất sự thanh khiết của hương hoa nhài. Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.

Tôi có một ông bạn đồng nghiệp đầy tài hoa và tài năng người Hàng Đào, nghĩa là đúng chuẩn dân Hà gốc “Hàng”. Ông nhiều lần mong sẽ viết được một cuốn sách kể về những đổi thay của thủ đô trong những năm vừa qua dựa trên những biến đổi của phố ông. Thực tình, Hàng Đào là nơi ông sinh ra, lớn lên, chứ bây giờ ông sống cách đó khá xa, trong một ngõ hẻm chật chội. Ông mong mỏi mà chưa làm được. Làm được như vậy thật hay nhưng khó lắm. Dân Hàng Đào gốc giờ còn bao nhiêu người sống ở đó. Dạo sốt đất ở phố trung tâm này, giá lên mấy chục cây một mét vuông mà người ta vẫn tranh nhau mua. Té ra người mua nhà ở Hàng Đào lại không phải dân “Hàng”, lại càng không phải Hàng Đào, mà chủ yếu là dân các tỉnh, trước hết là dân Lạng Sơn. Tiền đâu mà họ sẵn thế...

Thủ đô là nơi tụ hội tinh hoa của cả nước, các cơ quan đầu não cũng đóng ở đây nên nhân tài, hào kiệt các nơi dồn tụ về đây cũng là chuyện thường. Còn người Hà Nội lại toả đi bốn phuơng để xây dựng đất nước. Từ khi thành lập đến nay, Báo Hà Nội mới, cơ quan của Đảng bộ thành phố, tiếng nói của chính quyền và nhân dân thủ đô, có 5 đời Tổng biên tập thì chỉ có một ông là người “Hàng”.

Hà Nội là một vùng đất lạ. Kể từ khi Thăng Long trở thành kinh đô của Đại Việt, trải gần một nghìn năm không có ông vua nào quê ở Thăng Long. Người Thăng Long làm đến chức to nhất trong thời phong kiến có lẽ là ông Lý Thường Kiệt. Từ khi nước ta có Đảng cho đến nay chỉ có một Tổng bí thư là người Hà Nội, đó là Tổng bí thư Đỗ Mười, quê ở Thanh Trì, Hà Nội, nhưng ở ngoại thành. Ông Lý Thường Kiệt cũng nguyên ở ngoại thành.. Chả biết phong thuỷ thế nào mà thủ đô thường là nơi vua ở chứ không phải là nơi vua phát tích.

Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XI vừa qua, thủ đô có 34 ứng cử viên. Tất cả họ đều sống và làm việc tại Hà Nội nhưng chỉ có 5 người là dân gốc “Hàng”, còn lại đều quê từ Thừa Thiên - Huế trở ra.

Chẳng cứ gì vua chúa, danh nhân, nhiều nghề nổi tiếng ở thủ đô cũng do những người gốc gác không kinh kỳ lập nên. Phở Hà Nội nổi tiếng do người Hà Nam sáng chế. Giò chả lừng danh là của người Ước Lễ - Hà Tây. Bánh cốm do người Hải Dương làm ra. Mứt sen, các loại chè cũng vậy. Không phải sản sinh ra từ kinh đô nhưng phải qua sự thẩm định, chấp nhận của người Hà Nội, phải tồn tại được ở Hà Nội mới trở nên nổi tiếng, mới lan truyền đi cả nước được.

Thủ đô có khả năng hấp thụ tinh hoa văn hoá của tất cả các vùng và từ đây những tinh hoa đó được truyền bá đi cả nước. Người xưa nói rằng núi không cao thú không lớn, nước không sâu cá không to. Ai muốn trở thành khổng lồ không thể không đến thủ đô.

Không phải ai đến thủ đô cũng mong trở thành khổng lồ. Tuyệt đại đa số đến đây chỉ mong có được một cuộc sống tốt hơn ở quê nhà. Đó là những người lao động thuê, những người bán hàng rong, đánh giày, bán báo rong... Có những nhà tất cả đều ra Hà Nội, có những làng ai còn sức đều ra thủ đô kiếm sống.

Một lần nói chuyện với một người có trách nhiệm tôi được nghe một thông tin - hơn 70% số căn hộ ở khu đô thị mới Linh Đàm là do người các tỉnh về mua. Những người có tiền ở các tỉnh, từ miền núi tới đồng bằng, chẳng một ai yên tâm khi chưa có một cơ ngơi ở Hà Nội. Nhiều người khi đưa con về học đại học ở thủ đô, để khỏi phải thuê nhà, đã bỏ tiền mua hẳn một ngôi nhà riêng cho con ở mà yên tâm đèn sách.

Trong một chuyến đi công tác về một nhà máy lớn ở một tỉnh miền núi tôi được một ông trưởng phòng mời về nhà chơi. Nhà ông được lắm.. Lúc đã trà dư tửu hậu ông kể chuyện gia đình. Ông có ba đứa con. Đứa đầu đã đi làm ở Hà Nội. Đứa thứ hai đang học đại học ở đó. Đứa thứ ba đang học phổ thông ở huyện. Hai đưa đầu ông đã lo xong nhà cho chúng. Đứa thứ ba cũng đang chuẩn bị mua. Tất cả đều ở Hà Nội. Về hưu ông bà cũng chuyển hẳn về dưới đó. Tiền nong không thành vấn đề. Thấy tôi tròn mắt ông cao giọng:

- Chú ngạc nhiên lắm hả? Trời đất, ở cái tỉnh này, quan chức nào mà chả như thế!

Tôi không còn ngạc nhiên nữa khi đi các tỉnh khác, hỏi chuyện đó người ta cũng đều khẳng định như vậy. Và một quan chức ở Hà Nội cũng nói với tôi điều đó không sai sự thật lắm đâu. Quê đâu thì quê nhưng muốn cho con cái có tương lai phải có nhà ở Hà Nội. Không sau này chúng nó oán, mà hiện tại người ta bảo mình ngu. Vả lại không có nhà ở Hà Nội còn gì là oai nữa...

Nói về tâm hồn người Hà Nội, một bài hát nổi tiếng cho rằng nó “mộc mạc thôi”. Tôi không tin như vậy... Tôi từ bé học với nhiều người Hà Nội, lớn lên quen biết nhiều người Hà gốc “Hàng” tôi chẳng thấy tâm hồn của họ, cũng như tâm hồn của con người nói chung, mộc mạc bao giờ. Người Hà Nội không lấy tiền làm trọng, cả danh cũng vậy. Họ cần một con người, một nếp sống, một văn hoá. Có lẽ đó là sức mạnh, là sự hấp dẫn của người Hà Nội chăng?

Người thành Nam có câu “Tự nhiên như người Hà Nội”. Chẳng biết khen hay chê. Nhưng sự tự nhiên ấy, theo tôi hiểu, chính là thái độ tự tin, hoà đồng do văn hoá, do hiểu biết. Và chính sự tự tin ấy mà bất kỳ ai, hễ đã sống ở Hà Nội, dù đến từ xứ sở ông đồ gàn hay văn minh Kinh Bắc cũng đều phải chấp nhận văn hoá Hà Nội và phần nào bị Hà Nội hoá.

Cái văn hoá đặc biệt ấy bắt nguồn từ đâu? Người Hán đô hộ Việt Nam hơn một nghìn năm nhưng không đồng hoá nổi dân tộc Việt Nam. Bản sắc đặc biệt ấy dồn tụ lại, tinh kết lại và định hình, phát triển khi Thăng Long được chọn là kinh đô của nước Việt. Văn hoá Hà Nội bắt nguồn từ đó chăng?

Những năm đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất tôi cứ bàng hoàng khi giữa Sài Gòn được nghe một giọng nói Hà Nội. Bây giờ tôi lại cứ là lạ thế nào khi giữa thành phố Hồ Chí Minh sôi động bỗng nghe thấy một giọng Sài Gòn. Thành phố năng động, vĩ đại ấy như một ngon lửa lôi cuốn người ta tìm đến. Những ngày Festival Huế gặp bất kỳ ai sống ở đây tôi cũng chỉ nghe thấy một giọng nói dịu dàng, dễ thương - giọng Huế. Huế còn nghèo, lại không năng động. Huế chuyển mình chậm quá nên chưa mấy ai muốn đến. Chỉ có người sở tại ở đây mà thôi.

Hà Nội chưa được như T.P Hồ Chí Minh, nhưng cũng không như Huế. Hà Nội sáng tự tâm hồn, dù chưa giàu. Không phải có tiền mà trở thành người Hà gốc “Hàng” được.

Cho nên mới có chuyện người Hà gốc “Hàng” và người Hà gốc “Lội”

Nguyễn Triều

Nguồn: An ninh thế giới cuối tháng
 
Từ xa xưa, người Hà Nội vốn đã nổi tiếng là hào hoa, thanh lịch và tao nhã. Tất cả những nét tính cách ấy gộp lại tạo nên một nét văn hóa Tràng An. Dẫu trải qua bao biến thiên của thời cuộc, cái “chất Hà Nội” dường như vẫn ăn sâu bám rễ vào máu thịt của mỗi con người Thăng Long - Đông Đô giàu truyền thống.

Nói đến Hà Nội là người ta nói đến một vùng đất nghìn năm văn hiến với nhiều tầng, đồ sộ, đặc sắc và tinh tế. Như vậy, về phương diện nào đó, có thể nói các giá trị di sản văn hóa truyền thống đã có sự tác động và ảnh hưởng nhất định đến cách nghĩ cũng như tính cách nội tâm của người Hà Nội.
images14138_phoco1.jpg

Phong cách người Hà Nội luôn toát lên nét lịch lãm, nhẹ nhàng và tao nhã trong cuộc sống cũng như trong ứng xử. Sự tao nhã, lịch lãm thể hiện rõ trong ngôn ngữ, văn hóa ẩm thực, cung cách ứng xử, lễ nghi, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, hội hè… Có thể nói, từ cụ già bán nước, bác xích lô, chị hàng hoa, anh công chức, người lao công quét đường… cho đến những em bé đều có được nét thanh lịch đáng quý ấy. Có lẽ không ở đâu người ta có thể cảm nhận được rõ ràng sự nhẹ nhàng, thanh lịch, lễ giáo, đôi lúc có pha lẫn chút đài các như ở người Hà Nội, nhất là ở những lớp người cũ.

Cái không gian văn hóa cổ của 36 phố phường vốn trầm mặc có xen lẫn đôi chút ồn ào của một đô thị thời hiện đại đã đem lại cho không ít người ghé qua những thoáng bồi hồi, ngẩn ngơ đầy hoài niệm. Cũng như tôi, vốn là người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội yêu Hà Nội và nhớ Hà Nội không chỉ vì Hà Nội có Hồ Gươm xanh huyền thoại, có những con đường cây xanh viên mãn bốn mùa, có những đêm hoa sữa thơm nồng từng góc phố, có những buổi trưa hè ngọt mát bát canh sấu nấu chua… mà còn là cả bởi những tấm lòng đôn hậu và dung dị của người Hà Nội.

Hà Nội đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận trong tranh của các họa sĩ. Đó lá những bức tranh về phố phường, những sinh hoạt bình dị hàng ngày của người Hà Nội .Đó là tình yêu những con đường, mái ngói rêu phong, bờ tường, góc phố, hàng cây... đến da diết khắc khoải...phố Hà Nội xưa, với những bức tường xiêu mái lệch, lúp xúp kiểu chồng diêm nghiêng bóng đổ dài, với những thân cây trút lá vươn cao nối với nền trời lặng hơi sương. Những ngõ phố Phất Lộc, Hàng Giày, Hàng Mã, Hàng Bè, Hàng Muối đến Ô Quan Chưởng, Văn Miếu, Hồ Tây... trong tranh Bùi Xuân Phái tuy hẹp trong không gian, thời gian nhưng hết thảy đều tiềm ẩn một tâm tư.
11pt.jpg


Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Thanh lịch biểu hiện trước hết ở ngôn ngữ. Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội không chỉ ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mà còn lưu loát, nhã nhặn, lịch thiệp... Ấy là do bên cạnh tiếng nói gốc, người Hà Nội đã tiếp thu có sàng lọc tiếng nói của mọi miền đất nước, giữ lại những gì tinh túy nhất.

Lời nói của người Hà Nội thường ý nhị, tôn trọng người đối thoại. Người Hà Nội không ưa cách nói cộc lốc, thô lỗ. Nhân cách Hà Nội một phần thể hiện ở lời nói, cách đi đứng, trọng già, quý trẻ, kính trên nhường dưới, mừng vui cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia. Trong giao dịch lấy chữ tín làm đầu, giữ lời hứa với bất kỳ ai.

Người Hà Nội lại rất sành ăn uống. Việc nấu nướng và ăn uống được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực. Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ gia vị, nước chấm, cho đến cách bày biện đẹp mắt, gợi cảm, tạo thích thú trong thưởng thức.

Các món quà Hà Nội rất nổi tiếng. Có những nhà văn dành những chương sách hoặc toàn bộ một tập sách cho đề tài này, như Thạch Lam với Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Vũ Bằng với Miếng ngon Hà Nội. Những hiện trạng ăn tục, uống phàm, xô bồ ầm ĩ xa lạ với phong cách Hà Nội.

Trong trang phục người Hà Nội ưa chuộng sự gọn gàng, chỉnh tề và trang nhã. Mặc đẹp nhưng kín đáo. không cầu kỳ lòe loẹt, không phô trương lố lăng. "Người đẹp vì lụa" và "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" thường được nhìn nhận đầy đủ và thể hiện ngay trong trang phục. Chiếc áo dài của thiếu nữ Hà Nội là một ví dụ. Hai tà áo thướt tha, đã gây ám ảnh bao người... :"đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm" là thế... Hình ảnh người con gái Hà Nội đã thay đổi nhiều theo thời gian nhưng nét đẹp thì vẫn luôn in đậm vẻ thanh cao, yêu kiều tha thướt của người Hà Nội
chan_dung_thieu_nu_1.jpg


thieu-nu-nd.jpg


images339156_thanhmai01.jpg


images293683_NganHa2.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sáng sáng, họ dậy sớm, nấu cho chồng bát phở

Em chẳng có ý tứ gì chê con gái Hà Nội hết, nhưng em đọc nhiều ký sự của các ông nhà văn người Hà Nội, lăn lộn đủ ngõ ngách của phồn hoa đô thị này rồi mà chẳng thấy đoạn nào nói là các bà vợ có khả năng siêu phàm nấu phở như nấu mỳ cả :biggrin:
Mà nếu ông chồng là người Hà Nội, hẳn họ cũng thích ăn phở xe, phở gánh, phở đường phở chợ hơn là phở nhà, chị nhỉ :p Vốn là có câu truyền miệng rằng phở nhà chẳng phải phở ngon, bánh cuốn mắm vợ chẳng còn ra sao mà :biggrin:

Vậy thế nên câu ấy mà sửa cả thành "mua bát phở" thì cũng không xuôi tai lắm, chị à.

Kính chị, em lại :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em thích bài viết của chị Thảo và đặc biệt sự quan tâm của anh Cầu ;) cuối cùng thì anh Cầu có ý gì nhỉ: khen chị Thảo hay muốn nhờ chị Thảo ;) dù gì thì chắc đều là ý tốt cả, chúc anh sớm liên lạc được với một cô gái HN gốc, nếu không thì mẹ của 1 cô như thế cũng tốt ;)
 
Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Nguyễn Thảo đã viết:

Mẹ bạn thân tôi cũng là một "con gái Hà Nội gốc".

" Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
:)

Thảo thân mến,

Bài viết của Thảo viết rất nhẹ nhàng nhưng thật hay khiến mình thấy Hà Nội đẹp hơn, thêm hiểu và yêu Hà Nội hơn. Cảm ơn Thảo rất nhiều.

Nhân tiện, nếu mẹ bạn thân của Thảo có con gái, làm ơn cho mình xin địa chỉ, số điện thoại và email. Mình muốn học thêm một chút về các món ăn Hà Nội.

Chúc Thảo năm mới mạnh khoẻ, xinh đẹp và luôn luôn vui tươi.

Người yêu Hà Nội,

Hữu Cầu

Cũng chúc bạn Cầu một năm tràn đầy thành công.... Ơ, mà sao chỗ nào có Cầu thì lại thấy em Quỳnh xuất hiện nhỉ. . .

Yêu Hà Nội là tình yêu của chung vì nó ăn tận sâu trong mỗi tâm hồn con người được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, vâng, chưa nói đến gốc gác nhưng hiểu nét văn hóa Hà Nội, và cố gắng sống thanh lịch thì cũng được coi là gốc của một thế hệ Hà Nội mới rồi...

(Tự hào vì là người Hà Nội quá...:).... và nhớ Hà nội quá luôn :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thiều Hoàng Yến đã viết:
em thích bài viết của chị Thảo và đặc biệt sự quan tâm của anh Cầu ;) cuối cùng thì anh Cầu có ý gì nhỉ: khen chị Thảo hay muốn nhờ chị Thảo ;) dù gì thì chắc đều là ý tốt cả, chúc anh sớm liên lạc được với một cô gái HN gốc, nếu không thì mẹ của 1 cô như thế cũng tốt ;)

Yến ơi là Yến, bún ốc, phở bò vẫn chờ em mà... Em yên tâm, với sự giúp đỡ của chị Thảo thì chúng mình sắp có party bạn Cầu khao rồi.... Quỳnh nhỉ... :)) .
 
Tran Tuan Anh đã viết:
Sáng sáng, họ dậy sớm, nấu cho chồng bát phở

Em chẳng có ý tứ gì chê con gái Hà Nội hết, nhưng em đọc nhiều ký sự của các ông nhà văn người Hà Nội, lăn lộn đủ ngõ ngách của phồn hoa đô thị này rồi mà chẳng thấy đoạn nào nói là các bà vợ có khả năng siêu phàm nấu phở như nấu mỳ cả :biggrin:
Mà nếu ông chồng là người Hà Nội, hẳn họ cũng thích ăn phở xe, phở gánh, phở đường phở chợ hơn là phở nhà, chị nhỉ :p Vốn là có câu truyền miệng rằng phở nhà chẳng phải phở ngon, bánh cuốn mắm vợ chẳng còn ra sao mà :biggrin:

Vậy thế nên câu ấy mà sửa cả thành "mua bát phở" thì cũng không xuôi tai lắm, chị à.

Kính chị, em lại :D

Này em, chị nấu được phở đấy, còn ông chồng nào như em kể thì chị chưa được chứng kiến, nhưng phở xe, phở gánh Hà Nội xưa sẽ được "con gái Hà Nội gốc" xách cặp lồng đi mua về, hoặc thong dong cùng chồng xuống phố thưởng thức, còn câu truyền miệng của em nghe có vẻ phù hợp với thế hệ mới này hơn... hic... :((
 
Đọc bài của Thảo thèm quá thôi mất! Xấu hổ nữa, vì mình cũng sinh ra ở HN (không biết mấy đời thì được gọi là gốc nhỉ) mà chưa bao giờ nấu được cho chồng bát phở ăn sáng cả, họa may có phở ăn liền, chứ phở không liền thì phải mất ít nhất là 3 tiếng mới chuẩn bị xong được, có khi còn hơn ấy chứ, vì lâu lắm không nấu nên không nhớ chính xác nữa.

Nhưng mà hồi trước có lần mình đọc một bài trên báo Phụ nữ thì phải, thấy nói là thế hệ các cụ khoảng 70 trở ra mới thực là có công dung ngôn hạnh của con gái HN gốc, chứ các bà dưới tuổi đó phần nhiều là vụng, thứ nhất là do hoàn cảnh chiến tranh, các thứ đều phân phối, có để ăn cho đủ no đã khó rồi, còn nói gì đến làm món này món nọ, thứ hai là hồi ấy mà dám nghĩ đến chuyện ăn uống cầu kỳ là bị phê bình ngay vì còn giữ tư tưởng tiểu tư sản, ham ăn ngon mặc đẹp. Cụ Nguyễn Tuân viết "Phở", viết "Giò" bị đánh cho tơi bời đã đành, ca ngợi đến "Rau muống" mà cũng vẫn không xong đấy thôi. Nhưng công nhận là thời nào cũng có người khéo người vụng, mình bây giờ có 80 tuổi chắc cũng chẳng khéo hơn là mấy. Có điều mình hơi thắc mắc là không hiểu nhiều bà lấy đâu ra thời gian để chồng con đi làm xong là thong thả đi chợ, với lại đi nửa buổi sáng để mua cho đủ 20 loại rau nhỉ, 50 thì đã đến tuổi về hưu đâu? Mình đi làm sấp ngửa từ 8h sáng đến 6-7h tối, may mà nhờ được bà ngoại đi chợ, chứ không thì giờ ấy chỉ còn thịt ôi rau nát hay là đồ làm sẵn ăn vào dễ đi cấp cứu thôi. Còn Tết nhất nữa chứ, đọc những bài ca ngợi cái Tết cổ truyền, ngâm gạo ngâm đỗ, giết lợn nấu bánh chưng gói giò mà cảm phục vô bờ bến. Nhà nước cho nghỉ từ ngày 30 Tết, hôm đấy có chạy ra chợ mà mua nháo nhào nhiều khi cũng không còn kịp, đừng nói gì đến làm. Nói qua nói lại chẳng qua cũng là biện hộ cho cái sự vụng về chậm chạp của mình, may sao chồng mình lại không có yêu cầu như em Cầu nhỉ, nếu không thì mình chết già mất :))
 
Phan Nguyệt Anh đã viết:
Đọc bài của Thảo thèm quá thôi mất! Xấu hổ nữa, vì mình cũng sinh ra ở HN (không biết mấy đời thì được gọi là gốc nhỉ) mà chưa bao giờ nấu được cho chồng bát phở ăn sáng cả, họa may có phở ăn liền, chứ phở không liền thì phải mất ít nhất là 3 tiếng mới chuẩn bị xong được, có khi còn hơn ấy chứ, vì lâu lắm không nấu nên không nhớ chính xác nữa.

Hehe, chị Nguyệt Anh cứ bóc mẽ em nó. Em nó đã bảo nấu phở như nấu mỳ đấy chứ, nấu phở giống như nấu mỳ em cũng biết nấu nữa là giỏi nấu ăn như em nó. THống kê trung bình cho thấy thường chỉ nấu hết độ 15.23 phút, làm gì mất đến 3 tiếng.
Lâu quá mới gặp lại chị gái U17 nhí nhảnh, lại thấy chị gái đang lãng mạn với các vấn đề ăn phở, ăn bún ốc và những thứ linh tinh khác. Hay nếu chị gái có hứng chúng ta lập 1 topic giao lưu khoa học "Con gái Hà Nội gốc trong công cuộc phát triển các cách nấu ăn nhanh", có ảnh minh họa đàng hoàng rồi vào thảo luận cho bọn không biết nấu ăn nhanh ngồi nhìn?
 
Theo đề nghị của Thảo, mình xin post lên đây một món ngon do đầu bếp Hải Thanh hướng dẫn trước đây. Món "Bò đỏ sốt rượu" ăn trong ánh nến.

Thành phần cho 2 người ăn:
- 1kg thịt bò loại ngon, 1000ml rượu Chivas,
- lạc, hành, nước mắm, mỡ, hạt tiêu đen, mì chính, đường vừa đủ,
- 2 tờ báo,
- nến, hoa hồng,
- âm nhạc, tùy theo sở thích, tốt nhất là nhạc cổ điển hoặc các bản tình ca êm ái.

Thực hiện
Hoa hồng, bỏ bớt lá, cắm trong lọ pha lê hoặc cắm vào bát.
Bàn ăn trải khăn, đặt hoa hồng và nến.
Lạc rang đều, bóc vỏ, ủ trong giấy báo cho nóng.
Thịt bò thái ngang thớ thịt (nhớ là ngang thớ để ăn không dai). Tốt nhất chọn thịt thăn.
Ướp nước mắm, hạt tiêu, mì chính khoảng 15'.
Thêm một chút rượu, cứ 1 kg thịt ướp với 100ml rượu, để 1 tiếng cho rượu ngấm.
Thắp nến, bật nhạc.
Trong thời gian chờ thịt ngấm, lấy lạc rang nhắm với chỗ rượu còn lại.
Sau khi mỗi người uống đủ 450ml rượu, ăn món gì cũng ngon.

Chúc các bạn một bữa tối lãng mạn và ngon miệng.
 
Cảm ơn Yến và Thảo đã quan tâm. Nếu có dịp xin phép được mời hai bạn món "Bò phong lan". Đây là món mới rất ngon. À, mình vẫn chờ mật thư của Thảo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Cầu ơi, món bò đỏ sốt rượu vang của anh chỉ ướp với rượu rồi để đấy nhìn hả anh, có được ăn đâu mà anh chúc ăn ngon miệng :D
em chờ dịp thưởng thức mòn bò phong lan mà anh đang giới thiệu ;) (kiểu này chị Thảo và em tranh nhau ăn hết phần anh Cầu :d)
 
Phan Nguyệt Anh đã viết:
Đọc bài của Thảo thèm quá thôi mất! Xấu hổ nữa, vì mình cũng sinh ra ở HN (không biết mấy đời thì được gọi là gốc nhỉ) mà chưa bao giờ nấu được cho chồng bát phở ăn sáng cả, họa may có phở ăn liền, chứ phở không liền thì phải mất ít nhất là 3 tiếng mới chuẩn bị xong được, có khi còn hơn ấy chứ, vì lâu lắm không nấu nên không nhớ chính xác nữa.

Nhưng mà hồi trước có lần mình đọc một bài trên báo Phụ nữ thì phải, thấy nói là thế hệ các cụ khoảng 70 trở ra mới thực là có công dung ngôn hạnh của con gái HN gốc, chứ các bà dưới tuổi đó phần nhiều là vụng, thứ nhất là do hoàn cảnh chiến tranh, các thứ đều phân phối, có để ăn cho đủ no đã khó rồi, còn nói gì đến làm món này món nọ, thứ hai là hồi ấy mà dám nghĩ đến chuyện ăn uống cầu kỳ là bị phê bình ngay vì còn giữ tư tưởng tiểu tư sản, ham ăn ngon mặc đẹp. Cụ Nguyễn Tuân viết "Phở", viết "Giò" bị đánh cho tơi bời đã đành, ca ngợi đến "Rau muống" mà cũng vẫn không xong đấy thôi. Nhưng công nhận là thời nào cũng có người khéo người vụng, mình bây giờ có 80 tuổi chắc cũng chẳng khéo hơn là mấy. Có điều mình hơi thắc mắc là không hiểu nhiều bà lấy đâu ra thời gian để chồng con đi làm xong là thong thả đi chợ, với lại đi nửa buổi sáng để mua cho đủ 20 loại rau nhỉ, 50 thì đã đến tuổi về hưu đâu? Mình đi làm sấp ngửa từ 8h sáng đến 6-7h tối, may mà nhờ được bà ngoại đi chợ, chứ không thì giờ ấy chỉ còn thịt ôi rau nát hay là đồ làm sẵn ăn vào dễ đi cấp cứu thôi. Còn Tết nhất nữa chứ, đọc những bài ca ngợi cái Tết cổ truyền, ngâm gạo ngâm đỗ, giết lợn nấu bánh chưng gói giò mà cảm phục vô bờ bến. Nhà nước cho nghỉ từ ngày 30 Tết, hôm đấy có chạy ra chợ mà mua nháo nhào nhiều khi cũng không còn kịp, đừng nói gì đến làm. Nói qua nói lại chẳng qua cũng là biện hộ cho cái sự vụng về chậm chạp của mình, may sao chồng mình lại không có yêu cầu như em Cầu nhỉ, nếu không thì mình chết già mất :))

Khổ thân chị, sao mà làm nhiều thế thì nhan sắc phai tàn nhanh lắm... mà xét cho cùng thì làm nhiều cho chồng con nó hưởng thì cũng... mệt, chứ phục vụ cái bản thân mình nhiều lắm thì cũng đến quần quần áo áo, đâu đến mức phải lăn lộn thế kia.

Em nói và viết về các bà các cụ ngày xưa ý, chứ thời buổi này mà yêu cầu thong dong xách làn ra chợ thì em cũng vái cả nón, đi chợ không bao giờ mất đến 20 phút, và ăn trong vòng 1 tuần, còn nếu được thì giúp việc cũng làm được mà.

Nhưng đôi khi hứng chí lên Em cũng bỏ khối thời gian ra ... cooking, một bên là một loạt sách, một bên là nồi niêu soong chảo, đến lúc sách với soong nồi lẫn lộn vào nhau thì em đành phải gọi viện trợ, nhưng sau mỗi lần như thế, em cho đó là một cách đầu tư cực kỳ hiệu quả trúng vào tâm lý các ông chồng...... ... cứ gật gà gật gù, đúng thật có bà mẹ vợ là "con gái Hà Nội gốc"... vui :)) :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Theo đề nghị của Thảo, mình xin post lên đây một món ngon do đầu bếp Hải Thanh hướng dẫn trước đây. Món "Bò đỏ sốt rượu" ăn trong ánh nến.

Thành phần cho 2 người ăn:
- 1kg thịt bò loại ngon, 1000ml rượu Chivas,
- lạc, hành, nước mắm, mỡ, hạt tiêu đen, mì chính, đường vừa đủ,
- 2 tờ báo,
- nến, hoa hồng,
- âm nhạc, tùy theo sở thích, tốt nhất là nhạc cổ điển hoặc các bản tình ca êm ái.

Thực hiện
Hoa hồng, bỏ bớt lá, cắm trong lọ pha lê hoặc cắm vào bát.
Bàn ăn trải khăn, đặt hoa hồng và nến.
Lạc rang đều, bóc vỏ, ủ trong giấy báo cho nóng.
Thịt bò thái ngang thớ thịt (nhớ là ngang thớ để ăn không dai). Tốt nhất chọn thịt thăn.
Ướp nước mắm, hạt tiêu, mì chính khoảng 15'.
Thêm một chút rượu, cứ 1 kg thịt ướp với 100ml rượu, để 1 tiếng cho rượu ngấm.
Thắp nến, bật nhạc.
Trong thời gian chờ thịt ngấm, lấy lạc rang nhắm với chỗ rượu còn lại.
Sau khi mỗi người uống đủ 450ml rượu, ăn món gì cũng ngon.

Chúc các bạn một bữa tối lãng mạn và ngon miệng.



Trải khăn bàn ra, hoa hồng ngắt hết cánh ra thả vào bát pha lê (hoa thả lãng mạn hơn... kiểu thả hồn trong ánh nến ý... :)) )
lạc rang cho vào đĩa bày ra bàn
thắp nến thơm trước khi ăn lạc (cho bớt mùi lạc cháy...)
Trong lúc chờ Ohsin làm món thịt bò sốt này thì mỗi người cầm một tờ báo vừa ăn lạc vừa đọc báo (chú ý là phải hít mùi nến thơm, cho quên đi cảm giác đang ăn lạc)
Uống rượu
sau đó lăn quay ra ngủ... và sáng hôm sau tỉnh dậy thì ai cũng tưởng đã được thưởng thức món thịt bò đỏ sốt rượu tuyệt vời

Ai có kết quả nhớ contact địa chỉ này để cảm ơn nhé
 
Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Cảm ơn Yến và Thảo đã quan tâm. Nếu có dịp xin phép được mời hai bạn món "Bò phong lan". Đây là món mới rất ngon. À, mình vẫn chờ mật thư của Thảo.

Mình đang wondering xem món "Bò Phong Lan" có phải uống lắm rượu thế kia không, vì thực chất là nếu uống một giọt thôi thì có cảm giác món bò Phong lan lại là một món khác hẳn... có khi thành ...

:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quách Tung Dương đã viết:

Hehe, chị Nguyệt Anh cứ bóc mẽ em nó. Em nó đã bảo nấu phở như nấu mỳ đấy chứ, nấu phở giống như nấu mỳ em cũng biết nấu nữa là giỏi nấu ăn như em nó. THống kê trung bình cho thấy thường chỉ nấu hết độ 15.23 phút, làm gì mất đến 3 tiếng.
Lâu quá mới gặp lại chị gái U17 nhí nhảnh, lại thấy chị gái đang lãng mạn với các vấn đề ăn phở, ăn bún ốc và những thứ linh tinh khác. Hay nếu chị gái có hứng chúng ta lập 1 topic giao lưu khoa học "Con gái Hà Nội gốc trong công cuộc phát triển các cách nấu ăn nhanh", có ảnh minh họa đàng hoàng rồi vào thảo luận cho bọn không biết nấu ăn nhanh ngồi nhìn?

Chị nấu mỳ trong vòng co nửa phút.... em có làm nhanh hơn không thì chia sẻ ít kinh nghiệm nào...
 
Nguyễn Thảo đã viết:

Chị nấu mỳ trong vòng co nửa phút.... em có làm nhanh hơn không thì chia sẻ ít kinh nghiệm nào...

Hehe, chị gái U17 của em giỏi quá, té ra là em nhầm. Bây giờ em mới đoán ra ý của chị gái U17 nấu phở giống nấu mỳ nghĩa là nấu phở xong ăn ngon giống ăn mỳ chứ không phải là nấu nhanh như nấu mỳ. Em xin lỗi chị gái, xin lỗi chị gái U17 nhiều. Hay bây giờ chị gái U17 mở topic "Các cách nấu phở trong 15 phút và mỳ tôm chỉ trong nửa phút" rồi phổ biến cho những thằng/con mà hay kêu ca về việc lười nấu ăn.

P.S Tuy nhiên em vẫn nghĩ là lần sau chị gái có khoe nấu cái gì cũng nên tăng thêm độ 2 phút, tỉ dụ như: nấu mỳ tôm nên khoe là hết 2.5 phút, vì nếu khoe nấu nhanh quá những thằng/con mà dốt về khoa học nấu ăn chúng nó lại không hình dung ra được nên sẽ thắc mắc lằng nhằng. Yêu chị gái quá. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nguyễn Thảo đã viết:
... chứng kiến cảnh "con trai Hà Nội gốc" ngay trong khung cảnh gia đình em, sáng ra ông chồng bê bát đi mua phở về cho vợ, (thế là sung sướng lắm vì tha cho không phải đưa đứa lớn nhất đi làm)....

Đọc xong đoạn này mình mới chợt nhận ra số mình sướng như thế nào khi sinh ra đã là "con trai Nhổn gốc"

Cảm ơn em Thảo
/Thanh
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên