Chủ nghĩa cá nhân

Không biết bài Bách trích là viết từ bao giờ hay là người viết không biết mấy về kinh tế thế giới hiện đại. Bây giờ người ta cho là Châu Á - nơi mà không có nền văn hóa tự do, trẻ con thích làm gì được nấy, vẫn còn coi trọng phép tắc - là động lực phát triển kinh tế thế giới trong thời gian tới. Những nước coi trọng văn hoá tập thể như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc đều có tốc độ phát triển rất đáng kể. Như Ấn Độ, không được tự do như Pháp,Thụy Sĩ cũng dự đoán sẽ có một trí quan trọng trong thương trường quốc tế trong thời gian gần.

Nói một cách thẳng thắn ra thì người viết bài đó có kiến thức rất hạn hẹp về kinh tế/kinh doanh, phần lớn bài viết chỉ là võ đoán, suy luận cá nhân, không có kiến thức cụ thể nào về thương mại. Như anh học ở Mỹ đây mới thấy người Mỹ còn rất khâm phục và chịu khó học hỏi từ người Nhật, một nền văn hóa hầu như trái ngược hoàn toàn. Bảo là vì chủ nghĩa cá nhân mà các nước phát triển và vì không có chủ nghĩa cá nhân nên kinh tế yếu kém thì đúng là còn phải học nhiều lắm. Có lẽ bác Tín nên đi học thêm mấy lớp về kinh tế trước khi viết về vấn đề này.
 
em xin có một chú thích nhỏ : bài này nhà báo Bùi Tín viết tại Paris mới đầu năm 2007 này thôi .Trước khi sống lưu vong ở Pháp năm 1990 , bác Bùi Tín từng là phó tổng biên tập tờ nhật báo Nhân Dân ( thời đó ông Hoàng Tùng là tổng biên tập).

Định không tham gia nữa , nhưng anh Tâm đã "gãi đúng chỗ ngứa" , đấy là cách nhìn nhận của người phương Tây đối với "văn hóa tập thể , cộng đồng" của Châu Á (hay nói chính xác hơn là các dân tộc Á Đông , chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn hóa Nho Giáo) . Em cũng đã đọc khá nhiều về chủ đề "các giá trị Á Châu" trong tương quan so sánh với "các giá trị Tây Phương" , chủ yếu liên quan đến vấn đề cốt lõi là chủ nghĩa cá nhân , thấy rất thú vị và bổ ích , vì các tác giả đưa ra nhiều luồng ý kiến khác nhau.

Anh có thể phân tích rõ hơn về luận điểm này được ko ? ( với lại ở điểm này dễ có lẫn lộn , vì có những đặc tính , tập quán là do chịu ảnh hưởng của nền văn hóa làng xã , cộng đồng từ lâu đời , có những cái do ảnh hưởng Nho Giáo , và đặc biệt , có những cái lại là do ảnh hưởng theo kiểu của Chủ nghĩa Cộng Sản , mà riêng cái đó em nghĩ chắc Nam Hàn và Nhật không có , nên nếu gộp hết cả mấy dân tộc Trung-Nhật-Hàn-Việt lại thành một khối thống nhất thì có thiếu sót ) .

Cái mà nhà báo Bùi Tín nhắc đến ở đây , chính là ông muốn nhấn mạnh những đặc điểm do chịu ảnh hưởng theo lối tư duy của Chủ nghĩa Cộng Sản (đương nhiên là những yếu tố khác cũng được đề cập tới ) (có lẽ lí do là ông chỉ thực sự hiểu và thích viết về nó thôi !)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ thì tớ thấy là có tự do cá nhân để mà sống cho nó sướng, được tự do làm những gì mình thích, phát huy sự sáng tạo, theo đuổi ước mơ, để khi nhắm mắt xuôi tay không cảm thấy hối tiếc. Tớ kô có quan tâm đến cái tầm quá vĩ mô như Tâm nói, là văn hóa tập thể như thế thì mới là môi trường tốt để phát triển kinh tế , vì chuyện đấy là chuyện hàng trăm hàng nghìn năm, có khi tớ lại chả được hưởng lợi gì từ cái đó cả. Hơn nữa các nhà kinh tế thì cũng hay nói phét, mà mỗi người một ý, chả làm sao mà kiểm chứng được.
Xét về mặt kinh doanh, văn hóa sáng tạo và sự hành động theo đam mê cá nhân là một yếu tố cực kỳ quan trọng, không có nó thì cũng sẽ chẳng có Yahoo, Google, Youtube, Myspace, Facebook ...những công ty trị giá hàng tỉ đô la chỉ sau vài năm khởi nghiệp.

Với cả bạn Tâm đổ hết sự phát triển nhanh chóng của TQ cho văn hóa tập thể là tớ thấy không ổn. Nếu không được học hỏi những thành tựu mà phương Tây đã đi trước và đạt được, thì liệu TQ có tiến nhanh được như thế không?

Cá nhân tớ thấy dân Tàu mainland được mỗi cái trâu là giỏi, làm việc như cái máy, có lẽ tại cái văn hóa nó thế. ( dân Tàu sống ở Mỹ thì sẽ khác ). Đông như quân Nguyên, nơi nào có công việc béo bở là đổ xô vào. Bây giờ kể cả những job đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như nghiên cứu khoa học, engineering, quantitative analysis trong investment banking, bọn Mỹ cũng outsource hết cho bọn Tàu rồi ( và phần còn lại của thế giới ).

Thế nên tớ nghĩ, trâu bò như Tàu thì đúng là tốt cho phát triển kinh tế thế giới thật, nhưng còn ai được hượng lợi nhiều nhất từ nó thì còn phải xét đã.
 
Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Tớ thì tớ thấy là có tự do cá nhân để mà sống cho nó sướng, được tự do làm những gì mình thích, phát huy sự sáng tạo, theo đuổi ước mơ, để khi nhắm mắt xuôi tay không cảm thấy hối tiếc.
Cái này em nghĩ anh nói hoàn toàn đúng . Chỉ có điều là tại sao anh lại nói vậy thôi ? Bây giờ cuộc sống quá tự do và thoải mái rồi còn gì .

Có lẽ phải xem lại bài viết của TBT Nông Đức Mạnh . Bài viết đó nhằm vào những đối tượng nào ? Cá nhân riêng lẻ, hay cá nhân trong tập thể ? ...
Chứ em nói thật : bài viết trên chẳng có ích gì đối với những ai không sống trong một tập thể, chẳng hạn như du học sinh . Khi nào sống trong một tập thể , thì chủ nghĩa cá nhân sẽ gây ra nhiều vấn đề phết .
 
Cái này em nghĩ anh nói hoàn toàn đúng . Chỉ có điều là tại sao anh lại nói vậy thôi ? Bây giờ cuộc sống quá tự do và thoải mái rồi còn gì .

Có lẽ phải xem lại bài viết của TBT Nông Đức Mạnh . Bài viết đó nhằm vào những đối tượng nào ? Cá nhân riêng lẻ, hay cá nhân trong tập thể ? ...
Chứ em nói thật : bài viết trên chẳng có ích gì đối với những ai không sống trong một tập thể, chẳng hạn như du học sinh . Khi nào sống trong một tập thể , thì chủ nghĩa cá nhân sẽ gây ra nhiều vấn đề phết .
Cái câu tô đậm mình không hiểu lắm. Du học sinh vì sao lại không sống trong một tập thể???
 
Với cả bạn Tâm đổ hết sự phát triển nhanh chóng của TQ cho văn hóa tập thể
Không hề!! Bài viết chỉ nói là dù có là các nước với văn hóa chủ nghĩa tập thể đi chăng nữa cũng vẫn có thể phát triển ở mức độ rất ấn tượng được thôi.
Xét về mặt kinh doanh, văn hóa sáng tạo và sự hành động theo đam mê cá nhân là một yếu tố cực kỳ quan trọng, không có nó thì cũng sẽ chẳng có Yahoo, Google, Youtube, Myspace, Facebook ...những công ty trị giá hàng tỉ đô la chỉ sau vài năm khởi nghiệp.
So sánh với Nhật có nền văn hóa tôn trọng quy tắc, danh dự, suy nghĩ cộng đồng sản xuất ra sản phẩm rẻ, chất lượng, công nghệ cao hàng đầu thế giới. Nhiều người có thể không biết ông chủ của Sony, Honda là ai nhưng ai cũng biết các công ty đó.


@Bách: nếu em đã đọc rồi thì anh còn phải viết gì nữa. Với cả anh thực sự không có thời gian để viết bài dài.
@Hưng: viết bài thì có lập luận, dẫn chứng vào. Đừng viết bài có một câu chỉ trích cá nhân mà không có nội dung gì thế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói một cách thẳng thắn ra thì người viết bài đó có kiến thức rất hạn hẹp về kinh tế/kinh doanh, phần lớn bài viết chỉ là võ đoán, suy luận cá nhân, không có kiến thức cụ thể nào về thương mại. Như anh học ở Mỹ đây mới thấy người Mỹ còn rất khâm phục và chịu khó học hỏi từ người Nhật, một nền văn hóa hầu như trái ngược hoàn toàn. Bảo là vì chủ nghĩa cá nhân mà các nước phát triển và vì không có chủ nghĩa cá nhân nên kinh tế yếu kém thì đúng là còn phải học nhiều lắm. Có lẽ bác Tín nên đi học thêm mấy lớp về kinh tế trước khi viết về vấn đề này.

Vậy thì Tâm chưa đọc qua sự liên quan giữa Social Capital và economic growth, rất được nhấn mạnh sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 và economic recession của Nhật đầu thập niên 90s và tới suốt mấy năm gần đây (hiện giờ nền kinh tế Nhật mới bắt đầu nhích lên một chút).

Độ chính xác của lý thuyết này còn nằm trong bàn luận, tuy nhiên có rất nhiều scholars đã đưa ra và lập luận cho nó, cho nên nếu nói lý thuyết này là "võ đoán,suy luận cá nhân, không có kiến thức cụ thể nào về thương mại" thì có vẻ không chính xác lắm.
 
Anh cứ nói xem sai thế nào đi, rồi em trả lời sau.
sai tức là trong banking ở Mỹ, quant hay là bất cứ phân tích gì đi nữa vẫn được làm tại Mẽo, do người nó tuyển ở đây (Mẽo or quốc tế) chứ không phải nó đi sang Ấn Độ thuê một thằng Ấn làm một cái phân tích cho một M&A deal hay một cái derivative model rồi gửi về Mỹ cho bọn Mẽo dùng. cái này nếu chú đi làm rồi thì tự dưng sẽ biết...
 
sai tức là trong banking ở Mỹ, quant hay là bất cứ phân tích gì đi nữa vẫn được làm tại Mẽo, do người nó tuyển ở đây (Mẽo or quốc tế) chứ không phải nó đi sang Ấn Độ thuê một thằng Ấn làm một cái phân tích cho một M&A deal hay một cái derivative model rồi gửi về Mỹ cho bọn Mẽo dùng. cái này nếu chú đi làm rồi thì tự dưng sẽ biết...

Hầu hết quants là immigrants chứ kô phải là American-born, khi em nói outsource thì ý em là vậy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hầu hết quants là immigrants chứ kô phải là American-born, khi em nói outsource thì ý em là vậy.
Nhưng thực ra Mỹ trừ Tổng Thống do hiến pháp quy định là phải sinh ra trong nước, ngoải ra thì người nhập cư hay không với nó cũng như nhau mà anh Dũng :D
 
Hầu hết quants là immigrants chứ kô phải là American-born, khi em nói outsource thì ý em là vậy.

chú Dũng là dân học toán thì chắc là cũng quan tâm ít nhiều đến quant finance. Đọc thử cái này cho vui:

http://www.businessweek.com/magazine/content/07_04/b4018069.htm

còn thì cái này chú gọi là outsource thì là tùy chú, nhưng anh nghĩ là cái này khác hẳn với cái "outsource" và "offshoring" mà người ta bây giờ hay nhắc đến.

Thêm nữa, investment banking và quant finance ko liên quan gì mấy đâu. Quant finance liên quan tới investment management hơn... nhưng mà cái đấy là lingo trong ngành. nếu sau này chú làm finance thì sẽ phân biệt được ngay.
 
cho nên nếu nói lý thuyết này là "võ đoán,suy luận cá nhân, không có kiến thức cụ thể nào về thương mại" thì có vẻ không chính xác lắm.
Xem thử lại bài báo đó có căn cứ chút nào về lý thuyết kinh tế, kinh doanh?
Độ chính xác của lý thuyết này còn nằm trong bàn luận
Chẳng thà người viết có trình độ thì có thể nói là không võ đoán. Hơn nữa Phước nên học về Operation Management mới thực sự biết được sự học hỏi của Mỹ từ Nhật, xây dựng theory X,Y,Z, Just-in-time.... Kinh tế nói về thứ to lớn, kinh doanh mới nói về cách hoạt động cụ thể.
 
Xem thử lại bài báo đó có căn cứ chút nào về lý thuyết kinh tế, kinh doanh?

Tâm có thể tham khảo cuốn Irrational Exuberance của, Robert J. Shiller, Professor of Economics, Yale University

Chẳng thà người viết có trình độ thì có thể nói là không võ đoán. Hơn nữa Phước nên học về Operation Management mới thực sự biết được sự học hỏi của Mỹ từ Nhật, xây dựng theory X,Y,Z, Just-in-time.... Kinh tế nói về thứ to lớn, kinh doanh mới nói về cách hoạt động cụ thể.

Nếu Nhật giỏi vậy, sao recession suốt cả thập niên 90s, và mới bắt đầu nhít lên chút xíu bây giờ trong khi KT Mỹ phát triển rất mạnh trong thập niên 90s?

Cái này trong Irrational Exuberance cũng có nói đến.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
So sánh với Nhật có nền văn hóa tôn trọng quy tắc, danh dự, suy nghĩ cộng đồng sản xuất ra sản phẩm rẻ, chất lượng, công nghệ cao hàng đầu thế giới. Nhiều người có thể không biết ông chủ của Sony, Honda là ai nhưng ai cũng biết các công ty đó.

Mải nói chuyện với bác Long, kô để ý bạn Tâm nói câu này. Không hiểu là ý bạn Tâm có phải là Sony ra đời là có sự đóng góp của văn hóa tập thể?

Theo tớ thì công đầu tiên là của founder của nó, Masaru Ibuka, một genius inventor với một giác quan kinh doanh nhạy bén. Ông là người đầu tiên tìm kiếm phát triển những ứng dụng của transistor cho mục đích thương mại, trong khi người Mỹ vẫn đang mải mê với những mục đích quân sự. Hơn nữa sự lớn mạnh của Sony cũng nằm trong làn sóng phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin sau sự ra đời của một phát minh có quá nhiều ứng dụng là transistor. Ở Nhật có Sony, thì ở Mỹ có Sillicon Valley, nơi mà các công ty trị giá hàng trăm triệu đô la mọc lên như nấm, trong đó phải kể đến HP, Intel, AMD, Apple ... Tớ không thấy có một sự liên quan nào giữa văn hóa cộng đồng của Nhật với Sony.

Thứ hai nữa là so sánh Sony, Honda với các công ty mà tớ kể tên là hơi khập khiễng. Sự tập trung quyền lực quá lớn vào tay các tập đoàn hàng đầu ở Nhật đã hạn chế rất nhiều sự ra đời và phát triển của các start-ups, vốn là yếu tố mang tính innovative của nền kinh tế. Ở Nhật liệu có start-ups nào comparable to Dell, Google, Yahoo, Amazon, Ebay, không chỉ về tiền mà còn về tính innovative cũng như impact mà nó tạo lên đối với kinh tế và xã hội?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@Phước: Câu hỏi là "Xem thử lại bài báo đó có căn cứ chút nào về lý thuyết kinh tế, kinh doanh?". Câu hỏi không phải là "có thuyết nào liên quan tới bài đó". Chưa kể sách đó liên quan tới chủ nghĩa cá nhân thế nào ?

Mải nói chuyện với bác Long, kô để ý bạn Tâm nói câu này. Không hiểu là ý bạn Tâm có phải là Sony ra đời là có sự đóng góp của văn hóa tập thể?
Không. Sự ra đời khác với sự phát triển. Có một người, một ý tưởng có thể bắt đầu được 1 công ty. Tuy nhiên, để công ty lớn mạnh vào phát triển thì cần đến con người. Ở Nhật người ta phát triển trong nền văn hóa cộng đồng, Mỹ thì trong nền văn hóa cá nhân. Ví dụ đó chỉ ra là không thể nào nói là chỉ có trong môi trường đề cao chủ nghĩa cá nhân thì kinh tế/kinh doanh mới phát triển tốt được. Ngoài ra Nhật không hề phủ nhận sự sáng tạo cá nhân, ngược lại, xã hội Nhật bản đề rất cao sự sáng tạo. Cái đó không hề phủ nhận văn hóa tập thể.

Nếu Nhật giỏi vậy, sao recession suốt cả thập niên 90s, và mới bắt đầu nhít lên chút xíu bây giờ trong khi KT Mỹ phát triển rất mạnh trong thập niên 90s?
Nếu Mỹ giỏi vậy sao lại trải qua recession những năm 20s trong khi cái đó không phải là lý do toàn cầu :-??. Nếu Trung Quốc giỏi vậy tại sao lại bị cả chục nước châu Âu xâu xé cách đây hơn 100 năm? Nếu Đức có lúc được La Mã, Hy Lạp coi là man di mọi rợ, tại sao bây giờ là cường quốc trên thế giới? Tại sao đế chế Ottoman một thời hùng mạnh vậy mà giờ chả mấy ai biết tới? Tại sao một bộ lạc sống trên thảo nguyên tài nguyên nghèo nàn lại phát triển và đè bẹp cả những đất nước lớn nhất thế giới?

Hỏi câu tại sao một đất nước tại sao lại có lên có xuống trong lịch sử rồi kết cho câu "người của họ giỏi thế sao không mãi mãi vững mạnh" chả có nghĩa gì. Vậy thì nói "người của họ dốt thế sao không mãi mãi đứng dưới cùng thế giới" cũng được. Văn hóa chỉ là một phần nguyên nhân của việc phát triển hay suy thoái, không thể nào chịu trách nhiệm cho tất cả mọi việc được cả.
 
Văn hóa Nhật thì ko dám chắc, nhưng mấy thằng bạn tớ làm cho Nhật thì nhận xét chúng nó ko thích tuổi trẻ mà tài cao đâu.

Thế giới cần cả những cái sáng tạo và những cái quy tắc, chả thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào. Ví dụ những ng làm kĩ thuật thường quy tắc phải đặt trên sáng tạo. Chính ng VN lại hay bị chê là thiếu tính kỷ luật mà thường gọi là tác phong công nghiệp. Có lẽ cái làm nên sự khác biệt là tính chuyên môn hóa cao: có cả 2 với trình độ cao.
 
Em nghĩ là cái gì cũg có mặt này mặt kia của nó.
Câu hỏi của anh Hoàng Dũng là
Theo bạn thì Tổng bí thư đã có nhưng phương án gì để loại bỏ chủ nghĩa cá nhân? Hay cũng là nói ào ào mà không có phương án gì cụ thể để thay đổi ?
Cho fép em đc hỏi, sao lại fải tiêu diệt nó? Các nước jàu mạnh ngày nay lên chẳg phải phần nào là nhờ cái đc gọi là chủ nghĩa cá nhân đó sao? Nên chăng nên sửa câu hỏi là: làm gì để Chủ nghĩa cá nhân fát huy đc thế mạnh của nó trong hoàn cảnh của Vn nói riêg và các nước đag fát triển nói chug?


-------------------------------
By: youngexplorer: bao giờ sửa lại bài cho đúng chính tả em nhé.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên