Cho em hỏi về du học ở Sing

Cái này thì có gì mà phải trả lời chi tiết , về tiền ở thì 2 bên bằng nhau , hall chỉ đắt hơn ở tiền ăn thôi :D.Cái này ở trong guide của NUS gửi về sẽ có :D.VD tiền ăn ở King Edward Hall kì này là 363.83 SGD(Including GST) :D.
 
@ Ngọc: Tớ nghĩ ấy nên viết thư hỏi lại OAM xem, chậm trễ thế này là không được. Mà ấy nghe lời Mai Anh "bỏ bom" họ rồi vẫn không thấy có hiệu quả gì ah? Hay tại địa chỉ nhà ấy phức tạp quá? Địa chỉ viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt không dấu thế?

@ Phương: ấy đã nhận được offer letter và đang chờ package hay là cả offer letter cũng chưa nhận được? (Hay là mấy thứ đó gửi chung luôn với nhau?)

tiền ăn ở King Edward Hall học kì này là 363.83 SGD(Including GST)
Tiền này là tiền ăn sáng và ăn tối thôi nhé, chưa tính tiền ăn trưa. (mừ bọn tớ ở bên này ko phân biệt ở Hall hay PGP, đều rất hiếm khi ăn sáng :|)

Có mấy chị ở PGP thì khuyên là nên ở PGP Cường ạ
Cũng tùy mà, ví dụ như tớ ở PGP thì lại khuyến khích freshmen nên ở Hall 1 năm. Chuyện này sẽ nói kĩ sau :D
 
Sáng nay tớ viết thư hỏi họ xem liệu tớ nhờ MAnh cầm đống giấy tờ đấy về có được ko, tối về đã thấy có thư trả lời là được :) Thế là ổn rồi, bây giờ tớ chỉ cần chờ MANh về thôi.
2 Dũng: khi nào ấy rỗi và có thể trả lời hộ tớ mấy câu hỏi về ký túc xá thì phân biệt luôn hộ tớ PGP và hall nhé. Tại tớ ko hiểu thực chất PGP khác hall thế nào mà không được coi là hall :-/ Cảm ơn ấy!
 
Moi nguoi cho em hoi mot chut ve van de chon ban cung phong a
Em va Hang dang ban khoan co nen o cung nhau hay khong, boi vi la ban than o cung phong se tin tuong hon va co le cung rat vui ^_^, nhung neu gian nhau thi cha biet chay di dau cho ha gian. Me va di em deu noi rang o cung nhau co the se mat mot tinh ban than thiet nen em rat ban khoan. Theo moi nguoi thi nen lam the nao a. Tien the cho em hoi luon la neu em va ban ay muon o hai phong canh nhau co the lam don xin khong a, va neu muon co duoc phong tot thi phai apply ngay tu bay gio dung khong nhi?
Con mot cau hoi nho nua: neu em vao hoc nganh EEE thi trong do co nhung chuyen mon gi a, co chuyen mon nao ve tin hoc khong?
Moi nguoi dang ban on thi ma em lai quay ray the nay thi that le qua nhi, nhung moi viec dang cap bach qua nen co gi mong cac bac thong cam bo qua cho ^_^
@Thi: chac cau lam bai thi tot + diem o tren lop cao --> duoc cap hoc bong luon khong can phong van dung khong? That dang ne, bai phuc bai phuc^_^
Lop 9A minh co to, Hang, Xuan Dung, cau la co hoc bong, con Duc Dung thi to khong ro. The la sang ben ay tha ho ma doan tu, vui woa
 
Với NUS :
Nếu em muốn ở phòng đôi hoặc ở phòng đơn mà 2 đứa cạnh nhau thì phải vào hall vì PGP không có phòng đôi và nó quá rộng lớn nên việc muốn xin đổi phòng để được ở cạnh nhau chắc là không thể. Anh nghĩ là nên ở phòng đơn, 2 phòng cạnh nhau thì hay hơn, nếu em và bạn em thực sự là "tri kỷ" thì hãy ở chung một phòng :D Thường nếu mấy người cùng đăng ký vào hall thì có vẻ họ sẽ xếp cho 2 người cùng quốc tịch ở cạnh phòng nhau (hall anh có 8 đứa VNese freshmen thì được chia thành 4 cặp ở cạnh phòng nhau ở 4 blocks khác nhau). Cho nên nếu muốn ở cạnh nhau thì hoặc là mail cho người ta trước hoặc sang đây rồi xin swap phòng xem có được không.
 
Em Ngọc sang NTU mà, hình như NTU hơi khác, và được đổi phòng dễ dàng hơn (thằng Duy với thằng Hưng sống với nhau một học kì bây giờ lại xin đổi đấy còn gì)
Nếu ở PGP của NUS thì không được chọn phòng, sắp xếp hoàn toàn ngẫu nhiên và phải có lý do chính đáng mới được phép đổi phòng.

Nguyễn Thuý Ngọc đã viết:
Em va Hang dang ban khoan co nen o cung nhau hay khong, boi vi la ban than o cung phong se tin tuong hon va co le cung rat vui ^_^, nhung neu gian nhau thi cha biet chay di dau cho ha gian. Me va di em deu noi rang o cung nhau co the se mat mot tinh ban than thiet nen em rat ban khoan. Theo moi nguoi thi nen lam the nao a.
Theo suy nghĩ của anh: ở cùng phòng đôi khi cũng hơi mất tự do, trừ khi là những người hợp tính nhau và thân nhau như chị em thì mới dễ ở, chứ không thì cũng vất vả chút chút (Có khi thuộc 2 quốc gia khác nhau lại hay hơn). Ở phòng đôi thì tất nhiên là rất vui rồi, lại giúp đỡ nhau được nhiều nhưng anh thích ở phòng đơn hơn, nó tự do. Về chuyện ở phòng đôi thì anh không có kinh nghiệm, nhưng anh không nghĩ rằng ở cùng nhau có thể sẽ mất một tình bạn thân đâu.

Tien the cho em hoi luon la neu em va ban ay muon o hai phong canh nhau co the lam don xin khong a, va neu muon co duoc phong tot thi phai apply ngay tu bay gio dung khong nhi?
Con mot cau hoi nho nua: neu em vao hoc nganh EEE thi trong do co nhung chuyen mon gi a, co chuyen mon nao ve tin hoc khong?
Những câu em hỏi chủ yếu là về KTX và ngành học của NTU đúng không? Vậy thì anh không có kinh nghiệm rồi, không dám nói nhiều. Để anh bảo bạn anh vào trả lời (NTU hình như cũng sắp thi xong rồi, chắc mấy hôm nữa nó vào).

Với NUS thì EEE có nhiều nhánh gắn khá gần với tin học (tuy chỉ ở mức phần cứng thôi). Ngay cái tên cũng nói lên nhiều điều: Department of Electrical and Computer Engineering (tuy chỉ có mỗi chữ electrical thôi nhưng vào trong khoa thì thực tế nó là EEE đấy nhé). Các ngành học của ECE (NUS):

Biomedical: bioinformatics, biomedical imaging, biomedical instrumentation, etc.
Communications: wireless and broadband communications etc.
Computers: embedded systems, information appliances, mobile computing, etc.
Data Storage: optical data storage, active storage networks, etc.
Electronics: consumers, automotive and defence electronics, etc.
Networking: Internet protocols, networked applications, security, etc.
Multimedia: human computer interaction, education, augmented reality, etc.
Semiconductors: IC design, optoelectronics,wafer fabrication, assembly and test, etc.
Software: distributed information systems, machine learning, etc.
Systems: real-time systems, human cognition, robotics and automation systems, intelligent systems etc.
 
Nguyễn Bích Ngọc đã viết:
_Ở hall thì bắt buộc phải đóng tiền ăn đúng ko, tớ thấy trong guidebook ghi ko ăn cũng phải mất tiền, trừ ngày nghỉ hay ngày lễ thì phải tự lo. Nếu thế sao mọi người còn phải đi chợ chuẩn bị đồ ăn cho cả tuần làm j :-/
Uh, ở hall thì ko ăn cũng phải nộp tiền đấy, thế nên chẳng ai dám không ăn cả. Còn trong guidebook có nói nhiều đến việc đi chợ là để cho những ai sẽ ở PGP mà có ý định tự nấu nướng thôi. Ở hall có muốn nấu ăn cũng không dễ đâu.

_Special term là j thế? Có bắt buộc phải tham gia ko?
Trong kì nghỉ hè giữa hai năm học (từ đầu tháng 5 đến hết tháng 7 – 12 tuần), trường có chia thành 2 kì nho nhỏ, mỗi kì 6 tuần, gọi là special term. Kì này không bắt buộc, ai muốn ở lại học thêm thì đăng ký. Các môn học trong 2 special term này cũng hạn chế, không nhiều lắm và ít môn hay. Mỗi môn trong kì này chỉ kiếm được 2 MCs (các môn trong sem chính của ấy thường được tính 4 MCs) vì học trong thời gian ngắn. Trong kì này đi học phải đóng thêm tiền học phí. Tớ chưa rõ lắm về mục đích của special term này, chắc để cho những người ham học hỏi. Tớ chỉ thấy mỗi một cái lợi của special term này là nếu chẳng may trượt môn nào thì còn có chỗ kiếm cho đủ MCs để tốt nghiệp :D :p.
 
Hi` hi`, định sau khi thi xong mới viết bài về kí túc xá cơ, nhưng mà các bạn khởi động sớm quá làm mình “ngứa ngáy” lại muốn viết. Thôi thì tranh thủ lúc vừa thi xong môn thứ 3 và có 2 ngày trước mắt không thi mình viết luôn vậy, vừa viết vừa thư giãn đầu óc để lên dây cót tinh thần cho các môn thi tiếp theo.

Many thanks to Mr. Pham Viet Cuong for his collaboration.

Về chuyện kí túc xá ở NUS

I> Dẫn nhập

Sau khi nhận được full package (offer letter, freshmen guide, internation student guide, accommodation application form, form A và các hướng dẫn khác), mọi người sẽ phải làm một số thủ tục như đăng ký student pass (visa cho sinh viên), đăng ký kí túc xá… v… v… Đến lúc này các bạn sẽ có 3 nguyện vọng để đăng ký vào các Halls of residence và Student residences của NUS.

II> Giới thiệu chung:

Hệ thống kí túc xá của NUS có đủ chỗ ở cho 6000 sinh viên và được chia thành 2 nhóm với cách quản lý hoàn toàn khác nhau:

1) Halls of residences:
Phạm Việt Cường đã viết:
- Đi theo cơ chế tự quản lý: mỗi hall có:
+Ban giám đốc (SCRC – Senior Common Room Committee): đứng đầu là Hall master (thường là các 1 professor uy tín trong trường) nhiệm vụ của ban giám đốc có thể nói là … chả có nhiệm vụ gì cả :D, gần như chỉ mang tính chất tượng trưng, có thể là lo việc sửa sang cơ sở vật chất

+ Ban điều hành (JCRC – Junior Common Room Committee): Đây là lực lượng chủ chốt trong việc điều hành mọi hoạt động của hall, và điều đáng nói nhất là hoàn toàn do sinh viên làm chủ. JCRC có khoảng 10 thành viên, đứng đầu là JCRC president, bên dưới có các secretaries đứng đầu các mảng hoạt động như sports, finance, publications, student affairs ….. Phía dưới mỗi secretary này lại điều hành hàng loạt các sub-committees nữa lo từng mặt chi tiết của công việc, đứng đầu là các heads of sub-committee. Hiện nay ở King Edward VII, hall của Cường có một anh senior VNese đang làm “quan” khá to : Block Head kiêm Head of Sports Committee. Hệ thống tự điều hành này lo toàn bộ các công việc của hall từ thu chi tài chính, các hoạt động tập thể của sinh viên đến việc đối ngoại, tổ chức các cuộc thi đấu thể thao toàn NUS, cả việc xét tuyển cho sv được vào hall hay được ở lại hall cũng là do JCRC quản lý.
- NUS có tất cả 6 halls tọa lạc trên những vị trí đẹp, rải rác trong trường. Các hall có kiến trúc khác nhau, truyền thống và lịch sử cũng khác nhau. Thậm chí mỗi hall còn có biểu tượng và màu cờ sắc áo riêng, hết sức đặc trưng. Có thể nói 6 hall với những đặc trưng khác nhau là một nét độc đáo đáng chú ý của NUS Campus Life.
- 6 halls của NUS gồm có: King Edward VII, Eusoff, Kent Rigde, Raffles, Sheares, Temasek
- Tham khảo: http://www.nus.edu.sg/osa/housing/acc/ug_hres.html

2) Student Residences:
- Gồm có Kuok Foundation House, Prince George's Park (PGP), Ridge View Residences; trong đó lớn nhất là PGP với gần 3000 chỗ cho sinh viên. (Từ phần này của bài viết, PGP sẽ được lấy làm đại diện cho Student Residences, Kuok Foundatịon House và Ridge View Residences cũng tương tự như PGP)
- Không giống như Halls, các residences này không có cơ cấu tự tổ chức mà được trường thuê các công ty tư nhân về quản lý (security, sửa chữa, duy trì bảo dưỡng, các dịch vụ quản lý khác… ). Có lẽ chính vì thế mà các residence này giống như những khu tập thể do trường xây dựng và dành cho sinh viên thuê, chứ rất ít các hoạt động thể thao, ngoại khóa như ở các Hall, hoàn toàn không có các committee.
- Tham khảo: http://www.nus.edu.sg/osa/housing/acc/ug_sres.html


III> Điều kiện ở lại kí túc xá:

- Đối với freshmen: OSA sẽ xem xét và sắp xếp chỗ ở cho các bạn dựa trên accommodation application form mà các bạn sẽ phải nộp. Trong form đó các bạn được đưa ra 3 nguyện vọng, chỉ việc chọn kí túc xá theo ý thích của mình. Cũng trong form đó các bạn sẽ phải khai những hoạt động ngoại khóa đã tham gia ở VN, những thành tích thể thao, văn nghệ hay hiểu biết về IT v… v… Dựa trên lời khai này (và hình như là không bị check lại xem có khai man hay không :p), OSA sẽ phân chỗ ở cho các bạn. Nếu trượt cả 3 nguyện vọng, bạn sẽ được xếp vào PGP.

- Từ năm 2 trở đi, khi các bạn đã có điểm CCA (co-curricular activities - điểm hoạt động ngoại khóa, nôm na vậy), thì tùy theo nguyện vọng và dựa trên số điểm mà bạn đạt được, OSA sẽ quyết định “nơi ăn chốn ở” của bạn. Thường thì mức điểm vào Hall bao giờ cũng cao hơn mức điểm vào PGP.
NUS đảm bảo cho sinh viên quốc tế được ở lại campus trong 2 năm, vì thế nếu sau năm đầu tiên nếu bạn không đủ điểm CCA để ở lại Hall thì nếu có nguyện vọng bạn vẫn sẽ được ở lại PGP chứ không phải thuê nhà trọ ở ngoài trường. Nhưng từ năm 3 trở đi, NUS sẽ đặt ra một mức điểm gọi là cut-off point - số điểm CCA của bạn trong năm vừa qua phải vượt qua mức điểm này thì mới được ở lại trong campus. Cut-off point biến động từng năm, năm nay là 30 điểm, hix hix.


IV> Tại sao PGP luôn được mệnh danh là kí túc xá nhiều sinh viên Việt Nam nhất

PGP là kí túc xá lớn nhất của NUS với gần 3000 phòng, chiếm 50% tổng số phòng cho sinh viên tại NUS. Vì thế (theo phỏng đoán của mình), freshmen cũng sẽ bị chia theo tỉ lệ này: 50% vào hall, 50% ở PGP.
Từ năm 2 trở đi, việc ở lại hall là tương đối khó nên một số lượng ko nhỏ sv sẽ chuyển sang PGP. Chính vì vậy PGP luôn là kí túc xá có nhiều sinh viên Việt Nam nhất.

V> So sánh PGP và Hall
1) Về điều kiện cơ sở vật chất:
- Phòng ở PGP có lẽ chật hơn các hall một tí (ko nhiều lắm đâu – và vẫn đủ sống đối với một sinh viên bình thường).

- Bàn học ở PGP thì khỏi nói rồi, bé hơn hẳn bàn học ở Hall. Bày cái máy tính ra đã chiếm mất nửa cái bàn, còn lấy đâu ra chỗ bày bừa sách vở nữa :(( (tính mình hay bày bừa). Nói chung bàn học ở PGP là dở nhất rồi đến bàn học ở Hall (to hơn, rộng hơn), sướng nhất vẫn là bàn ở thư viện.

- Giá sách: ở PGP có cái giá sách cũng bé nốt, không to như ở King Edward, Eusoff hay các hall khác.

- Tủ quần áo: hình như ở PGP bé hơn tí tẹo, nhưng mình nghĩ như thế cũng đủ dùng rồi.

- Máy giặt và máy sấy đồ: mỗi block ở PGP và halls đều có một phòng để giặt và sấy đồ. Máy giặt ở KE VII Hall thì free, còn ở PGP thì phải trả tiền (khoảng 40 – 60 cents/ lần)

- Ở Hall thì được có chỗ phơi quần áo còn ở PGP thì không, bạn phải sấy đồ cho khô, ko khô thì đành phơi trong phòng vậy.

- Bù lại ở PGP các trang thiết bị khác lại hơn hẳn ở Hall, đầu tiên phải kể đến nhà tắm và nhà vệ sinh :”>. Công trình phụ ở PGP khá tốt (vì PGP mới xây cách đây không lâu). Không biết các hall khác thế nào chứ nhà tắm ở KE VII so với PGP thì thua xa. Ở PGP có nước nóng gần như cả ngày, vòi nước mạnh, nói chung là khá thoải mái.

- Bếp ở PGP thì hơn hẳn bếp ở hall rồi. Ở PGP, mỗi tầng (khoảng gần 15 người ở, khép kín) lại có một cái bếp khá rộng, bên trong đầy đủ tiện nghi: tủ bếp, tủ lạnh rất to, lò sấy, lò vi sóng, lò nướng bánh, máy hút mùi… nói chung là khá tiện nghi đối với sinh viên, thích hợp cho việc tự trổ tài nội trợ hàng ngày. Tuy là 15 người chung một bếp nhưng các sinh viên nước ngoài ít khi nấu nướng mà thường chỉ có sv VN thôi, nên bạn cứ yên tâm là mình sẽ làm chủ cái bếp. Bếp ở hall thì không hiểu 1 hay 2 tầng mới có một cái, mà tiện nghi thì không bằng, bếp lại không khép kín (nghĩa là có người đi qua đi lại), tủ lạnh bé… nói chung là chỉ thích hợp với việc nấu supper hoặc thỉnh thoảng liên hoan một bữa nho nhỏ)

- Ở PGP có thang máy, ở Hall, do qui mô nhỏ nên thường không có thang máy, chỉ có Sheares Hall và Kent Ridge Hall là có trang bị thang máy thôi.

- Ở PGP có một siêu thị nhỏ, đồ đạc hàng ngày thì cũng khá đủ, nên rất tiện cho những ai ở PGP: có thể mua bán hàng ngày, khá thoải mái. Trong các hall thì chỉ có KE VII là được hưởng lợi thế này của PGP (do ở ngay sát nhau) còn sv từ các hall khác mỗi lần có dịp qua PGP là lại ghé vào siêu thị này tiếp tế đồ.

- Ở PGP có 2 canteen lớn phục vụ cả chủ nhật, trong khi ở hall ko phục vụ cơm buổi tối thứ 7 và trưa CN. Thường thì trong những buổi này, các sinh viên sống ở hall lại đến canteen PGP ăn.

- PGP có một hệ thống các sân bóng rổ, sân tennis, phòng gym, bàn bóng bàn, sân cầu lông, barbecue lounges đầy đủ và tiện nghi. Và đặc biệt ở PGP có một Multi-Purpose Hall rất lớn dùng vào rất nhiều mục đích: đó là nơi VNC Dance club hoạt động mỗi tối thứ bảy, là nơi tổ chức các buổi hội họp lớn của Hội sv VN. Có thể nói PGP là địa bàn hoạt động của tất cả các club thuộc VNCNUS. Ở các hall cũng có sân bóng rổ, sân thể thao, nhưng chắc chắn không qui mô và tiện nghi bằng PGP.

2) Về việc ăn uống
- Như đã nói, ở hall thì phải ăn cơm hall, dù không muốn thì vẫn phải ăn và hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cũng như phong cách nấu nướng của các “uncle” đầu bếp ở Hall :D. Mà theo như mình được biết thì cơm hall nấu khá tệ, chỉ thỉnh thoảng mới được một bữa ăn ngon, hợp khẩu vị. (nhưng ăn mãi thì chắc cũng quen thôi). Canteen ở PGP thì không phải hàng nào cũng khá khẩm hơn nhưng lại đa dạng phong phú hơn nên ăn không bị nhàm chán. Và lợi thế lớn nhất khi ở PGP là bạn sẽ có nhiều điều kiện để tự đi chợ nấu ăn, tự thiết kế bữa ăn phù hợp khẩu vị và túi tiền của mình. Vì thế việc ăn ở PGP chủ động và thoải mái hơn ở hall rất nhiều. Những bữa ăn tự nấu ở PGP hết sức phong phú và hợp khẩu vị. Bạn có thể ăn gì tùy thích và nấu ăn theo cách riêng của mình. (Đã nhiều lần bọn tớ ở PGP nấu ăn mà các bạn ở KE VII thèm nhỏ dãi, vì đã lâu lắm rồi không được ăn rau muống xào kiểu VN, đại khái thế. Các bạn ở KE VII thì chiều thứ 7 nào cũng sang chỗ tớ ăn đấy chứ - một tuần mà không được tự nấu ăn một bữa thì chết mất – các bạn ý tự nhận xét thế)
- Hơn nữa, cơm hall không phục vụ tối thứ 7, trưa CN và các ngày public holidays nên nhiều khi vẫn phải qua PGP ăn, tương đối mất thời gian.

3) Chi phí
- Giá phòng ở PGP và các hall như nhau. Chỉ có điều PGP ko có phòng đôi, chỉ có phòng đơn, vì thế nên nếu được ở phòng đôi của hall thì sẽ giảm được một khoản kha khá tiền thuê nhà.
- Ở PGP có 3 types với 3 giá thuê khác nhau, đa số là type C: standard, bằng giá phòng ở Hall: 60$/week
- Ở PGP thì bạn sẽ quản lý được chặt hơn việc chi tiêu vào ăn uống. Nếu tự đi chợ nấu cơm, tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng bù lại bạn sẽ được ăn ngon, với giá cả rẻ hơn cơm hall hay cơm canteen. Do đó bạn có thể tự điều chỉnh chi tiêu trong việc ăn uống cho phù hợp với bản thân.

4) Các hoạt động ngoại khóa. Điểm CCA và các vấn đề tình cảm khác
- Ở hall sẽ có rất nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị:
+ Đầu năm là đợt orientation cho freshmen, các seniors trong hall sẽ tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu, các trò chơi thú vị và hấp dẫn để chào đón sinh viên mới. Đây là dịp tốt cho sinh viên quốc tế hòa nhập vào môi trường sống mới, kết thêm nhiều bạn bè từ khắp nơi, phát triển khả năng giao tiếp…
Hoạt động orientation ở PGP rất yếu (vì không có cả một ban quản lý là sv như ở hall) và thường lớt phớt ở những hoạt động như thăm quan một số địa điểm ở Sing, ít các hoạt động giao lưu hòa nhập với mọi người.
+ Không những thế, trong suốt năm học, hall luôn có các hoạt động thể thao và ngoại khóa bổ ích: những cuộc thi đấu inter-block game, inter-hall game. Tham gia vào các hoạt động này bạn sẽ mang tinh thần của hall mình, bạn sẽ có niềm kiêu hãnh là một thành viên của hall và chiến đấu vì màu cờ sắc áo của hall. Chắc chắn rằng inter-hall game sẽ là một kỉ niệm hết sức đáng nhớ đối với bất kì một sinh viên nào lần đầu tiên xa gia đình.
Ở PGP lại khác: cơ sở vật chất có nhiều nhưng vì số lượng sv quá đông (3000 sv, chia thành 30 blocks), nên không thể tổ chức những hoạt động như vậy được. Ở PGP chỉ có các buổi thi nấu ăn giữa các cluster trong một block, hoặc các buổi supper nho nhỏ để mọi người làm quen thôi.

- Sống ở hall các bạn sẽ sống trong một môi trường hòa đồng, thân thiện với bạn bè quốc tế hơn ở PGP. Được hòa nhập, được có nhiều điều kiện gặp gỡ và tiếp xúc, các bạn sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ và sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình làm quen với cuộc sống mới. Ở PGP việc này khó hơn: mỗi resident sẽ có một chìa khóa điện tử riêng. Khi lên thang máy thì chỉ có những ai ở tầng nào, có chìa khóa của tầng đó, mới điều khiển thang máy lên tầng đó được. Tóm lại là nếu kô có chủ nhà đưa đón thì bạn khó có thể tự lên nhà bạn mình được. Mỗi cluster (nôm na là mỗi tầng) lại có cửa cluster (có khóa để đảm bảo an ninh). Về đến phòng thì hầu như cũng chỉ đóng cửa ở trong phòng học bài, việc tiếp xúc với hàng xóm là không nhiều. Đối với các bạn mới xa nhà (đặc biệt là các bạn nữ), nếu mới sang mà phải ở PGP thì thời gian đầu chắc chắn sẽ rất buồn và nhớ nhà đấy.

- Lượng người VN ở cùng 1 hall là không nhiều, có những hall chỉ tầm 10 người, vì thế họ sẽ lập thành những nhóm bạn hết sức thân thiết: đi ăn cùng nhau, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí cùng nhau, tổ chức sinh nhật… nói chung đó sẽ là một nhóm bạn hết sức có ý nghĩa. Mình đã thấy không ít trường hợp chưa hề quen biết nhau từ trước, đến từ các vùng khác nhau của đất nước, nhưng sau 1 năm sống chung trong 1 hall đã trở thành những người bạn thân thiết. Đó cũng là những cái lợi tình cảm đáng quý mà cuộc sống ở hall có thể mang lại cho bạn.

- Ở trong hall còn có một điểm lợi nữa đó là kiếm điểm CCA không khó. Trong 1 hall nhỏ cũng có vài committee, có nhiều hoạt động ngoại khóa và thể thao. Tham gia vào các hoạt động này là có điểm (thậm chí chỉ cần đi tập cũng có điểm, đi thi đấu thì lại càng nhiều điểm hơn). Trong khi đó nếu ở PGP, bạn sẽ khó khăn hơn nhiều nếu muốn kiếm điểm CCA vì bạn sẽ phải tham gia vào các committee của hội sinh viên trường, hoặc phải thi đấu thể thao trong giải trường, inter-faculty game (chứ chỉ tham gia tập luyện trong CLB thôi cũng không có điểm đâu). Chính vì thế nhiều người cố gắng duy trì việc ở lại trong hall để có thể kiếm được nhiều điểm CCA và có thể ở lại trong campus năm 3, năm 4.


Tóm lại - Nhận xét của một sinh viên đã sống gần 1 năm học đầu tiên ở PGP:

Theo mình, ở PGP có nhiều cái lợi về sinh hoạt hơn, bạn sẽ có được sự tư do và thoải mái tuyệt đối, có thể tự quyết định nhiều thứ cho mình hơn nhưng bù lại cuộc sống ở Hall theo mình lại thú vị hơn. Ở Hall còn cho bạn nhiều thứ về mặt tinh thần hơn, cho bạn những mối quan hệ, những tình cảm tốt đẹp… Cuộc sống ở hall quả xứng đáng với tiêu chí của nó: “a home away from home”, chắc chắn nó sẽ để lại trong bạn nhiều kỉ niệm đẹp. Nói vậy không có nghĩa là mình chê PGP. Nói thật, trong 1 năm vừa qua mình cảm thấy rất thoải mái với cuộc sống ở PGP, mình hoàn toàn thích hợp với nó và không có gì phải cằn nhằn cả. Nhiều lúc mình khoái cuộc sống ở PGP hơn ở hall nhiều. Tuy vậy nếu cho mình được trở lại làm freshmen và được chọn lần nữa, mình sẽ chọn Hall, vì mình biết dù gì thì năm 2 mình cũng sẽ được ra ở PGP, vậy thì nếu có cơ hội sao mình lại không thử sống ở hall 1 năm, để được tận hưởng đầy đủ các cảm giác của NUS Campus life, từ hall đến PGP? Mình cũng ham thử thách, và cơ hội chỉ có một lần… Viết bài này mình không có ý hướng các bạn vào một cuộc sống nào cả. Tất cả chỉ là những suy nghĩ, tình cảm của mình thôi. Hãy suy nghĩ, và tự chọn lựa con đường phù hợp với mình nhất. Hãy là chính mình!

Cái tật nói dài nói dai sửa mãi mà ko được. Thanks for your patience.

Chú ý: bài viết này hoàn toàn chỉ nói về NUS. Hệ thống kí túc xá của NTU hoàn toàn khác (chỉ có hall mà ko có các thành phần khác như PGP của NUS, và cơ cấu của các hall chắc cũng khác nhiều). Cảm phiền các bác NTU viết bài về cuộc sống ở NTU với ạ.

Trên đây chỉ là suy nghĩ của một PGP resident, để có cái nhìn toàn diện hơn, xin mời các bạn đọc tiếp suy nghĩ của một Hall resident thật sự.
(Dài quá rồi hả :p)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đang được tạm thời ngừng bắn nên tranh thủ lên viết bài về hall chút:

Nói chung mọi thứ về hall đều đã được đề cập trong bài viết của Quang ở trên rồi nên ở đây mình cũng không cần nhắc lại làm j. Với tư cách là một hall resident mình chỉ muốn viết vài dòng thôi. Tóm lại là thế này :

Hall - My current home:
Nhược điểm : Ăn uống không theo preferences, bắt ăn j thì ăn nấy. Mặc dù một bữa vẫn được chọn trong khoảng 4,5 “sets of món” khác nhau :D nhưng mà nói chung là số hôm được ăn ngon chỉ bằng 1 nửa số hôm bị ăn dở. Nói thật thì nếu không kén ăn thì cũng chẳng có vấn đề j mấy, nhưng mà nếu chẳng may 2,3 hôm liền toàn những món tệ hại thì dễ ăn đến mấy cũng … ặc ặc 

Ưu điểm : Mình có cảm giác là ở hall vui hơn ở PGP nhiều, hơn nữa ở hall (trừ Kent Rigde và hình như cả Sheares) không có việc chia thành các clusters như PGP nên dễ dàng chạy đi chạy lại hơn  có nhiều bạn mới hơn. Đặc biệt là do hall có rất nhiều hoạt động mà chủ yếu lại do chính mình làm chủ nên rất thú vị và do đó cũng có thêm được nhiều bạn bè, mà đặc biệt là bạn nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới. Một team thể thao của hall có thể có đến 5,6 quốc tịch khác nhau cùng tham gia, rất thú vị. Nếu đã đọc Harry Potter thì có thể hình dung ra một hall chẳng khác j là một Griffindor, Ravenclaw hay Hufflepuff với truyền thống lịch sử, các thế mạnh và niềm tự hào riêng. Mỗi hall cũng có một biểu tượng riêng, cờ riêng, nói chung là có những nét rất riêng và, cũng giống trong Harry, luôn cạnh tranh với nhau về mọi mặt  rất thú vị. Hall mình đang ở, King Edward VII, tự hào là hall đầu tiên và tất nhiên là lâu đời nhất NUS, với gần 100 năm lịch sử, có biểu tượng là một chú đại bàng đầy kiêu hãnh và được declared open bởi chính Thủ tướng Singapore lúc đó. Chỉ cần ở hall một năm các bạn sẽ thấy ngay được niềm tự hào khi là một hall resident, đặc biệt là nếu bạn được đại diện cho hall trong các cuộc thi đấu để bảo vệ màu cờ sắc áo. Mình là thành viên của Handball team và Sepak Takraw team của KE7 và mỗi lần được ra sân thi đấu với các halls khác quả thật cảm giác thật tuyệt vời, đặc biệt là khi score được cái j đó, nhiều khi cảm thấy như mình vừa ghi bàn cho đội tuyển Quốc gia vậy :D

PGP - My next year’s home:
Facilities nói chung là tốt hơn các halls (trừ Kent Rigde và Sheares – 2 halls mới rất đẹp và hiện đại). Có 2 canteen hoạt động 7 ngày trong tuần  không lo đói ngay cả ngày CN. Có một cái mini supermarket, tiện lợi cho việc mua sắm, và đặc biệt là cái bếp rất đầy đủ máy móc thiết bị :D, không như ở Hall. Nói chung về tiện nghi cuộc sống thì ở PGP tiện hơn ở hall. Ngày CN các halls xa xôi cũng phải đổ về PGP vì chỉ có canteen ở đây là hoạt động (còn một canteen nữa trong khu liên hợp thể thao cũng hoạt động nhưng bé và thức ăn không phong phú bằng).
Điểm yếu duy nhất của PGP là cuộc sống quá khép kín và không có các hoạt động tập thể phong phú như ở hall. PGP quá lớn nên cũng không thể có bản sắc riêng như ở hall. Trong các cuộc thi đấu thể thao toàn NUS thì chỉ có các halls tham gia còn PGP thì không.

Nói tóm lại là mình suggest mọi người nên vào hall ở năm đầu tiên, đến năm 2 thì 90% là các bạn sẽ sang PGP vì không đủ điểm CCA để tiếp tục ở lại Hall. Vì thế nếu năm đầu chọn ở Hall thì như Quang đã nói, sẽ nếm trải được toàn bộ campus life của NUS.
 
Ở đây có ai học Lasalle-Sia không ạ? Em muốn tham khảo về cái chương trình dạy advertising design :)
 
Lê Qaung Dũng đã viết:
Em Ngọc sang NTU mà, hình như NTU hơi khác, và được đổi phòng dễ dàng hơn (thằng Duy với thằng Hưng sống với nhau một học kì bây giờ lại xin đổi đấy còn gì)


Nguyễn Thúy Ngọc đã viết:
Moi nguoi cho em hoi mot chut ve van de chon ban cung phong a
Em va Hang dang ban khoan co nen o cung nhau hay khong, boi vi la ban than o cung phong se tin tuong hon va co le cung rat vui ^_^, nhung neu gian nhau thi cha biet chay di dau cho ha gian. Me va di em deu noi rang o cung nhau co the se mat mot tinh ban than thiet nen em rat ban khoan. Theo moi nguoi thi nen lam the nao a. Tien the cho em hoi luon la neu em va ban ay muon o hai phong canh nhau co the lam don xin khong a, va neu muon co duoc phong tot thi phai apply ngay tu bay gio dung khong nhi?
Con mot cau hoi nho nua: neu em vao hoc nganh EEE thi trong do co nhung chuyen mon gi a, co chuyen mon nao ve tin hoc khong?
Moi nguoi dang ban on thi ma em lai quay ray the nay thi that le qua nhi, nhung moi viec dang cap bach qua nen co gi mong cac bac thong cam bo qua cho ^_^

Về vấn đề hostel accommodation ở NTU thì chắc em cũng đã biết là tất cả freshmen đều được trường cho phép apply 1 phòng trong NTU campus. Tất cả các applications của freshmen sẽ được ưu tiên, nhưng theo kiểu randomly allocated. Nghĩa là các em sẽ được chắc chắn có 1 chỗ (double room) tại 1 trong 15 hall, nhưng không biết là ở đâu (ai may thì vào hall mới như cụm SAF (12-15) hoặc đẹp như hall 6, còn xui như anh thì vào hall cũ hơn, có người bảo điểm thi vào cao thì ở chỗ tốt, nhưng cũng không hoàn toàn chắc). NTU cho phép được chọn roommate, hoặc cùng là freshman hoặc senior với điều kiện cả 2 cùng apply và có include matriculation number của nhau. Từ năm 2 trở đi rồi thì thủ tục apply cũng tương tự, có khác là mình được chọn 1 hall cụ thể (1st choice và 2nd choice) và từng phòng cụ thể của 1 block trong hall đó (mỗi hall có khoảng 4-5 blocks, nói chung), xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1-5 (single or double). Cũng giống NUS, việc có phòng sớm hay muộn, hay không có là tuỳ thuộc vào điểm ngoại khoá (ECA- extracurricular activity) và cũng có cut-off (thường cao chót vót :D, đặc biệt là muốn có phòng đơn thì thôi rồi). Cái này thì để năm sau các em biết cũng không sao.

Vấn đề cụ thể mà em hỏi là em và bạn em có nên apply cùng 1 phòng hay không, thì anh nghĩ là quyền quyết định là hoàn toàn ở các em. Anh chỉ lấy kinh nghiệm của mình để 'tư vấn' thôi. Cùng năm với anh có khá nhiều người cùng apply phòng chung với nhau và cũng có một số lượng như vậy không làm thế. Nói chung 2 bên cũng ở với nhau hoà thuận đoàn kết (mà hầu hết là mới quen biết nhau) :D, nếu có vấn đề thì chắc cũng đóng cửa bảo nhau. Nhưng theo ý kiến của anh thì nếu các em cực kì thân thiết với nhau rồi ý, thì không ở cùng phòng lại hơn (giống mẹ và dì em rồi :D). Nhưng như thế cũng có nghĩa là các em có thể bị xếp ở xa nhau (như hall 1 với hall 15 chẳng hạn). Thực ra thì ở từng hall họ có xu hướng gộp Việt Nam lại với nhau, chẳng hạn xếp phòng cạnh nhau hoặc gần nhau, ví dụ phòng anh ở cạnh 2 anh Việt Nam khác. Thế nên cả em với bạn cứ cố email liên tục cho OAD xem có được ở gần nhau hay không, vì cái này không có văn bản nào nói cả, cho nên phụ thuộc hoàn toàn vào bên NTU (nhưng rất có thể họ sẽ lại khuyên là tại sao không cùng apply làm roommate đi :D) và mức độ nhiệt tình của bên mình. Theo anh nghĩ thì chỉ cần ở 2 block kế nhau hoặc 2 hall sát nhau là được, vì đi từ đầu này sang đầu kia là không đáng kể, với cả sang đây đi bộ thì ai cũng phải quen.
Về việc đổi phòng được hay không, như Quang Dũng đã nói đấy, có 2 đứa bạn anh Minh Duy với Việt Hưng ban đầu roommate với nhau, rồi kì 2 thằng Duy nó chuyển phòng mà thực tế là đổi phòng cho 1 anh Việt Nam khác. Thực ra thủ tục cũng khá lằng nhằng, phải có sự đồng ý của cả 4 bên là 2 người và 2 hall office (nếu 2 người ở khác hall), cho nên không phải muốn chuyền lúc nào, chuyển đi đâu cũng được. Vì vậy chuyện này phụ thuộc chủ yếu vào sự thoả thuận của các bên, các lí do chính đáng thuyết phục và các phòng vacancies còn available. Có 1 chị Việt Nam mình ban đầu ở với người Ấn Độ không hợp, sau tìm được 1 chị Việt Nam khác rồi xin chuyền phòng là họ cũng cho. Nhưng anh thì chẳng thích đổi phòng làm gì, vì ở với roommate nước ngoài có nhiều cái hay lắm (...), mà hay nhất là ở với ai năm 3 hoặc năm 4 ABP (accelerated bachelor program, chương trình học tăng tốc dành cho những ai qualified), kì 2 hoặc họ đi làm Industrial attachment (bắt buộc) (mà thường như thế là họ thuê nhà ở ngoài luôn cho gần) hoặc tốt nghiệp sớm; thế là mình có cơ may ở 1 mình 1 phòng :D(như anh bây giờ).

Vừa thi xong nên mới lên đây ba hoa bốc phét được :)). Có gì chưa rõ về NTU các em cứ hỏi. Chúc mừng tất cả những ai có học bổng. :x Còn vấn đề cuộc sống trong hall với cả cái ECA system có lẽ đành chờ dịp khác vậy :)
 
Nguyễn Hương Liên đã viết:
Ở đây có ai học Lasalle-Sia không ạ? Em muốn tham khảo về cái chương trình dạy advertising design :)
Mình e là không, Lasalle có phải là trường liên quan đến tạo mẫu tạo mốt j j đó đúng không nhỉ ? Có lẽ sv Việt Nam trong đó không nhiều --> rất khó mà kiếm được thông tin qua các forums :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cảm ơn bọn ấy ! "Bây h thì tớ đã hiểu..." :)>- Hình như guidebook vẫn sẽ tiếp tục được edit đúng ko, nếu có thể thì bọn ấy nên đưa bài viết của mình vào trong đấy, vì tớ thấy nó chi tiết và rõ ràng hơn những bài về phần ktx ở trong đấy nhiều. :) Mà dân VN đa số ở King Edward, Eusoff và Raffles đúng ko, tớ thấy trong guidebook chỉ viết về 3 halls này.
Nếu đã đọc Harry Potter thì có thể hình dung ra một hall chẳng khác j là một Griffindor, Ravenclaw hay Hufflepuff với truyền thống lịch sử, các thế mạnh và niềm tự hào riêng. Mỗi hall cũng có một biểu tượng riêng, cờ riêng, nói chung là có những nét rất riêng và, cũng giống trong Harry, luôn cạnh tranh với nhau về mọi mặt  rất thú vị
---> Lúc đọc bài Dũng tớ cũng nghĩ đến Harry Potter :D Nhưng sao ko có Slytherin? :D
 
Lasalle là nghệ thuật nói chung thôi ạ, em thấy còn có cả nhảy múa tưng bừng lắm :p
Buồn nhỉ :( tìm mãi không thấy ai, chắc đành hỏi mấy ông bên Sing vậy, ngại hỏi nên mới tìm dân mình :((
 
Nguyễn Bích Ngọc đã viết:
Lúc đọc bài Dũng tớ cũng nghĩ đến Harry Potter :D Nhưng sao ko có Slytherin? :D
Ủa hình như câu này của Cường :)) :))
Slytherin hình như là King Edward :guitar: :guitar: :guitar: :)) :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Bích Ngọc đã viết:
---> Lúc đọc bài Dũng tớ cũng nghĩ đến Harry Potter :D Nhưng sao ko có Slytherin? :D
Để tránh xung đột sắc tộc, Slytherin đã bị ignored :p :))

Nguyễn Bích Ngọc đã viết:
King Edward, Eusoff và Raffles đúng ko, tớ thấy trong guidebook chỉ viết về 3 halls này.
Dân VN ở Temasek cũng khá đông, chỉ có Sheares và Kent Ridge là có vẻ ít hơn một chút thì phải, có lẽ vì đây là 2 halls mới.
Mình repeat là bạn nào muốn ở hall, thích facilities mới mẻ, hiện đại và không ngại sống xa "đại bản doanh" PGP thì nên chọn vào 1 trong 2 halls mới này. Gần khu các viện nghiên cứu --> cảnh quan xung quanh rất đẹp, vị trí đẹp, mới và hiện đại. Phòng thì mới nhìn thoáng từ ngoài vào thấy có vẻ cũng rất rộng rãi. Đặc biệt chỉ cần đi bộ là có thể ra School of Biz, rất tiện.

Nếu ai muốn tiết kiệm năng lượng di chuyển (thực ra thì hệ thống các tuyến internal bus của trường hoạt động rất hiệu quả, cũng chả mấy khi phải đi bộ:p) thì có thể chọn Hall gần khoa nhất. Cụ thể :

+Engineering : Raffles (đi bộ vài trăm mét là tới)
+Biz : Sheares, Kent Rigde (2 halls cạnh nhau, cách cổng sau của Biz chỉ vài trăm mét)
+Arts and Social Sciences : cực gần Eusoff và Temasek - 2 halls này ở ví trí khá trung tâm nên thực ra có thể đi bộ ra cả School of Design and Environment (SDE) và thậm chí là Engin (cố tí khỏe chân :D). Đặc biệt là gần Central Library --> tiện cho việc đi bộ lên thư viện học buổi tối khi ko còn bus hoạt động.
+Science, School of Computing (SoC) : King Edward VII. KE7 nằm trên đồi, một bên chân đồi là PGP, bên kia là khu liên hợp 3 khoa Science, SoC Medicine (chẳng có VNese nào học nên không cần mention), gần cả Science Library Medicine Library --> cũng tiện cho việc lên thư viện học.

Còn nếu ở PGP thì chỉ cần đi bộ 3 bước là ra terminal bus stop - điểm xuất phát của 2 tuyến bus chính --> thích đến đâu thì đến :D (hoặc từ KE7 "xuống núi" thì cũng ra được cái bus stop đó)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Bích Ngọc đã viết:
Cảm ơn bọn ấy ! "Bây h thì tớ đã hiểu..." :)>- Hình như guidebook vẫn sẽ tiếp tục được edit đúng ko, nếu có thể thì bọn ấy nên đưa bài viết của mình vào trong đấy, vì tớ thấy nó chi tiết và rõ ràng hơn những bài về phần ktx ở trong đấy nhiều. :) Mà dân VN đa số ở King Edward, Eusoff và Raffles đúng ko, tớ thấy trong guidebook chỉ viết về 3 halls này.
You are welcome :).

Uhm, để thi xong đã, rồi tớ sẽ liên hệ với ban biên tập Guidebook sau.

Không phải là dân VN đa số chỉ ở King Edward, Eusoff và Raffles thôi đâu, chẳng qua vì các hall đấy không có ai đứng ra viết bài nên mới không góp mặt trong Guidebook đó thôi.

Ngô Tuấn Nghĩa đã viết:
Ủa hình như câu này của Cường :)) :))
Hiểu nhầm ý bạn gòi. [-(
 
Ui, vậy là bọn em đã q/định ở chung. Hy vọng mọi chuyện sẽ ổn :x

Các anh cho em hỏi common engin thì năm sau sang đc n~ ngành gì ạ? Hôm đi p/v NTU em mới ngã ngửa là ko có sang đc Computer engin. Với cả học bổng có xét theo ngành đăng ký ko ạ? (để em biết mà xin đổi ngành, hic)
 
Hè, thế có đồng chí nào accept được cái scholarship offer chưa thế, tìm hoài mà chả thấy chỗ nào hết á 8-}
 
@Thi, ấy vào status của mình ý rồi sẽ có link dẫn tới chỗ accept.
 
Back
Bên trên