Nguyễn Hoài Nghĩa đã viết:
Cậu Bách Khoa này mới có 1.000 bông hoa hồng. Chắc chỉ nhịn 3 tháng cơm.
Còn đây là 1.000.000 bông nè, bán cả nhà đấy:
Triệu bông hồng
A. Vôznhexenxki
Bản dịch này của Thái Bá Tân đọc tạm được, mhưng ko thật sát. Chính lời hát của "Triệu bông hồng" lại rất uyển chuyển và hay, sát ý:
1. Một ngôi nhà xinh anh họa sĩ
Gửi trong tranh vẽ những vui buồn
Lòng anh thầm yêu nàng ca sĩ
Cô gái rất yêu bông hoa hồng.
Tặng cả đại dương hoa hồng thắm
Cho người ca sĩ anh yêu thầm
Và ngôi nhà xinh anh đã bán
Cả dòng máu nóng trái tim mình.
ĐK: Dưới ánh nắng sương long lanh triệu cánh hồng khoe sắc thắm
Mỗi sáng sớm bên song thưa em bên hoa cười say đắm
Ai đang yêu, ai đang yêu, yêu say mê tình trong sáng
Sẽ mãi mãi như hoa tươi trao cho em chính cuộc đời.
2. Và khi bình minh em tỉnh giấc
Tưởng còn say đắm giấc mơ vàng
Ngoài hiên nhà em hoa rực rỡ
Ai đã mang hoa trao cho nàng?
Thầm hỏi lòng em ai triệu phú?
Ai người mang đến những bông hồng?
Một mình lẻ loi trong thương nhớ
Chờ em anh đứng dưới hiên buồn
ĐK: Dưới ánh nắng sương long lanh triệu cánh hồng khoe sắc thắm
Mỗi sáng sớm bên song thưa em bên hoa cười say đắm.
Sẽ diễm phúc cho ai kia được yêu thương lòng say đắm
Sẽ mãi mãi như hoa kia trao cho em suốt cuộc đời.
3. (Thời gian gặp nhau sao vội vã
Tàu đưa em đi giữa đêm buồn)
v.v... (ai nhớ xin bổ sung)
Bài này có 2 lời tiếng Anh nữa (tiếng Hung thì vì... ko ai hiểu nên ko post
)
MILLION SCARLET ROSES
Once here lived a young painter
Who owned pictures and nice house
He was in love with an actress
Who very much loved flowers
Once day he sold all his own
Sold all pictures with cottage
And with the memory he owned
He bought the whole sea of roses
Chorus:
Million, million, million scarlet roses
From window, from window, from window she' admired
Who's able, who's able, who's able to love serious
From your dear my whole life, gave for you turned into roses
*
There once was an artist
He had a house and his canvases.
But he loved an actress,
One who loved flowers.
So he sold his house,
Sold his paintings and the roof over his head,
And with all the money
Bought a whole sea of flowers.
A million, a million, a million crimson roses,
From the window, the window the window you see.
He who's in love, in love, in earnest,
Turned his life into flowers for you.
In the morning you will stand-up in the window
Maybe you've lost your mind?
Like the continuation of a dream,
The square is filled with flowers.
Your soul trembles
What millionaire is playing this trick?
But below the window, just breathing,
The poor artist stands.
The meeting was short.
In the night a train took her away.
But in her life there had been
A mad song of roses.
The artist lived on alone,
He endured many hardships.
But in his life there had been
A square full of flowers.
Ngoài ra, có một bài viết tương đối sến về nguồn gốc "Triệu bông hồng", như sau:
TRIỆU BÔNG HỒNG, thi phẩm của tình yêu
Từ khi tình yêu nảy nở trên thế gian này và loài người biết dùng những nụ hoa để thể hiện tình cảm của mình, thì hoa hồng tinh tế, lộng lẫy và bí ẩn luôn là biểu tượng của tình yêu say đắm. Và, cũng có không biết bao nhiêu bản tình ca đã lấy đề tài đóa hồng để vinh danh tình yêu, mà trong số đó, "Triệu bông hồng" có lẽ là bài hát được ưa thích nhất, cho dù nó có xuất xứ từ một xứ sở tương đối khép kín, Liên Xô (cũ).
Nhiều thế hệ thanh niên Nga và thế giới đã hát và ưa chuộng ca khúc này, nhưng không phải ai cũng biết đến xuất xứ của nó. "Triệu bông hồng" (sáng tác năm 1983) có phần nhạc của nhạc sĩ kiệt xuất người Latvia Raimond Pauls, phần lời là thi phẩm cùng tên của nhà thơ lớn người Nga, Andrey Voznesensky (*). Nội dung bài hát dựa theo lời kể của văn sĩ Konstantin Paustovsky, viết năm 1960, về câu chuyện tình huyền thoại động lòng giữa họa sĩ tự học người Gruzia Niko Pirosmani với ca sĩ - vũ nữ người Pháp Marguérite, diễn ra vào đầu thế kỷ XX tại Tiflis, thủ đô xứ Gruzia.
Câu chuyện tình buồn, vô vọng nhưng không bi lụy mà "Triệu bông hồng" mô tả đơn giản, nhưng đẹp và thanh khiết như chính bản chất tình yêu. Có một chàng họa sĩ nghèo thầm yêu trộm nhớ một cô ca sĩ rất yêu những bông hồng. Muốn làm đẹp lòng cô, chàng trai đã bán tất cả những gì mình có, nhà cửa, giá vẽ cùng những bức tranh chàng yêu thích, để đổi lấy một biển hoa hồng trải trước cửa sổ nhà cô, và hy vọng... Nhưng kết cục, hai người chia tay sau lần gặp gỡ ngắn ngủi; chàng họa sĩ vẫn sống một đời cô độc trong nghèo khó, bần hàn; đổi lại, trong đời, chàng đã có một khoảnh khắc được ngắm người mình yêu giữa một rừng đầy ắp những bông hồng. Còn nàng ca sĩ ra đi mãi mãi trong chuyến tàu đêm, nhưng trong đời nàng đã có một tình khúc tuyệt vời và cuồng si được kết bằng muôn triệu đóa hồng tươi... Đỉnh cao trữ tình của "Triệu bông hồng" ở đoạn mô tả người họa sĩ nghèo đứng lẻ loi trong góc khuất, nhìn cảnh cô ca sĩ nổi tiếng hướng ra ngoài cửa sổ, ngạc nhiên và ngây ngất hạnh phúc trước rừng hoa rực rỡ và hiểu rằng anh là người đàn ông duy nhất, đã yêu cô với tình yêu thánh thiện đến mức có thể biến cả đời anh thành đại dương hồng tươi để tặng cô!
Được phổ nhạc rất tài tình từ một bài thơ hay, lãng mạn, mang mô-típ "tình chỉ đẹp khi còn dang dở" rất gần gũi với tâm thức người Việt, bài hát "Triệu bông hồng" có tiết tấu nhanh, sôi động nhưng phảng phất nỗi buồn đằm thắm. Ở Liên Xô cũ, người thể hiện thành công nhất ca khúc này là Alla Pugacheva, được mệnh danh "Người đàn bà hát", có lẽ là nữ danh ca nổi tiếng nhất của mọi thời đại ở xứ sở này. "Triệu bông hồng" được lan ra thế giới, được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh, Phần Lan, Nhật, Việt, Hoa, Nam Hàn... Tại Nhật Bản, bài hát này nổi tiếng và phổ biến đến mức được người dân cho là "biểu tượng của tình ca" và nó có mặt trong tất cả các phòng hát karaoke ở đây. Ở Việt Nam, bài hát cũng rất được ưa chuộng, được nhiều người nghe và hát, trong số đó, ca sĩ khả ái Ái Vân, bông hồng một thuở, đã nổi tiếng với lời Việt của bản tình ca này trong những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước.
Đối người yêu nhạc Việt Nam, một ca khúc toàn bích, ngoài nhạc điệu hay, còn phải có phần lời có ý nghĩa. "Triệu bông hồng" đã đáp ứng được đòi hỏi đó, và trên tư cách một bài thơ, nó cũng dễ dàng đi vào lòng của độc giả bởi tình yêu và những cảm xúc yêu thương là không biên giới. Chỉ nội việc bài thơ của một thi sĩ Nga, kể về mối tình giữa một họa sĩ Gruzia với một nữ ca sĩ Pháp, được một nhạc sĩ Latvia phổ nhạc với những âm hưởng dào dạt của rừng bạch dương Nga, cũng cho thấy tính thế giới và đa văn hóa của một tác phẩm đích thực, cũng như, của những mối tình vượt thời gian. Nước Nga từng sản xinh nhiều ca khúc trữ tình đọng lại trong lòng người Việt, như "Đôi bờ", "Cây thùy dương", "Mắt huyền"..., nhưng có lẽ "Triệu bông hồng" đã vượt lên tất cả! Mô-típ về triệu bông hồng, có lẽ còn ám ảnh một tác giả Việt Nam (Nguyên Phương), khi anh làm những vần thơ cay đắng:
Và xót xa để nhớ một thời
Tôi cần một bông tặng người buổi ấy
Hoa không có và em không chờ nổi
Tôi trở về hoang vắng cả mùa hoa?
Để thấy rằng, hạnh phúc thay cho người có những bông hồng để tặng người mình yêu, dù kết cục có ra sao đi nữa! Bởi, như cố thi sĩ Lưu Quang Vũ từng nói, phải "tin vào hoa hồng" như vào một tình yêu cháy bỏng. Bản dịch sau đây (của H.K.), sẽ cho chúng ta hiểu tại sao "Triệu bông hồng" - với sức mạnh của ngôn từ - lại được coi là thi phẩm của tình yêu, từ hơn 20 năm nay:
1. Ngày ấy đã qua có một chàng họa sĩ
Sống trong nhà nhỏ với phấn vẽ và tranh
Nhưng bỗng nhiên lại đem lòng say đắm
Một nàng nghệ sĩ mê hoa hồng
Và thế là chàng ta đã bán
Hết cả nhà, cả giá vẽ, cả tranh
Toàn bộ tiền chàng đem đi mua hết
Một biển hoa hồng thắm trời xanh
ĐK:
Triệu, triệu, triệu bông hồng đỏ thắm
Từ cửa sổ, nhìn xem em sẽ thấy
Ai đã yêu em với tình yêu chân thật
Sẽ biến cuộc đời thành những đóa hoa tươi
2. Bên cửa sổ sớm mai khi thức dậy
Có thể em sẽ nghĩ mình điên?
Hay giấc mơ đêm còn tiếp diễn?
Một quảng trường đầy ắp những đóa hồng!
Em sẽ lặng người đi suy tưởng
Sự giàu có nào đây? Ôi hạnh phúc tuyệt vời!
Như nghẹn thở, bỗng đột nhiên nàng thấy
Chàng họa sĩ nghèo, bên cửa sổ thẫn thờ
ĐK.
3. Họ gặp nhau, ngắn ngủi có vậy thôi
Chuyến tàu đêm đưa nàng ra đi mãi
Nhưng từ đấy trong đời nàng ca sĩ
Có bài hát tuyệt vời về những đóa hồng tươi
Chàng họa sĩ vẫn một đời cô độc
Sống qua trong nghèo khó, bần hàn
Nhưng trong cuộc đời chàng từng có
Một quảng trường đầy ắp những đóa hồng
ĐK.
(*) Điều đặc biệt là tác giả phần lời "Triệu bông hồng", thi sĩ Andrei Voznesensky, không mấy khi sáng tác những vần thơ trong trẻo vinh danh tình yêu như thế. Sinh năm 1933, là đại diện xuất chúng của thế hệ "làn sóng mới" trên văn đàn Xô-viết, chịu ảnh hưởng bầu không khí có phần cởi mở sau 1956 ở Liên Xô, chủ yếu sự nghiệp thi ca của Voznesensky mang tính chính luận và xã hội. Vào cuối thập niên 80 thế kỷ trước, Voznesensky còn nổi tiếng trên cương vị chủ tịch Ủy ban gìn giữ di sản và sự nghiệp của Boris Pasternak và đã có rất nhiều công lao khiến tác giả thiên tiểu thuyết lừng danh "Bác sĩ Zhivago" được phục hồi ở Liên Xô, cũng như, đã góp phần để UNESCO tuyên bố năm 1990 là "Năm Quốc tế Pasternak".
L.